ÔN TẬP VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT SỰ KIỆN | Bài giảng PowerPoint Dạy thêm Văn 6 | Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học 2023 - 2024, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với nhiều hiệu ứng đẹp mắt.
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHỞI ĐỘNG
Em đã bao giờ xem và trực tiếp
thuyết minh về một sự kiện chưa?
ÔN TẬP: VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ
MỘT SỰ KIỆN ( MỘT SINH HOẠT VĂN HOÁ)
I, CỦNG CỐ LÍ THUYẾT
1, Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện
- Văn bản thông tin là một văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.
- Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình
bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia.
Diễn biến của sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.
2. Yêu cầu của một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện: * Nội dung:
- Xác định rõ người tường thuật để lựa chọn ngôi kể phù hợp.
- Giới thiệu chung về sự kiện cần tường thuật, nêu được bối
cảnh (không gian và thời gian).
- Thuật lại các diễn biến chính của sự kiện, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Tập trung vào một số chi tiết, sự việc tiêu biểu, hấp dẫn, thu
hút sự chú ý của người đọc.
- Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của người viết về sự kiện. * Hình thức:
Bài văn gồm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
2. Yêu cầu của một bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện: * Nội dung:
- Xác định rõ người tường thuật để lựa chọn ngôi kể phù hợp.
- Giới thiệu chung về sự kiện cần tường thuật, nêu được bối
cảnh (không gian và thời gian).
- Thuật lại các diễn biến chính của sự kiện, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Tập trung vào một số chi tiết, sự việc tiêu biểu, hấp dẫn, thu
hút sự chú ý của người đọc.
- Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của người viết về sự kiện. * Hình thức:
Bài văn gồm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Bước 3: Lập dàn ý cho bài viết
Mở bài: Giới thiệu chung về sự kiện ( thời gian, không gian mục đích tổ chức sự kiện )
Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
+ Những nhân vật tham gia sự kiện
+ Các hoạt động chính trong sự kiện; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết. Bước 4: Viết bài:
- Bám sát dàn ý đã lập để viết thành bài văn - Mở bài ấn tượng.
- Chọn ngôi kể, người kể phù hợp, thống nhất trong toàn bài. Thường
là kể từ ngôi thứ nhất ( tôi/ chúng tôi)
- Thuyết minh về sự kiện một cách chi tiết và có trình tự. Cần cung
cấp cho người đọc các thông tin về bối cảnh, nhân vật tham gia, diễn
biến của sự kiện( nên theo trình tự thời gian)
- Biểu lộ cảm xúc, đánh giá của em về sự kiện.
Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa II, LUYỆN TẬP
Môi trường biển, sông, hồ đang bị ô nhiễm do rác thải của con người.
Hãy cứu các loài sinh vật dưới biển bằng cách dọn sạch rác qua việc
trả lời đúng các câu hỏi. DỌN SẠCH ĐẠI DƯƠNG 1 3 2 4 8 5 9 10 6 7 1.Văn thuyết minh là:
A. kiểu văn bản trình bày, cung cấp thông tin hay giải thích về sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
B. phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,
cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
C. loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái
mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết. …
D. một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm
xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay
con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự
đồng cảm với người đọc
A. kiểu văn bản trình bày, cung cấp thông tin hay giải thích về
sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
2. Phát biểu đúng về đặc điểm cơ bản của văn thuyết minh:
A. Sử dụng ngôn ngữ giàu tình cảm, cảm xúc
B. Lời văn sử dụng có tính thẩm mĩ cao.
C. Sử dụng các thao tác chính là giới thiệu, giải thích.
D. Sử dụng nhiều các biện pháp tu từ
C. Sử dụng các thao tác chính là giới thiệu, giải thích.
3. Nhận định đúng về mục đích của văn bản thuyết minh là:
A. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện
tượng để có thái độ, hành động đúng đắn
B. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa từng biết đến để
hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn
C. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và
bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng
D. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái
hay, cái đẹp của những tri thức đó
A. Đem lại cho con người những tri thức
chính xác, khách quan về sự vật, hiện
tượng để có thái độ, hành động đúng đắn
4.Văn bản thuyết minh có tính chất:
A. Uyên bác, chọn lọc
B. Mang tính chất thời sự nóng bỏng
C. Chủ quan, giàu cảm xúc, tình cảm
D. Tri thức khách quan, chính xác và hữu ích
D. Tri thức khách quan, chính xác và hữu ích
5. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm:
A. Có tính đa nghĩa và giàu hình ảnh
B. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
C. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
D. Có tính cá thể và giàu cảm xúc
C. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
6. Bố cục của văn thuyết minh gồm: A. 3 phần B. 4 phần C. 5 phần D. 6 phần A. 3 phần
7. Nội dung chính của phần mở bài là:
A. Trình bày quá trình chuẩn bị cho hội chợ xuân
B. Giới thiệu về sự kiện C. Tâm trạng của "tôi" D. Các sự kiện chính
B. Giới thiệu về sự kiện
8. Nội dung không thuộc phần thân bài:
A. Trình bày quá trình chuẩn bị cho hội chợ xuân B. Các sự kiện chính
C. Diễn biến của sự kiện được thuật lại theo trình tự
D. Ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết
D. Ý nghĩa của sự kiện và
cảm nghĩ của người viết
9. Đề tài không phù hợp với để thuyết
minh thuật lại một sự việc:
A. Hội chợ nông sản "Sắc màu Tây Bắc"
B. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch
C. Hội thi cắm hoa nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
D. Thuyết minh một cuốn sách. D. Thuyết minh một cuốn sách.
10. Đề tài phù hợp với để thuyết minh thuật lại một sự việc:
A. Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
B. Thuyết minh về con sông quê hương.
C. Thuyết minh về chiếc bút chì
D. Thuyết minh về đồ vật mà em yêu thích
D. Thuyết minh về đồ vật mà em yêu thích
Đề số 1: Thuật lại sự kiện: Lễ khai giảng năm học. 1, Mở bài:
Nêu tên sự kiện: Lễ khai giảng năm học.
Thời gian xảy ra sự kiện: tháng 5/ 9/ … Thân bài:
- Lễ khai giảng của năm học mới gần đây nhất (ngày 4 tháng 9 năm ...), thời
gian của buổi lễ (sáng, chiều) địa điểm.
- Diễn biến của buổi lễ: những người tham gia, không khí buổi lễ, trang trí lễ
đài, trang phục của thầy giáo, học sinh, đại biểu.
- Thứ tự các hoạt động trong buổi lễ:
+ Đón các vị đại biểu;
+ Đón các em học sinh mới; + Chào cờ;
+ Nghe thự của Bác Hồ gửi cho học sinh;
+ Phát biểu của thầy (cô) Hiệu trưởng và các đại biểu; + Biểu diễn văn nghệ.
3, Kết bài: Kết thúc sự kiện và nêu ý nghĩa của sự kiện
Tham khảo : Ngày 5 tháng 9 năm ….vừa qua, trường em long trọng tổ chức
buổi lễ khai giảng năm học mới.
Lễ đài được trang trí giản dị nhưng trông thật long trọng và đẹp mắt. Một tấm
phông đỏ nổi bật hàng chữ trắng: Lễ khai giảng năm học mới 2011 - 2012.
Một dãy bàn phủ khăn xanh, có bày những lọ hoa rực rỡ là nơi dành cho các
vị đại biểu. Lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh cột. Từng tốp, từng nhóm đội
viên với đồng phục áo trắng, quần xanh, khăn quàng đỏ thắm trện vai đang
túm tụm chuyện trò. Đúng 7 giờ 30 phút buổi lễ bắt đầu. Tiếng chị Liên đội
trưởng vang to: “Nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu đến dự lễ khai giảng
năm học 2011 - 2012 với trường chúng ta”. Lập tức, tiếng trống hòa cùng
tiếng vỗ tay rộn rã vang lên.
Khi các vị đại biểu đã ngồi vào chỗ, thì tiếp theo là lễ đón các em học sinh lớp
6 mới vào trường, tiếng chị Liên đội trưởng lại vang lên: “Mời bác Phan Thế
Duệ, bác Nguyễn Chiếm Sơn cùng cô Hiệu trưởng ra đón các em”. Các em
học sinh cùng cô giáo chủ nhiệm diễu hành qua lễ đài. Các em trong trang
phục áo trắng, váy mini jupe, khăn quàng đội viên, trên tay là những bông
hoa, những quả bóng bay vẫy chào. Khi các em đã vào đúng chỗ của lớp
mình, chị Liên đội trưởng mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn
thể trường đứng lên làm lễ chào cờ. Cả sân trường im phăng phắc, những
tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng chị Liên đội trưởng dõng dạc vang lên:
- Nghiêm! Chào cờ... chào!
Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô giáo và các học sinh ngẩng
cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn Liên đội hát
vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân
tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng đã sôi
nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối bước tiếp
cha anh xây dựng nước nhà. Sau phần nghi lễ, chương trình lễ
khai giảng tiếp tục trong không khí nghiêm túc. Tất cả các thầy
cô giáo cùng các học sinh của trường hết sức vui mừng được
đón bác Phan Thế Duệ đến dự. Các bác của Phòng giáo dục, Ủy
ban nhân dân, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo cùng tất cả
các học sinh của trường cũng đến dự đông đủ. Sau phần giới
thiệu đại biểu, phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu. Cô Lan
Hương giới thiệu cô Liên - Hiệu phó - lên đọc thư Bác Hồ gửi cho
học sinh nhân ngày khai trường. Em như thấy Bác hiện ra trước
mắt với nụ cười hiền hậu trên môi và ánh mắt dịu hiền đang
trìu mến nhìn chúng em. Chúng em ghi lòng tạc dạ lời Bác dạy
trong thư: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không,
dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm
châu, được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."
Nghe cô Hiệu phó đọc thư mà em thầm tự nhủ: mình phải cố gắng nhiều
hơn nữa để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Cô Liên
đọc thư xong, cô Hiệu trưởng lên phát biểu, cô biểu dương những thành
tích học tập trong năm học 2010 - 2011, cô khen ngợi những học sinh có
thành tích xuất sắc trong năm. Sau khi phát biểu xong, cô đánh một hồi
trống khai trường thật dài. Tiếng trống mở ra một năm học mới đầy khó
khăn và cũng đầy ước mơ, hy vọng. Những quả bóng bay xanh đỏ tím vàng
rực rỡ của các em lớp 6 bay lên bầu trời trong xanh. Tiếp theo, bác Phan
Thê Duệ lên phát biểu. Bác rất mừng khi thấy thầy trò trường năng khiêu
đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm vừa qua và bác mong rằng
trong năm học tới, thầy trò cả trường sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn
nữa. Bác còn kể chuyện ngày xưa bác đi học như thế nào? Thầy cô, trường
lớp ra sao? Bác nói vui: “Nhìn các cháu hân hoan, vui mừng trong ngày
khai trường, bác ước ao được bé lại như các cháu để cùng được cắp sách
đến trường như thế này.
Bác chúc các cháu cùng các thầy, cô giáo đạt được nhiều thành tích
cao hơn”. Bác Duệ phát biểu xong. Chị Hương Ly lớp 9 Anh lên góp
vui bằng tiết mục văn nghệ đảnh đàn oócgan bài Tiến lên đoàn viên.
Sau tiết mục của chị Hương Ly, bạn Mai Trang lớp 7 Anh cũng lên
góp vui bằng bài hát Niềm vui của em. Hết tiết mục văn nghệ của
bạn Mai Trang cũng là kết thúc buổi lễ khai giảng.
Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước
sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.
Đề bài: Thuyết minh về lễ hội đền Hùng I. Mở bài:
- Giới thiệu về lễ hội đền Hùng, dẫn dắt vào đề bài.
- Hướng dẫn làm bài Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn
hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công
ơn của các vua Hùng khi có công to lớn trong việc dựng nước và giữ nước từ
hàng nghìn năm trước. Đây cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng- một trong những
lễ hội lớn nhất của nước ta diễn ra và dù có đi đâu, ở đâu con cháu Việt Nam
đều muốn đến đây để thể hiện lòng biết ơn của mình. II. Thân bài: 1. Lịch sử lễ hội
- Đây là lễ hội đã có từ lâu đời
- Từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần, người dân cả
nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính
đến công ơn của mười tám đời vua Hùng.
- Thời gian diễn ra mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
+ Năm lẻ: Lễ hội được tổ chức bởi tỉnh Phú Thọ
+ Năm chẵn: Trung ương phối hợp với ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ và bộ văn hóa tổ chức 2. Quy mô
- Đây được xem là quốc lễ vì vậy có quy mô cực kỳ lớn. 3. Hình thức - Về phần lễ:
+ Bao gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương
+ Lễ rước kiệu được diễn ra trong không khí đầy long trọng với cờ, lộng, hoa đầy màu sắc.
+ Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh và thành phố tập trung tại một địa điểm
cùng đoàn xã tiểu binh rước hoa long trọng tới chân núi Hùng.
+ Sau khi rước hoa đến đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung
+ Đại biểu đại diện bộ Văn hoá thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả
nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ.
+ Lễ dâng hương là nghi thức mà mỗi người con đều mong muốn thắp lên
đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Về phần hội:
+ Các trò chơi dân gian được diễn ra nhiều chọi gà, đu quay, đấu vật.
+ Dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được thi tài giữa các làng, các thôn. III. Kết bài
- Khái quát lại về lễ hội đền Hùng
- Nếu cảm nghĩ của em về lễ hội
- Hướng dẫn làm bài Lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn,
là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta,
niềm tự hào với nguồn gốc con rồng cháu tiên. Đây
cũng là một cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng thành kính biết
ơn đối với công lao của 18 đời vuaHùng. Chúng ta- những
thế hệ sau phải có trách nhiệm gìn giữ nét đẹp truyền
thống này, gìn giữ cội nguồn của chúng ta.
Đề số 3: Viết bài văn thuật lại sự kiện lẽ hội. 1. Mở bài
Giới thiệu sự kiện/lễ hội được thuật lại (sự kiện/lễ hội gì,
diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào). 2. Thân bài
Quang cảnh, không khí nơi sự kiện/lễ hội diễn ra.
Sự việc, hoạt động mở đầu.
Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
Sự việc, hoạt động cuối cùng.
3. Kết bài: Đưa ra lời nhận xét đánh giá hoặc nêu cảm nhận
chung về sự kiện/lễ hội. Tham khảo:
Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là
một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi. Lễ hội đấu vật ở
quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại
sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.
Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi
khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu . Hai đô vật cởi trần, mặc
một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả
hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di
chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối
phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một
người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi
động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.
Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào
khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật
dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không
ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến
sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật
dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật
khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm.
Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai…
một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến
thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu
mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ
khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.
Đề bài: Thuyết minh về lễ hội Gióng I. MỞ BÀI
- Một lễ hội tôn giáo của làng Phù Đổng.
- Nét đẹp truyền thống của người dân nước Nam. II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc, xuất xứ
Xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng. 2. Đặc điểm
- Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.
- Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc
áo thụng xanh, đội mũ đen, đi hia đề trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngả. -
- Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chấp lại nâng cao chén rượu, có hai
trợ tế đi theo, đến quỳ trước một trong các cửa của hậu cung.
-Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm
ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mở ra. Bên trong tối om, bỗng
hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bỏ xõa ra sau lưng, và
quan lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vải vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt.
- Nhân vật này đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên
một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung.
- Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ.
- Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra. rượu đã
dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về chỗ
chuẩn bị dâng lễ khác tiếp theo.
- Lễ cử hành nghiêm trang thành kính.
- Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến
đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức. Vì cử chỉ của họ
thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường
khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết
ơn của người yêu nước.
- Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng trưng
cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh.
Người đóng vai con hổ mặc áo vài vẽ vằn vện, đội cái đầu bằng giấy
bồi có hai chục người hóa trang di theo, hát và gõ sênh. Hổ đến trước
bàn thờ múa và phù phục hồi lâu...
- Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch :sử đánh trận giả, và đoàn tù
binh diễu qua trước đền.
- Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng,
đóng khố bỏ thõng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải
hồng trên vai bên phải, buộc hai đâu lại ở bên sườn trái và buông thõng
xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt, có tua lụa dài. Đầu
đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy giống như là những tượng trong
đền Lý Bát Đềở Đình Bảng.
- Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng.
- Nhiều cô gái trong đám ấy đến mười tuổi. Mỗi cô đều mặc quần áo lụa
màu sắc tươi thắm, đeo kiềng, hoa tai bằng vàng, mỗi làng được cử đến
một cô và phải lo may mặc cho người của mình.
- - Các cô chỉ đứng mỗi người trên một cái bệ hoàn toàn im lặng, không
cử động, cách nhau độ 10 đến 15m; quanh họ là đám đàn bà làng họ.
- Hai mươi bốn cô xếp thành hàng trên mặt để phía trước đền rải dải
đề cho đám rước diễu qua trước mặt.
- Bốn cô khác đóng vai bốn tướng giặc bị giết trong trận, một cô
mặc áo vàng, đội mũ thái tử đóng vai con vua Trung Quốc.
- Một trăm quân sĩ nước Nam múa rất nhiều điệu thật dẻo và thật
nhịp nhàng tiến thoái rất đẹp...
3. Lễ hội nhắc nhở con cháu nhớ về người anh hùng dân tộc: Thánh Gióng.
- Khơi gợi trong lòng con cháu Việt Nam lòng yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc. III. KẾT BÀI
Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống cần phải gìn giữ và phát huy.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28
- Slide 29
- Slide 30
- Slide 31
- Slide 32
- Slide 33
- Slide 34
- Slide 35
- Slide 36
- Slide 37
- Slide 38
- Slide 39
- Slide 40