Phạm trù ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người một cách năng động sáng tạo (trên cơ sở thực tiễn- XH – lịch sử). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
II. Phạm trù ý thức 1. Kn:
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người một cách
năng động sáng tạo (trên cơ sở thực tiễn- XH – lịch sử) a. Nguồn gốc tự nhiên
- Ý thức ra đời trên cơ sở nguồn gốc tự nhiên và xã hội
- Nguồn gốc tự nhiên gồm bộ não người và thế giới khách quan
- Vd: đứa trẻ bị thả vào rừng sâu từ nhỏ: có bộ não người, có thế giới khách
quan- tiền đề của ý thức nhưng thiếu nguồn gốc xã hội b. Nguồn gốc xã hội
- Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ có lao
động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội
- Phải có nguồn gốc xã hội là lao động con người mới có hiểu biết về thế giới xung quanh
- Vd: người nông dân phải lao động mới biết giống lúa, cây lúa
- Trong quá trình lao động, con người có nhu cầu giao tiếp tạo ra ngôn ngữ
2. Bản chất của ý thức
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng phản ánh hiện thực khách quan một cách
năng động sáng tạo bởi bộ óc con người - Cái phản ánh: ý thức
- Cái bị phản ánh: vật chất
- “ một cách năng động sáng tạo”: mỗi người một cách phản ánh khác nhau dù
cùng đối tượng phản ánh
- VD: người dân: quan tâm biển xanh, ngư dân quan tâm biển nhiều cá, các
nhà địa chất học quan tâm biển động 3. Kết cấu của ý thức
- Tri thức, tình cảm, niềm tin lý chí, ý chí,… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi
- Tự ý thức, tiềm thức, vô thức
III. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.1. Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất là nguồn gốc sinh ra ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
+ cái bị phản ánh quyết định cái phản ánh
+ ví dụ: học sinh kém công nghệ thông tin do thiếu cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên
- đời sống vật chất sẽ quyết định đời sống tinh thần, ảnh hưởng đến tư duy con người
1.2. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất
- Thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể làm biến đổi vật
chất phục vụ nhu cầu con người
- Khi nói tới vai trò của ý thức về thực chất, đó là vai trò của con người. Bản
thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi đc hiện thực
- VD: luật pháp đúng nhưng chúng ta không thực hiện thì ý thức không thể tự
tác động lại vật chất
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể diễn ra theo 2 khả năng
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của vật chất
- VD: khi hiểu được tầm quan trọng của máy móc quay lại đầu tư nhiều hơn vào vật chất
2. Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ nguyên tắc
khách quan, dựa trên vật chất chứ không phải dựa trên ý thức:
+ Mọi chủ chương, đường lối kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ
những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có
+ Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
+ Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng phải xuất phát từ chính bản thân sự
vật hiện tượng , phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng
- Phát huy tính năng động, chủ quan của ý thức:
+ Coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng tri thức khoa
học, học tập làm chủ tri thức khoa học
+ Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người
- Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, đồng thời khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí
+ Xu hướng bảo thủ, trì trệ, thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự biến đổi của
hiện thực, không tích cực và tự giác biến đổi hiện thực ấy
+ Xu hướng chủ quan duy ý chí, không căn cứ vào thực tế khách quan để
hành động mà lại lấy ý muốn chủ quan, lấy tình cảm, nguyện vọng cá nhân
làm điểm xuất phát cho chủ trương chính sách
+ VD: nghĩ hết dịch nên không chịu tiêm vacxin nữa
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I.
Khái quát phép biện chứng
- Kn: phép biện chứng là khoa học nghiên cứu về các mlh phổ biến và sự phát triển
- 3 gđ: tự phát, duy tâm, duy vật II.
Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Hai nguyên lí cơ bản
a. Nguyên lí về mlh phổ biến - Duy tâm thừa nhận mlh
tìm ra cái sai trong cơ sở của mlh ( do chúa trời, cảm giác)
- Siêu hình không thừa nhận hoặc thừa nhận cái ngẫu nhiên
- Biện chứng thừa nhận mlh – tính thống nhất vật chất của TG
- => Kn mối liên :
hệ Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy
định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
hay giữa các mặt của một sự vật, 1 hiện tượng trong TG
- VD: con người thải cacbonic- lấy oxi, cây lấy cacbonic,thải oxi
Mối liên hệ giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, mlh giữa các quốc gia với nhau
Các tính chất mối lh: - Tính khách quan:
VD: dù muốn hay không thì trong thời buổi hiện nay không thể mở cửa để
ngoại giao phụ thuộc vào vật chất, không phụ thuộc vào ý chí con người
- Tính phổ biến: bao trùm lên mọi sự vật, mọi sự vật đều phải nằm trong mối
quan hệ để tồn tại và phát triển
VD: mqh giữa các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, mqh giữa tri thức của C1, C2, C3, đại học
- Tính đa dạng, phong phú: sự vật khác nhau mlh khác nhau
VD: cùng mối lh với tự nhiên thì con người và động vật liên hệ khác nhau
VN quan hệ với Mỹ khác Triều Tiên quan hệ với Mỹ
Phân loại mối lh:
- Mối lh bên trong là sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các mặt của một sự vật, hiện tượng
VD: các tỉnh trong Vn liên hệ với nhau
- Mối lh bên ngoài là mối lh giữa các sự vật, hiện tượng
- Chủ yếu- thứ yếu, cơ bản- không cơ bản, trực tiếp, gián tiếp
- Dựa vào tính đa dạng có thể phân chia thành nhiều mlh khác nhau
- Mỗi loại mlh nêu trên có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động phát triển của sự vật
- Sự phân chia các mối lh chỉ là tương đối
Ý nghĩa phương pháp luận
- Quan điểm toàn diện: cơ sở từ mối lh phổ biến
Xem xét các mặt, các mối lh của sự vâtj
Tránh quan điểm ngụy biện( đánh tráo vị trí các mlh phục vụ mục đích của mình) Giải pháp đồng bộ
Tránh quan điểm chiết trung ( coi các quan điểm giống nhau, dàn trải,
không biết cái nào quan trọng)
VD: dựa vào quan điểm toàn diện quyết định các giải pháp phù
hợp trong thời điểm dịch bệnh như mở cửa hay truy vết f0
- Quan điểm lịch sử cụ thể: Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật,
phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự
vật sinh ra, tồn tại và phát triển
VD: đặt vào trường hợp học onl – thi onl ra đề phù hợp 2. 3 quy luật cơ bản
3. 6 cặp phạm trù cơ bản
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
- Cái riêng: là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng; một quá
trình riêng lẻ nhất định
Ví dụ: Một bạn học đang ở Hà Nội, một bạn học đang ở Bắc Ninh
- Cái chung: chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở 1 sự vật, một
hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong sv, ht khác
Ví dụ: Giữa hai bạn đều có thuộc tính chung đó là đều là sinh viên học viện Báo
Chí và đều học lớp triết của cô Huế
- Cái đơn nhất: dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ tồn tại ở một sv, ht và
không lặp lại ở sự vật, ht khác.
Ví dụ: Nhưng mỗi bạn có một tính cách khác nhau, một bạn hiền lành ít nói; một
bạn cá tính năng động hay là có gen, dấu vân tay,... khác nhau
Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850 mét
của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.
Nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân: phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt , các yếu tố
hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhât định.
- Kết quả: Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
- Ví dụ: sự tác động qua lại của cung và cầu đến quá trình thực hiện giá cả
(nguyên nhân) của hàng hoá khiến cho giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá (kết quả).
Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên
trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra
đúng như thế chứ không thể khác.
- Ví dụ: Đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi. Điều này không thể khác được
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân,
hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện;
có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
- Ví dụ: đã là con người thi tất nhiên phải tuân theo những quy luật sinh học
như phải ăn phải ở phải mặc... nhưng tùy từng điều kiện khác nhau mà mỗi
cá nhân lại có cách ăn ở, đi lại khác nhau - đó là cái ngẫu nhiên.
- Ví dụ: Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay không, thì việc việc quả
trứng bị vỡ là tất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra
hay khi gà con đạp vỡ, thì việc bị vỡ là ngẫu nhiên.
- Ví dụ: Học sinh có nhiệm vụ học tập → cái tất nhiên. Nhưng học theo
phương pháp nào, học như thế nào để hiệu quả thì lại tùy thuộc bản thân mỗi
người → cái ngẫu nhiên
Nội dung & Hình thức
- Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
Bản chất và hiện tượng
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong , quy định sự vận động, phát triển của đối tượng
và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng
- Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong
cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất,
thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
- Trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của
giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội
- Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức
thể hiện của bản chất đối tượng.
- Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là
hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
Khả năng và hiện thực
- Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế,
nhưng sẽ xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng
- Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế và trong tư duy.
- Ví dụ: Trước mắt là bút, giấy và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể
tạo ra được một hộp đựng quà.
- Hiện thực có hiện thực vật chất và hiện thực tinh thần.
- Khả năng có khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên.
- Khả năng tất nhiên (khả năng thực tế): Được hình thành do quy luật vận
động nội tại của sự vật (hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên
quyết định, nó xuất hiện do bản chất bên trong sự vật)
- Ví dụ: Bạn A học giỏi (rất giỏi) → Khi A thi đại học → Đậu
- Khả năng ngẫu nhiên (khả năng hình thức): là khả năng do những mối liên
hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định.
- Ví dụ: Một người có xuất thân/ gia thế bình thường → Lấy con cái nhà tư
sản → Được hưởng của hồi môn → Trở thành người giàu sang.
4. Mối qh biện chứng của 6 cặp phạm trù cơ bản
1. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của mình, cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng
( nói dễ hiểu thì ở đây cái chung nhỏ hơn cái riêng và nó k tách rời mỗi sự vật
hiện tượng hay quá trình riêng lẻ )
ví dụ: Cái chung của loài cá là sống ở dưới nước, thở bằng mang, bơi bằng vây
và cái chung đấy được biểu hiện thông qua cái riêng là các loài cá cụ thể như cá mè, cá chép, …
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, cái riêng
tồn tại độc lập nhưng không tách rời cái chung. Ngược lại nó tham gia vào
các mối liên hệ đa dạng, các mối liên hệ này được trải rộng dần ra, gặp gỡ với
các mối liên hệ khác qua đó tạo nên mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó một
số mối liên hệ dẫn tới cái chung nào đó. . . .
Ví dụ: Hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp,... đều tồn tại trong cái chung là cơ thể con người
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung, cái
chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng [vì nó phản ánh những
thuộc tính chung, bản chất, lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật].
Ví dụ, Thủ đô Hà Nội (cái riêng) bên cạnh những đặc điểm chung của mọi thủ đô khác
có thì nó còn có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt nên nó là cái toàn bộ và
phong phú hơn. Còn đã là thủ đô (cái chung) thì nó phải phản ánh những đặc điểm
chung nhất, được lặp đi lặp lại ở mọi thủ đô khác như đông dân cư, là trung tâm phát
triển kinh tế, chính trị, xã hội... nên nó là cái sâu sắc.
Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình
phát triển của sự vật. Cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất, đó là quá trình tồn tại
và tiêu vong dần dần của cái cũ. Ngược lại, cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái
tiến bộ, cái cách mạng và ngày càng phù hợp với quy luật khách quan. Ví dụ:
Có một bạn có phương pháp học Triết riêng, không giống với các bạn trong lớp ( cái
đơn nhất ) nhưng sau khi các bạn trong lớp thấy cách học của bạn đó đạt được hiệu
quả cao, các bạn cũng sử dụng phương pháp đấy thì nó đã được phổ biến và biến
thành cái chung. Ngược lại, có những tư tưởng, tập quán mà trước đây rất phổ biến
trong xã hội nhưng giờ nó không còn phù hợp thì sẽ bị mất dần và trở thành cái đơn
nhất, thậm chí tiêu vong. Ví dụ: tục nhuộm răng đen của phụ nữ Việt ngày xưa.
2. Mối quan hệ giữa nguyên nhân-kết quả
a. Nguyên nhân sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết
quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân gây ra, tác động và gây ra sự biến đổi
Ví dụ: Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước
còn cây lúa là kết quả -> xuất hiện sau
Mặc dù nguyên nhân là cái có trước kết quả nhưng không phải hai hiện tượng nào nối tiếp
nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả của nhau.
Ví dụ: ngày và đêm là hai hiện tượng nối tiếp nhau về mặt thời gian nhưng không phải ngày sinh ra đêm
b. Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp
1. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Ví dụ: Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước nó là kết quả của
nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là do dân tộc ta quyết tâm (thà quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ). Dưới sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc
yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
2. Một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau có thể sinh ra nhiều kết quả.
Ví dụ: hiện tượng ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề, như sức khỏe con người, sự sống
của một số loài sinh vật...
Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh (một nguyên nhân) là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ.
Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh. Có những học sinh đạt kết quả
học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Đốt lửa vào ngọn đèn dầu (Nguyên nhân) nó sinh ra kết quả
3. Nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều thì có sự tác động tích
cực đến kết quả, ngược lại, nhiều nguyên nhân tác động theo các hướng khác
nhau có thể cản trở tác dụng của nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành kết quả.
Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu nhiều yếu tố cùng thuận lợi như
khả năng ứng dụng khoa học công nghệ tốt, trình độ của người lao động cao, công cụ lao động hiện đại
cùng với chính sách, chủ trương đúng đắn thì việc đưa nước ta thành nước công nghiệp sẽ thuận lợi hơn và ngược lại.
c, Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện kết quả lại có tác động trở lại đối với nguyên
nhân theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực.
ví dụ: nghèo đói, ít đầu tư cho giáo dục là một trong những nguyên nhân đưa đến kết quá trình độ dân trí
thấp và trình độ dân trí thấp lại tác động không tốt đến việc thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thất học.
d. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
– Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết
thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng
Ví dụ: Quả trứng -> gà con -> quả trứng ( cứ tiếp tục mãi k kết thúc)
3. Mối quan hệ Tất nhiên- Ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều khách quan độc lập với ý thức con người
Trong sự phát triển của sự vật, cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều đóng vai
trò quan trọng. Cái tất nhiên: chi phối sự phát triển của sự vật; Ngẫu nhiên:
làm cho sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm hơn
Ví dụ: chúng ta vân nói thời thế tạo ra anh hùng, nghĩa là trong những điều
kiện hoàn cảnh đất nước bế tắc, lâm nguy thì tất yếu đòi hỏi những người
“anh hùng", những người lãnh đạo... còn ai sẽ là “anh hùng" thì lại là ngẫu
nhiên và cái ngẫu nhiên này có thể thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước nhanh hay chậm.
Ví dụ: Ăngghen dưa ra ví dụ: Sự xưất hiện của các nhan vật xuất sác trong lịch sử
đó là điều tất nhiên... nhưng những nhân vật lịch sử đó là ai lại là ngẫu nhiên,
không phát hiện được người này thì phát hiện được người khác.
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại nhưng chúng không tồn tại dưới dạng biệt lập
thuần túy: cái tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại hữu cơ thống nhất.
Ví dụ: Phân nhiều, nước đủ, giống tốt.….. tat nhiên sẽ được mùa.
Ngược lại gặp thiên tai như bão, hạn hán... mất mùa đó lại là ngẫu nhiên.
Tấất nhiên và ngấẫu nhiên có thể chuy n hóa lẫẫn nhau ể
: TN và NN không nằằm yên ở
trạ ng thái cũ mà thay đổ i cùng sự thay đổ i củ a sự vậ t
, trong những điêằu kiện nhẫất đ nh ị thì TN có th chuy ẻ n hóa thành ng ể
ấẫu nhiên, và ngược lạ i.
Ví dụ: trong xã hội nguyên thủy thì việc trao đôi hàng hóa là ngẫu nhiên nhưng
khi nền sản xuất hàng hóa phát triển thì việc trao đổi hàng hóa lại là tất nhiên.
4. Nội dung & Hình thức
a. Phạm trù nội dung, hình thức
Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự
vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
b. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì
vậy, không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời
không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định.
Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng một hình
thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong
đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy, trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn, không được tách rời giữa nội dung và
hình thức, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.
Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội
dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác,
cũng cần phải thực hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn
phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung. d. Ví dụ:
Nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như
thế đó, nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam
màu vui nhộn thì sẽ rất phản cảm, người đọc sẽ không bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.
e. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức:
Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Không có
sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có hình thức
mà không có nội dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống nhất với
nhau thì sự vật mới tồn tại.
Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt,
những yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với
nhau.Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội
dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung
và hình thức không tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Thạch Sanh và Lý Thông: Khen ngợi người hiền, dũng cảm, trung
thực, được nhiều người yêu quý. Với nội dung đó được thể hiện bằng nhiều
cách khác nhau: dân ca, cải lương, phim...
- Một hình thức được thể hiện cho nhiều nội dung: Ví dụ: Hình thức kịch
nói: Vở kịch: Tôi và chúng ta (chống cửa quyền, mối quan hệ giữa quyền
lợi của cá nhân và tập thể)
f. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận
động phát triển của sự vật
Khuynh hướng chủ đạo của nd là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của
hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. dưới
sự tác động lẫn nhau của các mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật với
nhau làm cho các yếu tố của nd biến đổi trước, còn nx mối liên kết giữa các
yếu tố của nội dung (hình thức) thì chưa biến đổi ngay. Do vậy, hình thức sẽ
trở nên lạc hậu hơn với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung
phát triển, lúc này hình thức buộc phải biến đổi cho phù hợp với nội dung.
Như vậy, sự biến đổi của nội dung quyết định sự biến đổi của hình thức. Ví dụ:
- Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó
hình thức quan hệ giữa hai người không có “giấy chứng nhận”. Khi
anh A và chị B kết hôn, nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức
quan hệ buộc phải thay đổi khi hai người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hôn”.
- Phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản
xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất với tư cách là nội dung bắt đầu
biến đổi từ công cụ sản xuất, là yếu tố động, quan hệ sản xuất với.
g. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung
Hình thức do nội dung dung quyết định nhưng hình thức thức có tính độc
lập tương đối và tác động trở lại nội dung theo hai hướng: Nếu phù hợp với
nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát
triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển.
Ví dụ: khi muốn chuyển tải nội dung về các sự kiện lịch sử cần sử dụng
nhiều hình thức phong phú như thơ ca, phim ảnh, tuyên truyền băng rôn
khẩu hiệu bắt mắt.. thì các sự kiện này sẽ gây ấn tượng cho người xem dễ hơn và ngược lại.
5. Bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống:
Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người
có nhận thức được hay không. Lý do là vì:
+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu
tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau,
trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên
hệ này tạo nên bản chất của sự vật.
+ Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan.
+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn
thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.
Ví dụ: -Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc
sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì
người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.
-Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
=>Bản chất là mặt bên trong, ẩn giấu sau bề ngoài của hiện tượng. Ngược lại, hiện
tượng là mặt ngoài, là hình thức biểu hiện của bản chất.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ
hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: bản chất của dân tộc ta là có lòng yêu nước nồng
nàn thì sẽ được bộc lộ qua các hiện tượng nỗ lực phấn đấu làm việc để phát triển
đất nước cũng như đấu tranh chống lại các thế lực thù địch…
Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất là mặt bên trong, ẩn dấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn
hiện tượng là biểu hiện bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất
không biểu hiện ở một hiện tượng mà biểu hiện ở nhiều hiện tượng. Hiện
tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện những khía
cạnh của bản chất, biểu hiện dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
Ví dụ: Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp
khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng.
Sự thay đổi bản chất của sự vật
Hiện tượng là phong phú và thường xuyên thay đổi, còn bản chất là sâu sắc,
có tính ổn định, bền vững hơn so với hiện tượng. Song điều đó không có
nghĩa bản chất của sự vật là bất biến. Trong quá trình vận động, bản chất
của sự vật cũng có thể thay đổi tuy chậm hơn và ít hơn so với sự thay đổi
của hiện tượng. Khi bản chất của sự vật thay đổi, phương thức tác động của
con người vào sự vật cũng cần thay đổi theo.
Ví dụ: một số trường hợp người phạm tội đã hoàn
lương, rất cần sự chia sẻ của cộng đồng, trong những trường
hợp này, nếu cộng đồng cứ giữ nguyên sự cảnh giác, kỳ thị sẽ
có thể đẩy họ trở lại con đường phạm tội như cũ.
6. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau, vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng,
còn khả năng hướng tới biến thành hiện thực..
Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số
khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
Ngoài một số khả năng vốn sẵn có ở sự vật trong những điều kiện đã có nào đấy,
khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả
năng mới. Với sự bổ sung thêm điều kiện mới, về thực chất, một hiện thực mới
phức tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại của hiện thực cũ với điều kiện
mới vừa được bổ sung. Từ đó làm cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến chỗ làm
tăng thêm số khả năng mới.
Ngoài ra, ngay bản thân mỗi khả năng cũng không phải là không thay đổi. Nó
tăng lên hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong điều kiện cụ thể.
Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần có không chỉ một điều
kiện, mà là một tập hợp điều kiện. tập hợp đó được gọi là cần và đủ, nếu có nó thì
khả năng nhất định sẽ biến thành hiện thực, sự biến thành hiện thực nhất định phải xuất hiện.
VÍ DỤ: Do những điều kiện thực tế khác nhau nên cuộc sống của mỗi người đều có thể
xuất hiện những khả năng phát triển khác nhau. Vấn đề là ở chỗ mỗi người tự xác định
được và lựa chọn được cho mình khả năng có tính khả thi nhất và tối ưu nhất để hành
động, biến nó thành hiện thực trong tương lai. “Con chim thì bay, con rùa thì bò” - đó
cũng chính là một triết lý khôn ngoan tổng kết từ thực tế.