Ôn thi cuối kì luật dân sự - Pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang
Ôn thi cuối kì luật dân sự - Pháp luật đại cương | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
ÔN THI CUỐI KỲ LUẬT DÂN SỰ 2 (Xem NQ 02/2022)
D. NGHĨA VỤ VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG - 18 câu
Câu 1. Nêu các điều kiện của thực hiện công việc không có ủy quyền? (Đ574)
Thứ nhất, người thực hiện công việc hoàn toàn tự nguyện thực hiện công việc.
Thứ hai, công việc vì lợi ích của người có công việc
Thứ ba, người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện công việc.
Thứ tư, việc thực hiện công việc phải thực sự cần thiết.
Câu 2. Phân tích nội dung pháp lí của nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng,
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
1. Nghĩa vụ hoàn trả (Điều 579 BLDS 2015)
Người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật
thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không
tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp Người chiếm hữu, người được lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời
hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở
hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (Đ236)
2. Tài sản hoàn trả (Điều 580 BLDS 2015)
+ Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả
toàn bộ tài sản đã thu được.
+ Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc
định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả
vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về
tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
3. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức (Đ581)
+ Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn
cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm
chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
+ Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm
người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 Người chiếm hữu, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai
trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ
sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu
4. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả (Đ582)
Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã
giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ
luật dân sự có quy định khác (Ví dụ như quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS 2015
ghi nhận nếu người thứ ba đã đăng ký tài sản tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thì họ không phải hoàn trả tài sản. Trường hợp này áp dụng đối với tài sản
phải đăng ký, theo đó, việc đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được
xem là đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp với tài sản đó. Lúc này, chủ sở hữu cũ,
chủ thể có quyền khác với tài sản không còn quyền sở hữu tài sản đó nên quyền
đòi lại tài sản sẽ không có hiệu lực); nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền
bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
5. Nghĩa vụ thanh toán (Đ583)
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài
sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản,
người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để
bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.
*Câu 3. Trình bày sự khác nhau giữa nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng,
được lợi về tài sản không có căn cứ PL nhưng ngay tình và không ngay tình?
Chiếm hữu, sử dụng, được lợi về Chiếm hữu, sử dụng, được lợi về TS Tiêu chí
TS không có căn cứ PL nhưng
không có căn cứ PL nhưng không ngay tình ngay tình
Người chiếm hữu không biết hoặc Người chiếm hữu biết hoặc phải biết
không thể biết việc chiếm hữu tài tài sản mình đang chiếm hữu là không
Bản chất sản đó là không có căn cứ PL. có căn cứ pháp luật. (Đ181) (Đ180)
Được pháp luật công nhận và bảo Người chiếm hữu, sử dụng, được lợi
vệ trong một số trường hợp:
về TS không có căn cứ pháp luật
+ Có thể trở thành chủ sở hữu tài nhưng không ngay tình thì không
Chế độ sản theo BLDS quy định;
được PL bảo vệ trong mọi trường hợp.
pháp lý + Có quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức trong một số trường hợp.
Căn cứ Chiếm hữu ngay tình, liên tục, Không thể trở thành chủ sở hữu tài sản
trở thành công khai đối với:
và buộc phải chấm dứt việc chiếm hữu
chủ sở - Động sản: 10 năm.
thực tế đối với tài sản.
hữu TS - Bất động sản: 30 năm.
Phải hoàn trả khi biết hoặc phải Hoàn trả lại TS và bồi thường thiệt hại
Hoàn trả biết việc chiếm hữu TS không có nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp
hoa lợi, căn cứ PL trừ trường hợp có căn pháp gây ra khi biết hoặc phải biết
lợi tức cứ để trở thành chủ sở hữu TS.
việc chiếm hữu TS không có căn cứ PL.
Câu 4. Lỗi là gì? Phân tích ý nghĩa pháp lý của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
- Lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra
thiệt hại. Lỗi được chia thành hai dạng cố ý và vô ý.
- Ý nghĩa pháp lý của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng:
1. Lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường chứ không phải là điều
kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
2. Lỗi là căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường: Phòng vệ chính đáng
Sự kiện bất khả kháng
Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Do các bên có thoả thuận khác
3. Lỗi là căn cứ giảm mức bồi thường: (khoản 2 Điều 585).
4. Lỗi là căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường.
5. Lỗi là căn cứ xác định mức bồi thường.
6. Lỗi là cơ sở để xác định trách nhiệm hoàn trả: Ví dụ: Điều 597 BLDS 2015 về
bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra; Điều 598 BLDS 2015 về bồi
thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra và Điều 600 BLDS 2015 về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra. Đặc điểm chung của các quy định này là
chủ thể chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có quyền yêu cầu người gây thiệt hại
“hoàn trả” số tiền mà họ đã thực hiện bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Câu 5. Phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý (Đ364)
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại
cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng
để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
- Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.
- Lỗi của pháp nhân trong trách nhiệm BTTH là lỗi của người thực hiện nhiệm vụ của
pháp nhân. Vì vậy, pháp nhân phải BTTH do người của pháp nhân gây ra.
- Trong trách nhiệm dân sự, mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm.
Thậm chí, người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (k3 Đ601, 602).
- Lỗi là căn cứ là để loại trừ trách nhiệm BTTH và giảm mức BTTH trong 1 số TH được BLDS quy định
Câu 6. Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng? Cho ví dụ minh họa? (Đ584)
Có thiệt hại thực tế xảy ra: chỉ cần xác định được hành vi xâm phạm của người gây
thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường.
+ Thiệt hại về vật chất + Tổn thất tinh thần
Có hành vi gây thiệt hại trái luật hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại trái luật:
Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến TS, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp.
Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi của con người hoặc hoạt động của tài sản
và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Ví dụ: anh M và anh N rủ nhau đi nhậu, sau khi nhậu say và có bất đồng quan điểm
nên hai anh đã xảy ra mâu thuẫn, do không làm chủ được mình nên anh M đã lấy chai
rượu đánh vào đầu anh N làm anh N bị thương ở đầu, với tỷ lệ thương tích là 5%.
Trong trường hợp trên, anh M đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của anh N do
hành vi trái pháp luật. Do đó, anh M phải bồi thường thiệt hại cho anh N.
Lỗi chỉ là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ chứ
không phải là điều kiện bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm.
Câu 8. Trình bày nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người
cùng gây ra? Cho ví dụ minh họa? (Đ587).
Cơ sở để xác định trách nhiệm BTTH do nhiều người cùng gây ra là có hành vi cùng
gây thiệt hại của nhiều người gây thiệt hại.
Nhiều người cùng gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường có thể xảy ra
một trong hai trường hợp:
- Nhiều người cùng gây thiệt hại cho một người
- Nhiều người cùng gây thiệt hại cho nhiều người
Ví dụ: A và B cùng trộm túi xách của C, trong khi A lái xe đứng chờ thì B đi bộ từ
phía sau giật túi của C. Như vậy, các chủ thể có thể thực hiện những hành vi khác nhau
nhưng tạo thành một chuỗi hành vi thống nhất gây thiệt hại.
Câu 9. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hỗn hợp lỗi và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra?
*Đ363: BTTH trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong
trường hợp mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật của mỗi người đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.
Quy định này nhằm cân bằng lợi ích của các bên, đồng thời gắn với trách nhiệm của
các bên đối với hành vi của mình.
Ví dụ: A thuê xe của B, A đã dặn B phải kiểm tra xe cẩn thận trước khi giao cho
mình nhưng B đã không làm nên khiến cho khi A đang di chuyển do đi quá tốc độ kèm
theo phanh xe bị hỏng nên đã gặp tai nạn làm chiếc xe bị hư hỏng nặng. → Trong
trường hợp này, lỗi xuất phát từ cả hai phía: với B là lỗi đã không kiểm tra xe cẩn thận
trước khi giao cho A, còn với A là lỗi đã lái xe quá tốc độ. Do đó, A chỉ phải bồi
thường thiệt hại cho chiếc xe trong phạm vi lỗi của mình. Mức bồi thường có thể do
các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
*Đ587: BTTH do nhiều người cùng gây ra
Cơ sở để xác định trách nhiệm BTTH do nhiều người cùng gây ra là có hành vi cùng
gây thiệt hại của nhiều người gây thiệt hại.
Nhiều người cùng gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường có thể xảy ra
một trong hai trường hợp:
- Nhiều người cùng gây thiệt hại cho một người
- Nhiều người cùng gây thiệt hại cho nhiều người
Ví dụ: A và B cùng trộm túi xách của C, trong khi A lái xe đứng chờ thì B đi bộ từ
phía sau giật túi của C. Như vậy, các chủ thể có thể thực hiện những hành vi khác nhau
nhưng tạo thành một chuỗi hành vi thống nhất gây thiệt hại.
Câu 10. So sánh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra? (Đ586, Đ599) *Giống nhau:
- Đều có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của người bị thiệt
hại do hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại gây ra.
- Trong trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được
mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm
tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường (k3 Đ599). *Khác nhau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra:
+ Trường hợp người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại (k2 Đ586).
+ Trường hợp nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà người dưới 15 tuổi
gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu (k2 Đ586).
+ Trường hợp người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì
trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra (k1 Đ599).
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra:
+ Trường hợp người mất năng lực HVDS gây thiệt hại cho người khác trong thời gian
bệnh viện, PN khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, PN khác phải BTTH. (k2 Đ599)
*Câu 11. So sánh BTTH về tính mạng và BTTH về sức khỏe? *Giống nhau:
- Đều có thiệt hại là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. *Khác nhau:
BTTH về sức khỏe (Đ590)
BTTH về tính mạng (Đ591) (k1 Đ590) (k1 Đ591)
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phạm được tính từ thời điểm người
chức năng bị mất, bị giảm sút của bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe người bị thiệt hại;
cho đến thời điểm người đó chết
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị (theo quy định tại Đ590 BLDS
giảm sút của người bị thiệt hại; nếu 2015);
thu nhập thực tế của người bị thiệt - Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
Căn cứ hại không ổn định và không thể xác - Tiền cấp dưỡng cho những người xác
định được thì áp dụng mức thu nhập mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ định
trung bình của lao động cùng loại; cấp dưỡng; thiệt
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập - Thiệt hại khác do luật quy định. hại
thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian
điều trị; nếu người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì
thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định. Trách
- Bồi thường thiệt hại theo quy định - Bồi thường thiệt hại theo quy định
nhiệm tại khoản 1 Đ590 và một khoản tiền tại khoản 1 Đ590 và một khoản tiền bồi
khác để bù đắp về tổn thất về tinh khác để bù đắp về tổn thất về tinh
thường thần mà người đó gánh chịu.
thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại),
- Nếu không có những người này thì
người được hưởng khoản bù đắp tổn thất tinh thần là:
+ Người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng;
+ Người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại;
- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về - Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thỏa thuận;
tinh thần do các bên thỏa thuận;
- Nếu không thỏa thuận được thì - Nếu không thỏa thuận được thì
mức tối đa cho một người có sức mức tối đa cho một người có tính Mức
khỏe bị xâm phạm không quá năm mạng bị xâm phạm không quá một
bù đắp mươi lần mức lương cơ sở do Nhà trăm lần mức lương cơ sở do Nhà tổn nước quy định. nước quy định.
thất về - Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 - Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 tinh triệu đồng. triệu đồng. thần
- Như vậy, mức bù đắp tổn thất về - Như vậy, mức bồi thường bù đắp
tinh thần là không quá 90 triệu tổn thất tinh thần là không quá 180 đồng. triệu đồng.
*Câu 12. So sánh bồi thường thiệt hại về sức khỏe với bồi thường thiệt hại về
danh dự, nhân phẩm, uy tín? *Giống nhau:
- Đều có thiệt hại là điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường. *Khác nhau:
BTTH về danh dự, nhân phẩm,
BTTH về sức khỏe (Đ590) uy tín (Đ592) (k1 Đ590) (k1 Đ592)
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục thiệt hại;
chức năng bị mất, bị giảm sút của - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị người bị thiệt hại; giảm sút;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị - Thiệt hại khác do luật quy định.
giảm sút của người bị thiệt hại; nếu
thu nhập thực tế của người bị thiệt
Căn cứ hại không ổn định và không thể xác xác
định được thì áp dụng mức thu nhập định
trung bình của lao động cùng loại; thiệt
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập hại
thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian
điều trị; nếu người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì
thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định. Trách
- Bồi thường thiệt hại theo quy định - Bồi thường thiệt hại theo quy định
nhiệm tại khoản 1 Đ590 và một khoản tiền tại khoản 1 Đ592 và một khoản tiền bồi
khác để bù đắp về tổn thất về tinh khác để bù đắp về tổn thất về tinh
thường thần mà người đó gánh chịu.
thần mà người đó gánh chịu.