Ôn tập Pháp luật hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Luật hình sự là một ngành luật độc lập, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhànước ban hành. Xác định những hành vi nguy hiểm nào là tội phạm, đồng thời quy định hìnhphạt đối với tội phạm đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 5. PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
A. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ 1. Khái niệm:
Luật hình sự là một ngành luật độc lập, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành. Xác định những hành vi nguy hiểm nào là tội phạm, đồng thời quy định hình
phạt đối với tội phạm đó.
2. Đối tượng điều chỉnh:
- Là những QHXH phát sinh giữa Nhà nước với người phạm tôi khi người này thực hiện một
hành vi mà nhà nước quy định là tội phạm.
- Nhà nước: Có quyền điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu TNHS.
- Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà NN áp dụng; yêu
cầu NN đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp quyền uy.
- Nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận pháp lý của người phạm tội.
- Người phạm tội phải chấp hành vô điều kiện các biện pháp mà NN quyết định đối với họ,
không được phép khước từ hay ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
4. Nội dung cơ bản của Bộ Luật Hình sự:
a) Quá trình phát triển của Luật Hình sự Việt Nam
- Bộ luật HSVN năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997)
- Bộ luật HSVN năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
- Bộ luật HSVN năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực ngày 1/1/2018.
b) Đặc điểm của Bộ Luật Hình sự Việt Nam: Có 3 đặc điểm
- Hình thức pháp lý: là văn bản quy phạm pháp luật.
- Thẩm quyền ban hành: do Quốc hội ban hành.
- Nội dung: chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và
hình phạt (Chế
định tội phạm, Chế định hình phạt).
c) Hiệu lực của Bộ luật Hình sự 2015
- Hiệu lực về không gian: Điều 5, 6 (Trên và ngoài lãnh thổ Việt Nam)
- Hiệu lực về thời gian: Điều 7
d) Các phần của Bộ luật Hình sự
- Phần chung: Gồm những quy phạm quy định các vấn đề chung về việc xác định tội
phạm và hình phạt (những điều khoản cơ bản, hiệu lực của BLHS, tội phạm, loại trừ TNHS,…)
- Phần riêng: Gồm các quy định cụ thể (tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người,…)
5. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự:
- Nguyên tắc pháp chế XHCN: Chỉ có PLHS mới quy định hành vi nào là tội phạm (là
nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của Bộ Luật Hình sự)
- Nguyên tắc dân chủ XHCN: Bảo vệ và tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công
dân, mọi công dân có quyền nganh nhau, không phân biệt đối xử.
- Nguyên tắc nhân đạo XHCN: Áp dụng hình phạt chủ yếu nhằm mục đích giáo dục và
cải tạo họ (quy định khoan hồng, hưởng án treo, miễn trách nhiệm hình sự…)
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế: Quy định
các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
6. Vai trò của Luật Hình sự:
- Bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ tập thể XHCN.
- Bảo vệ quyền bình đằng giữa đồng bào các dân tộc.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
- Chống mọi hành vi phạm tội.
- Giáo dục ý thức tuân theo pháp luật.
- Đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. B. TỘI PHẠM 1. Khái niệm:
- Tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
các QHXH được PLHS bảo vệ.
*Một người chỉ bị coi là tội phạm khi bị kết án bởi Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Hệ thống các tội phạm theo quy định của BLHS 2015 1.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia 2.
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người 3.
Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân 4.
Các tội xâm phạm sở hữu 5.
Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 6.
Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, các tội phạm về môi trường 7. Các tội phạm về ma túy 8.
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng 9.
Các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính 10.
Các tội phạm về chức vụ, các tội phạm về tham nhũng, các tội phạm khác về tham nhũng 11.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 12.
Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
3. Phân loại tội phạm:
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Khung hình phạt trên 15 năm, chung thân, tử hình
- Tội phạm rất nghiêm trọng: Cao nhất từ 7 – 15 năm tù
- Tội phạm nghiêm trọng: Cao nhất từ 3 – 7 năm tù
- Tội phạm ít nghiêm trọng: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 3 năm.
4. Dấu hiệu cơ bản của Tội phạm:
- Tính nguy hiểm cho xã hội
- Tính có lỗi của tội phạm
- Tính trái pháp luật hình sự
- Tính phải chịu hình phạt
5. Các yếu tố cấu thành tội phạm
- Khách thể: Là các QHXH mà PLHS bảo vệ (là các quyền)
- Khách quan: Là hành vi trái pháp luật, hậu quả gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả (là hành động bên ngoài, nhìn thấy được).
- Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội. (Cố ý phạm tội) (xuất phát từ
bên trong của người phạm tội).
- Chủ thể: Pháp nhân thương mại, cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự (Chủ thể của tội
phạm chỉ có thể là cá nhân)
6. Chủ thể Quan hệ PLHS
- CQNN, tổ chức XH, cán bộ nhà nước được trao quyền (QLNN) / với / Pháp nhân thương mại, cá nhân
C. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1. Khái niệm
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà chủ thể phạm tội
phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt
và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu TNHS
- Là thời hạn do BLHS quy định mà hết thời hạn đó người phạm tội không bị truy cứu TNHS.
- Thời hiệu được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Thời hiệu truy cứu TNHS được quy định như sau:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng: 5 năm
+ Tội phạm nghiêm trọng: 10 năm
+ Tội phạm rất nghiêm trọng: 15 năm
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 20 năm
- Không áp dụng thời hiệu:
+ Nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và có QĐ truy nã.
+ Thực hiện các tội phạm cụ thể: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình,
chống loài người và tội phạm chiến tranh, tội tham ô tài sản, nhận hối lộ thuộc các trường hợp.
3. Năng lực TNHS: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự phải có năng lực TNHS - Pháp nhân thương mại
- Cá nhân: Người có năng lực trách nhiệm hình sự
+ Độ tuổi chịu TNHS: Đủ 16 tuổi, 14 – 16 tuổi tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
+ Năng lực TNHS: Nhận thức, điều khiển hành vi (trừ phạm tội do dùng rượu, bia, chất kích thích – Đ13)
- Không chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:
+ Không có năng lực TNHS (Đ21)
+ Sự kiện bất ngờ (Đ20: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi
đó, thì không phải chịu TNHS)
+ Phòng vệ chính đáng (Đ22:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết,
không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật này.)
+ Tình thế cấp thiết (Đ23:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích
hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì
người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.)
+ Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Đ24: Gây thiệt hại thì không phải là
tội phạm; Nếu gây thiệt hại do sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiệt thì người gây thiệt
hại phải chịu TNHS).
+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ (Đ25: Áp dụng đúng quy trình, biện pháp an toàn,… thì không phải là tội phạm; Nếu
không áp dụng thì phải chịu TNHS).
+ Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Đ26: Nếu đã thực hiện đầy
đủ quy trình báo cáo của người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp
hành mệnh lệnh đó, thì người chấp hành sẽ không chịu trách nhiệm HS, mà người ra mệnh
lệnh sẽ phải chịu TNHS).
- Miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã thực hiện:
+ Hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội theo quy định pháp luật và theo chuyển biến của tình hình
+ Có quyết định đại xá
+ Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo
+ Tự thú và có biện pháp đặc biệt
+ Đề nghị của người bị hại
*Thẩm quyền miễn TNHS: VKSND / TAND
*Hậu quả pháp lý của miễn TNHS D. HÌNH PHẠT 1. Khái niệm
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc han
chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
- Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định.
2. Mục đích của hình phạt
- Trừng trị người phạm tội - Giáo dục
trở thành người có ích cho XH, ý thức tuân theo PL và các quy tắc của cuộc sống XHCN.
- Ngăn ngừa phạm tội mới.
- Giáo dục người khác tôn trọng PL, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
3. Phân loại hình phạt - Cá nhân: + Hình phạt chính: Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Trục xuất
Tù có thời hạn (từ 3 tháng đến 20 năm)
Tù chung thân (không áp dụng đối với người chưa thành niên khi phạm tội), tử hình
(không áp dụng cho người chưa thành niên khi phạm tội; phụ nữ có thai/ nuôi con < 36
tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử (hp tử hình hp chung thân); được Chủ tịch nước
chấp nhận cho ân giảm từ hình phạt tử hình chung thân).
+ Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoạc làm công việc nhất
định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi
không áp dụng là hình phạt chính, trục xuất khi không áp dụng hình phạt chính. - Pháp nhân thương mại:
+ Hình phạt chính: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
+ Hình phạt bổ sung: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Các biện pháp tư pháp:
+ Đối với người phạm tội: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm ; Trả lại tài
sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi ; Bắt buộc chữa bệnh.
+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi ; Khôi
phục lại tình trạng ban đầu ; Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
4. Nguyên tắc áp dụng hình phạt
- Người pham tội chỉ bị áp dụng 1 hình phạt chính và 1 hoặc nhiều hoặc không có hình phạt bổ sung.
- Hình phạt chính được tuyên độc lập, còn hình phạt bổ sung đi kèm với hình phạt chính.
- Áp dụng hình phạt trong các trường hợp:
- Cách tính hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội: Tòa án sẽ quyết định hình phạt với
từng tội và tổng hợp theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015. (Phạt tiền, trục xuất
không tổng hợp với các hình phạt khác).
5. Án tích và xóa án tích
- Án tích: thể hiện việc bị kết án
- Không có án tích: không phạm tội hoặc được xóa án tích hoặc bị kết án do lỗi vô ý về tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt.
- Xóa án tích: được coi như chưa bị kết án
+ Đương nhiên được xóa án tích
+ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
+ Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt E.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI ĐẶC BIỆT
1. Người chưa thành niên phạm tội
a) Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội:
- Đảm bảo lợi ích tốt nhất, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục.
- Miễn TNHS và áp dụng các biện pháp khác.
- Căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
b) Nguyên tắc áp dụng hình phạt:
- Không xử phạt tù chung thân và tử hình
- Không áp dụng hình phạt bổ sung - Tổng hợp hình phạt:
+ Không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi
+ Không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi – dưới 18 tuổi. 2. Đồng phạm
- Là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm.
- Đồng phạm gồm có: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT DÂN SỰ
A. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ 1. Khái niệm
Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các
quy định trong lĩnh vực dân sự điều chỉnh các mối quan hệ tài sản và các quan hệ nhân
thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác trên
cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
Là các quan hệ tài sản và quan hê nhân thân phi tài sản phát sinh trong giao dịch dân sự nhằm
thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể trong xã hội.
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
Là phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia giao lưu dân sự, quyền tự
định đoạt (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
4. Các nguyên tắc của Luật Dân sự
- Các chủ thể bình đẳng với nhau trên phương diện pháp lý.
- Các chủ thể có quyền tự định đoạt.
- Các chủ thể dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm cam kết có hiệu lực hoặc vi
phạm các quy định của pháp luật dân sự (chủ yếu là trách nhiệm tài sản).
- Các tranh chấp dân sự được giải quyết theo nguyên tắc thỏa thuận và hòa giải giữa các chủ thể.
- Các chủ thể có thể bảo vệ các quyền dân sự theo phương thức khởi kiện dân sự.
5. Chủ thể của QHPL Dân sự a) Cá nhân:
- Người có quốc tịch Việt Nam
- Người có quốc tịch nước ngoài
- Người không có quốc tịch khi tham gia Quan hệ Dân sự tại Việt Nam.
*Điều kiện để trở thành chủ thể QHPLDS: thì các cá nhân, tổ chức phải có năng lực
chủ thể. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
- Năng lực pháp luật của cá nhân:
+ Khái niệm: Là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự
+ Đặc điểm: Mọi có nhân đều có NLPLDS như nhau ; Có từ khi cá nhân sinh ra và
chấm dứt khi cá nhân chết.
+ Nội dung: Quyền nhân thân ; Quyền sở hữu, thừa kế và các quyền tài sản khác ;
Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh vào quan hệ đó.
- Năng lực hành vi của cá nhân:
+ Khái niệm: Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ DS.
+ Đặc điểm: NLHVDS của cá nhân không giống nhau, phụ thuộc vào: Độ tuổi, khả năng nhận thức. + Các mức độ: Chưa có NLHVDS NLHVDS chưa đầy đủ NLHVDS đầy đủ Hạn chế NLHVDS
Khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi Mất NLHVDS
b) Pháp nhân: là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có
tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Điều kiện để trở thành pháp nhân:
(1) Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan.
(2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS.
(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
(4) Nhân danh mình tham gia QHPL một cách độc lập. - Phân loại pháp nhân:
(1) Pháp nhân thương mại: là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và
lợi nhuận được chia cho các thành viên, gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
(2) Pháp nhân phi thương mại: là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên, gồm:
CQNN, ĐV LLVT, TCCT, TCCT XH,…
6. Khách thể của QHPLDS
- Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, những giá trị tinh thần hoặc
những lợi ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
- Khách thể là cái thúc đẩy các tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào nguyên nhân làm phát sinh quan hệ pháp luật.
7. Nội dung của QHPLDS
- Là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.
- Có thể phát sinh do quy định của pháp luật hoặc do các chủ thể chủ động tạo ra thông qua
các giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
8. Các chế định cơ bản của pháp luật Dân sự
Quan hệ Pháp luật Dân sự: - Quan hệ nhân thân: + QHNT gắn với tài sản
+ QHNT không gắn với tài sản - Quan hệ tài sản: + Quan hệ sở hữu + Quan hệ hợp đồng
+ Quan hệ Bồi thường thiệt hại + Quan hệ thừa kế B. QUAN HỆ NHÂN THÂN
1. Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người – người về những giá trị nhân thân (quyền nhân thân)
2. Quyền nhân thân: Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản (như: quyền được khai sinh, khai tử, quyền có họ tên, …)
- Quyền nhân thân gắn với tài sản (như: quyền tác giả…)
3. Các quyền nhân thân do pháp luật quy định 1.
Quyền có họ, tên và thay đổi họ, tên. 2.
Quyền xác định, xác định lại dân tộc. 3.
Quyền được khai sinh, khai tử. 4.
Quyền đối với quốc tịch. 5.
Quyền của cá nhân đối vưới hình ảnh. 6.
Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. 7.
Quyền được bảo vệ dnah dự, nhân phẩm, uy tín. 8.
Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. 9.
Quyền xác định lại giới tính. 10. Quyền đổi giới tính. 11.
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. 12.
Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình. C. QUAN HỆ TÀI SẢN 1. Khái niệm
Quan hệ tài sản: Là quan hệ giữa người – người thông qua tài sản (hoặc về những lợi ích vật
chất). Luôn gắn với 1 tài sản được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.
Tài sản: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có
và tài sản hình thành trong tương lai.
- Bất động sản bao gồm: đất đai ; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai ; tài sản khác
gắn liền với đất đai, nhà, công trình ây dựng ; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
CHƯƠNG 9. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG A. KHÁI QUÁT
Có 2 loại tố tụng: Tố tụng Tòa án và Tố tụng trọng tài
- Tố tụng Tòa án: Là trình tự giải quyết các vụ việc tại Tòa án. Gồm 3 loại thủ tục tố tụng:
Tố tụng Hành chính, Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự.
- Tố tụng trọng tài: Chủ thể giải quyết tranh chấp là trọng tài.
Khiếu nại: Là trình tự thủ tục yêu cầu xem xét lại các QĐHC / HVHC và được thực hiện bởi các CQNN có thẩm quyền.
B. TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Khái niệm
- Pháp luật tố tụng là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc giải quyết các vụ án dân sự,
lao động, hành chính, thương mại và các vụ án hình sự.
- Pháp luật tố tụng quy định về thủ tục khởi kiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án và giải quyết các vụ tranh chấp pháp luật
trình tự thống nhất. theo một 2. Nguyên tắc
- Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
- Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan
- Nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án
- Nguyên tắc hai cấp xét xử
- Nguyên tắc xét xử công khai
- Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự
- Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
3. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của luật tố tụng
Tố tụng hành chính, tố tụng dân sự quy định những:
- Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính / dân sự.
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
- Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính / dân sự.
- Bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hành chính / dân sự.
- Quyền yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Quyền yêu cầu BTTH trong vụ án hành chính / dân sự.
- Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện.
- Các đương sụ, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính / dân sự.
C. QUYỀN KHỞI KIỆN
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TỐ TỤNG DÂN SỰ
Khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo Khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm bởi các quyết định xâm phạm bởi cá nhân, tổ chức Quyền khởi kiện
hành chính / hành vi hành chính khác xâm phạm (không phải bởi
(của cơ quan hành chính / người các quyết định hành chính và thi hành công vụ) hành vi hành chính)
Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi
Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi có đơn khởi kiện có đơn khởi kiện
Chỉ giải quyết trong phạm vi
Chỉ giải quyết trong phạm vi
Phạm vi khởi kiện
yêu cầu của đơn khởi kiện
yêu cầu của đơn khởi kiện
hay quyền tự định
Có quyền thay đổi nội dung
Có quyền thay đổi nội dung đoạt hoặc rút đơn kiện hoặc rút đơn kiện
Được quyền yêu cầu bồi
Được quyền yêu cầu bồi thường do QĐHC / HVHC
thường do hành vi vi phạm gây ra dân sự gây ra
Đối tượng khởi kiện
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có Tất cả các hành vi đơn phương
quyền khởi kiện vụ án hành hoặc thỏa thuận / đa phương dân chính:
sự xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp cá nhân, tổ chức,
Khiếu kiện quyết định hành chính
Khiếu kiện Hành vi hành chính
Khiếu kiện về danh sách cử tri
Khiếu kiện quyết định kỷ
luật buộc thôi việc công chức
Khiếu kiện quyết định giải pháp nhân.
quyết khiếu nại về quyết
định xử lí vụ việc cạnh tranh.
Có quyền khiếu nại hoặc nộp
đơn khởi kiện luông. Hoặc
những nội dung trên đã khiếu
nại mà chưa được giải quyết dỳ
đã hết thời hạn giải quyết hoặc
đã được giải quyết mà không đồng ý.
Thời hiệu khởi kiện:
1 năm kể từ ngày nhận được
HNGĐ, QSH (Hôn nhân Là khoảng thời gian
hoặc biết được Hành vi
gia đình, quyền sở hữu): được quyền yêu cầu
hành chính, Quyết định hành Không thời hiệu tòa án giải quyết vụ
chính, Quyết định kỷ luật
Hợp đồng: 3 năm kể từ ngày việc mà hết thời gian
buộc thôi việc, Quyết định phát hiện vi phạm
đó thì người khởi kiện
giải quyết khiếu nại, tố cáo,
Bảo hiểm: 3 năm mất quyền khởi kiện.
hoặc kể từ ngày hết thời
Thừa kế: 30 năm kể từ ngày
gian giải quyết khiếu nại mà phát sinh quyền thừa kế
không được giải quyết. Lao động: 1 năm
30 ngày kể từ ngày nhận
Không tính vào thời hiệu
được kết luận giải quyết vụ
đối với trường hợp bất khả việc cạnh tranh.
kháng, trở ngại khách quan
Trước 5 ngày diễn ra bầu cử chính đáng.
Không tính vào thời hiệu đối
với trường hợp bất khả
kháng, trở ngại khách quan chính đáng. D. TỐ TỤNG
1. Cơ quan tiến hành tố tụng
- Tòa án nhân dân các cấp
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp - Cơ quan thi hành án
2. Người tiến hành tố tụng - Viện kiểm sát + Viện trưởng
+ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên - Tòa án + Chánh án
+ Thẩm phán, hội thẩm, thẩm tra viên, thư ký tòa
3. Người tham gia tố tụng - Đương sự
+ Nguyên đơn: Là người khởi kiện
+ Bị đơn: Người bị khởi kiện
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ
- Người tham gia tố tụng khác
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đươgn sự (luật sư, trợ giúp viên pháp lý,…)
+ Người làm chứng, người đại diện, phiên dịch,…
4. Nguyên tắc tố tụng
Tố tụng hành chính Tố tụng dân sự Giống
Người khởi kiện phải cung cấp
Người khởi kiện phải cung cấp
chứng cứ chứng minh cho yêu
chứng cứ chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp pháp
Cơ quan khác lưu giữ chứng cứ
Cơ quan khác lưu giữ chứng cứ cũng phải cung cấp cũng phải cung cấp
Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ
Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ
Mọi người đều bình đẳng trước
Mọi người đều bình đẳng trước PL PL
Đảm bảo quyền tranh tụng
Đảm bảo quyền tranh tụng
Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo
Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo Khác
Đối thoại trong tố tụng hành chính, Hòa giải trong TTDS. không hòa giải.
Không được phép hòa giải những vụ
án thuộc trường hợp không được hòa giải.
5. Trình tự, thủ tục giải quyết
a) Tố tụng hành chính
Khởi kiện Thụ lý Xét xử (ST / PT) Thi hành án
b) Tố tụng dân sự
Khởi kiện và thụ lý án Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Phiên tòa sơ thẩm Kháng cáo,
kháng nghị Phiên tòa phúc thẩm
Xét lại bản ản, quyết định đã có hiệu lực
E. THẨM QUYỀN TÒA ÁN
Tố tụng hành chính Tố tụng dân sự
Tòa án có cùng địa giới hành - Nơi cư trú bị đơn Thẩm quyền
chính của CQNN đã ban hành - Nơi có BĐS lãnh thổ
QĐHC / HVHC của CBCC của - Thỏa thuận lựa chọn cơ quan đó.
- Thẩm quyền loại việc dân sự Thẩm quyền
- 2 cấp xét xử: sơ thẩm / phúc
- 2 cấp xét xử: sơ thẩm / phúc cấp xét xử thẩm thẩm
- Cấp huyện: Chỉ sơ thẩm - Cấp huyện: Đ 26 - 32
- Cấp tỉnh: Sơ thẩm và Phúc
- Cấp tỉnh: Những vụ việc không thẩm
thuộc cấp huyện hoặc cấp tỉnh
muốn lấy lên giải quyết.
Tòa án cấp cao: xét xử
phúc thẩm bản án sơ thẩm
Giám đốc thẩm: là xem xét của TAND cấp tỉnh và
bản án đã có hiệu lực pháp
Giams đốc thẩm, tái thẩm vụ
luật mà có vi phạm nghiêm
án đã có hiệu lực pháp luật
trọng thủ tục tố tụng, nội của Tòa án cấp dưới. dung VA
TAND tối cao xem xét lại
Tái thẩm: Xem xét Bản án
các Bản án đã có hiệu lực
đã có hiệu lực pháp luật mà
pháp luật của các cấp theo
có tình tiết mới làm thay đổi
trình tự giám đốc thẩm, tái nội dung vụ án. thẩm
F. TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh
*Khái niệm: Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng , các cá nhân, cơ quan
nhà nước và tổ chức xã hội góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
*Đối tượng điều chỉnh: Là những QHXH phát sinh từ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành một vụ án hình sự.
*Phương pháp điều chỉnh: Phương pháp quyền uy ; Phương pháp phối hợp và chế ước
2. Các nguyên tắc của Tố tụng hình sự
- Bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự
- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật
- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
- Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật…
3. Các giai đoạn tố tụng hình sự Khởi tố Điều tra T ruy tố Xét xử
4. Người tham gia tố tụng hình sự
Bị can: Người đã bị Khởi tố Hình sự
Bị cáo: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử hình sự
5. Cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Tòa án
6. Người tiến hành tố tụng
Cơ quan điều tra: Thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên
Viện kiểm sát: Viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên
Tòa án: Chánh án, phó chánh án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa Hiến pháp – QH Luật, Bộ luật – QH Pháp lệnh – UBTVQH
Lệnh – Chủ tịch nước
Nghị định – Chính phủ
Nghị quyết – QH, UBTVQH, HĐ Thẩm phán TAND tối cao, HĐND cấp tỉnh/huyện/xã
Nghị quyết liên tịch – UBTVQH với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ
Quyết định – Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, UBND cấp tỉnh/huyện/xã, Tổng kiểm toán nhà nước
Thông tư – Chánh án, Viện trưởng, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang Bộ
Thông tư liên tịch – Giữa Chánh án với Viện trưởng; Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ… với Chánh án, Viện trưởng
Nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Phải nhận lại và trả tiền lương, bhxh,.. trong những ngày NLĐ không làm việc + ít nhât 2 tháng lương theo HĐLĐ.
- NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì NSDLĐ phải trả tiền bồi thường + trợ cấp thôi việc
- NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, trả tiền bồi thường + trợ cấp + bồi thường thêm
thỏa thuận nhưng bằng ít nhất 2 tháng lương theo HĐLĐ.
- Không còn vị trí thì phải bồi thường + thương lượng, sửa đổi để có vị trí
- Vi phạm về báo trước phải bồi thưởng khoản tiền tương ứng bằng lương của NLĐ trong thời gian không báo trước. Nghĩa vụ
- Nhận lại và trả lương những ngày không làm việc + ít nhất 2 tháng lương
- NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, bồi thường + trợ cấp thôi việc
- NSDLĐ không muốn nhận NLĐ và người LĐ đồng ý, bồi thường + trợ cấp + bồi thường thêm ít nhất 2 tháng lương
- Không còn vị trí bồi thường + thay đổi, bổ sung có vị trí
- Vi phạm bồi thường khoản tiền người LĐ không báo trước và tiền lương tương ứng Nghĩa vụ NLĐ
- Không được trợ cấp thôi việc + bồi thường nửa tháng tiền lương
- Vi phạm bồi thường khoản tiền lương ứng với những ngày không làm việc - Chi trả phí đào tạo Điều tra + INT: không quá 2 tháng + NT: không quá 3 tháng
+ RNT, ĐBNT: không quá 4 tháng Gia hạn điều tra
+ INT: 1 lần không quá 2 tháng
+ NT: 2 lần – 3 tháng, 2 tháng
+ RNT: 2 lần - không quá 4 tháng
+ ĐBNT: 3 lần – không quá 4 tháng Truy tố: + INT, NT: 20 ngày + RNT, ĐBNT: 30 ngày Gia hạn truy tố + INT, NT: 10 ngày + RNT: 15 ngày + ĐBNT: 30 ngày