Phân biệt phản ánh của ý thức với phản ánh của giới tự nhiên
Phân biệt phản ánh của ý thức với phản ánh của giới tự nhiên
Môn: Triết học Mác LêNin
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 20899013
Phản ánh ý thức - triết
Triết học (Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội) lOMoAR cPSD| 20899013
Phân biệt phản ánh của ý thức với các phản ánh của giới tự nhiên? I. Khái niệm
-Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá
trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng
-Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều
hình thức, trình độ: phản ánh vật lý, hoá học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo
II. Phản ánh của ý thức
-Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó
chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người.
-Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
não người khi thế giới khách quan tác động lên giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có
tính chủ động lựa chọn thông yin, xử lý thông tin để tạp ra những thông tin mới, phát hiện ý
nghĩa của thông tin. Sự phản ánh năng động sáng tạo này được gọi là ý thức.
-Cùng với sự tiến hoá của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cùng phát triển từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, phản ánh của ý thức và các hình thức phản ánh của giới tự
nhiên khác đều có nguồn gốc tự nhiên. Trong đó ý thức là hính thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất
-Tuy vậy, sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã
hội. Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn
gốc sâu xa của ý thức. Hoạt động thực tiễn của loài người mới là nguồn gốc trực tiếp quyết định
sự ra đời củaý thức. Đây chính là tiền đề kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con
vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý
động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.
-Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thoả mãn nhu cầu của mình. Hoạt động lao
động sáng tạo của loài người có nhiều ý nghĩa thật đặc biệt. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ những động
lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức: "Trước hết là lao động; sau lao động và đồng
thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con
vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người". Thông qua hoạt động lao
động cải tạo thế giới khách quan mà con người đã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức
ngày càng sâu sắc về thế giới.
-Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực,
sáng tạo hiện thực khách quan của óc người. Như vậy, ý thức không chỉ là sự phản ánh tái tạo mà
còn chủ yếu là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan. Thông qua thực tiễn những sáng tạo
trong tư duy được con người hiện thực hoá, cho ra đời nhiều vật phẩm chưa có trong tự nhiên.
Đó là "giới tự nhiên thứ hai" in đậm dấu ấn của bàn tay và khối óc con người.