Phân loại hành động xã hội - Lý thuyết môn Tâm lý học xã hội | Đại học Nội Vụ Hà Nội
3. Phân loại hành động xã hộiHành động xã hội là cơ sở của hoạt động sống của cá nhân cũng như toànbộ đời sống xã hội. Chính vì vậy chúng rất phong phú và đa dạng. Các nhà xãhội học khi nghiên cứu về hành động xã hội luôn cố gắng phân loại các hành động xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127
HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
3. Phân loại hành động xã hội
Hành động xã hội là cơ sở của hoạt động sống của cá nhân cũng như toàn
bộ đời sống xã hội. Chính vì vậy chúng rất phong phú và đa dạng. Các nhà xã hội
học khi nghiên cứu về hành động xã hội luôn cố gắng phân loại các hành động xã hội.
3.1. Phân loại theo mức độ ý thức của hành động (2 dạng)
V. Pareto, nhà xã hội học người Italia đã chia hành động của các cá nhân thành hai dạng như sau: Hành động logic
Hành động phi logic
Hành động logic: Đó là những hành động hợp lý có những mục đích được
ý thức một cách rõ ràng, và các cá nhân hành động hướng đến các mục đích đó.
Hành động phi logic: Đó là những hành động bản năng, những hành động
không được ý thức. Hành động không logic có cơ sở là một tổ hợp các bản năng,
ham muốn, lợi ích thúc đẩy vốn là cố hữu của con người và tạo ra một hằng số
tâm lý bền vững của bất kỳ một hành động không logic nào.
3.2. Phân loại theo động cơ (4 động cơ đã học ở chương trước)
Weber đã nhấn mạnh động cơ thúc đẩy có trong ý thức của chủ thể là nguyên
nhân của hành động. Ông cũng cho rằng "khi chúng ta hiểu được động cơ, chúng
ta giải thích được hành động đó".
Weber đã phân tích và đưa ra bốn loại động cơ khác nhau và tương ứng là
4 loại hành động xã hội:
Hành động duy lý - công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc,
tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất
Ví dụ rõ nhất là hành động kinh tế.
Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động (mục đích tự thân).
Thực chất là hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại
được thực hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý. lOMoAR cPSD| 45619127
Ví dụ là một số hành vi tín ngưỡng...
Hành động duy cảm (xúc cảm): Là hành động do các trạng thái xúc cảm
hoặc tình cảm bộc phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét phân tích mối
quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục dích hành động.
Ví dụ, hành động của đám đông quá khích hay hành động do tức giận gây ra.
Hành động duy lý – truyền thống: Là loại hành động tuân thủ nhưng thói
quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Ví dụ, hành động theo "người xưa", "cổ nhân nói", "các cụ dạy"...
3.3.Phân loại theo định hướng giá trị (5 dạng)
Parsons đã đưa ra 5 dạng định hướng giá trị. Năm định hướng này có thể
được phân tích ở bốn cấp độ: chủ thể hành động, nhân cách, hệ thống xã hội và hệ thống văn hóa. -
Toàn thể - Bộ phận: Dạng hành động này biểu hiện ở chỗ các chủ
thể trong hành động của mình có thể tuân thủ theo những quy tắc chung hoặc theo
những tình huống đặc thù của hoàn cảnh.
Thí dụ, một người nghiện không hút thuốc trong phòng vì có treo biển "cấm
hút thuốc". Nếu có người hút thuốc ngồi cạnh, người này sẽ có sự lựa chọn: hút
thuốc theo người khác hoặc không hút thuốc vì tuân theo quy định. -
Đạt tới - Có sẵn: Dạng hành động này thể hiện ở chỗ các chủ thể
hành động có định hướng, tức là có xem xét đến những đặc điểm xã hội của các
cá nhân khác như nghề nghiệp, học vấn, địa vị xã hội v.v. hoặc điểm những đặc
điểm của bản thân họ như giới tính, tuổi, màu da v.v.
Thí dụ: Hành động của học sinh, sinh viên chào một người nào đó vì người
đó là giáo viên của họ. Hoặc, một người phụ nữ sẽ có hành động giao tiếp với
người phụ nữ khác với người đàn ông vì người phụ nữ này là thức được rằng mình là nữ giới. -
Cảm xúc - Trung lập: Các hành động dạng này có thể được định
hướng đến việc thỏa mãn các nhu cầu trực tiếp cấp bách, đến những nhu cầu nào
đó xa vời nhưng quan trọng.
Thí dụ: Sinh viên đang ôn tập phục vụ cho kỳ thi, nhưng có người chết đuối,
sinh viên này sẽ phải lựa chọn: cứu người này hay tiếp tục học ôn. -
Đặc thù - Phân tán: Chủ thể hành động định hướng đến các đặc thù
hoặc những đặc điểm chung của hoàn cảnh. lOMoAR cPSD| 45619127
Thí dụ: Một nữ sinh có thể mặc áo dài đi học để giống như tất cả các bạn
nữ khác trong lớp dù lớp không quy định điều này, hoặc cô ta có thể không mặc
áo dài đi học vì nhà cô xa, cô phải đi học bằng xe đạp nếu mặc áo dài thì không tiện.
( Dạng hành động này có những nét tương đồng nhất định với dạng đầu
tiên, nhưng chúng không trùng lặp nhau về các đặc điểm chung của hoàn cảnh
không nhất thiết là những quy tắc, luật lệ được xã hội thừa nhận. ) -
Đinh hướng cá nhân - Định hướng nhóm: Loại hành động này thể
hiện khả năng các chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân cá nhân hay có tính
đến lợi ích của nhóm.
Thí dụ: Một nhân viên làm tốt các công việc được trên giao có thể là vì
muốn khẳng định vị trí cá nhân. Tuy nhiên cũng có thể anh ta muốn tập thể của
anh ta ngày càng vững mạnh.