Ôn thi cuối kì - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn
Ôn thi cuối kì - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kỹ năng giao tiếp (KNGT 321312)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Khái niệm giao tiếp, kỹ năng giao tiếp. Theo a/c, thế nào là người có kỹ năng giao tiếp tốt?
Giao tiếp là quá trình thiết lập, vận hành, phát triển các mqh giữa người
với người, qua đó trao đổi thông tin, tình cảm và suy nghĩ Kỹ năng là
+ năng lực làm việc khéo léo
+ khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ nào đó
+ là hành động tự giác, được thực hiện có kỹ thuật
+ khả năng làm tốt một công việc nào đó, thường có được qua đào tạo
hoặc kinh nghiệm -> sự thành thạo
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng những kiến thức về giao tiếp để
tạo lập, vận hành và phát triển các mối quan hệ trong đời sống xã hội
Là công cụ để loại bỏ những rào cản giao tiếp, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp.
Những người có kỹ năng giao tiếp tốt là những người:
- Nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và đoán biết được tâm
lý bên trong của đối tượng giao tiếp
- Sử dụng tốt các phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ không lời để tạo
ấn tượng ban đầu → điều khiển và điều chỉnh quá trình giao tiếp
theo mục đích được đề ra
- Thể hiện tốt ở ba nhóm kỹ năng:
Nhóm kỹ năng định hướng: nhận biết dựa vào kỹ năng tri
giác về những biểu hiện bên ngoài như hình thức, cử chỉ,
ngôn ngữ, điệu bộ, các sắc thái biểu cảm... trong khoảng thời gian giao tiếp
Nhóm kỹ năng định vị: xác định đúng vị trí của mình so với
đối tượng giao tiếp → tạo điều kiện cho các đtgt chủ động
xác định vai trò của họ trong gtiep
Nhóm kỹ năng điều khiển: kỹ năng sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ và ngôn ngữ không lời để điều chỉnh quá tình giao
tiếp theo mục đích đề ra
2. a/c hiểu thế nào là văn hóa giao tiếp và văn hóa giao tiếp của cá nhân
văn hóa: những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử
văn hóa là toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội như ngôn ngữ, tư
tưởng, giá trị, nhà cửa, quần áo,...
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, dùng để chỉ
ra các quan hệ giao tiếp của người với nhau trong cuộc sống
Văn hóa giao tiếp là tổng thể các chuẩn mực về ứng xử và cách nói
năng được cộng đồng dân cư xây dựng trong tiến trình của lịch sử
Văn hóa giao tiếp các nhân
- Là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục
- Trên cơ sở tiếp thu VHGT cộng động từ trong môi trường xã
hội, sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với nhóm xã hội, cộng đồng
- Không đồng nhất với trình độ học vấn, tri thức
- Bị quy định bởi những giá trị chuẩn mực giao tiếp, truyền thống
của dân tộc, bởi phong cách giao tiếp của giai tầng xã hộ mà cá
nhân là thành viên; bởi niềm tin tôn giáo và phong tục tập quán
của cộng đồng mà cá nhân là thành viên; bởi niềm tin tôn giáo
và phong tục tập quán của cộng đồng
3. phân loại giao tiếp, lấy ví dụ cho mỗi loại hình giao tiếp
Theo phương tiện giao tiếp:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: cô giáo giảng bài cho học sinh
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: khi gặp nhau từ xa, hai người vẫy tay chào nhau
Theo khoảng cách giao tiếp:
- Giao tiếp trực tiếp: hai người đứng đối diện nhau để nói chuyện
- Giao tiếp gián tiếp: bố mẹ và con cái ở xa nói chuyện với nhau qua điện thoại
Theo tính chất giao tiếp
- Giao tiếp chính thức: giao tiếp giữa sếp và nhân viên trong buổi họp của công ti
- Giao tiếp không chính thức: các đồng nghiệp nói chuyện với nhau trong giờ giải lao
Theo số người tham giao giao tiếp:
- Giao tiếp cá nhân – cá nhân: Đội trưởng bàn luận riêng với một thành viên của đội
- Giao tiếp cá nhân – nhóm: Đội trưởng làm việc với các thành viên của đội - Giao tiếp nhóm – nhóm:
4. vai trò và nguyên tắc giao tiếp
Vai trò của giao tiếp đối với xã hội: Nếu không có giao tiếp thì sẽ
không có xã hội loài người. Chính giao tiếp là hoạt động giúp bầy
người nguyên thủy hoạt động dựa trên bản năng của mỗi cá nhân
thành công xã nguyên thủy được tổ chức, hoạt động trên sự phân
công, phối hợp giữa các thành viên. Xã hội là một tập hợp người
có mối quan hệ qua lại với nhau. Vì vậy, nếu không còn giao tiếp,
một xã hội dù phát triển cũng không còn là xã hội nữa. Không còn
giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội đều đứt gãy. Các cá thể dù có
tồn tại song không có mối liên hệ với nhau thì sẽ không thành xã
hội. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã
hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.
Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân:
- Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển
bình thường. Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia
vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh
các mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng
thành tại sản riêng của mình.
- Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các
phẩm chấtđạo đức được hình thành và phát triển. Trong quá
trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức
được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong
xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái
gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì nên làm,
cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp.
- Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người. Những nhu
cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa
nhận, những nhóm xã hội nhất định, nhu cầu được những người
xung quanh quan tâm, chú ý, nhu cầu được hòa nhập vào chỉ
được thỏa mãn trong giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp:
- Nhóm nguyên tắc thông tin:
+ Thông tin phải chính xác.
+ Thông tin phải đầy đủ. + Thông tin phải rõ ràng.
+ Thông tin phải dễ hiểu.
+ Thông tin phải liên tục.
Tuân thủ 5 nguyên tắc trên giúp chúng ta tạo tin và truyền tin hiệu quả
- Nhóm nguyên tắc với mục đích:
+ Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp.
+ Mục đích phải rõ ràng, cụ thể.
+ Mục đích phải chính đáng và có tính khả thi.
Tuân thủ ba nguyên tắc trên giúp chúng ta định hướng hiệu quả
hoạt động giao tiếp để thỏa mãn cao nhất mục đích đã định
- Nhóm nguyên tắc với con người:
+ Đánh giá đúng bản thân.
+ Đánh giá đúng mối quan hệ giao tiếp.
+ Đánh giá chính xác đối tượng giao tiếp.
Đánh giá đúng bản thân tức là chúng ta phải biết mình là ai
trong mỗi một hoạt động giao tiếp cụ thể.
5. a/c vẽ và giải thích sơ đồ truyền thông trong giao tiếp
Muốn có một quá trình giao tiếp diễn ra phải có ít nhất hai bên tham gia, các
bên tham gia phải có nhu cầu giao tiếp với nhau, nhu cầu giao tiếp có thể
xuất phát từ một bên hoặc từ cả các bên tùy vào từng tình huống giao tiếp.
Đầu tiên, một bên (bên A) có ý tưởng trong đầu quyết định muốn chia sẻ
điều đó với bên kia (bên B), bên A bắt đầu mã hóa ý tưởng của mình thành
các thông điệp bằng lời hay không lời, sau đó chuyển những thông điệp giao
tiếp này đến bên B thông qua một kênh giao tiếp nhất định (trực tiếp hay
gián tiếp). Bên B, sau khi tiếp nhận các thông điệp được gửi đến từ bên A, sẽ
tiến hành giải mã để hiểu ý tưởng của bên A, sau đó tiến hành mã hóa các
thông điệp phản hồi để gửi ngược lại cho bên A nếu có nhu cầu. Quá trình
giao tiếp giữa bên A và bên B luôn diễn ra trong một bối cảnh giao tiếp cụ
thể và trong bối cảnh giao tiếp đó luôn có thể chứa đựng những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả giao tiếp được gọi là nhiễu.
6. những yếu tố cản trở quá trình truyền thông giữa các cá nhân. Các yếu tố nhiễu:
- khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền - môi trường: tiếng ồn
- sử dụng các ký hiệu không rõ ràng, hoặc hai bên không sử dụng
chung một mã ngôn ngữ, không cùng trình độ,...
- các kênh truyền thông hoạt động kém hiệu quả, như bưu điện bị
ách tắc thư từ, điện thoại trục trặc,...
- sự không tập trung trong giao tiếp
- sự nhận định vội vã, tức là khi một người mới nghe một phần
thông điệp mà đã vội vã rút ra kết luận mà không chịu nghe tiếp
- các định kiến, thành kiến có thể gây cản trở sự hiểu biết thông tin
7. Phân loại giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết Phương tiện vật
- Dùng âm thanh, ngữ điệu
- Dạng viết dùng chữ cái, dấu thanh, chất
- Phương tiện phi ngôn ngữ đi kèm:
dấu câu làm phương tiện biểu hiện.
diện mạo, nét mặt, dáng điệu, cử
- Không sử dụng các phương tiện phi chỉ,...
ngôn ngữ đi kèm như dạng nói.
- Ngữ điệu không tồn tại. Điều kiện của
- Thông tin tác động trực tiếp và đòi
- Không có và không cần sự phản hoạt động giao
hỏi có phản ứng ngay tức khắc
ứng nhanh, tức thì. Thông tin tác tiếp
- Chịu tác động trực tiếp của đối động gián tiếp.
tượng giao tiếp và các yếu tố ngoại
- Dạng viết dùng văn tự để giao tiếp cảnh.
nên người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần
- Người nói/ viết không/ ít bị tác động bởi ngoại cảnh. Ngôn ngữ và
- Dạng nói, ngôn ngữ phong phú, đa
- Từ ngữ chính xác, kết cấu ngữ pháp cách trình bày
dạng, mới mẻ, dễ hiểu, dễ biểu hiện
– ngữ nghĩa chặt chẽ, hoàn chỉnh.
tính biểu cảm – cảm xúc.
Vì vậy, các văn bản ở dạng viết - Ít/không chuẩn bị.
thường có hình thức gọn gàng, hoàn
- Có yếu tố dư, lặp và hình thức tỉnh
chỉnh, biểu hiện tính chính xác cao.
lược. Người nói thường dùng nhiều
- Không có/ ít tính biểu cảm – cảm
những yếu tố dư thừa: các hình xúc.
thức lặp, nghi vấn, cảm thán, các
- Có chuẩn bị, tính lựa chọn cao. phụ từ, ...
- Có tính liên tục, không bị gián đoạn.
8. Nêu ý nghĩa của chào hỏi, bắt tay, giới thiệu trong giao tiếp. Các nguyên
tắc chào hỏi, bắt tay, giới thiệu. Ý nghĩa:
Chào hỏi: Đây là hành động mở đầu cuộc giao tiếp, giúp tạo ấn tượng ban
đầu và thể hiện sự tôn trọng. Nó cũng giúp mở ra cơ hội cho các mối quan
hệ mới và làm cho người được chào cảm thấy được đánh gi á cao 1 .
Bắt tay: Bắt tay không chỉ là một cử chỉ lịch sự mà còn thể hiện sự tin tưởng
và tôn trọng. Cách bắt tay có thể phản ánh phần nào tính cách và thái độ của
bạn đối với người khác 2 .
Giới thiệu: Khi giới thiệu bản thân hoặc người khác, bạn đang cung cấp
thông tin cần thiết để xây dựng mối quan hệ và giúp mọi người hiểu biết lẫn nhau hơn. Nguyên tắc: Chào hỏi:
- Nên chào hỏi một cách thân thiện và lịch sự, sử dụng ngôn ngữ
phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ.
- Người nhỏ hơn sẽ chào người lớn hơn
- Xưng hô đúng mực và đúng mối quan hệ
- Cách xưng hô, chào hỏi thay đổi theo thời gian (thân hơn/xa lạ hơn)
- Cách chào hỏi phải phù hợp với tập tục Bắt tay:
- Gặp bạn, nên chào trước sau đó mới bắt tay; mối quan hệ thân
mật thì vừa bắt tay, vừa chào hỏi
- Người đưa tay ra trước thường là chủ nhân, người lớn tuổi,
người có địa vị cao, cấp trên, phụ nữ
- Khi bắt tay cần nhìn thẳng người đối thoại và chào hỏi; khi có
đồng thời nhiều người, không đưa tay ra cùng lúc
- Không bắt tay quá lâu/nhanh; quá chặt/quá hời hợt Tự giới thiệu:
- Giới thiệu đơn giản nhất, ngôn ngữ thân mật, tự nhiên, hài hòa
- Giới thiệu trong khoảng nửa phút là phù hợp (có thể đưa danh thiếp)
- Chọn đúng thời điểm, thời gian thích hợp để giới thiệu
Giới thiệu xã giao:
- Tên: tên đệm/ tên chính thức
- Ngắn gọn: “Xin chào! Tôi tên là.......”
Giới thiệu kiểu công việc: họ tên, chức vụ, đơn vị, nhiệm vụ công tác, công việc cụ thể
Giới thiệu trong trường hợp lễ nghi:
- Thêm một số từ chỉ sự khiêm tốn, sự tôn trọng những người mình giới thiệu
- “thưa quý khách, tôi xin gửi lời chào đến toàn thể quý vị, tôi tên là.........”
Giới thiệu một người với một người khác:
- Xác định địa vị cao thấp của hai bên
- Sau đó quyết định trình tự giới thiệu
- Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao
- Giới thiệu cấp dưới với cấp trên/ trẻ với già/ nam cho nữ
- Khi giới thiệu ai đó nên nói rõ mqh giữa mình với họ, tiện cho
người mới quen hiểu biết và tin nhau
- Giới thiệu: tên → chức vụ → xuất thân → nơi làm việc → sở thích...
- Khi được người thứ ba giới thiệu, hãy bày tỏ tình cảm vui mừng
khi được giới thiệu, chủ động chào hỏi người được giới thiệu, bắt tay,...
- Khi giới thiệu, tay mặt đưa về phía người dưới và nói với người trên
Lưu ý: - Không giới thiệu trẻ em với bất kì ai
- Không giới thiệu những người chỉ gặp nhau trong thời gian ngắn
- Nếu 2ng đã qen thì ko cần gth → nên đỡ lời: “Thưa anh/chị,
chúng ta đã biết nhau rồi”.
9. Phân loại câu hỏi trong giao tiếp. Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo những
nguyên tắc cơ bản nào?
Phân loại câu hỏi trong giao tiếp Dựa vào mục đích
- Câu hỏi để thu thập thông tin.
+ Khơi gợi hứng thú ở người đối thoại.
+ Nên bắt đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời.
- Câu hỏi với các mục đích khác
+ Dùng câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc
+ Dùng câu hỏi để kích thích và định hướng tư duy
+ Dùng câu hỏi để đề nghị.
+ Dùng câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác (câu hỏi kìm hãm)
+ Dùng câu hỏi để kết thúc vấn đề.
Dựa vào cách đặt câu hỏi
- Câu hỏi đóng - Câu hỏi mở
+ Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà người hỏi đưa sẵn ra các phương án trả lời cho
người được hỏi lựa chọn. Áp dụng cho trường hợp mở đầu một chuỗi đối thoại, xác
nhận thông tin. Câu hỏi đóng có 2 loại: • Câu hỏi có / không • Câu hỏi lựa chọn
+ Câu hỏi mở là loại câu hỏi mà người được hỏi tự đưa ra câu trả lời. Áp dụng khi
muốn phát triển cuộc đối thoại hay thu thập thông chi tiết hơn.
Dựa theo cách trả lời
- Câu hỏi trực tiếp: là hỏi thẳng vào vấn đề mà mình cần tìm hiểu.
- Câu hỏi gián tiếp: là hỏi về vấn đề này nhưng lại để suy ra vấn đề khác
Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
- Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi.
- Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối quan hệ với đối tượng giao tiếp.
- Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần
hỏi; nếu còn thời gian, mới đến các câu nên hỏi.
- Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu.
- Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời.
- Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi câu hỏi mở:
+ Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi câu hỏi mở.
+ Câu hỏi mở bắt đầu bằng những từ sau: tại sao, làm cách nào, cái gì, giải thích,
…, đừng sử dụng những cụm từ sau: có phải là...không,không phải là.....à, bạn có...không.
+ Hỏi “tại sao” hoặc “làm thế nào” để gợi mở và nhận được một câu trả lời dài hơn
sau khi đã nêu một câu hỏi đóng. Khi họ đã nói xong, hãy đặt một câu hỏi mở quy
chiếu hoặc liên quan tới điều họ vừa nói.
- Không được định kiến trước.
- Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe.
- Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo.
- Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm. Đừng lãng phí câu hỏi.
- Chấp nhận các phương pháp thay thế. Người được chọn không muốn hay không
biết cách trả lời hoặc thiếu trung thực.
- Không chấp nhận vòng vo.
- Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp.
- Kiểm tra việc chú ý lắng nghe.
10. Các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen ngợi, phê bình.
Đưa ra tình huống giả định thực hiện kỹ năng khen ngợi, phê bình. Khen ngợi: - Khen ưu điểm.
- Khen đúng thời điểm (khen ngay khi họ vừa làm được điều gì đó, khi làm được việc tốt)
- Khen đúng mức độ và chân thành. - Khen phải cụ thể.
- Lời khen phải phù hợp với đối tượng.
Tình huống giả định:
Khi một bạn vừa hoành thành xong một bài thuyết trình.
Em sẽ khen bạn rằng bài trình bày của bạn vừa rồi thật tốt, và mình cực kì ấn tượng
về bạn qua những điểm sau: bạn tích cực tương tác với các bạn trong lớp tạo nên
bầu không khí rất sôi động, không bị nhàm chán; chuẩn bị cho bài thuyết trình kỹ
càng điều này có thể nhìn thấy được qua phong thái tự tin khi bạn đứng lớp, slide
rất chỉnh chủ và đầy đủ nội dung làm mình dễ nắm bắt được nội dung bài học,…… Phê bình
Đối với người phê bình
- Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh giá cao ở người mà bạn chuẩn bị phê bình.
- Góp ý, phê bình đúng trọng tâm.
- Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm.
- Tạo cho người nghe sự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê bình.
Đối với người bị phê bình
- Suy nghĩ vì lợi ích chung. (Với điều kiện đó không phải là những lời phê bình vặt
vãnh, vòng quanh, không liên quan hay mang tính thù hằn cá nhân thì chúng ta đều
nên ghi nhận nó một cách sâu sắc. Hãy lắng lại một chút để nghĩ về những yếu tố
tích cực trong lời phê bình đó, thường xuyên nhìn nhận lại bản thân để trở nên hoàn thiện hơn)
- Hãy kiềm chế ý muốn quên đi lời phê bình đó. (Hãy nghĩ rằng điều họ vừa góp ý
với bạn giúp bạn hiểu biết sâu hơn về vấn đề được nói tới.)
- Thừa nhận rằng có thể bạn đã mắc sai lầm.
- Hãy nhớ rằng những lời phê phán mang tính cá nhân cũng sẽ khiến người đưa ra
lời phê phán cảm thấy khó chịu. Đừng tự hạ mình bằng cách công kích lại và phê phán con người họ.
Tình huống giả định:
- Trước hết khen ưu điểm như trên
- Đưa ra lời góp ý: Tuy nhiên, mình thấy bạn còn một số ít lỗi như sau, nếu như
bạn có thể cải thiện được thì bài thuyết trình lần tới của bạn sẽ trở nên hoàn hảo
hơn: bạn nói khá nhanh nên mình nghĩ bạn có thể nói chậm lại, phát âm rõ ràng
hơn; cuối bài nên có các trò chơi nhỏ hay sơ đồ tư duy để dễ tóm tắt lại bài học,…
=> mình rất thích bài thuyết trình của bạn.
11. Đàm phán, thuyết phục là gì, các bước đàm phán, thuyết phục.
Kỹ năng đàm phán - thuyết phục là khả năng đưa ra phương án thống nhất
trong tình huống mâu thuẫn, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên để đạt
được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ hợp tác.
Các bước thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục:
- Bước 1: Tạo bầu không khí bình đẳng
- Bước 2: Lắng nghe để hiểu người đối thoại (tâm lý của họ, nguyên nhân làm họ
lo ngại, bận tâm, từ chối)
- Bước 3: Bày tỏ sự thông cảm.
+ Đặt mình vào vị trí của người đối thoại.
+ Tán thưởng, động viên, an ủi người đối thoại.
+ Cử chỉ nhã nhặn, hành vi ôn hòa, lời nói phải dịu dàng, ...
- Bước 4: Giải quyết vấn đề
+ Cần phải giải quyết những băn khoăn, bận tâm trong lòng của cả hai bên cùng quan tâm.
+ Trong khi giải quyết vấn đề, cần phải luôn giữ sự bình tĩnh trong tranh luận, thảo
luận để đi tới giải quyết vấn đề,...
+ Nắm vững nghệ thuật: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
12. Những điểm cần lưu ý khi đàm phán, thuyết phục
- Tạo không khí bình đẳng. (làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái, được tôn
trọng, làm giảm sự đề phòng, phản kháng của họ.)
- Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại.
- Khi trình bày ý kiến của mình, chúng ta cần lưu ý:
+ Lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở. Sự phân tích lập luận cần có những dẫn
chứng cụ thể để minh họa.
+ Lời nói phải ngắn gọn và có trọng tâm, không dài dòng. (Ngôn ngữ và cách lập
luận phải phù hợp với trình độ người đối thoại.)
+ Lời nói phải nhã nhặn, ôn tồn, lịch sự. (không ai muốn thừa nhận mình thua kém,
không muốn bị chỉ trích, phê phán; vì vậy cần tỏ thái độ bình tĩnh, điềm đạm, lịch
sự, nhã nhặn, cân nhắc khi dùng từ. )
+ Phải biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến đối thoại, biết thừa nhận cái
sai trong ý kiến của mình mà người đối thoại đưa ra.
+ Cần phải tác động tới cả nhận thức, tình cảm và ý chí của người đối thoại.
13. Kỹ năng thuyết trình là gì? Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình. Các
bước thực hiện bài thuyết trình.
Kỹ năng thuyết trình là hệ thống các khả năng, năng lực của người nói (diễn
giả) được sử dụng để trình bày vấn đề nào đó trước nhiều người nhằm cung cấp
các thông tin hoặc thuyết phục họ.
Các bước thực hiện bài thuyết trình :
- Quy trình tổ chức một bài thuyết trình được thể hiện qua 03 bước:
+ Chuẩn bị thuyết trình. + Thuyết trình. + Sau thuyết trình.
- Ở bước chuẩn bị thuyết trình, người thuyết trình cần phải lưu ý một số vấn đề sau
+ Xác định mục đích thuyết trình: cung cấp thông tin, thuyết trình người nghe
+ Tìm hiểu đối tượng (người nghe): độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp,…
+ Xác định đề tài và tìm kiếm thông tin liên quan: thông tin có tính cập nhật, chính
xác, sắp xếp theo một trình tự logic, khoa học, có tính phát hiện, mới mẻ,…
.+ Xác định năng lực bản thân
+ Xây dựng bài thuyết trình: người thuyết trình phải có đầy đủ thông tin về chủ đề,
nắm vững và hiểu chính xác về các thông tin. Cấu trúc của một bài thuyết trình
thường bao gồm 03 phần: Mở đầu – Khai triển nội dung – Kết luận. Đối với từng
phần, người thuyết trình cần có sự phân bổ thời lượng hợp lí, có thời gian nhấn
mạnh trọng tâm, tương tác với người nghe và sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ
thuật bổ trợ cho nội dung thuyết trình.
+ Chuẩn bị địa điểm và công cụ hỗ trợ thuyết trình.
+ Lập kế hoạch đặt câu hỏi phát vấn, phản vấn và dự kiến câu trả lời.
+ Chuẩn bị tâm lý và sức khoẻ cho thuyết trình.
Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình:
Khi mở đầu bài thuyết trình, người nói có thể sửa dụng 02 kỹ thuật dẫn nhập cơ
bản: dẫn nhập trực tiếp và dẫn nhập gián tiếp. Dẫn nhập trực tiếp là cách nêu
thẳng vào chủ đề, mục đích và các vấn đề trọng tâm của nội dung thuyết trình.
Dẫn nhập gián tiếp là kỹ thuật vào đề thông qua các kỹ thuật khác nhau như:
đặt câu hỏi; kể một câu chuyện; thực hiện một trò chơi, hoạt động; ... Trong
phần khai triển nội dung bài thuyết trình, người trình bày cần nêu bật các ý
chính, thực hiện các thao tác phân tích, chứng minh và dẫn chứng cụ thể để làm
rõ vấn đề cần thuyết trình.
- Những vấn đề cần tránh khi trình bày nội dung thuyết trình:
+ Lấy trường hợp cá biệt để khái quát thành phổ biến; nhầm lẫn nguyên nhân
với kết quả, nguyên nhân với điều kiện, khả năng và hiện thực, bản chất và
hiện tượng; tránh lặp ỷ, mâu thuẫn ý tưởng; không lạm dụng điển tích, đặc biệt
là các điển tích không phổ biến, ít người biết; tránh dùng các thuật ngữ chuyên
môn hẹp; không sử dụng ngôn từ quá cầu kì, hoa mỹ, song cũng không được
quá sỗ sàng, thoải mái. Cần thể hiện và sử cân đặt dụng một cách tự nhiên các
yếu tố liên quan đến ngôn ngữ cơ thể như: ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,
cách đi đứng. Trong quá trình giao lưu với người nghe, câu hỏi hợp lí, phù hợp
với đối tượng, nội dung và luôn thực hiện một tâm thế bình tĩnh, nhiệt tình, bao
quát đối với mọi hoạt động trong quá trình thuyết trình.
- Khi kết thúc bài thuyết trình, diễn giả cần có những thao tác tóm tắt nội dung bài
thuyết trình, đưa ra những khuyến cáo, khuyến khích thực hiện theo yêu cầu của
nội dung thuyết trình, nói lời cảm ơn thật sự trang trọng để kết thúc trọn vẹn bài thuyết trình.
Cần nắm rõ các kỹ năng cần thiết trong buổi thuyết trình
- Kỹ năng điều khiển ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần dễ hiểu, chính xác, đơn nghĩa;
giọng nói cần to, rõ và tránh nói lắp.
- Kỹ năng điều khiển phi ngôn ngữ: Ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, tác phong.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện trợ giúp: Nắm vững các thao tác sử dụng phương
tiện hỗ trợ, đặt tại các vị trí dễ nhìn; thông tin diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; thông tin
trên slide cần đơn giản, đủ ý.
- Kỹ năng giao lưu với khán giả và giải quyết các câu hỏi: Đây là những thao tác
để kiểm tra độ tập trung và gây sự chú ý của người nghe. Cần thông báo thời điểm
đặt câu hỏi, số lượng câu hỏi. Cần bình tĩnh trước những tìn huống đặt câu hỏi bất
ngờ và nằm ngoài kế hoạch dự tính của người thuyết trình.
14. Trong giao tiếp, con người sử dụng ánh mắt nhằm mục đích gì. Anh chị
lưu ý gì để sử dụng hiệu quả, phù hợp ánh mắt trong giao tiếp.
Trong giao tiếp, con người sử dụng ánh mắt nhằm mục đích:
- Để bộc lộ tâm trạng, những xúc cảm, tình cảm của con người như vui buồn, tức
giận, sợ hãi, lo lắng, yên tâm...
- Trong những điều kiện, hoàn cảnh đôi khi ta không muốn hay không cần nói,
nhưng thông qua ánh mắt ta có thể truyền đạt những điều mà mình mong muốn.
- Sử dụng ánh mắt đi kèm với lời nói sẽ làm so lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.
- Dễ tạo nên sự đồng điệu cảm xúc giữa những người tham gia đối thoại
Lưu ý để sử dụng hiệu quả, phù hợp ánh mắt trong giao tiếp:
- Nhìn vào người đối thoại (nhìn tự nhiên, bao quát toàn bộ người giao tiếp)
- Không nhìn chăm chú vào người khác.
- Không nhìn người khác bằng ánh mắt coi thường, giễu cợt, hoặc không thèm để ý.
- Không đảo mắt liên tục hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm.
- Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác.
15. Trong giao tiếp, a/c cần làm gì để quản lí cảm xúc của bản thân.
Kĩ năng quản lý cảm xúc là khả năng con người tự nhận biết và tự điều khiển,
điều chỉnh cảm xúc của bản thân, bao gồm kỹ năng: nhận diện cảm xúc, kiểm
soát cảm xúc, giải tỏa cảm xúc.
Nhận diện cảm xúc
- Nhận diện cảm xúc là nhận ra được các dạng cảm xúc hiện thời của bản thân
thông qua các biểu hiện trên: khuôn mặt, điệu bộ và sắc thái biểu cảm của cơ thể.
Từ đó có thể phán đoán được các trạng thái cơ bản của cảm xúc của mình hay của
người khác; phát hiện ra mức độ, cường độ và xác định vai trò của nó đối với hoạt
động và đời sống của cá nhân.
- Cách thức để nhận diện cảm xúc của bạn thân:
+ Quan sát cách bản thân phản ứng với mọi người xung quanh + Tự đánh giá bản thân
+ Xem xét cách bản thân phản ứng trong các tình huống căn thẳng Kiểm soát cảm xúc
Một người kiếm soát được cảm xúc là khi một cảm xúc tiêu cực nào đó xuất hiện,
chủ thể sẽ sử dụng ý chí của mình để điều khiển cảm xúc ấy trong tầm kiểm soát. Các để kiểm soát: Thay đổi suy nghĩ:
- Dừng ngay những suy nghĩ tiêu cực và bắt đầu suy nghĩ về những chuyện khác,
tìm việc khác để làm, tìm ai để nói chuyện để vơi đi bớt những cảm xúc tiêu cực.
- Suy nghĩ sự việc theo hướng tích cực
- Thay đổi thái độ và chấp nhận thực tế
- Tạo ra cảm xúc bằng điểm tựa “tâm lý”.
Cải tạo hoàn cảnh gây nên cảm xúc tiêu cực:
- Hay thay đổi không gian, địa điểm, vị trí,… để không tiếp tục nãy sinh những cảm xúc không mong muốn.
- Không nên tìm kiếm lại những hoàn cảnh cũ đã gây nên những cảm xúc không mong muốn.
- Thay đổi hoàn cảnh khác, mới khi không thể cải tạo hoàn cảnh cũ. Giải tỏa cảm xúc
Giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng các giác quan
- Giải toả cảm xúc tiêu cực bằng thị giác: nhìn vào bức ảnh hay vật lưu niệm ưa
thích, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên,…
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng thính giác: hát hay ngâm nga một giai điệu yêu thích,
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng khứu giác: Ngửi mùi loại hoa yêu thích, hít thở
không khí trong lành, xịt nước hoa yêu thích của bạn,...- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực
bằng xúc giác: vuốt ve thú cưng, ngâm mình trong bồn tắm, đi lặn san hô,…
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng vị giác: ăn món ăn ưa thích, nhâm nhi một tách cà
phê hoặc trà hay một thức uống lạnh, ăn một miếng trái cây,...
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng vận động: tập thể dục, khiêu vũ, đi dạo, ...
Giải tỏa cảm xúc bằng cách bùng nổ an toàn
- Bùng nổ an toàn: Như một quả bóng, cảm xúc sẽ nổ khi quá căng. Sử
dụng cách thức bùng nổ an toàn (xả van cảm xúc) trong trường hợp cảm xúc
đạt đến cực trị và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
- Cách thức giải tỏa cảm xúc bằng cách bùng nổ an toàn:
+ Tức nước vỡ bờ: xả bớt đi bằng nhiều cách khác nhau như vào phòng kín
và gào thét, thật to, nói ra những điều ấm ức, khóc thật đã, ....
+ Di chuyển cảm xúc tiêu cực để trút nó ra ngoài bằng cách: Đập vào gối, đánh
máy liên tục, lau nhà, xé giấy, chơi thể thao, phương pháp này gần giống như việc
"trút giận" vào một công việc an toàn nào đó mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.
+ Giải tỏa cảm xúc bằng cách làm những việc mình yêu thích, nhằm tạo ra những
hứng thú và cảm xúc tích cực mới như: đi ăn, mua sắm, làm đẹp, chơi thể thao, gặp
gỡ bạn bè, đi du lịch, nghe nhạc, ...
- Thỏa mãn cảm xúc trong tưởng tượng: Giải tỏa cảm xúc thông qua những hình
ảnh tự tưởng tượng ra mà không làm nguy hại đến ai.