1.
Khái niệm con người và bản chất con người
1.1.
Khái niệm con người
Theo C. Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới
tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn
minh và văn hóa.
- Con người là thực thể sinh học - xã hội: Xét về phương diện sinh học, con người vừa là một
thực thể sinh vật, vừa là sản phẩm của giới tự nhiên, vừa là một động vật xã hội.
+ Với tư cách là một thực thể sinh vật, con người có đặc tính sinh học, bản năng sinh học.
Tuy con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên, nhưng cũng như các loài động
vật khác con người cũng phải duy trì sự tồn tại thông qua việc tìm kiếm thức ăn, nước uống,
đấu tranh sinh tồn, v.v.. Khi xem xét bản năng sinh học của con người không thể tách rời với
phương diện xã hội, trong phương diện sinh học đã có phương diện xã hội.
+ Với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên: xét về phương diện thực thể sinh học, con
người phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, nhưng cao hơn các thực thể sinh học khác
con người có thể biến đổi giới tự nhiên. Xét về phương diện thể xác, vì “tự nhiên là thân thể
vô cơ của con người”
6
, con người sống bằng những sản phẩm tự nhiên nên bằng hoạt động
thực tiễn con người là một bộ phận của giới tự nhiên, gắn bó hòa hợp với tự nhiên.
+ Với tư cách là một thực thể xã hội, con người có các hoạt động xã hội, tồn tại trong môi
trường xã hội. Chính nhờ môi trường xã hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và
mang bản chất xã hội. Nếu con vật sống bản năng, dựa hoàn toàn vào các sản phẩm của tự
nhiên thì con người sống bằng lao động sản xuất để cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm
thỏa mãn nhu cầu của con người. Hoạt động quan trọng nhất của con người là hoạt động sản
xuất. Lao động là hoạt động đặc trưng của con người, nhờ có lao động mà ngôn ngữ xuất
hiện, đó là yếu tố quan trọng, tiên quyết của sự hình thành và phát triển con người về cả
phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội. Trong lao động, con người vừa có các quan hệ
trong sản xuất vừa có các quan hệ xã hội khác.
- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:
+ C. Mác xuất phát từ quan niệm coi con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất
làm ra lịch sử của chính mình, là những con người như đang tồn tại.
+ Con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người nhưng con người không thụ
động để lịch sử làm thay đổi mình mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử.
+ Lao động và sáng tạo là thuộc tính tối cao của con người, hoạt động sản xuất (chế tạo công
cụ) là hoạt động lịch sử đầu tiên mang tính sáng tạo, giúp con người tách khỏi loài vật, tách
khỏi tự nhiên để làm chủ thực tiễn, làm ra lịch sử của mình.
6.
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.146.