Ôn tập tội phạm học - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

TPH là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tp với tư cách là một hiện tượng xã hội,nghiên cứu về tình hình tp, các loại tp cụ thể, về nguyên nhân, điều kiện phạm tội và tất cả các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong xã hội, về nhân thân ng phạm tội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ÔN TẬP TỘI PHẠM HỌC
Câu 1: Khái niệm tội phạm học
TPH là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tp với tư cách là một hiện tượng xã hội,
nghiên cứu về tình hình tp, các loại tp cụ thể, về nguyên nhân, điều kiện phạm tội và tất cả
các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong
xã hội, về nhân thân ng phạm tội, cũng như đề ra những gphap phòng chống tội phạm và các
vi phạm pl khác.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của TPH
+ Tội phạm và tình hình tội phạm
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
+ Nhân thân người phạm tội
+ Phòng ngừa tội phạm
+ Tội phạm và tình hình tội phạm
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
+ Nhân thân người phạm tội
+Phòng ngừa tội phạm
Câu 3: phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê hình sự: có ý nghĩa rất to lớn đối với việc nghiên cứu
- Phương pháp thống kê hình sự: có ý nghĩa rất to lớn đối với việc nghiên cứu tình hình
tội phạm và các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng đó. Tiến hành qua 3 gđoan: thu
thập, tổng hợp và phân tích
- Phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc: Các điều tra chọn lọc cung cấp cho
chúng ta thông tin bổ sung về những vấn đề của tph, những thông tin k thể thu thập đc trong
thống kê hình sự và các lĩnh vự thống kê khác.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Khi tiến hành nghiên cứu tph nta thường sử dụng
các phương pháp xã hội như: phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm, nghien cứu
các vụ án hình sự, pp đánh giá giám định. Những thông tin thu thập đc từ pp này mang tính
chất đánh giá, chủ quan khác với thông tin có trong các bài báo thống kê.
Câu 4: Nhiệm vụ của tph
1. Cập nhật và thu thập các thông tin, tài liệu chính xác về tp và tình hình tp đã
xảy ra trong đời sống xã hội.
2. Nhận biết và làm sáng tỏ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tình hình tp cụ
thể trong từng giai đoạn nhất định
3. Nghiên cứu chuyên sâu nhân thân ng phạm tội.
4. Lập kế hoạch phòng ngừa và dự báo tình hình tp trong tương lai, cũng như xây
dựng thêm nhiều chương trình quốc gia lớn, tầm cỡ về công tác đấu tranh phòng và chống tp
5. Đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể góp phần hoàn thiện hệ thống pl nói chung
và pl trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng
6. Nghiên cứu tình hình các loại, nhóm tp nguy hiểm, đang phổ biến, có chiều hướng
tăng nhanh ở nước ta theo các đề án trong chương trình tổng thể đấu tranh phòng chống tp và
từ thực tế
7. xây dựng cho mình 1 hệ thống lý luân đầy đủ và hoàn chỉnh, tổng quát và khái quát.
Câu 5: mối liên hệ giữa tph và khoa học luật hình sự
- Mặc dù 2 ngành khoa học này độc lập với nahu nhưng có quan hệ chặt chẽ vs nhau. -
- Cả 2 đều nghiên cứu về tp nhưng theo cách thức khác nhau.
+ Luật hình sự nghiên cứu những hành vi trên khía cạnh pháp lý như khái
niệm, các dấu hiệu của những hành vi trái pl, trách nhiệm hình sự, và hâu quả pháp lý
của việc thực hiện hành vi phạm tội. Còn Tph thì nghiên cứu về tình hình tp, nguyên
nhân và điều kiện phạm tội; nhân thân ng phạm tội…
+ Luật hình sự xác định phạm vi, ranh giới đối tượng của tph. Danh sách các tp
và nhóm tp mà tph nghiên cứu cũng đc xđ bởi bộ luật hình sự
+ Tph sử dụng các khái niệm mà khoa học luật hình sự đưa ra như khái niệm
tp, các dạng loại tội cụ thể; người phạm tội, tái phạm… và cô hình phạt là 1 trông
những phương pháp đấu tranh phòng ngừa tp.
+ Tph cung cấp những tri thức về thực trạng, cơ cấu và diễn biến tình hình tp
trong xh, quy luật vận động của tp. Những dự đoán về những thay đổi của tình hình tp,
các nguyên nhân điều kiện của nó sẽ giúp các nhà làm luật quy định tội mới hoặc xóa
bỏ tp cũng như việc đưa ra những chế tài phù hợp kể cả việc thay thế hình phạt bằng
biện pháp tác động hình sự khác.
Câu 6: mối liên hệ giữa tph và khoa học luật tố tụng hình sự
Luật TTHS là ngành khoa học nghiên cứu về thủ tục điều tra và thủ tục xét xử vụ
án. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, VKS và tòa án trong từng vụ án hình sự cụ thể thì phải
tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc thực hiện tp. Tph đã cung cấp cho cán bộ và cơ
quan có thẩm quyền nói trên những phương pháp để xác định nguyên nhân và điều kiện gây
ra tp đó.
Câu 7: mối liên hệ giữa tph và khoa học điều tra hình sự
Khoa học điều tra hình sự nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật, chiến thuật điều tra
hành vi phạm tội. Nhận đc từ tph các số liệu về tình hình tp, các đặc trưng của cơ chế thực
hiện hành vi phạm tội khác nhau và về các dấu hiệu nhân thân của ng phạm tội.
Như vậy khoa học điều tra hình sự sử dụng các thông tin này để lập ra các biện pháp
điều tra, khám phá tp hiệu quả hơn.
Câu 8: Mối liên hệ của tội phạm học với tâm lý học và xã hội học
Mối quan hệ giữa tội phạm học với tâm lý học.
Tâm lý học nghiện cứu các quy luật tâm lý, tâm lý xã hội, tâm lý các nhân như những
hứng thú, nhu cầu, động cơ mục đích, thói quen, quá trình hình thành nhân cách TPH cũng
nghiên cứu nghiên cứu về tâm lý nhưng đó là tâm lý người phạm tội
TPH vận dụng những hiểu biết về tâm lý vào việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội, nguyên nhân và điều kiện dự báo tình hình tội phạm. Còn tâm lý học cũng thu nhận
những tài liệu có giá trị từ tội phạm học để giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu của
mình. Bởi vì các đặc điểm tâm lý cá nhân và quy luật tâm lý được thhiện khá rõ nét ở hành
vi phạm tội.
Tội phạm học với xã hội học
Xã hội học nghiên cứu các mối quan hệ xã hội, trạng thái chất lượng các quan hệ xã
hội, THTP là một hiện tượng xã hội. Về mặt nội dung tội phạm học nghiên cứu tình hình tội
phạm tức là tính chất nó nghiên cứu một nhóm quan hệ xã hội, tội phạm học như một dạng
chuyên ngành về tội phạm.
Về mặt cấu trúc tội phạm học là một KHXH về chuyên ngành chủ nghĩa duy vật lịch
sử, là chung nhất về xã hội học.
Môn học XHH nghiên cứu về khoa học nói chung ngoài ra còn có các lĩnh vực như
xã hội học về nông thôn, XHH về nghệ thuật, XHH về văn hóa, chính trị kinh tế hôn nhân…
Về mối quan hệ; TPH kế thừa những thành tựu lý luận của XHH nói chung và XHH
chuyên ngành để phát triển lý luận của mình.
Ngược lại TPH cũng cung cấp những thông tin lý luận thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
mình trong XHH.
Câu 9: Khái niệm tình hình tội phạm
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội-pháp lý tiêu cực mang tính phổ biến, tính thay
đổi vè mặt lịch sử, được hình thành từ tổng thể các tội phạm được thực hiện trong 1 khoảng
thời gian nhất định và trên một không gian xác định và các chỉ số về chất.
Câu 10: Khái niệm nguyên nhân của tội phạm.
Nguyên nhân của tội phạm là những hiện tượng của đời sống xã hội, phát sinh ra tội
phạm, hỗ trợ nó tồn tại, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của tội phạm.
Câu 11: Phân biệt khái niêm “nguyên nhân của tội phạm”, “điều kiện của tội
phạm”, “tính quyết định của tội phạm”
Khi nghiên cứu tội phạm chúng ta phải nghiên cứu và lý giải được vì sao tội
phạm xảy ra. Đó chính là nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Nguyên nhân theo phép biện chứng duy vật là sự tác động lẫn nhau giữa một hoặc
một số đối tượng này làm phát sinh một hoặc một số đối tượng khác. Xét về mặt thời gian
nguyên nhân có trước kết quả có sau.
Nếu coi THTP là hậu quả thì những hiện tượng quá trình xã hội tác động làm phát sinh
THTP được coi là nguyên nhân và điệu kiện
Nguyên nhân chính là những sự vật hiện tượng có khả năng trực tiếp làm phát
sinhTHTP
Điều kiện tuy không có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm nhưng
nó có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy hoặc đảm bảo cho tình hình tội phạm phát sinh. Nếu thiếu
nguyên nhân hoặc điều kiện thì không có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm.
Khi đấu tranh phòng chống tội phạm thì chúng ta sẽ khắc phục nguyên nhân và điều
kiện, ưu tiên khắc phục nguyên nhân vì khắc phục điều kiện chỉ là tạm thời.
Câu 12: Khái niệm nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là tổng thể những thuộc tính tiêu cực quan trọng mang tính
xã hội, được hình thành và phát triển trong quá trình tác động qua lại một cách có hệ thống
và đa dạng của những người khác nhau.
Câu 13: Khái niệm của cơ chế hành vi phạm tội
Cơ chế của hành vi phạm tội là sự tiến triển của hành vi mang tính kế tiếp
nhất định: xuất hiện ý định phạm tội, ra quyết định thực hiện tội phạm, lập kế hoạch
hành động và cuối cùng là thực hiện chúng bởi người phạm tội
Câu 14: Khái niệm nạn nhân của tội phạm
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi vi phạm tội trực
tiếp hại gây ra những thiệt hại về thể chất , tinh thần , tài sản hoặc các quyền lợi ích
hợp pháp khác.
Câu 15: Khái niệm dự báo tội phạm
Dự báo tội phạm là sự phỏng đoán trên cơ sở khoa học những thay đổi cơ bản của sự
tiến triển về tình hình tội phạm hoặc xác xuất việc thực hiện tội phm của những con người
cụ thể trong tương lai.Theo nghĩa rộng thì dự báo còn được hiểu là sự “nhìn trước” những
hiện tượng mới có tính nguy hiểm cho xã hội cần được tội phạm hóa, dự báo sự mất dần đi
của những loại tội phạm riêng biệt để phi tội hóa chúng, dự báo hiệu quả tác động của những
quy phạm pháp luật hình sự, những biện pháp phòng ngừa, dự báo sự phát triển của chính
khoa học tội phạm và những khả năng của nó.
Câu 16. Khái niệm phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp khác nhau của nhà nước, xã hội
nhằm khắc phục, hạn chế và loại trù nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn và
kiểm soát nó trong xã hội.
Câu 17. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm trong tội phạm học.
Tình hình tội pham không chỉ đơn thuần là tổng số các vụ phạm tội đã xảy ra mà nó
phản ánh bản chất của tổng hòa các tội phạm đã xảy ra như: số lưng, cơ cấu, tính chất của
từng loại tội phạm khác nhau mang đầy đủ các đặc điểm của hệ thống xã hội hiện tại. Tình
hình tội phạm không chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả
diễn biến (tăng, giảm hay ổn định) của tình trạng này.
Nghiên cứu tình hình tội phạm là có sự phân tích, đánh giá tình hình một cách đầy đủ
và toàn diện tính nghiêm trọng (về mức độ và tính chất) của tội phạm đã xảy ra, quan trọng
hơn là phải giải thích, phát hiện được nguyên nhân để dự liệu tội pham sẽ xảy ra ntn trong
thời gian tới qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Câu 18. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm trong tội phạm học.
Việc nghiên cứu nguyên nhân tội pham đóng vai trò quan trọng trong tội phạm học.
Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, cần phải nghiên cứu về nguyên nhân để từ đó xây
dựng các biện pháp phòng ngừa sát với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên
nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội.
Câu 19. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những
đặc điểm nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội
hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực.
Dựa vào nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định
được những yếu tố rủi ro từ phía người phạm tội và những yếu tố tác động tiêu cực từ môi
trường xã hội trong sự tác động qua lại với nhau hình thành nguyên nhân của TP.
Trên cơ sở nghiên cứu nhân thân người phạm tội có thể xây dựng các biện pháp phòng
ngừa TP bằng cách tác động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc
điểm nhân thân tiêu cực, các biện pháp này chủ yếu là biện pháp tác động từ môi trường xã
hội có tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng hầu hết
các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác
động của môi trường xã hội.
Câu 20. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ chế của hành vi phạm tội trong tội phạm học.
- Cơ chế về việc không hiểu biết pháp luật.
Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu
thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng
khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới nhân dân, giúp người dân có được
những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi
phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
- Cơ chế về các khiếm khuyết về tâm sinh lý dẫn tới hành vi phạm.
Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạm tội có
tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ quan dẫn tới
hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo từng trường
hợp pháp luật cụ thể mà đưa ra những kết luận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích hay động
cơ phạm tội; từ đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử lý, áp
dụng khung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan người vô tội, người
không bị coi là tội phạm, đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bảo tính công
bằng và nghiêm minh của pháp luật.
- Cơ chế về mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi phạm tội.
Cơ chế này cho thấy, thông thường khi cá nhân nào đó thực hiện liên tiếp các hành vi
phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân quả nhất định. Vì vậy, khi một
hành phạm tội xảy ra, các cơ quan chức năng phải tùy từng trường hợp cụ thể mà sớm áp
dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể
xảy ra.
Câu 21. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học.
- Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm sẽ giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các nguyên
nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi phạm tôi. Đánh giá toàn diện các yếu tố có vai
trò quan trọng từ phía nạn nhân (xử sự có lỗi hay không có lỗi của nạn nhân) trong việc thúc
đẩy làm hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội,
việc tìm hiểu đặc trưng của các nhóm có nguy cơ cao trở thành nạn nhân tội phạm có vai trò
quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro và hạn chế các nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ trở
thành nạn nhân, xây dựng định hướng các biện pháp phòng ngừa.
- Nghiên cứu nạn nhân giúp hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như các chính sách
hình sự, chính sách xã hội để tăng cường bảo vệ nạn nhân cũng như người thân của họ.
Ngoài ra nghiên cứu nạn nhân giúp cho việc xác định các thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ
đó xây dựng những quy định về mức bồi thường thiệt hại và trợ giúp nạn nhân.
Câu 22. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dự báo tội phạm trong tội phạm học.
Quá trình tiến hành công tác đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra rất phức tạp, đòi
hỏi phải chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tội phạm xảy ra. Điều đó cho thấy việc
nghiên cứu và tổ chức dự báo là cần thiết và cấp bách.
Khoa học dự báo tội phạm có thể cung cấp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật những
thông tin cần thiết về tình hình TP, động thái, diễn biến, cơ cấu tính chất của tình hình TP, của
từng loại, từng nhóm TP qua các năm, dựa vào đó các cơ quan có thể xác định phương
hướng, biện pháp đấu tranh phòng ngừa đồng thời chuẩn bị phương tiện, lực lượng cần thiết
để ngăn chặn TP trong những điều kiện hoàn cảnh đã thay đổi.
Câu 23: Ý nghĩa của việc nghiên cứu phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học
Phòng ngừa tội phạm đem lại ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội nhà nước và xã hội
có sự chia sẻ trách nhiệm với người phạm tội
Về mặt kinh tế, phòng ngừa tội phạm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về
kinh tế mà tình hình tội phạm gây ra trong xã hội kể cả những thiệt hại gián tiếp mà nhà
nước, xã hội phải chi phí để khắc phục hậu quả do tội phạm để lại.
Về mặt quản lý xã hội, thông qua họat động phòng ngừa tội phạm, nhà nước có thể
kiểm sóat được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó nâng cao tính hiệu
quả của họat động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường hiệu quả trong họat động chuyên
môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Câu 24: Phân tích các thuộc tính của tình hình tội phạm
a. Mang tính xã hội
Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là
tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều
mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực.
Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các
quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội
Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội :
kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …
Mức độ và tính chất cuả THTP tại các hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau và tại các
quốc gia khác nhau có mỗi tương quan chặt chẽ với hoàn cảnh sống và hoạt động của con
người nơi đó. Những dạng THTP cụ thể được xác định bởi xã hội và quốc gia.
Trong những quốc gia khác nhau có đặc trưng riêng của mình trong cách hiểu tội
phạm và không phải tội phạm.
Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể :
khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ
những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng
ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội
b. Mang tính pháp lý
Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên
tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đóan bằng việc
đe dọa áp dụng hình phạt
Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý
nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, cho phép
chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong
xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hứơng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị
thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế
Ví dụ Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong
bộ luật hình sự hiện nay. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội
phạm chính thức mới
*Ý nghĩa:
Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự,
cần phải dựa vàoo những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như
các dấu hiệu tội phạm khác . Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem biện pháp tăng
cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội
c. Mang tính thay đổi về mặt lịch sử
Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có sự thay
đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví dụ Tình trạng mua bán tem phiếu
thời kinh tế tập trung.
Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của cáchình thái kinh tế
xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay
đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay
đổi.
Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đọan lịch sử khác nhau là có
sự khác nhau. Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp
từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đọan công
cụ, phuơng tiện phạm tội ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau
Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng
bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …
Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để có thể
hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó có thể dự đóan
được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai và phòng
ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể và có
thể thay đổi, hòan thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử
d. Mang tính tiêu cực
So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa mang tính
tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại về mọi
mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện ( được định lượng khá rõ rệt )
• Thiệt hại về vật chất ( vd :chi phí khổng lồ chi trả cho công tác đấu tranh phòng,
chống, phục hồi công lý, hình phạt cho người phạm tội…)
• Thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe
• Thiệt hại về tinh thần :
Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem
xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng ngừa tội phạm luôn
phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế họach của quốc gia cũng như
từng địa phương
e. Mang tính phổ biến
THTP với tư cách là hiện tượng phổ biến chứa đựng tổng thể những hành vi phạm tội
và những người thực hiện chúng trong không gian và thời gian xác định. THTP không phải là
sự tổng hợp những hành vi phạm tội riêng lẻ một cách cơ học mà là hiện tượng XH mang
tính phổ biến, chứa đựng những dấu hiệu đặc thù riêng về lượng và chất có liên hệ mật thiết
với nhau tạo thành một thể thống nhất.
Câu 25: Vai trò của những dấu hiệu định lượng trong nghiên cứu về tình hình tội phạm
Xác định được số lượng tội phạm và chủ thể thực hiện chúng. Xác định đượcsố lượng
tội phạm trong từng lĩnh vực như tội phạm vì vụ lợi, tội phạm do vô ý, tộiphạm thực hiện bởi
phụ nữ, người chưa thành niên, quân nhân…
Sự thay đổi của THTP theo thời gian
Giúp cho việc phòng, chống, ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả; từ thực tế đưa ra
các giải pháp giải quyết hữu hiệu; hạn chế được số người phạm tội….
Câu 26: Vai trò của những dấu hiệu định tính trong nghiên cứu về tình hình tội phạm
Xác định được cơ cấu THTP (số lượng các tội phạm đã bị phát hiện, điều tra, truy tố,
xét xử về hình sự); xác định được số lượng các tội phạm ẩn
Giúp cho việc phòng, chống, ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả; từ thực tế đưa ra các
giải pháp giải quyết hữu hiệu; hạn chế được số người phạm tội….
Câu 27: Mối liên hệ giữa những dấu hiệu định lượng và những dấu hiệu định tính của
tình hình tội phạm
- Đều là các thông số về tình hình tội phạm
- Có quan hệ mật thiết với nhau. Giúp người nghiên cứu hiểu sâu về tình hình tp.
- Mỗi dấu hiệu phản ảnh một khía cạnh của THTP nhưng dấu hiệu này là số liệu
để thống kê dấu hiệu kia.
Câu 27: Nội dung nhưng dấu hiệu định lượng của tình hình tội phạm
Thông số về số lượng bao gồm hai thành phần chính đó là thông số về thực trạng tình
hình tội phạm và động thái (diễn biến).
Thực trạng của THTP được tính bởi các chỉ số tuyệt đối (mức độ) và chỉ số tương
đối (hệ số)
- Chỉ số tuyệt đối (những số được đưa thống kê) gồm số liệu về tội phạm và những
chủ thể thực hiện những tội phạm đó trên một lãnh thổ xác định và trong một khoảng thời
gian nhất định. Mức độ có tính đén số lượng chung của những tội phạm và chủ thể thực hiện
chúng, có thể tính được số lượng tội phạm vì vụ lợi, tội phạm dùng vũ lực, tội phạm do vô ý
và những loại tội phạm khác…
Thông số về thực trạng là thông số nói lên tổng số các tội phạm đã thực hiện trong xã
hội và số người tham gia thực hiện các tội phạm đó.
Các tội phạm đã thực hiện trong xã hội được xem xét dưới hai góc độ:
+ Số tội phạm đã bị phát hiện
+ Số tội phạm chưa bị phát hiện (tội phạm ẩn)
Khi nghiên cứu về số lượng tội phạm đã bị phát hiện các dựa vào số liệu thống kê
liên quan như là:
+ Phạm pháp hình sự
+ Khởi tố vụ án hình sự
+ Số lượng vụ án đã được đưa ra xét xử tai Tòa án.
Số tội phạm ẩn có thể chưa bị phát hiện, báo cáo trễ, báo cáo sai. Muốn phát hiện tội
phạm ẩn phải thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn.
Tội phạm ẩn là tổng thể các hành vi phạm tội (cùng các chủ thể của các hành vi đó) đa
xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lí theo quy định của pháp luật
hình sự hoặc không có trong thống kê hình sự. Thời gian qua nước ta vẫn tồn tại 3 loại tội
phạm ẩn khác nhau: TPA khách quan, TPA chủ quan, TPA thống kê
Khi đánh giá thực trạng của THTP thì cần thu thập được những thông tin về: tỉ trọng
riêng của tội phạm theo mức độ nghiêm trọng ( ít nghiêm trọng, NT, rất NT, đặc biệtNT);
theo dạng và nhóm tội phạm (giết người, trộm, cướp…)theo dạng và hình thức lỗi (cố ý và vô
ý)
theo chủ thể tội phạm (phụ nữ, trẻ vị thành niên, người có chức vụ quyền hạn…) theo số
lượng nạn nhân của tội pham; theo tính chất và phạm vi thiệt hại…
Hệ số của tình hình tội phạm là chỉ số phản ánh tính phổ biến của tình hình tội
phạm trên một đơn vị dân cư là 10 ngàn dân hoặc 100 ngàn dân.
Động thái tình hình tội phạm
Là sự vận động và thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong một
khoảng thời gian nhất định. Động thái của THTP phản ánh trong số liệu tuyệt đối những tội
phạm đã được ghi nhận, số lượng chủ thể thực hiện tội phạm đã được làm rõ… thông thường
được hình thành dưới dạng thống kê theo năm hoặc theo từng giai đoạn.
Câu 28: Nội dung nhưng dấu hiệu định tính của tình hình tội phạm
Những dấu hiệu định tính chỉ ra cơ cấu và tính chất của hành vi.
Cơ cấu của tình hình tội phạm
Là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong tổng thể tình hình
tội phạm nói chung trong một không gian nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong đó tỷ trọng của các loại tội phạm là số lượng tội phạm đó trên tổng số các loại tội
phạm được thựa hiện.
Tương quan giữa các loại tội phạm chính là sự tương quan về số lượng giữa các
loại tội với nhau. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà mô hình cơ cấu tội phạm được xây dựng
khác nhau.
Ở Việt Nam mô hình cơ cấu tội phạm từ chung nhất đến khái quát gồm tỷ trọng mối
tương quan giữa tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trong, tỷ trọng mối tương quan giữa lỗi cố
ý và lỗi vô lý, tỷ trọng mối tương quan giữa các loại tội phạm theo các chương (nhóm tội
phạm theo BLHS), tỷ trọng mối tương quan trong từng nhóm tội phạm, tỷ trọng mối tương
quan các tội nghiêm trọng và phổ biến nhất, tỷ trọng và mối tương quan giữa các tội tái phạm
lại do người chưa thành niên thực hiện, phụ nữ thực hiện).
Tính chất của tình hình tội phạm
Thể hiện ở số liệu các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, các đặc điểm của nhân thân
người phạm tội trong cơ cấu của tình hình tội phạm.
Các chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm (các chỉ số bổ sung). Có những
trường hợp cần xem xét chỉ số về sự thiệt hại để đánh giá được tính nguy hiểm của tình hình
tội phạm, nó bổ sung cho các chỉ số về lượng và về chất và về các thông tin của tình hình tội
phạm.
+ Chỉ số thiệt hại về vật chất (vd: tài sản bị mất hư hỏng được tính thành tiền)
+ Chỉ số nạn nhân do tội phạm gây ra (vd: số người bị chết bị thương do tội phạm gây
ra)
+ Chỉ số về tiền, công lao động dùng chi phí cho việc khắc phục do tội phạm gây ra
(sửa nhà, công trình)
+ Chỉ số cho các chi phí của cơ quan bỏa vệ phaps luật đấu tranh phòng chóng tội
phạm
+ Chỉ số về các chi phí khác mà nhà nước phải chi vì hậu quả của tội phạm (chi phí
nuôi trẻ mồ côi, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường)
+ Chỉ số không tính được bằng tiền như uy tín của Đảng và Nhà nước
Câu 29: Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn là tổng thể các hành vi phạm tội cùng các chủ thể của nh vi đó đã
xảy ra trên thực tế song ko được phát hiện, ko bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
hoặc ko có trong thoogns kê hình sự.
Có 2 loại tội phạm ẩn đó là tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chuủ quan:
- Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp toội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưngdo
nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội
- Tội phạm ẩn chủ quan là th tội phạm xảy ra trên thực tến, cán bộ hoặc cơ quan
chức năng nắm được vụ việc những do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án không
được thụ lý, xử lý hình sự do đó ko có trong số liệu thống kê.
Nguyên nhân đã đến tội phạm ẩn có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể
chia thành 4 nhóm:
- Nguyên nhân từ phía người phạm tội
- Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm
- Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng
- Nguyên nhân từ người làm chứng
Việc nghiên cứu tội phạm ẩn nhằm giúp cho nhà nghiên cứu có cái nhìn khách quan
và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu nếu chỉ dựa
vào những con số được thống kê thì không thể nào nắm rõ được tình hình thực tế của tôi
phạm xảy ra, phần tội phạm ẩn tùy vào nhiều trường hợp mà có thể nắm những tỉ lệ lớn nhỏ
khác nhau trong bức tranh tổng thể về tình hình tội phạm, vì vậy mà việc bỏ qua tội phạm ẩn
sẽ không thể giúp chúng ta có được một cái nhìn tổng quát về tình hình tội phạm, qua đó việc
xác định phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu có thể sẽ ko chính xác.
Câu 30: Các loại nguyên nhân của tội phạm dựa trên những mức độ khác nhau.
Xem xét ở những mức độ khác nhau của tội phạm có thể phân loại tội phạm thành
những mức độ sau:
Mức thấp nhất- mức độ tâm lý. Ở múc độ này ta nghiên cứu những nguyên nhân tâm
lý của việc thực hiện tội phạm bởi những con người cụ thẻ. Cụ thể hơn là nghiên cứu cơ chế
hành vi phạm tội. Từ việc phân tích cơ chế này sẽ làm sáng tỏ những nguyên nhân chung của
xử sự phạm tội ở mức đọ cá nhân chính là sự xã hội hóa không đầy đủ nhân thân.
Mức độ xã hội. Ở mức độ này chúng ta xem xét những tệ nạn và những bất cập trong
hệ thống xã hội, ví dụ như những hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị và đạo đức làm phát
sinh tội phạm, liên hệ với nhau, chế ước lẫn nhau. Những hiện tượng này tác động với việc
hình thành nhân thân của người phạm tội trong tương lai. Tác động tới sự hình thành động cơ
của hành vi cũng như việc hiện thực hóa những ý định đó.
Mức độ triết học. Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi về nguyên nhân của những hiện
tượng tiêu cực trong xã hội nói chung. Những nguyên nhân chung nhất của tội phạm tại bất
kỳ xã hội nào cho thấy những mâu thuẫn xã hội tồn tại một cách khách quan.
Hiển nhiên là những mâu thuẫn này ko giống nhau tại các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau. Những mâu thuẫn xã hội là vĩnh hằng nên tội phạm sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại
của xã hội loài người. Những đấu tranh chống lại chúng là có thể và cần thiết, cũng như
chúng ta chống lại bệnh tật.
Câu 31: Những đặc điểm cơ bản của nhân thân người phạm tội.
1. Nhóm đặc điềm sinh học
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Với
các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ chế của hành vi phạm tội, không phân biệt
người phạm tội với những người không phạm tội. Các dấu hiệu này chỉ thể hiện mức trội lên
về thống kê của loại người nhất định trong những người phạm tội. Những sổ liệu về các đặc
điểm sinh học tuy chưa đủ để giải thích sự phạm tội của họ nhưng do các đặc điểm này có
mối quan hệ qua lại với những điều kiện hình thành nhân cách con người, với những nhu cầu
và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ giao tiếp của người đổ trong xâ hội nên nó cung
cấp cho chúng ta những thông tín mang tính chất tội phạm học rất quan trọng.
2. Nhóm đặc điểm tâm lí
Thuộc về nhóm đặc điểm tâm lí của người phạm tội thường được kể đến là những đặc
điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội. Mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được
thể hiện ở những quan điểm, quan niệm, thái độ đối với giá trị xã hội khác nhau như thái độ
đối với nghĩa vụ công dân, đối với Tổ quốc, đối với lao động, đối với học tập, đối với tài sản,
đối với gia đình, đổi với bạn bè, người thân, những người xung quanh và đối với chính bản
thân.
Các quan niệm về tình bạn, lòng đũng cảm, lòng thủy chung, sự trung thành, cái đẹp,
cái xấu, cái thiện, cái ác... Khi một người định hướng đối với giá trị nào đó cho là chủ yếu thì
chúng ta eó thể đánh giá được khuynh hướng phát triển của nhân cách. Những đặc điểm tâm
lí này được xác định bởi những nhu cầu, hửng thú, sở thích đối với những loại hoạt động chủ
yếu của con người. Gắn với mỗi loại hành vi phạm tội có thể có nhóm đặc điểm tâm lí nhất
định. Ví dụ:
Đối với người phạm tội có tính vụ lợi có thể nêu ra ở đây các đặc điêm như thái độ lao
động lười nhác- nhu cầu vật chất không chính đáng; tu tưởng ích kỉ làm ít hưởng nhiều; tư
tưởng làm giàu không chính đáng, thích tích lũy tiền của và báu vật, dùng tiền để đáp ứng
nhu cầu không chính đang (ma túy, mại dâm, cờ bạc)... Nghiên cứu nhu cầu, sở thích và biện
pháp đáp ứng nhu cầu của những người phạm tội cho thấy phần đông người phạm tội là do
ngộ nhận, đề cao nhu cầu vật chất, có sở thích, thói quen xấu và cách thức đáp ứng nhu cầu
bất hợp pháp kể cà việc phạm tội.
Ở đây, cũng cần đề cập ý thức pháp luật của người phạm tội. Thực tế cho thấy những
ai có ý thức pháp luật tốt thi có thói quen xử sự tuân theo pháp luật. Trái lại, ở những người
phạm tội thường có ý thức pháp luật kém, họ hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có thái
độ tiêu cực đối với các chuẩn mực pháp luật, thở ơ với sự trừng phạt, không sợ bị trùng phạt
vì cho rằng hành vi phạm tội khó bị phát hiện hoặc có sự bao che v.v.. Kết quả nghiên cứu
còn cho thấy một bộ phận người phạm tội khi bị kết án có tâm lí phủ nhận lỗi của mình và
tìm cớ cho rằng phạm tội là bắt buộc.
Trình độ học vấn và sự phát triển của trí tuệ có ảnh hưởng đén nhu cầu và lợi ích, đến
cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng.
Nghiên cứu dấu hiệu này cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn
so với những người không phạm tội ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm tội ở các
loại tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau. Chẳng hạn những người
phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn cao hơn những người phạm tội khác.
3. Nhóm đặc điểm xã hội
Thuộc về nhóm đặc điểm xã hội của người phạm tội có thể kể đến các đặc điểm về
việc làm, nghề nghiệp, thành phần xã hội, về hoàn cảnh gia đinh, hoàn cảnh kinh tế.,
và các đặc điểm về môi trường, quá trình được giáo dục, đào to...
Nghề nghiệp và thành phần xã hội của người phạm tội (công nhân, nông dân, trí thức,
học sinh, hưu trí...) được thống kê cho thấy những người thực hiện tội phạm không cỏ việc
làm chiêm tỉ lệ khá cao, đặc biệt ở trường hợp tái phạm. Đặc điểm này có liên quan chặt chẽ
với đặc điểm về trình độ văn hoá thấp và đặc điểm có những sỞ thích không đúng đắn. Đổi
với những trường hợp có nghề nghiệp thì phần lớn là người lao động phổ thông, không qua
đào tạo nghề như làm nông nghiệp, lao động tự do, buôn bán nhỏ.
Nghiên cứu đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng vì cho phép kết luận tội phạm nào
thường xảy ra ở lĩnh vực nào của đời sống xã hội và trong lĩnh vực sản xuất, ngành nào thuộc
nền kinh tế quốc dân.
Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động lên sự hình thành nhân cách của
con người và ảnh hưởng đến khuynh hưởng và sự kiên định thực hiện tội phạm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có gia đình phạm tội ít hơn những người
chưa có gia đình. Việc hình thành định hướng xấu trong con người thường xuất phát từ
những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình có vợ chồng ly hôn, gia đình có cuộc sống
không hoà thuận hoặc gia đình có thành viên sổng không có trách nhiệm với gia đình, thậm
chí có quan điểm, quan niệm, xử sự trái đạo đức, trái pháp luật v.v
Ngoài ra các dấu hiệu xã hội khác như nơi cư trú (thành phố hay nông thôn), sự di cư,
hoàn cảnh kinh tế cũng cố ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội.
Câu 32: Căn cứ và ý nghĩa việc phân loại dạng người phạm tội.
Mỗi người phạm tội là thực thể riêng biệt nhưng toàn bộ những người phạm tội có thể
phân thành các loại khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Trong tội phạm học, các cách
phân loại người phạm tội sau thường được sử dụng:
1.Phân loại người phạm tội theo đặc điểm chung của nhân thân người phạm tội. Với
cách phân loại này, người phạm tội được phân chia thành các nhóm theo một số đặc điểm
chung về nhân thân như :
- Theo giới tính, chia người phạm tội thành hai loại nam, nữ;
- Theo độ tuổi, chia người phạm tội thành bốn nhóm là người chưa thành niên, thành
niên, trung niên, người già;
- Theo trình độ văn hoá, chia người phạm tội thành bôn nhóm: không biết chữ và tiểu
học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; cao đẳng và đại học.
- Theo thành phần xã hội (địa vị xã hội), chia người phạm tội thành eác nhóm: Công
nhân, nông dân, công chức, viên chức, học sinh, hưu trí;
Cách phân loại người phạm tội dựa vào các tiêu chí hói trên chi cỏ thể giúp xác định
định hướng chung cho công tác phòng ngừa tội phạm thẹo nhóm dân cư nhưng không thể
đưa ra được biện pháp phòng ngừa cụ thể vi những người cỏ cùng độ tuổi, giới tính, thành
phần xã hội có thể thực hiện những tội phạm khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội cũng như về động cơ phạm tội.
Vì vậy cách phân chia người phạm tội trong tội phạm học được dùng phổ biến là phân
chia theo khuynh hướng và giá trị định hướng (nội dung của động cơ phạm tội) hoặc theo
mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng chống xã hội (mức độ nguy hiểm cùa
nhân thân người phạm tội). Cả hai cách phân loại này đều xuất phát từ việc đánh giá tất cả
các khía cạnh đặc điểm chính của nhân thân, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của người phạm tội. Việc phân loại này giúp chúng ta đề ra các biện pháp áp dụng cải tạo,
giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tái phạm và đề ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
2. Phân loại người phạm tội theo đặc điểm về khuynh hướng chống đối và định
hướng giá trị. Với cách phân loại này, người phạm tội được chia làm 5 nhóm sau:
a. Những người phạm tội có khuynh hướng chống đối chế độ, có mục đích chống
chính quyền;
b. Những người phạm tội có thái độ coi thường các giá trị con người về tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự;
c. Những người phạm tội có động cơ vụ lợi, có tư tưởng làm giàu, không tôn ưọng
nguyên tắc phân phối theo lao động, không tôn trọng sở hữu của người khác;
d. Những người phạm tội có thái độ hư vô chủ nghĩa đối với các quy định của Nhà
nước cho mọi công dân (nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ gia đình...);
e. Những người phạm tội có tư tưởng nhẹ dạ, thiếu trách nhiệm, không cẩn thận đối
với những quy định, những yêu cần khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Phân loại người phạm tội theo mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng
chống đối xã hội.
Cách phân chia người phạm tội theo khuynh hướng và định hướng giả trị nói trên cần
phải được bổ sung thêm bằng phân loại theo dấu hiệu khác là mức độ ngoan cố và sự kiên
định của khuynh hướng đó vì những trường họp có cung khuynh hướng có thể có mức độ
nguy hiểm khác nhau, ở người này khuynh hướng chống đối là chủ yếu, vững bền còn ờ
người khác lại chí là tạm thời.
Theo cách phân loại này có thể chia người phạm tội thành 5 nhóm:
a. Nhóm ngẫu nhiên bao gồm những người phạm tội lần đầu, tội phạm mà họ thực
hiện là tội ít nghiêm trọng và do hoàn cảnh.
Việc phạm tội hoàn toàn đối lập vói phẩm chất tích cực của người đó trước thời
điểm phạm tội;
b.Nhóm theo tình huống bao gồm những người phạm tội lần đầu nhưng tội đó là
nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, việc thực hiện tội phạm chịu sự tác động của ngoại cảnh
mặc dù nhân thần của người đó trước lúc' phám tội'lả không xấu;
c. Nhóm không kiên định bao gồm những người phạm tội lần đầu nhưng trước đó đã
vi phạm pháp luật (đã bị xử lí hành chính, xử 11 kỉ luật);
d. Nhóm có ac ý bao gồm những người phạm tội nhiều lần (kể cả tái phạm nhưng
chưa phải tội phạm nguy hiểm);
e. Nhóm đặc biệt nguy hiểm bao gồm những người tái phạm nguy hiểm và người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 33: Động cơ của tội phạm trong cơ chế hành vi phạm tội.
Hình thành động cơ của tội phạm được coi là khâu đầu tiên của cơ chế HVPT.
Động cơ được hiểu là sự thúc đẩy bên trong dẫn đến hành vi này hay hành vi khác. Nó
thường được coi là nguyên nhân trực tiếp của TP. Nghiên cứu động cơ sẽ giúp trả lời câu hỏi
vì sao con người lại có những xử sự khác nhau.
Các tội phạm cố ý luôn có động cơ.
Bản thân động cơ với tư cách sự thúc đẩy bên trong ko phải là tội phạm Như đã đề cập
đến khái niệm động cơ, ta điều hiểu rằng động cơ là yếu tố thúc đẩy, đóng vai trò là đích cuối
cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của mình. Động cơ
được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận
thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ.
Nói đến động cơ và hoạt động thì không thể bỏ qua hành vi của con người. Hành vi là
những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể hóa
nhằm đạt được những mục đích có chủ định và mong muốn. Quá trình thực hiện tội phạm
cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội mà ở đó động cơ thúc đẩy được gọi là động cơ phạm
tội. Động cơ phạm tội theo tâm lý học pháp lý là động lực bên trong thúc đẩy ngưi phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người
phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý,
cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.
Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các dấu
hiệu cấu thành tội phạm. Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện
cơ bản. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác
như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian...khi không có hành vi khách quan,
những biểu hiện về mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi
khách quan. Hành vi phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa hành vi
khách quan (gây hại) và mặt chủ quan (có lỗi). Việc thực hiện hành vi phạm tội này trở thành
tội phạm. Như vậy, động cơ có phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi, thúc đẩy hoạt động
phạm tội đạt mục đích.
Câu 34: Vai trò của tình huống cụ thể trong cơ chế hành vi phạm tội
Khái niệm tình huống
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh
tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội
nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Duới khía cạnh TPH thì đó là sự kiện hoặc tình trạng tạo nên sự quyết tâm thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, thúc đẩy hoặc cản trở nó. Tình huống thường có trước hành vi
phạm tội, hoặc có thể đi cùng việc thực hiện tp.
Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là
nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Một số tình huổng đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ,
từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Vdụ:Hành vi ngoại tình, phản bội vợ
của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành động cơ ghen tuông, thù hận, từ đó nảy sinh
ý định giết chồng ở người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc cho người chồng chết.
Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có
sẵn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không có ảnh hưởng gì đến
việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp này, tinh huống đóng vai
trò như là cơ hội phạm tội.
Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào người
rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng vắng vẻ, chỉ có một
người bán hàng ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dùng dao khống chế người bán
hàng cưóp tiền.
Câu 35: Vai trò của nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội
Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội diễn ra đa dạng và phức tạp. Hành vi phạm tội là
hoạt động tâm lý của người phạm tội, thể hiện trong thực tiễn khách quan. Và khi thực hiện
hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham gia của nhận thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu
của người phạm tội. Nhận thức giúp con người xác định được mục tiêu cần hướng tới, cảm
xúc làm cho họ gắn với mục tiêu hơn, ý chí giúp họ vượt qua khó khăn trong trong quá trình
thực hiện hành vi phạm tội, còn nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo thành động cơ thúc đẩy
người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội là kết quả tác động của cá
nhân người phạm tội với môi trường, trong đó yếu tố cá nhân, nhân thân vô cùng quan trọng.
Nhân thân là những đặc điểm thuộc về người phạm tội (được tích lũy hình thành trong
suốt quá trình sống) và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi họ tham gia vào
các mối quan hệ xã hội. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiên
cứu là những đặc điểm mang tính đặc trưng, phổ biến điển hình và có vai trò quan trọng
trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội
được tội phạm học nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể, như: Đặc điểm sinh học tuổi tác,
giới tính, đặc điểm xã hội trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý phản
ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội, đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý
hình sự
Việc xác định các quy luật của cách xử sự của người trong xã hội. Trong đó có quy
luật của việc một con người từ chỗ không phạm tội, không có ý định giết người bước vào con
đường phạm tội và đi đến quyết định giết người. Việc này cần phải xác định rõ sự ảnh hưởng
mạnh mẽ trong các phạm vi khác nhau. Thứ nhất: Đó là ảnh hưởng của môi trường xã hội nói
chung. Chính môi trường xã hội tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội,
nhưng ở phạm vi khác nhau như: ảnh hưởng ở phạm vi rộng của sự phát triển của nền kinh tế
trong nước và quốc tế dẫn đến sự phát triển không đồng đều, cạnh tranh không lành mạnh….,
sự tiếp cận và du nhập văn hóa không có tính chọn lọc, sự phát triển của công nghệ thông
tin… tất cả những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân thân của người
phạm tội. Ở một nghĩa hẹp hơn sự ảnh hưởng của việc giáo dục ở gia đình (điều kiện sinh
hoạt vật chất, cơ cấu của gia đình, phương pháp giáo dục của gia đình), những thiếu sót trong
việc giáo
dục của Nhà trường, trong môi trường sản xuất (tình hình tổ chức sản xuất, công tác kế
hoạch, công tác kiểm tra, thống kê, kỷ luật lao động, công tác tổ chức cán bộ, công tác văn
hóa giáo dục với quần chúng, thái độ của lãnh đạo, tập thể đối với quyền lợi chính đáng của
nhân viên…). Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân thân của người phạm
tội. Có thể rằng con người tồn tại trong xã hội, mỗi cá nhân là một thành tố của xã hội. Xã
hội chính là môi trường cho việc phát triển của con người.
Môi trường sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân thân của con
người và ngược lại. Con người do một số lý do cụ thể: Xuất phát từ chính từng cá nhân đó
mà phạm tội. Có thể có động cơ, mục đích từ trước cũng có thể không. Như vậy, cơ chế hình
thành nhân thân người phạm tội giết người nhìn từ góc độ môi trường xã hội cũng là một yếu
tố quan trong quyết định tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của người phạm
tội gây ra.
Ngoài yếu tố về môi trường xã hội, quá trình hình thành nhân thân người phạm tội còn
diễn ra dưới ảnh hưởng của những yếu tố mang tính đạo đức, tâm lý. Nghĩa là thái độ của cá
nhân đối với các giá trị xã hội, tư tưởng tham lam, ích kỷ, thái độ đối với nhân cách của con
người, các sở thích, ham muốn…
Ví dụ: việc giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến tâm lý
xuất phát phỏng đoán từ những hành vi khác nhau. Đơn thuần là giết người nhằm mục đích
để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nhiều người phạm một tội có cùng chung mục
đích có thể xảy ra việc một trong hai người phạm tội sau khi chiếm đoạt được tài sản này
sinh ra lòng ích kỷ và vụ lợi cá nhân dẫn đến việc phản bội nhau, rồi giết nhau để chiếm lấy
toàn bộ tài sản về mình. Vì vậy, trong việc này vừa có vấn đề về đạo đức vừa có diễn biến
tâm lý do môi trường bên ngoài tác động vào. Có thể nói rằng tâm lý người phạm tội cũng rất
phức tạp xuất phát từ những có chế hình thành nhân thân của từng chủ thể trong môi trường
sống.
Bên cạnh các ảnh hưởng đối với nhân thân đối với cơ chế hình thành hành vi phạm tội
thì môi trường gia đình cũng giữ một vai trò đáng kể. Con người hình thành cơ chế phạm tội
có thể được bắt đầu bằng đời sống vật chất của gia đình, đến cơ cấu của gia đình. Đặc biệt là
phương pháp giáo dục của gia đình. Ở phương diện thứ nhất nói về đời sống vật chất gia
đình cũng có tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội. Vì túng thiếu, gia
đình nợ nần chồng chất có thể dẫn đến việc hình thành ý định phạm tội. Dưới góc độ nào đó,
nhân thân người phạm tội bị ảnh hưởng do sự tác động về đời sống vật chất của gia đình… Ở
phương diện thứ hai là nói đến cơ cấu gia đình. Một người sống trong gia đình có cơ cấu gia
đình không đầy đủ có thể hình thành nên yếu tố tiêu cực trong nhân thân người phạm tội.
dụ như: chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, hoặc mồ côi cả cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ
đến việc hình
thành nhân cách con người. Con người khi lớn lên thiếu sự giáo dục, giám sát của bố mẹ,
thiếu tình cảm dẫn đến những sai lầm trong hành vi và xử sự. Nói về phương diện giáo dục
của gia đình, đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của từng cá nhân
trong xã hội.
Có thể nói, nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản
ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình
huống và hòan cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó.
| 1/20

Preview text:

ÔN TẬP TỘI PHẠM HỌC
Câu 1: Khái niệm tội phạm học
TPH là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tp với tư cách là một hiện tượng xã hội,
nghiên cứu về tình hình tp, các loại tp cụ thể, về nguyên nhân, điều kiện phạm tội và tất cả
các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong
xã hội, về nhân thân ng phạm tội, cũng như đề ra những gphap phòng chống tội phạm và các vi phạm pl khác.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của TPH
+ Tội phạm và tình hình tội phạm
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
+ Nhân thân người phạm tội + Phòng ngừa tội phạm
+ Tội phạm và tình hình tội phạm
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
+ Nhân thân người phạm tội +Phòng ngừa tội phạm
Câu 3: phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê hình sự: có ý nghĩa rất to lớn đối với việc nghiên cứu
- Phương pháp thống kê hình sự: có ý nghĩa rất to lớn đối với việc nghiên cứu tình hình
tội phạm và các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng đó. Tiến hành qua 3 gđoan: thu
thập, tổng hợp và phân tích
- Phương pháp nghiên cứu tội phạm học chọn lọc: Các điều tra chọn lọc cung cấp cho
chúng ta thông tin bổ sung về những vấn đề của tph, những thông tin k thể thu thập đc trong
thống kê hình sự và các lĩnh vự thống kê khác.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Khi tiến hành nghiên cứu tph nta thường sử dụng
các phương pháp xã hội như: phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm, nghien cứu
các vụ án hình sự, pp đánh giá giám định. Những thông tin thu thập đc từ pp này mang tính
chất đánh giá, chủ quan khác với thông tin có trong các bài báo thống kê.
Câu 4: Nhiệm vụ của tph
1. Cập nhật và thu thập các thông tin, tài liệu chính xác về tp và tình hình tp đã
xảy ra trong đời sống xã hội.
2. Nhận biết và làm sáng tỏ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tình hình tp cụ
thể trong từng giai đoạn nhất định
3. Nghiên cứu chuyên sâu nhân thân ng phạm tội.
4. Lập kế hoạch phòng ngừa và dự báo tình hình tp trong tương lai, cũng như xây
dựng thêm nhiều chương trình quốc gia lớn, tầm cỡ về công tác đấu tranh phòng và chống tp
5. Đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể góp phần hoàn thiện hệ thống pl nói chung
và pl trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng
6. Nghiên cứu tình hình các loại, nhóm tp nguy hiểm, đang phổ biến, có chiều hướng
tăng nhanh ở nước ta theo các đề án trong chương trình tổng thể đấu tranh phòng chống tp và từ thực tế
7. xây dựng cho mình 1 hệ thống lý luân đầy đủ và hoàn chỉnh, tổng quát và khái quát.
Câu 5: mối liên hệ giữa tph và khoa học luật hình sự
- Mặc dù 2 ngành khoa học này độc lập với nahu nhưng có quan hệ chặt chẽ vs nhau. -
- Cả 2 đều nghiên cứu về tp nhưng theo cách thức khác nhau.
+ Luật hình sự nghiên cứu những hành vi trên khía cạnh pháp lý như khái
niệm, các dấu hiệu của những hành vi trái pl, trách nhiệm hình sự, và hâu quả pháp lý
của việc thực hiện hành vi phạm tội. Còn Tph thì nghiên cứu về tình hình tp, nguyên
nhân và điều kiện phạm tội; nhân thân ng phạm tội…
+ Luật hình sự xác định phạm vi, ranh giới đối tượng của tph. Danh sách các tp
và nhóm tp mà tph nghiên cứu cũng đc xđ bởi bộ luật hình sự
+ Tph sử dụng các khái niệm mà khoa học luật hình sự đưa ra như khái niệm
tp, các dạng loại tội cụ thể; người phạm tội, tái phạm… và cô hình phạt là 1 trông
những phương pháp đấu tranh phòng ngừa tp.
+ Tph cung cấp những tri thức về thực trạng, cơ cấu và diễn biến tình hình tp
trong xh, quy luật vận động của tp. Những dự đoán về những thay đổi của tình hình tp,
các nguyên nhân điều kiện của nó sẽ giúp các nhà làm luật quy định tội mới hoặc xóa
bỏ tp cũng như việc đưa ra những chế tài phù hợp kể cả việc thay thế hình phạt bằng
biện pháp tác động hình sự khác.
Câu 6: mối liên hệ giữa tph và khoa học luật tố tụng hình sự
Luật TTHS là ngành khoa học nghiên cứu về thủ tục điều tra và thủ tục xét xử vụ
án. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, VKS và tòa án trong từng vụ án hình sự cụ thể thì phải
tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc thực hiện tp. Tph đã cung cấp cho cán bộ và cơ
quan có thẩm quyền nói trên những phương pháp để xác định nguyên nhân và điều kiện gây ra tp đó.
Câu 7: mối liên hệ giữa tph và khoa học điều tra hình sự
Khoa học điều tra hình sự nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật, chiến thuật điều tra
hành vi phạm tội. Nhận đc từ tph các số liệu về tình hình tp, các đặc trưng của cơ chế thực
hiện hành vi phạm tội khác nhau và về các dấu hiệu nhân thân của ng phạm tội.
Như vậy khoa học điều tra hình sự sử dụng các thông tin này để lập ra các biện pháp
điều tra, khám phá tp hiệu quả hơn.
Câu 8: Mối liên hệ của tội phạm học với tâm lý học và xã hội học
 Mối quan hệ giữa tội phạm học với tâm lý học.
Tâm lý học nghiện cứu các quy luật tâm lý, tâm lý xã hội, tâm lý các nhân như những
hứng thú, nhu cầu, động cơ mục đích, thói quen, quá trình hình thành nhân cách TPH cũng
nghiên cứu nghiên cứu về tâm lý nhưng đó là tâm lý người phạm tội
TPH vận dụng những hiểu biết về tâm lý vào việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội, nguyên nhân và điều kiện dự báo tình hình tội phạm. Còn tâm lý học cũng thu nhận
những tài liệu có giá trị từ tội phạm học để giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu của
mình. Bởi vì các đặc điểm tâm lý cá nhân và quy luật tâm lý được thể hiện khá rõ nét ở hành vi phạm tội.
 Tội phạm học với xã hội học
Xã hội học nghiên cứu các mối quan hệ xã hội, trạng thái chất lượng các quan hệ xã
hội, THTP là một hiện tượng xã hội. Về mặt nội dung tội phạm học nghiên cứu tình hình tội
phạm tức là tính chất nó nghiên cứu một nhóm quan hệ xã hội, tội phạm học như một dạng
chuyên ngành về tội phạm.
Về mặt cấu trúc tội phạm học là một KHXH về chuyên ngành chủ nghĩa duy vật lịch
sử, là chung nhất về xã hội học.
Môn học XHH nghiên cứu về khoa học nói chung ngoài ra còn có các lĩnh vực như
xã hội học về nông thôn, XHH về nghệ thuật, XHH về văn hóa, chính trị kinh tế hôn nhân…
Về mối quan hệ; TPH kế thừa những thành tựu lý luận của XHH nói chung và XHH
chuyên ngành để phát triển lý luận của mình.
Ngược lại TPH cũng cung cấp những thông tin lý luận thuộc lĩnh vực nghiên cứu của mình trong XHH.
Câu 9: Khái niệm tình hình tội phạm
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội-pháp lý tiêu cực mang tính phổ biến, tính thay
đổi vè mặt lịch sử, được hình thành từ tổng thể các tội phạm được thực hiện trong 1 khoảng
thời gian nhất định và trên một không gian xác định và các chỉ số về chất.
Câu 10: Khái niệm nguyên nhân của tội phạm.
Nguyên nhân của tội phạm là những hiện tượng của đời sống xã hội, phát sinh ra tội
phạm, hỗ trợ nó tồn tại, thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của tội phạm.
Câu 11: Phân biệt khái niêm “nguyên nhân của tội phạm”, “điều kiện của tội
phạm”, “tính quyết định của tội phạm”
Khi nghiên cứu tội phạm chúng ta phải nghiên cứu và lý giải được vì sao tội
phạm xảy ra. Đó chính là nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Nguyên nhân theo phép biện chứng duy vật là sự tác động lẫn nhau giữa một hoặc
một số đối tượng này làm phát sinh một hoặc một số đối tượng khác. Xét về mặt thời gian
nguyên nhân có trước kết quả có sau.
Nếu coi THTP là hậu quả thì những hiện tượng quá trình xã hội tác động làm phát sinh
THTP được coi là nguyên nhân và điệu kiện
Nguyên nhân chính là những sự vật hiện tượng có khả năng trực tiếp làm phát sinhTHTP
Điều kiện tuy không có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm nhưng
nó có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy hoặc đảm bảo cho tình hình tội phạm phát sinh. Nếu thiếu
nguyên nhân hoặc điều kiện thì không có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm.
Khi đấu tranh phòng chống tội phạm thì chúng ta sẽ khắc phục nguyên nhân và điều
kiện, ưu tiên khắc phục nguyên nhân vì khắc phục điều kiện chỉ là tạm thời.
Câu 12: Khái niệm nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là tổng thể những thuộc tính tiêu cực quan trọng mang tính
xã hội, được hình thành và phát triển trong quá trình tác động qua lại một cách có hệ thống
và đa dạng của những người khác nhau.
Câu 13: Khái niệm của cơ chế hành vi phạm tội
Cơ chế của hành vi phạm tội là sự tiến triển của hành vi mang tính kế tiếp
nhất định: xuất hiện ý định phạm tội, ra quyết định thực hiện tội phạm, lập kế hoạch
hành động và cuối cùng là thực hiện chúng bởi người phạm tội
Câu 14: Khái niệm nạn nhân của tội phạm
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi vi phạm tội trực
tiếp hại gây ra những thiệt hại về thể chất , tinh thần , tài sản hoặc các quyền lợi ích hợp pháp khác.
Câu 15: Khái niệm dự báo tội phạm
Dự báo tội phạm là sự phỏng đoán trên cơ sở khoa học những thay đổi cơ bản của sự
tiến triển về tình hình tội phạm hoặc xác xuất việc thực hiện tội phạm của những con người
cụ thể trong tương lai.Theo nghĩa rộng thì dự báo còn được hiểu là sự “nhìn trước” những
hiện tượng mới có tính nguy hiểm cho xã hội cần được tội phạm hóa, dự báo sự mất dần đi
của những loại tội phạm riêng biệt để phi tội hóa chúng, dự báo hiệu quả tác động của những
quy phạm pháp luật hình sự, những biện pháp phòng ngừa, dự báo sự phát triển của chính
khoa học tội phạm và những khả năng của nó.
Câu 16. Khái niệm phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp khác nhau của nhà nước, xã hội
nhằm khắc phục, hạn chế và loại trù nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn và
kiểm soát nó trong xã hội.
Câu 17. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm trong tội phạm học.
Tình hình tội pham không chỉ đơn thuần là tổng số các vụ phạm tội đã xảy ra mà nó
phản ánh bản chất của tổng hòa các tội phạm đã xảy ra như: số lượng, cơ cấu, tính chất của
từng loại tội phạm khác nhau mang đầy đủ các đặc điểm của hệ thống xã hội hiện tại. Tình
hình tội phạm không chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả
diễn biến (tăng, giảm hay ổn định) của tình trạng này.
Nghiên cứu tình hình tội phạm là có sự phân tích, đánh giá tình hình một cách đầy đủ
và toàn diện tính nghiêm trọng (về mức độ và tính chất) của tội phạm đã xảy ra, quan trọng
hơn là phải giải thích, phát hiện được nguyên nhân để dự liệu tội pham sẽ xảy ra ntn trong
thời gian tới qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Câu 18. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm trong tội phạm học.
Việc nghiên cứu nguyên nhân tội pham đóng vai trò quan trọng trong tội phạm học.
Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, cần phải nghiên cứu về nguyên nhân để từ đó xây
dựng các biện pháp phòng ngừa sát với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên
nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội.
Câu 19. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những
đặc điểm nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội
hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực.
Dựa vào nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định
được những yếu tố rủi ro từ phía người phạm tội và những yếu tố tác động tiêu cực từ môi
trường xã hội trong sự tác động qua lại với nhau hình thành nguyên nhân của TP.
Trên cơ sở nghiên cứu nhân thân người phạm tội có thể xây dựng các biện pháp phòng
ngừa TP bằng cách tác động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc
điểm nhân thân tiêu cực, các biện pháp này chủ yếu là biện pháp tác động từ môi trường xã
hội có tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng hầu hết
các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác
động của môi trường xã hội.
Câu 20. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ chế của hành vi phạm tội trong tội phạm học.
- Cơ chế về việc không hiểu biết pháp luật.
Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu
thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng
khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới nhân dân, giúp người dân có được
những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Qua đó, góp phần hạn chế những hành vi
phạm tội xảy ra có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
- Cơ chế về các khiếm khuyết về tâm sinh lý dẫn tới hành vi phạm.
Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạm tội có
tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ quan dẫn tới
hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo từng trường
hợp pháp luật cụ thể mà đưa ra những kết luận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích hay động
cơ phạm tội; từ đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử lý, áp
dụng khung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan người vô tội, người
không bị coi là tội phạm, đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bảo tính công
bằng và nghiêm minh của pháp luật.
- Cơ chế về mối liên hệ nhân – quả giữa các hành vi phạm tội.
Cơ chế này cho thấy, thông thường khi cá nhân nào đó thực hiện liên tiếp các hành vi
phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân quả nhất định. Vì vậy, khi một
hành phạm tội xảy ra, các cơ quan chức năng phải tùy từng trường hợp cụ thể mà sớm áp
dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra.
Câu 21. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học.
- Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm sẽ giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các nguyên
nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi phạm tôi. Đánh giá toàn diện các yếu tố có vai
trò quan trọng từ phía nạn nhân (xử sự có lỗi hay không có lỗi của nạn nhân) trong việc thúc
đẩy làm hình thành ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội, và
việc tìm hiểu đặc trưng của các nhóm có nguy cơ cao trở thành nạn nhân tội phạm có vai trò
quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro và hạn chế các nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ trở
thành nạn nhân, xây dựng định hướng các biện pháp phòng ngừa.
- Nghiên cứu nạn nhân giúp hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như các chính sách
hình sự, chính sách xã hội để tăng cường bảo vệ nạn nhân cũng như người thân của họ.
Ngoài ra nghiên cứu nạn nhân giúp cho việc xác định các thiệt hại mà họ phải gánh chịu từ
đó xây dựng những quy định về mức bồi thường thiệt hại và trợ giúp nạn nhân.
Câu 22. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dự báo tội phạm trong tội phạm học.
Quá trình tiến hành công tác đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra rất phức tạp, đòi
hỏi phải chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tội phạm xảy ra. Điều đó cho thấy việc
nghiên cứu và tổ chức dự báo là cần thiết và cấp bách.
Khoa học dự báo tội phạm có thể cung cấp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật những
thông tin cần thiết về tình hình TP, động thái, diễn biến, cơ cấu tính chất của tình hình TP, của
từng loại, từng nhóm TP qua các năm, dựa vào đó các cơ quan có thể xác định phương
hướng, biện pháp đấu tranh phòng ngừa đồng thời chuẩn bị phương tiện, lực lượng cần thiết
để ngăn chặn TP trong những điều kiện hoàn cảnh đã thay đổi.
Câu 23: Ý nghĩa của việc nghiên cứu phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học
Phòng ngừa tội phạm đem lại ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội nhà nước và xã hội
có sự chia sẻ trách nhiệm với người phạm tội
Về mặt kinh tế, phòng ngừa tội phạm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về
kinh tế mà tình hình tội phạm gây ra trong xã hội kể cả những thiệt hại gián tiếp mà nhà
nước, xã hội phải chi phí để khắc phục hậu quả do tội phạm để lại.
Về mặt quản lý xã hội, thông qua họat động phòng ngừa tội phạm, nhà nước có thể
kiểm sóat được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó nâng cao tính hiệu
quả của họat động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cường hiệu quả trong họat động chuyên
môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Câu 24: Phân tích các thuộc tính của tình hình tội phạm a. Mang tính xã hội
Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là
tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều
mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực.
Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các
quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội
Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội :
kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …
Mức độ và tính chất cuả THTP tại các hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau và tại các
quốc gia khác nhau có mỗi tương quan chặt chẽ với hoàn cảnh sống và hoạt động của con
người nơi đó. Những dạng THTP cụ thể được xác định bởi xã hội và quốc gia.
Trong những quốc gia khác nhau có đặc trưng riêng của mình trong cách hiểu tội
phạm và không phải tội phạm.
Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể :
khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ
những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng
ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội b. Mang tính pháp lý
Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên
tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đóan bằng việc
đe dọa áp dụng hình phạt
Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý
nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, cho phép
chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong
xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hứơng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị
thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế
Ví dụ Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong
bộ luật hình sự hiện nay. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội phạm chính thức mới *Ý nghĩa:
Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự,
cần phải dựa vàoo những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như
các dấu hiệu tội phạm khác . Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng
cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội
c. Mang tính thay đổi về mặt lịch sử
Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có sự thay
đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví dụ Tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung.
Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của cáchình thái kinh tế
xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay
đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi.
Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đọan lịch sử khác nhau là có
sự khác nhau. Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp
từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đọan công
cụ, phuơng tiện phạm tội ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau
Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng
bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …
Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để có thể
hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó có thể dự đóan
được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai và phòng
ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể và có
thể thay đổi, hòan thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử d. Mang tính tiêu cực
So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa mang tính
tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại về mọi
mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện ( được định lượng khá rõ rệt )
• Thiệt hại về vật chất ( vd :chi phí khổng lồ chi trả cho công tác đấu tranh phòng,
chống, phục hồi công lý, hình phạt cho người phạm tội…)
• Thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe
• Thiệt hại về tinh thần :
Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem
xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng ngừa tội phạm luôn
phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế họach của quốc gia cũng như từng địa phương e. Mang tính phổ biến
THTP với tư cách là hiện tượng phổ biến chứa đựng tổng thể những hành vi phạm tội
và những người thực hiện chúng trong không gian và thời gian xác định. THTP không phải là
sự tổng hợp những hành vi phạm tội riêng lẻ một cách cơ học mà là hiện tượng XH mang
tính phổ biến, chứa đựng những dấu hiệu đặc thù riêng về lượng và chất có liên hệ mật thiết
với nhau tạo thành một thể thống nhất.
Câu 25: Vai trò của những dấu hiệu định lượng trong nghiên cứu về tình hình tội phạm
Xác định được số lượng tội phạm và chủ thể thực hiện chúng. Xác định đượcsố lượng
tội phạm trong từng lĩnh vực như tội phạm vì vụ lợi, tội phạm do vô ý, tộiphạm thực hiện bởi
phụ nữ, người chưa thành niên, quân nhân…
Sự thay đổi của THTP theo thời gian
Giúp cho việc phòng, chống, ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả; từ thực tế đưa ra
các giải pháp giải quyết hữu hiệu; hạn chế được số người phạm tội….
Câu 26: Vai trò của những dấu hiệu định tính trong nghiên cứu về tình hình tội phạm
Xác định được cơ cấu THTP (số lượng các tội phạm đã bị phát hiện, điều tra, truy tố,
xét xử về hình sự); xác định được số lượng các tội phạm ẩn
Giúp cho việc phòng, chống, ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả; từ thực tế đưa ra các
giải pháp giải quyết hữu hiệu; hạn chế được số người phạm tội….
Câu 27: Mối liên hệ giữa những dấu hiệu định lượng và những dấu hiệu định tính của tình hình tội phạm
- Đều là các thông số về tình hình tội phạm
- Có quan hệ mật thiết với nhau. Giúp người nghiên cứu hiểu sâu về tình hình tp.
- Mỗi dấu hiệu phản ảnh một khía cạnh của THTP nhưng dấu hiệu này là số liệu
để thống kê dấu hiệu kia.
Câu 27: Nội dung nhưng dấu hiệu định lượng của tình hình tội phạm
Thông số về số lượng bao gồm hai thành phần chính đó là thông số về thực trạng tình
hình tội phạm và động thái (diễn biến).
 Thực trạng của THTP được tính bởi các chỉ số tuyệt đối (mức độ) và chỉ số tương đối (hệ số)
- Chỉ số tuyệt đối (những số được đưa thống kê) gồm số liệu về tội phạm và những
chủ thể thực hiện những tội phạm đó trên một lãnh thổ xác định và trong một khoảng thời
gian nhất định. Mức độ có tính đén số lượng chung của những tội phạm và chủ thể thực hiện
chúng, có thể tính được số lượng tội phạm vì vụ lợi, tội phạm dùng vũ lực, tội phạm do vô ý
và những loại tội phạm khác…
Thông số về thực trạng là thông số nói lên tổng số các tội phạm đã thực hiện trong xã
hội và số người tham gia thực hiện các tội phạm đó.
Các tội phạm đã thực hiện trong xã hội được xem xét dưới hai góc độ:
+ Số tội phạm đã bị phát hiện
+ Số tội phạm chưa bị phát hiện (tội phạm ẩn)
Khi nghiên cứu về số lượng tội phạm đã bị phát hiện các dựa vào số liệu thống kê có liên quan như là: + Phạm pháp hình sự
+ Khởi tố vụ án hình sự
+ Số lượng vụ án đã được đưa ra xét xử tai Tòa án.
Số tội phạm ẩn có thể chưa bị phát hiện, báo cáo trễ, báo cáo sai. Muốn phát hiện tội
phạm ẩn phải thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn.
Tội phạm ẩn là tổng thể các hành vi phạm tội (cùng các chủ thể của các hành vi đó) đa
xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lí theo quy định của pháp luật
hình sự hoặc không có trong thống kê hình sự. Thời gian qua nước ta vẫn tồn tại 3 loại tội
phạm ẩn khác nhau: TPA khách quan, TPA chủ quan, TPA thống kê
Khi đánh giá thực trạng của THTP thì cần thu thập được những thông tin về: tỉ trọng
riêng của tội phạm theo mức độ nghiêm trọng ( ít nghiêm trọng, NT, rất NT, đặc biệtNT);
theo dạng và nhóm tội phạm (giết người, trộm, cướp…)theo dạng và hình thức lỗi (cố ý và vô ý)
theo chủ thể tội phạm (phụ nữ, trẻ vị thành niên, người có chức vụ quyền hạn…) theo số
lượng nạn nhân của tội pham; theo tính chất và phạm vi thiệt hại…
Hệ số của tình hình tội phạm là chỉ số phản ánh tính phổ biến của tình hình tội
phạm trên một đơn vị dân cư là 10 ngàn dân hoặc 100 ngàn dân.
 Động thái tình hình tội phạm
Là sự vận động và thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong một
khoảng thời gian nhất định. Động thái của THTP phản ánh trong số liệu tuyệt đối những tội
phạm đã được ghi nhận, số lượng chủ thể thực hiện tội phạm đã được làm rõ… thông thường
được hình thành dưới dạng thống kê theo năm hoặc theo từng giai đoạn.
Câu 28: Nội dung nhưng dấu hiệu định tính của tình hình tội phạm
Những dấu hiệu định tính chỉ ra cơ cấu và tính chất của hành vi.
 Cơ cấu của tình hình tội phạm
Là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong tổng thể tình hình
tội phạm nói chung trong một không gian nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong đó tỷ trọng của các loại tội phạm là số lượng tội phạm đó trên tổng số các loại tội phạm được thựa hiện.
Tương quan giữa các loại tội phạm chính là sự tương quan về số lượng giữa các
loại tội với nhau. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà mô hình cơ cấu tội phạm được xây dựng khác nhau.
Ở Việt Nam mô hình cơ cấu tội phạm từ chung nhất đến khái quát gồm tỷ trọng mối
tương quan giữa tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trong, tỷ trọng mối tương quan giữa lỗi cố
ý và lỗi vô lý, tỷ trọng mối tương quan giữa các loại tội phạm theo các chương (nhóm tội
phạm theo BLHS), tỷ trọng mối tương quan trong từng nhóm tội phạm, tỷ trọng mối tương
quan các tội nghiêm trọng và phổ biến nhất, tỷ trọng và mối tương quan giữa các tội tái phạm
lại do người chưa thành niên thực hiện, phụ nữ thực hiện).
 Tính chất của tình hình tội phạm
Thể hiện ở số liệu các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, các đặc điểm của nhân thân
người phạm tội trong cơ cấu của tình hình tội phạm.
Các chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm (các chỉ số bổ sung). Có những
trường hợp cần xem xét chỉ số về sự thiệt hại để đánh giá được tính nguy hiểm của tình hình
tội phạm, nó bổ sung cho các chỉ số về lượng và về chất và về các thông tin của tình hình tội phạm.
+ Chỉ số thiệt hại về vật chất (vd: tài sản bị mất hư hỏng được tính thành tiền)
+ Chỉ số nạn nhân do tội phạm gây ra (vd: số người bị chết bị thương do tội phạm gây ra)
+ Chỉ số về tiền, công lao động dùng chi phí cho việc khắc phục do tội phạm gây ra (sửa nhà, công trình)
+ Chỉ số cho các chi phí của cơ quan bỏa vệ phaps luật đấu tranh phòng chóng tội phạm
+ Chỉ số về các chi phí khác mà nhà nước phải chi vì hậu quả của tội phạm (chi phí
nuôi trẻ mồ côi, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường)
+ Chỉ số không tính được bằng tiền như uy tín của Đảng và Nhà nước
Câu 29: Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn là tổng thể các hành vi phạm tội cùng các chủ thể của hành vi đó đã
xảy ra trên thực tế song ko được phát hiện, ko bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
hoặc ko có trong thoogns kê hình sự.
Có 2 loại tội phạm ẩn đó là tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chuủ quan:
- Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp toội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưngdo
nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội
- Tội phạm ẩn chủ quan là th tội phạm xảy ra trên thực tến, cán bộ hoặc cơ quan
chức năng nắm được vụ việc những do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án không
được thụ lý, xử lý hình sự do đó ko có trong số liệu thống kê.
Nguyên nhân đã đến tội phạm ẩn có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể chia thành 4 nhóm:
- Nguyên nhân từ phía người phạm tội
- Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm
- Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng
- Nguyên nhân từ người làm chứng
Việc nghiên cứu tội phạm ẩn nhằm giúp cho nhà nghiên cứu có cái nhìn khách quan
và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu nếu chỉ dựa
vào những con số được thống kê thì không thể nào nắm rõ được tình hình thực tế của tôi
phạm xảy ra, phần tội phạm ẩn tùy vào nhiều trường hợp mà có thể nắm những tỉ lệ lớn nhỏ
khác nhau trong bức tranh tổng thể về tình hình tội phạm, vì vậy mà việc bỏ qua tội phạm ẩn
sẽ không thể giúp chúng ta có được một cái nhìn tổng quát về tình hình tội phạm, qua đó việc
xác định phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu có thể sẽ ko chính xác.
Câu 30: Các loại nguyên nhân của tội phạm dựa trên những mức độ khác nhau.
Xem xét ở những mức độ khác nhau của tội phạm có thể phân loại tội phạm thành những mức độ sau:
Mức thấp nhất- mức độ tâm lý. Ở múc độ này ta nghiên cứu những nguyên nhân tâm
lý của việc thực hiện tội phạm bởi những con người cụ thẻ. Cụ thể hơn là nghiên cứu cơ chế
hành vi phạm tội. Từ việc phân tích cơ chế này sẽ làm sáng tỏ những nguyên nhân chung của
xử sự phạm tội ở mức đọ cá nhân chính là sự xã hội hóa không đầy đủ nhân thân.
Mức độ xã hội. Ở mức độ này chúng ta xem xét những tệ nạn và những bất cập trong
hệ thống xã hội, ví dụ như những hiện tượng xã hội, kinh tế, chính trị và đạo đức làm phát
sinh tội phạm, liên hệ với nhau, chế ước lẫn nhau. Những hiện tượng này tác động với việc
hình thành nhân thân của người phạm tội trong tương lai. Tác động tới sự hình thành động cơ
của hành vi cũng như việc hiện thực hóa những ý định đó.
Mức độ triết học. Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi về nguyên nhân của những hiện
tượng tiêu cực trong xã hội nói chung. Những nguyên nhân chung nhất của tội phạm tại bất
kỳ xã hội nào cho thấy những mâu thuẫn xã hội tồn tại một cách khách quan.
Hiển nhiên là những mâu thuẫn này ko giống nhau tại các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau. Những mâu thuẫn xã hội là vĩnh hằng nên tội phạm sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại
của xã hội loài người. Những đấu tranh chống lại chúng là có thể và cần thiết, cũng như
chúng ta chống lại bệnh tật.
Câu 31: Những đặc điểm cơ bản của nhân thân người phạm tội.
1. Nhóm đặc điềm sinh học
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Với
các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ chế của hành vi phạm tội, không phân biệt
người phạm tội với những người không phạm tội. Các dấu hiệu này chỉ thể hiện mức trội lên
về thống kê của loại người nhất định trong những người phạm tội. Những sổ liệu về các đặc
điểm sinh học tuy chưa đủ để giải thích sự phạm tội của họ nhưng do các đặc điểm này có
mối quan hệ qua lại với những điều kiện hình thành nhân cách con người, với những nhu cầu
và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ giao tiếp của người đổ trong xâ hội nên nó cung
cấp cho chúng ta những thông tín mang tính chất tội phạm học rất quan trọng.
2. Nhóm đặc điểm tâm lí
Thuộc về nhóm đặc điểm tâm lí của người phạm tội thường được kể đến là những đặc
điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội. Mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được
thể hiện ở những quan điểm, quan niệm, thái độ đối với giá trị xã hội khác nhau như thái độ
đối với nghĩa vụ công dân, đối với Tổ quốc, đối với lao động, đối với học tập, đối với tài sản,
đối với gia đình, đổi với bạn bè, người thân, những người xung quanh và đối với chính bản thân.
Các quan niệm về tình bạn, lòng đũng cảm, lòng thủy chung, sự trung thành, cái đẹp,
cái xấu, cái thiện, cái ác... Khi một người định hướng đối với giá trị nào đó cho là chủ yếu thì
chúng ta eó thể đánh giá được khuynh hướng phát triển của nhân cách. Những đặc điểm tâm
lí này được xác định bởi những nhu cầu, hửng thú, sở thích đối với những loại hoạt động chủ
yếu của con người. Gắn với mỗi loại hành vi phạm tội có thể có nhóm đặc điểm tâm lí nhất định. Ví dụ:
Đối với người phạm tội có tính vụ lợi có thể nêu ra ở đây các đặc điêm như thái độ lao
động lười nhác- nhu cầu vật chất không chính đáng; tu tưởng ích kỉ làm ít hưởng nhiều; tư
tưởng làm giàu không chính đáng, thích tích lũy tiền của và báu vật, dùng tiền để đáp ứng
nhu cầu không chính đang (ma túy, mại dâm, cờ bạc)... Nghiên cứu nhu cầu, sở thích và biện
pháp đáp ứng nhu cầu của những người phạm tội cho thấy phần đông người phạm tội là do
ngộ nhận, đề cao nhu cầu vật chất, có sở thích, thói quen xấu và cách thức đáp ứng nhu cầu
bất hợp pháp kể cà việc phạm tội.
Ở đây, cũng cần đề cập ý thức pháp luật của người phạm tội. Thực tế cho thấy những
ai có ý thức pháp luật tốt thi có thói quen xử sự tuân theo pháp luật. Trái lại, ở những người
phạm tội thường có ý thức pháp luật kém, họ hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có thái
độ tiêu cực đối với các chuẩn mực pháp luật, thở ơ với sự trừng phạt, không sợ bị trùng phạt
vì cho rằng hành vi phạm tội khó bị phát hiện hoặc có sự bao che v.v.. Kết quả nghiên cứu
còn cho thấy một bộ phận người phạm tội khi bị kết án có tâm lí phủ nhận lỗi của mình và
tìm cớ cho rằng phạm tội là bắt buộc.
Trình độ học vấn và sự phát triển của trí tuệ có ảnh hưởng đén nhu cầu và lợi ích, đến
cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng.
Nghiên cứu dấu hiệu này cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn
so với những người không phạm tội ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm tội ở các
loại tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau. Chẳng hạn những người
phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn cao hơn những người phạm tội khác.
3. Nhóm đặc điểm xã hội
Thuộc về nhóm đặc điểm xã hội của người phạm tội có thể kể đến các đặc điểm về
việc làm, nghề nghiệp, thành phần xã hội, về hoàn cảnh gia đinh, hoàn cảnh kinh tế.,
và các đặc điểm về môi trường, quá trình được giáo dục, đào tạo...
Nghề nghiệp và thành phần xã hội của người phạm tội (công nhân, nông dân, trí thức,
học sinh, hưu trí...) được thống kê cho thấy những người thực hiện tội phạm không cỏ việc
làm chiêm tỉ lệ khá cao, đặc biệt ở trường hợp tái phạm. Đặc điểm này có liên quan chặt chẽ
với đặc điểm về trình độ văn hoá thấp và đặc điểm có những sỞ thích không đúng đắn. Đổi
với những trường hợp có nghề nghiệp thì phần lớn là người lao động phổ thông, không qua
đào tạo nghề như làm nông nghiệp, lao động tự do, buôn bán nhỏ.
Nghiên cứu đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng vì cho phép kết luận tội phạm nào
thường xảy ra ở lĩnh vực nào của đời sống xã hội và trong lĩnh vực sản xuất, ngành nào thuộc nền kinh tế quốc dân.
Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có tác động lên sự hình thành nhân cách của
con người và ảnh hưởng đến khuynh hưởng và sự kiên định thực hiện tội phạm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có gia đình phạm tội ít hơn những người
chưa có gia đình. Việc hình thành định hướng xấu trong con người thường xuất phát từ
những gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình có vợ chồng ly hôn, gia đình có cuộc sống
không hoà thuận hoặc gia đình có thành viên sổng không có trách nhiệm với gia đình, thậm
chí có quan điểm, quan niệm, xử sự trái đạo đức, trái pháp luật v.v
Ngoài ra các dấu hiệu xã hội khác như nơi cư trú (thành phố hay nông thôn), sự di cư,
hoàn cảnh kinh tế cũng cố ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội.
Câu 32: Căn cứ và ý nghĩa việc phân loại dạng người phạm tội.
Mỗi người phạm tội là thực thể riêng biệt nhưng toàn bộ những người phạm tội có thể
phân thành các loại khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. Trong tội phạm học, các cách
phân loại người phạm tội sau thường được sử dụng:
1.Phân loại người phạm tội theo đặc điểm chung của nhân thân người phạm tội. Với
cách phân loại này, người phạm tội được phân chia thành các nhóm theo một số đặc điểm chung về nhân thân như :
- Theo giới tính, chia người phạm tội thành hai loại nam, nữ;
- Theo độ tuổi, chia người phạm tội thành bốn nhóm là người chưa thành niên, thành
niên, trung niên, người già;
- Theo trình độ văn hoá, chia người phạm tội thành bôn nhóm: không biết chữ và tiểu
học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; cao đẳng và đại học.
- Theo thành phần xã hội (địa vị xã hội), chia người phạm tội thành eác nhóm: Công
nhân, nông dân, công chức, viên chức, học sinh, hưu trí;
Cách phân loại người phạm tội dựa vào các tiêu chí hói trên chi cỏ thể giúp xác định
định hướng chung cho công tác phòng ngừa tội phạm thẹo nhóm dân cư nhưng không thể
đưa ra được biện pháp phòng ngừa cụ thể vi những người cỏ cùng độ tuổi, giới tính, thành
phần xã hội có thể thực hiện những tội phạm khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội cũng như về động cơ phạm tội.
Vì vậy cách phân chia người phạm tội trong tội phạm học được dùng phổ biến là phân
chia theo khuynh hướng và giá trị định hướng (nội dung của động cơ phạm tội) hoặc theo
mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng chống xã hội (mức độ nguy hiểm cùa
nhân thân người phạm tội). Cả hai cách phân loại này đều xuất phát từ việc đánh giá tất cả
các khía cạnh đặc điểm chính của nhân thân, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của người phạm tội. Việc phân loại này giúp chúng ta đề ra các biện pháp áp dụng cải tạo,
giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tái phạm và đề ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
2. Phân loại người phạm tội theo đặc điểm về khuynh hướng chống đối và định
hướng giá trị. Với cách phân loại này, người phạm tội được chia làm 5 nhóm sau:
a. Những người phạm tội có khuynh hướng chống đối chế độ, có mục đích chống chính quyền;
b. Những người phạm tội có thái độ coi thường các giá trị con người về tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự;
c. Những người phạm tội có động cơ vụ lợi, có tư tưởng làm giàu, không tôn ưọng
nguyên tắc phân phối theo lao động, không tôn trọng sở hữu của người khác;
d. Những người phạm tội có thái độ hư vô chủ nghĩa đối với các quy định của Nhà
nước cho mọi công dân (nghĩa vụ xã hội, nghĩa vụ gia đình...);
e. Những người phạm tội có tư tưởng nhẹ dạ, thiếu trách nhiệm, không cẩn thận đối
với những quy định, những yêu cần khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Phân loại người phạm tội theo mức độ ngoan cố và sự kiên định của khuynh hướng chống đối xã hội.
Cách phân chia người phạm tội theo khuynh hướng và định hướng giả trị nói trên cần
phải được bổ sung thêm bằng phân loại theo dấu hiệu khác là mức độ ngoan cố và sự kiên
định của khuynh hướng đó vì những trường họp có cung khuynh hướng có thể có mức độ
nguy hiểm khác nhau, ở người này khuynh hướng chống đối là chủ yếu, vững bền còn ờ
người khác lại chí là tạm thời.
Theo cách phân loại này có thể chia người phạm tội thành 5 nhóm:
a. Nhóm ngẫu nhiên bao gồm những người phạm tội lần đầu, tội phạm mà họ thực
hiện là tội ít nghiêm trọng và do hoàn cảnh.
Việc phạm tội hoàn toàn đối lập vói phẩm chất tích cực của người đó trước thời điểm phạm tội;
b.Nhóm theo tình huống bao gồm những người phạm tội lần đầu nhưng tội đó là
nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, việc thực hiện tội phạm chịu sự tác động của ngoại cảnh
mặc dù nhân thần của người đó trước lúc' phám tội'lả không xấu;
c. Nhóm không kiên định bao gồm những người phạm tội lần đầu nhưng trước đó đã
vi phạm pháp luật (đã bị xử lí hành chính, xử 11 kỉ luật);
d. Nhóm có ac ý bao gồm những người phạm tội nhiều lần (kể cả tái phạm nhưng
chưa phải tội phạm nguy hiểm);
e. Nhóm đặc biệt nguy hiểm bao gồm những người tái phạm nguy hiểm và người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 33: Động cơ của tội phạm trong cơ chế hành vi phạm tội.
Hình thành động cơ của tội phạm được coi là khâu đầu tiên của cơ chế HVPT.
Động cơ được hiểu là sự thúc đẩy bên trong dẫn đến hành vi này hay hành vi khác. Nó
thường được coi là nguyên nhân trực tiếp của TP. Nghiên cứu động cơ sẽ giúp trả lời câu hỏi
vì sao con người lại có những xử sự khác nhau.
Các tội phạm cố ý luôn có động cơ.
Bản thân động cơ với tư cách sự thúc đẩy bên trong ko phải là tội phạm Như đã đề cập
đến khái niệm động cơ, ta điều hiểu rằng động cơ là yếu tố thúc đẩy, đóng vai trò là đích cuối
cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của mình. Động cơ
được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận
thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ.
Nói đến động cơ và hoạt động thì không thể bỏ qua hành vi của con người. Hành vi là
những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể hóa
nhằm đạt được những mục đích có chủ định và mong muốn. Quá trình thực hiện tội phạm
cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội mà ở đó động cơ thúc đẩy được gọi là động cơ phạm
tội. Động cơ phạm tội theo tâm lý học pháp lý là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người
phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý,
cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.
Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các dấu
hiệu cấu thành tội phạm. Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện
cơ bản. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác
như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian...khi không có hành vi khách quan,
những biểu hiện về mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi
khách quan. Hành vi phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa hành vi
khách quan (gây hại) và mặt chủ quan (có lỗi). Việc thực hiện hành vi phạm tội này trở thành
tội phạm. Như vậy, động cơ có phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi, thúc đẩy hoạt động
phạm tội đạt mục đích.
Câu 34: Vai trò của tình huống cụ thể trong cơ chế hành vi phạm tội Khái niệm tình huống
Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh
tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội
nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Duới khía cạnh TPH thì đó là sự kiện hoặc tình trạng tạo nên sự quyết tâm thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, thúc đẩy hoặc cản trở nó. Tình huống thường có trước hành vi
phạm tội, hoặc có thể đi cùng việc thực hiện tp.
Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là
nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Một số tình huổng đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ,
từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Vỉ dụ:Hành vi ngoại tình, phản bội vợ
của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành động cơ ghen tuông, thù hận, từ đó nảy sinh
ý định giết chồng ở người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc cho người chồng chết.
Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có
sẵn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không có ảnh hưởng gì đến
việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp này, tinh huống đóng vai
trò như là cơ hội phạm tội.
Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào người
rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng vắng vẻ, chỉ có một
người bán hàng ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dùng dao khống chế người bán hàng cưóp tiền.
Câu 35: Vai trò của nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội
Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội diễn ra đa dạng và phức tạp. Hành vi phạm tội là
hoạt động tâm lý của người phạm tội, thể hiện trong thực tiễn khách quan. Và khi thực hiện
hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham gia của nhận thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu
của người phạm tội. Nhận thức giúp con người xác định được mục tiêu cần hướng tới, cảm
xúc làm cho họ gắn với mục tiêu hơn, ý chí giúp họ vượt qua khó khăn trong trong quá trình
thực hiện hành vi phạm tội, còn nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo thành động cơ thúc đẩy
người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội là kết quả tác động của cá
nhân người phạm tội với môi trường, trong đó yếu tố cá nhân, nhân thân vô cùng quan trọng.
Nhân thân là những đặc điểm thuộc về người phạm tội (được tích lũy hình thành trong
suốt quá trình sống) và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi họ tham gia vào
các mối quan hệ xã hội. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiên
cứu là những đặc điểm mang tính đặc trưng, phổ biến điển hình và có vai trò quan trọng
trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội
được tội phạm học nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể, như: Đặc điểm sinh học tuổi tác,
giới tính, đặc điểm xã hội trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý phản
ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội, đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự
Việc xác định các quy luật của cách xử sự của người trong xã hội. Trong đó có quy
luật của việc một con người từ chỗ không phạm tội, không có ý định giết người bước vào con
đường phạm tội và đi đến quyết định giết người. Việc này cần phải xác định rõ sự ảnh hưởng
mạnh mẽ trong các phạm vi khác nhau. Thứ nhất: Đó là ảnh hưởng của môi trường xã hội nói
chung. Chính môi trường xã hội tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội,
nhưng ở phạm vi khác nhau như: ảnh hưởng ở phạm vi rộng của sự phát triển của nền kinh tế
trong nước và quốc tế dẫn đến sự phát triển không đồng đều, cạnh tranh không lành mạnh….,
sự tiếp cận và du nhập văn hóa không có tính chọn lọc, sự phát triển của công nghệ thông
tin… tất cả những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân thân của người
phạm tội. Ở một nghĩa hẹp hơn sự ảnh hưởng của việc giáo dục ở gia đình (điều kiện sinh
hoạt vật chất, cơ cấu của gia đình, phương pháp giáo dục của gia đình), những thiếu sót trong việc giáo
dục của Nhà trường, trong môi trường sản xuất (tình hình tổ chức sản xuất, công tác kế
hoạch, công tác kiểm tra, thống kê, kỷ luật lao động, công tác tổ chức cán bộ, công tác văn
hóa giáo dục với quần chúng, thái độ của lãnh đạo, tập thể đối với quyền lợi chính đáng của
nhân viên…). Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân thân của người phạm
tội. Có thể rằng con người tồn tại trong xã hội, mỗi cá nhân là một thành tố của xã hội. Xã
hội chính là môi trường cho việc phát triển của con người.
Môi trường sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân thân của con
người và ngược lại. Con người do một số lý do cụ thể: Xuất phát từ chính từng cá nhân đó
mà phạm tội. Có thể có động cơ, mục đích từ trước cũng có thể không. Như vậy, cơ chế hình
thành nhân thân người phạm tội giết người nhìn từ góc độ môi trường xã hội cũng là một yếu
tố quan trong quyết định tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra.
Ngoài yếu tố về môi trường xã hội, quá trình hình thành nhân thân người phạm tội còn
diễn ra dưới ảnh hưởng của những yếu tố mang tính đạo đức, tâm lý. Nghĩa là thái độ của cá
nhân đối với các giá trị xã hội, tư tưởng tham lam, ích kỷ, thái độ đối với nhân cách của con
người, các sở thích, ham muốn…
Ví dụ: việc giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có nhiều diễn biến tâm lý
xuất phát phỏng đoán từ những hành vi khác nhau. Đơn thuần là giết người nhằm mục đích
để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nhiều người phạm một tội có cùng chung mục
đích có thể xảy ra việc một trong hai người phạm tội sau khi chiếm đoạt được tài sản này
sinh ra lòng ích kỷ và vụ lợi cá nhân dẫn đến việc phản bội nhau, rồi giết nhau để chiếm lấy
toàn bộ tài sản về mình. Vì vậy, trong việc này vừa có vấn đề về đạo đức vừa có diễn biến
tâm lý do môi trường bên ngoài tác động vào. Có thể nói rằng tâm lý người phạm tội cũng rất
phức tạp xuất phát từ những có chế hình thành nhân thân của từng chủ thể trong môi trường sống.
Bên cạnh các ảnh hưởng đối với nhân thân đối với cơ chế hình thành hành vi phạm tội
thì môi trường gia đình cũng giữ một vai trò đáng kể. Con người hình thành cơ chế phạm tội
có thể được bắt đầu bằng đời sống vật chất của gia đình, đến cơ cấu của gia đình. Đặc biệt là
phương pháp giáo dục của gia đình. Ở phương diện thứ nhất nói về đời sống vật chất gia
đình cũng có tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội. Vì túng thiếu, gia
đình nợ nần chồng chất có thể dẫn đến việc hình thành ý định phạm tội. Dưới góc độ nào đó,
nhân thân người phạm tội bị ảnh hưởng do sự tác động về đời sống vật chất của gia đình… Ở
phương diện thứ hai là nói đến cơ cấu gia đình. Một người sống trong gia đình có cơ cấu gia
đình không đầy đủ có thể hình thành nên yếu tố tiêu cực trong nhân thân người phạm tội. Ví
dụ như: chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, hoặc mồ côi cả cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình
thành nhân cách con người. Con người khi lớn lên thiếu sự giáo dục, giám sát của bố mẹ,
thiếu tình cảm dẫn đến những sai lầm trong hành vi và xử sự. Nói về phương diện giáo dục
của gia đình, đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách của từng cá nhân trong xã hội.
Có thể nói, nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản
ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình
huống và hòan cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó.