-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập Pháp luật Du lịch - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Ôn tập Pháp luật Du lịch - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT DU LỊCH NĂM 2022
- Câu 1:Phân tích, nêu ví dụ minh họa để làm rõ khái niệm du lịch
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên(1) trong thời gian không quá 1 năm liên tục(2)
nhằm đáp ứng các nhu cầu (3)tham quan giải trí, nghỉ dưỡng, tìm hiểu
khám phá tài nguyên du lịch (4) hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác.
- Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng các nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá các tài nguyên du
lịch hoặc kết hợp các mục đích hợp pháp khác( thăm thân, chữa bệnh,..)
(1) Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú
(2) Thời gian trên 1 năm vẫn được coi là hoạt động là hoạt động du lịch do
xét trên thực t. còn k quá 1 năm chỉ là trên lý thuyết.
(3) Bất cả quãng đường, thời gian ngắn dài đã đáp ứng được nhu cầu thì
vẫn là hoạt động du lịch – quan tâm đếnmujc đích. Mục đích kết hợp –
hợp pháp khác như: Thăm Thân nhân, chữa bệnh, tham gia hội thảo
ngắn hạn. thời gian của mục đích chính tham quan, nghỉ dưỡng phải lâu
hơn thời gian của mục đích kết hợp thì mới coi là hoạt động du lịch.
- Câu 2: Phân loại khách du lịch, phân tích, nêu ví dụ minh họa để làm
rõ các loại khách du lịch.
+ khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
+ Khách du lịch nội địa: là công dân VN, người nước ngoài cư trú tại VN,
có quốc tịch tại VN đi Du lịch trong lãnh thổ VN.
+ Khách du lịch quốc tế đến VN là người nước ngoài hoặc người VN định
cư tại nước ngoài vào VN Du lịch.
+ Khách du lịch ra nước ngoài: là người nước ngoài hoặc công dân VN có
Quốc tịch Việt Nam qua nước khác đi Du lịch.
+ Quốc tịch: không phụ thuộc vào Nhà nước, đây là quyền tự nhiên, là nơi
sinh ra của con người, đôi khi cũng phụ thuộc vào luật Quốc tịch của tường
quốc gia (Việt Nam: Phụ thuộc vào cha mẹ; Mỹ: được chọn theo nơi sinh
ra hoặc quốc tịch của cha mẹ).
+ Người nước ngoài cư trú: trong vòng 1 năm tính từ thời điểm đi du lịch,
tổng thời gian lưu trú trên lãnh thổ nước đó trên 183 ngày - hơn nửa năm,
sẽ được tính là cư trú, và được hưởng quy chế khách nội địa (thời gian lưu
trú được xác định đánh dấu trong hộ chiếu).
- Câu 3: Trình bày và nêu ví dụ minh họa thực tiễn về chính sách phát triển du lịch.
+ Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để
bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
+ Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
• Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
• Lập quy hoạch về du lịch;
• Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
• Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
+ Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
• Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
• Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
• Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi
trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển
sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du
lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
• Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
• Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
• Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ
thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
+ Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục
xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.
- Câu 4: Trình bày khái niệm kinh doanh, doanh nghiệp, phân loại các
loại hình doanh nghiệp.
Khái niệm kinh doanh: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiểu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Khái niệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp
luật theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Khái quát một số vấn đề liên quan đến doanh nghiệp:
• Các loại hình doanh nghiệp:
o Công ty Trách nhiệm hữu hãn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên). o Công ty Cổ phần. o Công ty Hợp danh. o Doanh nghiệp tư nhân. o Doanh nghiệp tập thể.
• Khái niệm Pháp nhân và Thể nhân;
o Thể nhận là cá nhân và các thực thế pháp lý khác được thành lập hợp
pháp nhưng không có tài sản riêng độc lập với chủ sở hữu, liên đới
cùng với chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác.
o Pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có
cơ cấu tổ chức, có tài sản riêng độc lập, hoạt động nhân danh chính
mình và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản.
• Khái niệm Trách nhiệm vô hạn và Trách nhiệm hữu hạn:
o Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ trả nợ có
giới hạn trong phạm vi tái sản độc lập của các pháp nhân
o Trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm thi hànhcasc nghĩa vụ trả nợ đến tận cùng của các thế nhân.
- Câu 5: Trình bày quyền thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
- Quyền thành lập và đăng ký kinh doanh doanh nghiệp:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau
• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử
dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi
riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
• Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
• Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân Việt Nam;
• Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100%
vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ
quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
• Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
• Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn
vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ các trường hợp sau:
• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử
dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng
cho cơ quan, đơn vị mình;
• Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Câu 6: Trình bày quy định về hồ sơ, trình tự đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo
đúng quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải
chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh.
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (trong có ghi rõ vốn tự khai)
• Dự thảo Điều lệ công ty (không áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân).
• Danh sách chủ sở hữu sáng lập.
• Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của
pháp luật phải có vốn pháp định.
• Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân
khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của
pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký
kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn
mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành
lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
- Câu 7: Phân tích để làm rõ nội dung các hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động du lịch
+ Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài
hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
+ Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
+ Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du
lịch; tranh giành khách du lịch, nổi ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
+ Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy
phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá
trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng
giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
+ Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
+ Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ
sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
+ Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.
- Câu 8: Trình bày điểu kiện kinh doanh lữ hành
+ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải có đủ các điều kiện sau:
• Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan ĐKKD có thẩm quyền.
• Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp:
• Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng (Quy định: 100 triệu đồng);
• Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung
cập trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung
cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hành du lịch nội địa.
+ Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
• Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
• Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng (Quy định:
250 triệu đồng đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam và 500 triệu đồng đối với kinh doanh dịch
vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài);
• Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao
đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao
đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
+ Doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện trên thì nộp hồ sơ để được
Tổng cục Du lịch xem xét cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế,
được cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh xem xét cấp Giấy phép
kinh doanh lữ hành nội địa trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Câu 9: Trình bày các nội dung cơ bản của hợp đồng du lịch.
Nội dung cơ bản của Hợp đồng:
Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã thỏa
thuận, chúng xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau,
quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý của hợp đồng.
• Nội dung của hợp đồng được chia thành ba loại điều khoản: Điều
khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tùy nghi.
• Điều khoản chủ yếu là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất và
phải có của một hợp đồng. Điều khoản chủ yếu bao gồm:
o Điều khoản về ngày tháng năm ký kết; tên, địa chỉ các bên ký kết,
họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
o Điều khoản về đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối
lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận.
o Điều khoản về chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của
sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. Điều khoản này phải phù
hợp về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn chất
lượng của đơn vị đã đăng ký.
o Điều khoản về giá cả. Điều khoản này phải được ghi cụ
bên có thể thỏa thuận về nguyên tắc, thủ tục để thay đổi giá khi
có sự biến động giá cả thị trường trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Đối với các hạng mục liên quan đến sản phẩm mà Nhà
nước đã quy định giá hoặc khung giá thì giá thỏa thuận phải phù hợp với quy định đó.
• Điều khoản thường lệ là những điều khoản đã được pháp luật quy
định, các bên có thể tự thỏa thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản
này nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Trong trường
hợp không đưa vào thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và
có nghĩa vụ thực hiện những quy định đó.
• Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với
nhau đưa vào hợp đồng khi chưa có quy định pháp luật hoặc đã có quy
định nhưng các bên được phép vận dụng.
- Câu 10: Trình bày nội dung các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch,
chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
-Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định;
công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên
biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ
hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
-Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành,
gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
- Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
-Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du
lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
- Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp
đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch
trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
-Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định
của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong
tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong
gian tham gia chương trình du lịch;
-Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của
khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
- Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nội địa và quyền hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du
lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và phải sử
dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài
- Câu 11: Trình bày nội dung các quyền và nghĩa vụ của khách du lịch.
* Quyền của khách du lịch
- Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung
cấp hoặc tự đi du lịch.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về
chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
- Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải
quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của
pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ
chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
- Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe,
tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
- Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn
đề liên quan đến hoạt động du lịch.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của khách du lịch
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ
nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản
sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường
du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của VN.
- Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
- Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác
theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Câu 12: Trình bày khái niệm và phân loại hướng dẫn viên
+ Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ,
dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng
dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
+ Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam, khách du lịch nội địa và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là
công dân Việt Nam; hướng dẫn viên tại điểm được hướng dẫn cho
khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
+ Thẻ hướng dẫn viên gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng
dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
+ Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế có thời hạn 05 năm
- Câu 13: Trình bày tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch Tiêu chuẩn chung:
+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Tiêu chuẩn về sức khoẻ:
+ Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất ma túy;
Tiêu chuẩn về chuyên môn:
+ Hướng dẫn viên du lịch nội địa:
• Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
• Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên và có chứng
chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa.
+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế:
• Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
• Có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khách trở lên và có chứng chỉ
nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.
• Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đăng ký hành nghề.
- Hướng dẫn viên du lịch tại điểm:
• Đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan
chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức. - Điều kiện:
+ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch
+ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch hoặc là hội viên
của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng đãn
viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
+ Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với
hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân
quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
- Câu 14: Trình bày trình tự cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch Trình tự cấp:
+ Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa/quốc tế nộp 01 bộ hồ
sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
• Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu;
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
• Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ tương ứng với điều kiện
quy định về hướng dẫn viên du lịch.
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ
• 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
chuyên môn về du lịch cấp tỉnh cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội
địa quốc tế cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm nộp 01 bộ hồ sơ đến
cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
• Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu;
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ
02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh định kỳ hằng năm công bố kế
hoạch tổ chức kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm;
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp thẻ hướng
dẫn viên du lịch tại điểm đối với người đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội dia:
Hướng dẫn viên du lịch nội địa/quốc tế có thẻ hết hạn sử dụng thì nộp hồ
sơ đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp thẻ. Hồ sơ bao gồm:
• Đơn đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu;
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ
• 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm.
• Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đã qua khóa cập nhật kiến thức
cho hướng dẫn viên du lịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
• Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã được cấp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp thẻ có trách nhiệm cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du
lịch cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khóa cập nhật kiến thức, giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho
hướng dẫn viên du lịch nội địa/quốc tế do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định chi tiết.
- Câu 15: Trình bày trình tự cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch Cấp lại
+ Thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lại trong trường hợp bị mất bị hư
hỏng hoặc thay đổi thông tin trên thẻ. Thời hạn của thẻ hướng dẫn viên du
lịch được cấp lại bằng thời gian còn lại của thẻ đã được cấp.
+ Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ.
• Đơn đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch theo mẫu;
• 02 ảnh chân dung màu cỡ 3cm x 4cm;
• Bản sao có chứng thực giây tờ liên quan đến nội dung thay đổi trong
trường hợp cấp lại thẻ do thay đổi thông tin trên thẻ hướng dẫn viên du lịch.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp thẻ cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch cho người
đề nghị; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch
+ Thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi trong trường hợp hướng dẫn viên
du lịch có một trong các hành vi sau đây:
• Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
• Cho cá nhân khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch để hành nghề;
• Không bảo đảm điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên
du lịch theo quy định của Luật này;
• Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quyết
định thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch và công bố công khai trên trang
thông tin điện tử quản lý hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch và cơ quan thu hồi thẻ.
+ Hướng dẫn viên du lịch đã bị thu hồi thẻ chỉ được đề nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi thẻ.
Câu 16: Trình bày nội dung các quyền và nghĩa vụ của HDV du lịch Quyền:
+ Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
+ Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng;
+ Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng hành nghề hướng dẫn du lịch;
+ Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi
chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch. Nghĩa vụ:
+ Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
+ Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp
luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
+ Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các
quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;
+ Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn
minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh
doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong
trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
+ Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe,
tài sản của khách du lịch;
+ Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định.;
+ Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
+ Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải
mang theo giấy tờ phần cổng nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương
trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề.
Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch
phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Phân tích, nêu ví dụ minh họa để làm rõ quyền của hướng dẫn viên:
“Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi
chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch”.
- Phân tích, nêu ví dụ minh họa để làm rõ quyền của hướng dẫn viên:
“Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp
luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục,
tập quán của địa phương”.