Phạm trù nguyên nhân - kết quả - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam
Phạm trù nguyên nhân - kết quả - Triết học Mác - Lênin | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (HVHK)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ
Khái niệm phạm trù? Ví dụ? 1. Định nghĩa
-Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện
tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
-Phạm trù là một trong những phương tiện nhận thức thế giới dùng trong
nghiên cứu khoa học,đặc biệt là khoa học xã hội,xuất hiện trong quá
trình hình thành triết học. 2.Ví dụ
-6 cặp phạm trù triết học +Cái riêng – cái chung
+ Nguyên nhân – kết quả
+ Tất nhiên– ngẫu nhiên + Nội dung – hình thức
+ Bản chất – hình tượng
+ Khả năng – hiện thực
-Phạm trù “hình”, “số”,..trong toán học
-Phạm trù “hàng hoá”, “giá trị”..trong kinh tế học
Khái niệm nguyên nhân? Khái niệm kết quả? Ví dụ? 1.
Khái niệm nguyên nhân:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn sự biến đổi nhất định. 2.
Khái niệm kết quả:
Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. 3. Ví dụ:
Ví dụ1: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng
tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều
tràn vào đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.
Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân - quả của các hiện tượng
tự nhiên để thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.
Mối liên hệ nhân - quả ở trong lĩnh vực xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động
của con người phức tạp hơn rất nhiều. Mối quan hệ nhân - quả này có
đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi có hoạt động của con người.
Đặc điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác
nhau. Có những hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân,
nhưng lại là hoạt động vô ý thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động
bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản thân mình, nhưng tác
động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những mối liên hệ và
những hậu quả xã hội mà nó gây ra.
Ví dụ 2: lợi nhuận buôn bán ma túy là rất cao, cho nên những người
buôn bán ma túy không từ bỏ một hành vi nào thúc giục việc buôn bán
ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành động rất có hại,
hành động đó có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác
động đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không
nghiên cứu những quan hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân - quả.
Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân - quả ở trong đời sống xã hội cũng
chính là nghiên cứu mối quan hệ tác ddoonhj về mặt lợi ích. Những lợi
ích nào được sinh ra từ những tác động nào, nó đưa lại những hậu quả
nào, đó chính là mục tiêu để nghiên cứu mối quan hệ nhân - quả trong đời sống cộng đồng.
Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả dược thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực.
Nhưng dù ở lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn tìm hiểu, nghiên
cứu khắc phục, tránh những hậu quả xấu do các tác động gây ra. Ngược
lại, cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân - quả này để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Phân biệt nguyên nhân_nguyên cớ_điều kiện? Ví dụ ?
NGUYÊN CỚ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không
sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là
mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định, còn
nguyên cớ được quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có tính chất giả tạo.
Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là
nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực
sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.
ĐIỀU KIỆN là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc và nguyên
nhân nhưng có tác động đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên
nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
Ví dụ: điều kiện môi trường, nhiệt độ, chất xúc tác…Các điều kiện này
cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả
được gọi là hoàn cảnh.
Nguyên nhân là cái gây ra kết quả, còn điều kiện tự nó không gây ra kết
quả, nhưng nó đi liền giúp cho nguyên nhân gây ra kết quả.
Ví dụ: Vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây lúa,
nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh sáng v.v. thích hợp
VD cụ thể về 3 nội dung của nguyên nhân_nguyên cớ_điều kiện:
Có một cậu bé tên là Bảo, anh ta luôn tự ti về bản thân và dễ bị ảnh
hưởng bởi những lời chửi rủa và sỉ nhục từ những người xung quanh.
Một ngày, khi đang đi đến trường, Bảo bị một nhóm bạn cùng lớp la ó và
chửi bới vì một lý do nhỏ.
Ban đầu, Bảo cố gắng giả vờ như không nghe thấy và tiếp tục bước đi.
Tuy nhiên, những lời lẽ xúc phạm đó đã dần xuyên thấu vào tâm hồn anh
ta, khiến cho cậu bé trở nên nặng nề và đầy tức giận.
Sau đó, Bảo cảm thấy rất tức giận và không thể kiềm chế được cảm xúc
của mình. Anh ta quay lại và bắt đầu chửi lại nhóm bạn đó, đôi lúc còn
đánh đập bản thân mình để thể hiện sự tức giận.
Nguyên nhân: lựa chọn tức giận và đánh đập bản thân
(Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra việc hành hạ bản thân, nhưng
thường mọi người sẽ thấy nguyên cớ mới thực sự là nguyên nhân. Nếu
nguyên cớ được đề cập bên dưới là nguyên nhân thì nguyên cớ phải trực
tiếp và mang tính quyết định trong việc kết quả diễn ra, nhưng không phải như vậy)
Nguyên cớ: nhóm bạn cùng lớp la ó và chửi bới
(Đây là sự kiện xuất hiện trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả,
cũng giống như một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung
chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Việc một nhóm
bạn cùng lớp la ó và chửi bới chỉ là nguyên cớ để Bảo hành hạ bản thân mình)
Điều kiện: tự ti về bản thân
(Cũng như vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây
lúa, nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh
sáng v.v. thích hợp. Việc Bảo lựa chọn hành hạ bản thân là nguyên nhân
dẫn đến hành động hành hạ bản thân, nhưng việc diễn ra hành động này
thì trong Bảo đã có những điều kiện về sự tự ti và những niềm tin giới hạn về bản thân)
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết
quả có mối quan hệ qua lại như sau 1.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên nguyên nhân bao giờ cũng
có trước kết quả, và kết quả bao giờ cũng có sau nguyên nhân.
Ví dụ: + Việc gieo hạt xuống đất là nguyên nhân dẫn đến sự nảy mầm của cây là kết quả.
+ Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản (là nguyên
nhân bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính
chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau).
+ Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện
trước còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau.
+ Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước, sự thiệt hại hoa màu, mùa màng
do bão gây ra thì phải xuất hiện.
Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện
tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ: + Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại
+ Mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè 2.
Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân
Kết quả không hoàn toàn thụ động, mà có thể tác động trở lại nguyên
nhân, làm biến đổi nguyên nhân, dẫn đến sự thay đổi của kết quả.
Ví dụ: cây lớn lên sẽ có tán lá che mát, làm giảm lượng ánh sáng chiếu
xuống đất, do đó làm giảm khả năng nảy mầm của hạt. 3.
Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì
trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
Ví dụ: con gà con là kết quả của quá trình ấp trứng, nhưng khi lớn lên,
con gà con lại trở thành nguyên nhân sinh ra những con gà con khác.
*Các ví dụ về mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân: sự tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ,
ánh sáng, nước, đất... Kết quả: sự phát triển của thực vật
Nguyên nhân: việc học tập chăm chỉ của học sinh Kết quả: học
sinh đạt điểm cao trong kỳ thi.
Nguyên nhân: sự đầu tư của doanh nghiệp vào nghiên cứu và phát
triển Kết quả: doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
–Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan
của mối liên hệ nhân quả
–Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng
những điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng.Ngược lại, muốn
hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
–Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì
các nguyên nhân có vai trò không như nhau.
–Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân. Do đó, trong hoạt động
thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy
nguyên nhân tác động theo hướng tích cực. * Một số ví dụ:
- Vì không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cho nên phải tìm
nguyên nhân đầy đủ, chính xác.
Ví dụ : Hiện tượng ô nhiễm môi trường được xuất phát từ: Nguyên nhân
khách quan: Do sự thay đổi của thiên nhiên. Nguyên nhân chủ quan : Do
tác động của con người.
- Vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân có vai
trò khác nhau nên phải phân loại nguyên nhân để tìm những nguyên
nhân có tính chất quyết định cho kết quả.
Ví dụ : Học sinh bị điểm kém thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả
học tập: hoàn cảnh khó khăn, lười biếng học tập,… cần tìm hiểu rõ
nguyên nhân để định hướng cách học, khuyên răn phù hợp để giúp học
sinh đạt điểm tốt hơn.
- Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả nên tiến hành việc gì
phải tính đến các kết quả có thể xảy ra để hạn chế kết quả xấu.
Ví dụ : Người kinh doanh khi kí kết hợp đồng dài hạn thì phải xem xét
kĩ lưỡng tiềm năng sản phẩm mà mình đầu tư, dự trù chi phí cho những
nguyên nhân phát sinh như: thuế tăng, điều kiện thời tiết, vận chuyển …
để tránh thiếu số lượng hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.
- Phát huy vai trò của kết quả tác động tích cực đến nguyên nhân.
Ví dụ : Sau 20 năm, đất nước đổi mới đã gặt hái những thành tựu to lớn,
biết tận dụng kết quả ấy để thúc đẩy kinh tế phát triển, phải nhanh nhạy
khôn ngoan để nắm bắt cơ hội ra thị trường thế giới.
Một số câu hỏi về Phạm trù nguyên nhân kết quả
1.Trong các câu ca dao tục ngữ sau đây, câu nào KHÔNG thể hiện phạm
trù nguyên nhân -kết quả? A . Nước chảy đá mòn B . Miệng ăn núi lỡ C . Gieo gió gặp bão D . Uống nước nhớ
2.Cho một tình huống : Một cặp đôi bị " Bác sĩ bảo cưới ". Vậy đứa con
sinh ra là nguyên nhân hay kết quả?
3.Câu thành ngữ nào sau đây biểu hiện nội dung của cặp phạm trù
nguyên nhân -kết quả của phép biện chứng duy vật ?
A . Uống nước nhớ nguồn
B . Ở anh một bát cháo, chạy ba quãng đồng
C . Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
D . Không có lửa làm sao có khói
4.Trong các Ở phạm trù dưới đây cặp nào thuộc phạm trù quan hệ nhân quả ? A . Phải - trái B . Thu - đông C . Bão - cây đổ D . Xe máy - Ô tô