Ôn tập tố tụng dân sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
2. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sựQuyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5)Giai đoạn khởi kiện : Hành vi khởi kiện hay không của người khởi kiệnGiai đoạn chuẩn bị : Hành vi hòa giải của nguyên đơn và bị đơnPhiên tòa sơ thẩm: Nguyễn đơn có quyền rút đơn, bị đơn có thể thỏa thuậnPhúc thẩm : Hành vi kháng cáo. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Lý thuyết
2. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5)
Giai đoạn khởi kiện : Hành vi khởi kiện hay không của người khởi kiện
Giai đoạn chuẩn bị : Hành vi hòa giải của nguyên đơn và bị đơn
Phiên tòa sơ thẩm: Nguyễn đơn có quyền rút đơn, bị đơn có thể thỏa thuận
Phúc thẩm : Hành vi kháng cáo
Giám đốc thẩm, tái thẩm: Không có
Thi hành án: Yêu cầu của người thắng kiện - Cơ sở:
Xuất phát từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự. - Nội dung:
Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay
đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
3. Phân tích nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự:
Hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10) - Cơ sở:
+ Xuất phát từ quyền tự quyết định và tự định đoạt của các đương sự.
+ Hòa giải là một phương thức giải quyết vụ án dân sự văn minh, có nhiều ưu điểm.
Hòa giải thành thi không cần phải mở phiên tòa xét xử, giảm bớt một giai
đoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, tiết kiệm được thời gian, tiền của.
Hòa giải thành giúp Tòa án giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương sự,
góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân
Hòa giải góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết
pháp luật, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục nếp sống và làm việc theo pháp luật.
Thông qua hòa giải giúp Tòa án có điều kiện nắm vững hơn nội dung vụ
án, hiểu biết rõ hơn tâm tư, tình cảm của đương sự, từ đó xác định được
đường lối giải quyết vụ ăn khi đưa vụ án ra xét xử. - Nội dung:
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
4. Trong cùng một vụ án dân sự, các đương sự có thể ủy quyền cho nhau
tham gia tố tụng hay được hay không?
5. Trường hợp nào kiểm sát viên, thư ký toà án, người giám định, người
phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 thì:
“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong
những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Ngoài những căn cứ chung trên, dựa vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị
trí tham gia tố tụng của từng người tham gia tố tụng mà pháp luật còn có thêm
những quy định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng đối với từng vị trí cụ thể.
Thay đổi thư ký tòa án (điều 54 BLTTDS 2015)
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
Thay đổi kiểm sát viên (điều 60 BLTTDS 2015)
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi
Điều 83. Thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người
giám định, người phiên dịch
1. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định,
người phiên dịch trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn
bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi.
2. Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định,
người phiên dịch tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.
Điều 84. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch
1. Trước khi mở phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người
phiên dịch do Chánh án Tòa án quyết định.
2. Tại phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do
Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định sau
khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử, Hội đồng giải
quyết việc dân sự thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán,
Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa,
phiên họp. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc thay người phiên dịch
khác được thực hiện theo quy định tại Điều 79 và Điều 81 của Bộ luật này. II. Đ/S
1. Chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm giống chủ thể tiến hành
tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm Sai.
– Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm
nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này. Trong trường
hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
– Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp
quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.
2. Việc hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là nghĩa vụ của tòa án Sai
Căn cứ theo điều 10 BLTTDS 2015 thì Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa
giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Như vậy việc hòa giải trước trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là trách nhiệm của tòa án
3. tòa án có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Sai
Vì theo quy định của BLTTDS thì tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng
trong các trường hợp quy định tại Đ135 BLTTDS 2015 bao gồm biện pháp tạm
KCTT quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 Đ114 BLTTDS 2015
- đối với các biện pháp quy định tại các khoản 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 và 16
Đ114 BLTTDS 2015 thì tòa án không tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp
KCTT này trừ trường hợp khi đương sự có yêu cầu.
- đối với trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì chỉ khi đương sự đã
thực hiện biện pháp bảo đảm thì tòa án mới ra quyết định áp dụng BP KCTT
khi thấy cần thiết và có căn cứ
Trường hợp áp dụng biện pháp KCTT quy định tại k10 Đ114 BLTTDS 2015
thì chỉ được phong tỏa tài sản, tài khoản và giá trị tương đương với nghĩa vụ tài
sản mà người bị áp dụng BP KCTT có nghĩa vụ phải thực hiện.
4. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất thì HDXX sơ thẩm ra quyết định hoãn phiên tòa. Sai
Căn cứ điều 227, 228 BLTTDS 2015, tòa án giải quyết vụ án trong các TH
đương sự vắng mặt như sau:
Thứ nhất: tại lần triệu tập thứ nhất đến phiên tòa sơ thẩm đương sự vắng mặt
thì HDXX phải hoãn phiên tòa, trừ TH người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì vẫn xét xử.
5. Các tài liệu của vụ án phải được công khai tại phiên tòa Sai
Căn cứ Điều 254. Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án
1. Hội đồng xét xử công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
b) Lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai trước đó;
c) Trong các trường hợp khác mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc có yêu
cầu của Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người tham gia tố tụng khác.
2. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục
của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng
xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Căn cứ theo k2 điều 109 BLTTDS 2015
2. Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí
mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí
mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng
của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu,
chứng cứ không được công khai.
6. Hòa giải chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Sai
Căn cứ theo k1 Đ205 Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án
tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được
quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Tùy từng trường hợp khi xét thấy việc xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ đã
đầy đủ các tình tiết vụ án đã được làm rõ thẩm phán sẽ linh hoạt ổn định thời
điểm mở phiên toà hòa giải, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sao cho phù hợp
7. Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền hoãn phiên tòa để nghị án trong thời hạn 5 ngày làm việc Sai Điều 264
1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.
2. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án,
các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem
xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật,
nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì
còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ
án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu
quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến
thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định
của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét
xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
4. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có
thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng
không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người
tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án.
Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia
tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn
tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này.
8. Thành phần tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự bao gồm một thẩm phán và hai hội thẩm Sai
Căn cứ theo điều 67 BLTTDS 2015 . Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều
29, khoản 4 và khoản 5 Điều 31, khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Bộ luật này hoặc
việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự do tập
thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.
9. Chánh án tòa án có quyền quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng Sai
Căn cứ khoản 2 điều 235 BLTTDS 2015 Quyết định thay đổi người tiến hành
tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc
đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận,
thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản
10. Trong tố tụng dân sự người làm chứng không phải là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh Đúng
Căn cứ theo k1 điều 91 BLTTDS 2015
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải
thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo
quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao
nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do
người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ
luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động
thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng
văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho sự phản đối đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng
minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ
chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra
được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc
dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
11. chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân sự Sai
Vì không phải chủ thể tiến hành nào cũng có quyền tham gia giải quyết vụ việc dân sự
VD: thư ký tòa án chỉ có nhiệm vụ và quyền hạn trong ghi biên bản tố tụng
12. Mọi tranh chấp về kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án dân sự Sai
Vì chỉ những trường hợp tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định
trong điều 30 BLTTDS 2015 thì mới thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án dân sự
13. Trong một số trường hợp nếu đương sự được tòa án cấp sơ thẩm triệu tập
hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn không đến thì hoãn phiên tòa Đúng
Vì trong một số trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện
khách quan thì phiên tòa có thể tạm hoãn theo khoản 2 điều 227 BLTTDS 2015
14. Thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục giám định Sai
Vì quyền ra quyết định áp dụng thủ tục giám định không nằm trong những
quyền của thẩm phán được quy định trong luật TTDS CSPL: điều 48
15. Trong mọi trường hợp khi phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết tòa án sẽ
không thụ lý vụ án và trả lại đơn khởi kiện cho cho đưong sự Sai
Vì tòa án không đương nhiên áp dụng quy định về thời hiệu trong giải quyết vụ
việc dân sự khi đương sự không có yêu cầu trong trường hợp đã hết thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu
16. Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều được đưa ra thi hành án
17. Chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có nghĩa vụ chứng minh
18. nếu đương sự được triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thì họ có quyền tham gia tranh luận Sai
Vì đương sự được triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm trình bày những
vấn đề mà hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu
19. Khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì họ phải thực
hiện biện pháp bảo đảm sai
Điều 136 BLTTDS 2015-> theo k1 điều 136 BLTTDS 2015 bên yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT
20. Nếu kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ thì hội đồng xét xử sơ thẩm ra quyết định hoãn tòa án
21. Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình Đúng Điều 1995 BLTTDS 2015
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu,chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì thẩm phán phải thông báo ngay cho
người khởi kiện biết để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí
Trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí
22. Chỉ có hội đồng xét xử giám đốc thẩm mới có quyền giữ nguyên bản án
quyết định đã bị hủy hoặc bị sửa Đúng
Căn cứ k2 điều 343 BLTTDS 2015
23. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể (nếu không
đối lập nhau) cùng đại diện cho nhiều ngươì trong cùng 1 vụ án dân sự
(2 trường hợp tùy vào đề)
k3 điều 75 BLTTDS 3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ
án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.
Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án
Căn cứ k1 điều 87 BLTTDS 2015 1. Những người sau đây không được làm
người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện
mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của
người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một
đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với
quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
24. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp án phí khi yêu cầu
của họ không được toà án chấp nhận Đúng k1 điều 147 BLTTDS 2015
Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ ko được tòa án chấp
nhận trừ TH được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm
25. Đương sự có thể lựa chọn tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự Sai
Điểm c k1 điều 39 BLTTDS 2015 c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì
chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
26. Bị đơn có quyền thay đổi và bổ sung yêu cầu trong vụ án Đúng k2 điều điều