Phạm trù cái chung-cái riêng và quá trình hội nhập kinh tế của VN | Triết học Mac-Lenin | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm trù cái chung-cái riêng và quá trình hội nhập kinh tế của VN | Triết học Mac-Lenin | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (BKHN)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Cặp phạm trù cái riêng và cái chung a. Các khái niệm o
Cái riêng : là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định.
VD: một người, một ngôi sao, một lớp học... o
Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những
có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lập lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
(nhiều cái riêng) khác nữa.
VD: vận động, mâu thuẫn, hô hấp... o
Cái đơn nhất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một
sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào đó.
b. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
* Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau giải quyết
vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. o
Phái duy danh: Cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Cái riêng hoặc
hoàn toàn không có, hoặc tồn tại phụ thuộc vào cái chung. o
Phái duy thực: Cái chung không tồn tại trong hiện thực khách quan, chỉ có sự vật đơn lẻ,
cái riêng mới tồn tại thực trong tư duy của con người. →
Tách cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. →
Không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ giữa chúng.
* Phép biện chứng duy vật cho rằng cái chung, cái riêng, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan,
giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau: o
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình.
Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại ở bên ngoài cái riêng.
VD: Không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ
thể.Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào… nào cũng có rễ, thân , lá, có quá trình lí hóa để
duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ, và được phản ánh
trong khái niệm ”cây”. Dó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn
tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng. o
Cái riêng chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại
tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
VD: Mỗi con người là 1 cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ
với xã hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật
sinh học và quy luật xã hội. o
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.
VD: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân các nước khác trên thế
giới là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn, v.v…, còn có nhưng đặc điểm riêng
là chịu ảnh hưởng củalàng, xã, các tập quán lâu đời,…mỗi vùng mỗi miền lại khác nhau
rất phong phú. Cái chung sâu sắc hơn vì người nông dân dù ở đâu cũng rất cần cù lao
động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. o
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định.
VD: Quá trình phát triển của sinh vật, xuất hiện những biến dị ở 1hoặc ít cá thể riêng biệt,
biểu hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnhthay đổi nó trở nên phù hợp thì đặc tính được
bảo tồn và duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Ngược lại những
đặc tính không phù hợp sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
c. Ý nghĩa phương pháp luận o
Tìm cái chung trong cái riêng. Đồng thời khi áp dụng cái chung vào cải tạo cái riêng phải
căn cứ vào đặc điểm của cái riêng để cụ thể hóa cái chung cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp. o
Cần rút ra những mặt chung đối với từng trường hợp, chỉ rút ra những cái thích hợp với
điều kiện nhất định đó. o
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện nhất định, do vậy
cần chủ động tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung và cái chung bất
lợi trở thành cái đơn nhất.
2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở hiện tại Việt Nam hiện nay. a. Bối cảnh
Những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới. Tiến trình hội
nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế -
xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể
chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… Tuy
nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
b. Vận dụng cặp phạm trù cái chung và cái riêng * Cái chung o
Khi tham gia vào tổ chức kinh tế trong khu vực hay thế giới đều phải tuân theo những
nguyên tắc của hội nhập kinh tế nói chung. o
Thực hiện hội nhập: mở rộng thị trường, thực hiện thuận lợi hóa, tự do thương mại và đầu tư. o
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế phát triển, tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định. o
Coi hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là phương tiện để mở rộng quan hệ quốc tế, thiết lập
quan hệ sản xuất, nâng cao vị thế quốc tế. o
Hội nhập kinh tế gắn với giao lưu văn hóa, truyền bá. o
Quá trình hội nhập được Đảng và nhà nước chú trọng, điều chỉnh phù hợp với điều kiện
thực tế và năng lực của đất nước. * Cái riêng Thành tựu
Một số thành tựu của tiến trình HNKTQT toàn diện của Việt Nam gồm: o
Một là, HNKTQT đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nền kinh tế Việt
Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) ngày càng phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch,
bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên.
Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất trong khu vực cũng như trên thế giới và có triển vọng tốt nhờ kinh tế vĩ mô tiếp tục được
duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tạo môi trường, động
lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Quy mô kinh tế Việt Nam năm 2019 dự báo đạt 5,5 triệu tỷ đồng,
tương đương 240,5 tỷ USD, gấp trên 1,3 lần so với năm 2015, hiện đứng thứ 44 trên thế giới theo
GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua tương đương.
hai là, HNKTQT thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh
giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), mở rộng thị trường đa dạng các loại
hàng hóa tham gia XNK. Việt Nam đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu với
tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2 lần GDP. Từ chỗ
thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã chuyển sang cân bằng XNK, thậm chí là xuất siêu.
Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là
thành viên của WTO, Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường,
nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu
cao về chất lượng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mỹ... o
Bar là, HNKTQT tác động mạnh đến tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
GDP bình quân đầu người tăng từ 2.109 USD (năm 2015) lên 2.587 USD (năm 2018),
khoảng 7.650 USD theo sức mua tương đương. Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trong năm
2007, tăng trưởng GDP đạt 8,46% (mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó). Tuy
nhiên, 4 năm sau đó, do ảnh hưởng từ những biến động của kinh tế thế giới, nên tăng
trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%. Đáng chú ý những năm
tiếp theo, kinh tế khởi sắc hơn. Cụ thể, năm 2014 đạt 5,98%, năm 2015 đạt 6,68%; 2016
đạt 6,1%, năm 2017 GDP đạt 6,81%, năm 2018 đạt 7%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng
240 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.540 USD, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (2008-2018). o
Bốn là, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Hội
nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển đánh giá, Việt Nam nằm trong 12 quốc
gia thành công nhất về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiện nay, có gần
26.000 doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam, với số vốn cam kết đầu tư
trên 330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia và đối tác. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 25%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các đối tác đã cam kết viện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Nam
trong giai đoạn 2018-2020. Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng
của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại di động... o o
năm là, HNKTQT sâu rộng hơn góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan
trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới (gồm 12
FTA đã ký và đang thực thi; 2 Hiệp định đã ký kết, 4 FTA đang đàm phán bảo đảm cho
kết nối thương mại tư do, ưu đãi cao với 60 nền kinh tế, chiếm 90% kim ngạch thương
mại của Việt Nam); đồng thời, tạo động lực mới và cả “sức ép” mới để thúc đẩy mạnh mẽ
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Môi trường pháp lý, chính sách kinh tế, cơ chế
quản lý trong nước được cải cách theo hướng ngày càng phù hợp với các cam kết tiêu
chuẩn cao trong các FTA và ngày càng minh bạch hơn, tạo lập môi trường đầu tư, kinh
doanh trong nước ngày càng thông thoáng hơn, tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế cao
của khu vực và thế giới. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, tiến trình HNKTQT của Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn. Cụ thể như: o
Chính sách, pháp luật về HNKTQT còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc tổ chức thực hiện
các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về HNKTQT chưa nghiêm
và quyết liệt. Trình độ năng lực điều hành, quản lý kinh tế của DN trong nước còn yếu
kém. Hạn chế đó tác động tiêu cực tới việc làm tăng nguồn lực cho phát triển KT-XH đất nước. o
Chiến lược HNKTQT chưa toàn diện, dẫn đến chưa tận dụng được hết lợi ích của
HNKTQT trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH đất nước. Trong một số trường
hợp, HNKTQT còn bị động, chưa phù hợp với thực trạng phát triển đất nước, chưa phát
huy được đầy đủ các hiệu quả và lợi ích của hội nhập mang lại. o
Trong nền kinh tế còn tồn tại một số hạn chế nội tại như: Cân đối vĩ mô và các cân đối
lớn của nền kinh tế chưa vững chắc; Môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh
tranh chậm được cải thiện; Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc; Tình hình sản xuất,
kinh doanh còn nhiều khó khăn; Số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động lớn; Năng lực tài
chính, quản trị của phần lớn DN trong nước còn hạn chế… o
Một bộ phận đầu mối về HNKTQT tại một số bộ, ban, ngành và địa phương còn chưa
chú trọng đến khâu phối hợp và tham vấn với các chương trình hành động về HNKTQT.
Chính vì vậy, việc triển khai công tác HNKTQT chưa đạt được kết quả như mong muốn. c. Giải pháp
Mặc dù, tiến trình HNKTQT đã đạt được những kết quả tích cực, song trong bối cảnh thế giới
diễn biến khó lường như hiện nay, Việt Nam cần chủ động triển khai HNKTQT lên mức toàn
diện, sâu rộng, đổi mới sáng tạo và hiệu quả hơn. Trước mắt, cần chú trọng vào một số nội dung trọng tâm sau: o
Thứ nhất, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công khi có sự
tham gia hưởng ứng của các DN và người dân. Do vậy, cả hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành cần quyết liệt vào cuộc, để tiếp tục đẩy mạnh HNKTQT trên tinh thần Nghị quyết
số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh
và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và các nghị quyết, chương trình hành
động, kế hoạch công tác hội nhập của Chính phủ. o
Thứ high, thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh bạch và hiện đại vừa là mục
tiêu vừa là yêu cầu của hội nhập. Để có được điều này cần có những chính sách củng cố
quyền sở hữu nhằm thúc đẩy đầu tư dài hạn; thực hiện hiệu quả cải cách hành chính công
nhằm tăng tính minh bạch, giảm quan liêu và hạ chi phí giao dịch vốn có ảnh hưởng
không nhỏ đến các DN nhỏ và vừa. o
Thứ bar, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, của DN trong
công tác HNKTQT. Dư địa phát triển lớn nhất nằm ngay trong sự nỗ lực không ngừng,
sức sáng tạo của mỗi DN, mỗi người dân. Địa phương, DN là chủ thể trung tâm của hội
nhập, phải được thụ hưởng thành quả của hội nhập. DN, người dân phải chủ động hơn,
thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hội nhập,
không để tình trạng vi phạm quy định pháp luật tiếp diễn, ảnh hưởng đến uy tín và hình
ảnh đất nước, con người Việt Nam. o
Thứ tư, cần nắm bắt cơ hội và nhận diện rõ những thách thức của các FTA để có hội nhập
phù hợp song không để bị lệ thuộc và bị cuốn theo các trào lưu ngắn hạn, các xu hướng
loại trừ và hình thành những liên kết khép kín trong làn sóng FTA. o o o o
Thứ nem, cùng với đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đầu tư, Việt Nam cần nâng cao
năng lực phòng chống, giải quyết, xử lý các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về thương
mại, đầu tư quốc tế, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ luật sư, cán
bộ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và DN. o
Thứ xấy, nhận diện các động thái, xu hướng phát triển lớn của thế giới, từ đó có điều
chỉnh đúng đắn, kịp thời trong chiến lược phát triển, tận dụng triệt để những cơ hội mới
mở ra. Tại phiên họp thứ nhất năm 2019 (tháng 6/2019), Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập
quốc tế về kinh tế đã đề nghị: Các bộ, ngành, địa phương cần coi trọng, tăng cường
nghiên cứu, đánh giá, dự báo các vấn đề mới của HNKTQT tác động tới Việt Nam… o