Phần một về phương pháp đánh giá - Cơ sở văn hóa | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Phương pháp dạy học Mĩ thuật nghiên cứu quá trình dạy học môn học ở tiểu học,đây là quá trình giáo dục thông qua việc dạy học môn Mĩ thuật. Quá trình dạy học Mĩthuật có hai hoạt động: hoạt động của thầy (giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn),hoạt động của trò (giữ vai trò tích cực, chủ động…).
Preview text:
14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH PHẦN MỘT:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC
1. Đối tượng của bộ môn
Phương pháp dạy học Mĩ thuật nghiên cứu quá trình dạy học môn học ở tiểu học,
đây là quá trình giáo dục thông qua việc dạy học môn Mĩ thuật. Quá trình dạy học Mĩ
thuật có hai hoạt động: hoạt động của thầy (giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn),
hoạt động của trò (giữ vai trò tích cực, chủ động…). Từ đó nảy sinh mối quan hệ giữa:
thầy - cá nhân học trò - tập thể học trò - thầy - thầy. Quá trình dạy học môn Mĩ thuật là
sự kết hợp hữu cơ giữa mục đích/mục tiêu, nội dung và phương pháp.
- Mục đích/mục tiêu dạy học là những yêu cầu đặt ra cho trường tiểu học.
- Nội dung dạy học là nội dung được quy định bởi chương trình, gợi ý từ sách giáo khoa…
- Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò nhằm đạt được mục
đích dạy học trên cơ sở nội dung đã quy định.
Ba yếu tố cơ bản này tác động lẫn nhau, quy định lẫn nhau, trong đó mục đích/mục
tiêu giữ vai trò chủ đạo. Ngoài ra các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới quá trình dạy học
như: điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội, đặc điểm vùng miền, văn hoá địa phương…
Tóm lại, đối tượng của phương pháp dạy học Mĩ thuật thực chất là quá trình giáo
dục thông qua các hoạt động dạy học Mĩ thuật, được xác định về mục đích/mục tiêu, nội
dung, phương pháp dạy học và các điều kiện dạy học.
2. Nhiệm vụ của bộ môn
- Nhiệm vụ tổng quát của bộ môn phương pháp dạy học Mĩ thuật là nghiên cứu để
làm rõ bản chất và các quy luật của quá trình dạy học Mĩ thuật ở tiểu học. Phát hiện các
đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học Mĩ thuật để làm cơ sở để lựa chọn phương pháp
dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất theo các mục đích/mục điêu đặt ra, góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Nhìn một cách tổng quát, phương pháp dạy học môn
Mĩ thuật ở tiểu học phải nghiên cứu, giải đáp các câu hỏi sau:
+ Dạy học Mĩ thuật ở tiểu học để làm gì?
+ Dạy học những nội dung Mĩ thuật nào ở tiểu học?
+ Dạy học Mĩ thuật như thế nào và vào lúc nào ở tiểu học?
- Nhiệm vụ cụ thể của bộ môn có các nhiệm vụ cơ bản như sau:
+ Xác định mục đích/mục tiêu dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học, các yêu cầu đối
với các lớp và cả cấp học về các mặt: kiến thức, các kĩ năng cơ bản, khả năng sáng tạo,
phát triển nhận thức thẩm mĩ, phát triển năng lực, phát triển phẩm chất cho học sinh. about:blank 1/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
+ Xác định nội dung môn Mĩ thuật ở tiểu học (cơ sở khoa học của chương trình,
gợi ý từ sách giáo khoa và các nội dung cụ thể của từng mạch kiến thức, nội dung).
+ Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học (chỉ rõ được hệ thống
các phương pháp dạy học, cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học, quán triệt các đặc điểm
của sự phát triển tâm lí lứa tuổi và các nguyên tắc tổ chức quá trình dạy học hiệu quả,
các hướng đổi mới việc dạy học Mĩ thuật ở tiểu học…)
3. Vị trí, vai trò của bộ môn PPDH Mĩ thuật trong đào tạo giáo viên tiểu học
Muốn thực hiện có hiệu quả quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục,
người giáo viên tiểu học cần nắm vững hệ thống các phương pháp dạy học môn học và
vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. Trong trường sư phạm, bộ môn phương pháp
dạy học Mĩ thuật có các nhiệm vụ như:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học. Cụ thể:
+ Những hiểu biết đại cương về phương pháp dạy học Mĩ thuật với tư cách là
một môn nghệ thuật và là một môn học trong nhà trường.
+ Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và quan hệ của nó với các ngành, môn học khác.
+ Những kiến thức cơ bản về mục đích, nội dung và các nguyên tắc, hệ thống
các phương pháp dạy học môn Mĩ thuật. Đặc biệt, sinh viên cần nắm vững chương trình
và nội dung dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học, đồng thời cũng cần nắm được
chương trình, nội dung môn Mĩ thuật của các cấp học khác.
+ Những kiến thức về việc xây dựng kế hoạch dạy học năm học, học kì, từng
tháng, tuần và từng bước tiến hành các tiết thực hành lên lớp.
- Hình thành và rèn luyện những kĩ năng cơ bản về dạy học Mĩ thuật ở tiểu học, đó là các kĩ năng:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo…
+ Tìm hiểu đối tượng học sinh sẽ tiếp nhận môn học.
+ Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị được các tiết lên lớp.
+ Tiến hành được các giờ dạy học Mĩ thuật, thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của người giáo viên tiểu học
thông qua dạy học môn Mĩ thuật. Sinh viên nhận thấy được vai trò, vị trí của môn học
trong việc hình thành phát triển toàn diện cho học sinh, từ đó nâng cao ý thức trách
nhiệm và tình cảm nghề nghiệp. Rèn luyện cho sinh viên phẩm chất cần thiết của người
giáo viên như: kiên trì, cẩn thận, chính xác, trung thực, ý thức tự kiểm tra, học hỏi…
- Kết hợp quá trình đào tạo với quá trình tự đào tạo để phát triển cho sinh viên khả
năng tự học và nghiên cứu về nghiệp vụ. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, có
khả năng hoàn thành được nội dung các bài tập, thảo luận và cao hơn là tiểu luận, khoá about:blank 2/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
luận… Đồng thời giúp cho học sinh thích ứng với những thay đổi của chương trình và
tự nâng cao được trình độ, cập nhật những thay đổi trong giáo dục tiểu học, đây là nòng
cốt, cơ sở để nâng cao chuyên môn và các sáng kiến kinh nghiệm.
Tóm lại, ngoài việc cung cấp cho sinh viên phương pháp dạy học Mĩ thuật, cùng
với các phương pháp dạy học các môn học khác, bộ môn phương pháp dạy học Mĩ thuật
ở tiểu học có vị trí quan trọng, mang ý nghĩa trong việc hình thành, rèn luyện và tạo ra
tiềm năng phát triển chuyên môn, tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm.
II. Tổng quan về môn Mĩ thuật cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
1. Môn Mĩ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có các môn học bắt buộc là: Tiếng Việt;
Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật,
Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục địa phương).
Trong đó, môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục Nghệ thuật, môn học
này hình thành, phát triển ở học sinh năng lực Mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm
mĩ trong lĩnh vực Mĩ thuật. Theo đó, cùng với các môn học và hoạt động giáo dục
khác trong Chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật vừa bảo đảm trang trị học
vấn cốt lõi cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đảm bảo giáo dục định
hướng nghề nghiệp cho học sinh ở giai đoạn giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thống
nhất mục tiêu hình thành, phát triển các phẩm chất và các năng lực chung, năng lực đặc thù của môn học.
Môn học này tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và vận dụng Mĩ thuật vào
đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa Mĩ thuật với văn hoá, xã hội,
kết nối Mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho học
sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt
động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội.
2. Quan điểm xây dựng chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học
Chương trình môn Mĩ thuật quán triệt quan điểm và các định hướng được nêu
trong Chương trình tổng thể; đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh một số quan điểm sau:
- Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, định hướng
chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch
giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá
kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình. Định hướng xây dựng
chương trình môn Mĩ thuật ở cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng
nghề nghiệp. Quan điểm này giúp cho việc xây dựng chương trình môn học thống
nhất với chương trình tổng thể, nhất quán với chương trình tất cả các môn học và hoạt
động giáo dục khác trong việc xác lập định hướng nội dung cũng như cách thức diễn giải, trình bày. about:blank 3/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
- Chương trình môn Mĩ thuật tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận văn hoá, nghệ thuật
dân tộc và thế giới trên cơ sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật, kết hợp với khoa học giáo dục.
Quan điểm này chú trọng đến việc thông qua nền tảng kiến thức cơ bản của Mĩ
thuật, hướng học sinh đến nhận thức về những giá trị thẩm mĩ trong đời sống, xã hội
dựa trên tiếp cận các thành tựu văn hoá, nghệ thuật dân tộc và thế giới, kết hợp với sự
phát triển của khoa học giáo dục như giáo dục học, tâm lí học và phướng pháp giáo dục hiện đại.
- Chương trình môn Mĩ thuật chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo
dục phổ thông, đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học. Thông
qua các nội dung, hình thức tổ chức dạy học, trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt,
chương trình được thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối
tượng học sinh, các cơ sở giáo dục và địa phương. Trong quá trình thực hiện, chương
trình thường xuyên được cập nhật, phát triển phù hợp với sự phát triển nghệ thuật và
yêu cầu của thực tiễn.
Sự tuân thủ các quy định và quan điểm nêu trên giúp cho việc xây dựng chương
trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học vừa thống nhất với Chương trình tổng thể và Chương
trình các môn học ở cả ba cấp học. Nó giúp tạo sự nhất quán với chương trình các
môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học trong việc xác lập nội dung cũng như
cách thức diễn giải, trình bày. Đồng thời nhấn mạnh thông qua việc làm quen với kiến
thức cơ bản của Mĩ thuật dựa trên việc tiếp cận, tìm hiểu vẻ đẹp của sản phẩm, tác
phẩm Mĩ thuật và định hướng các chủ đề thể hiện mối liên quan, sự tương tác của con
người với môi trường xung quanh, hướng học sinh đến những giá trị thẩm mĩ cơ bản
trong đời sống. Ngoài ra, sự kết hợp với trình độ phát triển về khoa học giáo dục như
giáo dục học, tâm lí học và phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay nhằm giúp bước
đầu hình thành, phát triển ở học sinh năng lực Mĩ thuật. Điều này góp phần bồi dưỡng
các phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân
toàn cầu như: tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp, rung động trước vẻ đẹp của
thiên nhiên và con người, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc và các giá trị
thẩm mĩ cơ bản trong đời sống xã hội. Đóng góp cho việc hình thành, phát triển ở học
sinh các năng lực chung và năng lực đặc thù các môn học… trong giáo dục Mĩ thuật.
Mặt khác, chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học xác định những điểm thừa kế
của nội dung Chương trình môn Mĩ thuật và Chương trình môn Thủ công hiện hành và
kết hợp tham khảo chương trình của một số quốc gia khác trên thế giới. Từ đó xác định
cấu trúc nội dung và kiến thức nền tảng dựa trên tiếp cận các yếu tố và nguyên lí tạo
hình theo hai mạch nội dung: Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng. Các nội dung
này được xuyên suốt ở các khối lớp cho toàn cấp học. Việc tiếp cận này thể hiện sự phù
hợp với mục tiêu, điều kiện tổ chức dạy học ở các vùng miền của cả nước, đồng thời
tương thích với xu hướng chung của khu vực và thế giới về giáo dục Mĩ thuật. about:blank 4/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
Với nội dung mở, trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cần đạt, chương trình cho phép
giáo viên và nhà trường lựa chọn một số nội dung giáo dục Mĩ thuật phù hợp với địa
phương, triển khau kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật cấp tiểu học phù hợp với điều
kiện vùng miền và cơ sở giáo dục; thực hiện dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung
ưu tiên về các vấn đề mang tính toàn cầu như sự bình đẳng, chống biến đổi khí hậu,
bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… một cách phù hợp và thiết thực. Đồng thời,
chương trình cũng cần phải thường xuyên tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa chủ
động, sáng tạo trong cụ thể hoá mục tiêu, chương trình trong tài liệu sách giáo khoa.
3. Đặc điểm môn học
Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm
với hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng. Nội dung giáo dục
Mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn
giáo dục định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến
lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức Mĩ
thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng
quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và
tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn
theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục Mĩ
thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng Mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn
giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có
tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản
biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của Mĩ thuật
trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp
phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội.
Đối với chương trình cấp tiểu học, so với chương trình hiện hành (2006), tên môn
học và thời lượng thực hiện chương trình không có gì thay đổi, nhưng nội dung giáo
dục không quy định chi tiết theo bài/chủ đề và số tiết cụ thể như mỗi bài/chủ đề, mà
được tiếp cận theo hướng mở, lấy các yêu cầu cần đạt về năng lực Mĩ thuật và các
biểu hiện của năng lực thẩm mĩ làm cơ sở để lựa chọn nội dung giáo dục và đánh giá
kết quả giáo dục. Đồng thời, chương trình chú trọng đến mối quan hệ qua lại và tác
động lẫn nhau giữa các môn học, hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn, thể hiện ở định
hướng các chủ đề như thiên nhiên, con người, gia đình, xã hội, đồ chơi, đồ dùng học
tập… Nội dung các chủ đề này bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, tự nhiên, xã
hội… nên có sự liên hệ đến các môn học và hoạt động giáo dục khác như môn Tiếng
Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Âm nhạc… Từ đó
góp phần đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, hài hoà về thể chất và tinh thần cho học sinh.
4. Mục tiêu của chương trình môn Mĩ thuật cấp Tiểu học about:blank 5/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
- Căn cứ xác định mục tiêu chương trình: yêu cầu của đất nước về giáo dục thể
hiện trong các văn kiện chính trị, nghị quyết về chủ trường, đướng lối phát triển của
đất nước, của Đảng, Chính phủ, Quốc hội. Cụ thể việc đổi mới Chương trình giáo dục
phổ thông cũng như mục tiêu Chương trình môn Mĩ thuật được xác định dựa vào yêu
cầu của nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và Đào tạo, nghị quyết 88 của Quốc hội và Quyết định 404 của Chính phủ
về đổi mới Chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Các yêu cầu mới của đất nước
cũng đã được thể hiện trong mục tiêu giáo dục nói chung của Chương trình giáo dục tổng thể.
- Mục tiêu môn Mĩ thuật cấp tiểu học là sự cụ thể hoá mục tiêu chung của chương
trình môn học, đó là: giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực Mĩ thuật dựa trên
kiến thức và kĩ năng Mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa Mĩ thuật với đời
sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá,
nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng Mĩ thuật vào đời sống; có hiểu
biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định
hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá Mĩ thuật thông qua
nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực nêu trên.
- Đồng thời mục tiêu môn Mĩ thuật cấp tiểu học căn cứ vào đặc điểm cấu trúc, vị
trí, vai trò tính chất môn học đối với cấp học trong Chương trình giáo dục phổ thông,
trong đó nhấn mạnh đến ưu thế của giáo dục mĩ thuật là bồi dưỡng, hình thành, trải
nghiệm, sáng tạo đa dạng, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất, các năng lực
đực thù khác ở học sinh được quy định trong Chương trình tổng thể.
- Bên cạnh đó, mục tiêu môn Mĩ thuật ở tiểu học kế thừa mục tiêu của Chương
trình Mĩ thuật tiểu học hiện hành (chương trình 2006) và những định hướng đổi mới
giáo dục mĩ thuật trong những năm gần đây; đồng thời tiếp cận với xu hướng chung
của các nước trên thế giới trong xác định mục tiêu về giáo dục Mĩ thuật.
- Mục tiêu môn Mĩ thuật được xác định dựa trên điều kiện dạy học thực tiễn ở các
trường phổ thông Việt Nam trong nối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập với cách mạng công nghiệp mới.
Từ những căn cứ cơ bản trên, Chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học xác định
mục tiêu chủ yếu sau: môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển
năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí
tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản
phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành
các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
5. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong môn Mĩ thuật
- Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt bao gồm: about:blank 6/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
+ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể:
giúp người học hình thành và phát triển các phẩm chất, các năng lực chung và năng
lực đặc thù, góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
+ Kế hoạch giáo dục và những định hướng cơ bản về nội dung, phương pháp
giáo dục, đánh giá kết quả của môn học trong Chương trình tổng thể; trọng tâm là mục
tiêu yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học; phát triển các năng lực chung,
các năng lực khác cho học sinh.
+ Kế thừa và phát triển các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình môn Mĩ thuật, Thủ Công - Kĩ thuật chương trình hiện hành.
+ Tham khảo chuẩn đầu ra chương trình môn học của một số quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, tham vấn chuyên gia về lĩnh vực giáo dục Mĩ thuật.
+ Đặc điểm tâm - sinh lí học sinh và điều kiện thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông Việt Nam.
a. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học tạo cơ hội cho học sinh được khám phá
bản thân và thế giới xung quanh thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm, sáng tạo
sản phẩm mĩ thuật; kết hợp thảo luận, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của các sản phẩm,
tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật dựa trên định hướng các chủ đề thể hiện sự liên
quan, tương tác giữa con người với môi trường xung quanh; qua đó góp phần hình
thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. [2]
Hình 1.1.Yêu cầu cần đạt về phẩm chất trong môn Mĩ thuật
b. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
Môn Mĩ thuật nói chung và môn Mĩ thuật cấp tiểu học nói riêng có các ưu thế
nhất định trong việc góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung đã được nêu
trong Chương trình tổng thể, bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp
và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chung này không about:blank 7/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
những được hình thành, phát triển thông qua nội dung giáo dục mà còn thông qua
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học với việc chú trọng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật
và thảo luận, tình hiểu vẻ đẹp của các sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật
cũng như nhận biết một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong thực tiễn đời sống. Theo đó,
môn Mĩ thuật tiểu học góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung thông qua các biểu hiện sau:
Hình 1.2. Sơ đồ các năng lực chung trong chương trình phổ thông 2018.
* Năng lực tự chủ và tự học:
- Tự lực: Tự làm được những công việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.
- Tự khẳng định, bảo vệ quyền và nhu cầu chính đáng: Có ý thức về quyền và
mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.
- Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ và hành vi của mình:
+ Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình
cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.
+ Hòa nhã với mọi người, không nói hoặc làm điều xúc phạm tới người khác.
+ Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng
đến việc học và các việc khác.
- Thích ứng với cuộc sống:
+ Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.
+ Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với các yêu cầu khác nhau.
- Định hướng nghề nghiệp:
+ Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.
+ Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được
những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
- Tự học, tự hoàn thiện:
+ Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
+ Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô.
+ Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố, mở rộng hiểu biết. about:blank 8/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
+ Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.
* Năng lực giao tiếp và hợp tác:
- Xác định đưFc mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiGp.
+ Nhận ra được ý nghĩa của việc giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.
+ Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng
ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản.
+ Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng.
+ Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.
- ThiGt lập, phát triHn các mối quan hệ xJ hội; điều chỉnh và hLa giải các mMu thuNn.
+ Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.
+ Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các
bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.
- Xác định mục đích, phương thức hFp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau
trong học tập; cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thMn: hiểu được nhiệm vụ của nhóm
và trách nhiệm hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
- Xác định đưFc nhu cầu và khả năng của ngưOi hFp tác: nhận biết được một số
đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp.
- Tổ chức và thuyGt phục ngưOi khác: biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình
được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Đánh giá hoạt động hFp tác: báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả
nhóm; Tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô. - Hội nhập quốc tG:
+ Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của giáo viên, nhà trường.
Dạy học Mĩ thuật có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển ở học sinh
năng lực giao tiếp và hợp tác. Thông qua hoạt động dạy học kết hợp lồng ghép thực
hành và thảo luận, học sinh được thường xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ suy nghĩ,
cảm nhận, nêu và phản hồi ý kiến, nhận xét về sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật của cá
nhân/nhóm và của các nghệ nhân/nghệ sĩ. Ngoài ra, các em còn phối hợp với bạn bè
thực hiện những nhiệm vụ trong quá trình học tập cũng như chia sẻ cảm nhận về các
yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và môi trường xung quanh. Qua đó giúp học
sinh phát triển cảm xúc thẩm mĩ và giúp các em nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với
suy nghĩ, tình cảm, thái độ của bạn bè, tăng hiệu quả trong giao tiếp và hợp tác. about:blank 9/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo:
- Hình thành và triHn khai ý tưởng mới: dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý
tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
- ThiGt kG và tổ chức hoạt động:
+ Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn.
+ Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.
- Tư duy độc lập: nêu được thắc mắc về sự nhân trước các thông tin nhận ra sai sót.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là một năng lực đặc trưng trong dạy và học Mĩ
thuật. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự đa dạng trong nội
dung, hình thức, chất liệu, vật liệu thực hành, sáng tạo… học sinh có cơ hội được vận
dụng kiến thức, kĩ năng, vốn hiểu biết của bản thân để tìm hiểu, khám phá và nhận
biết yếu tố thẩm mĩ trong các sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật và môi trường xung quanh.
Qua đó thúc đẩy học sinh phát triển và hình thành ý tưởng thẩm mĩ, lựa chọn cách
thức thể hiện cũng như tiếp tục phát hiện vấn đề, điều chỉnh và đổi mới trong thực
hành, sáng tạo nên sản phẩm Mĩ thuật phù hợp với chủ đề, có tính ứng dụng cho
những bối cảnh, mục đích cụ thể.
c. Năng lực đặc thù môn Mĩ thuật
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều tập trung hình thành,
phát triển ở học sinh năng lực mà môn học đó có điều kiện và ưu thế nổi trội. Môn Mĩ
thuật ở cả ba cấp học có ưu thế hình thành, phát triển ở học sinh năng lực Mĩ thuật –
biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực môn học với các thành phần:
Hình 1.3. Sơ đồ các năng lực đặc thù môn Mĩ thuật
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ
Quan sát là cách để học sinh khám phá, tìm hiểu, thu nhận thông tin và gợi lên sự
tò mò về những học sinh được nhìn/quan sát (ví dụ: hình ảnh trong tự nhiên, trong
cuộc sống, trong các tác phẩm nghệ thuật…); qua đó phát triển nhận thức giác quan và
cảm nhận thẩm mĩ, thúc đẩy học sinh phát hiện và hình thành ý tưởng ban đầu cho
thực hành, sáng tạo. Trong năng lực này, học sinh cần đạt được các yêu cầu chủ yếu nhưs sau: about:blank 10/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH * Quan sát thẩm mĩ
+ Nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật.
+ Nhận biết được một số yếu tố tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.
+ Nhận biết được dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật.
* Nhận thức thẩm mĩ
+ Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.
+ Nhận biết được chủ đề của sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật.
+ Bước đầu nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật trong đời sống.
+ Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo.
- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ
Hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ là cơ hội để học sinh chia sẻ trí tưởng
tượng, suy nghĩ và cảm xúc của mình thông qua thực hành sáng tạo hình ảnh về đối
tượng thẩm mĩ. Hay nói cách khác, hoạt động này là cách để học sinh thể hiện bản
thân, giao tiếp với người khác, tiếp nhận sự biểu đạt của người khác, đồng thời thể
hiện nhận thức thẩm mĩ và thử nghiệm ý tưởng thông qua những cách tạo hình khác
nhau trong thực hành sáng tạo. Theo đó, trong hoạt động này, học sinh cần đạt được
các yêu cầu chủ yếu sau:
* Sáng tạo thẩm mĩ
+ Nêu được ý tưởng thể hiện được đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản.
+ Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.
+ Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản.
+ Sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo.
+ Nêu được ý tưởng thể hiện được đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản.
+ Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.
+ Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản.
* Ứng dụng thẩm mĩ
+ Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản.
+ Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập.
+ Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. about:blank 11/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ:
Hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mĩ là cách học sinh thể hiện sự hứng thú
với sản phẩm, tác phẩm sáng tạo nghệ thuật. Trong đó, học sinh làm quen với việc sử
dụng ngôn ngữ Mĩ thuật để giới thiệu, thảo luận, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm, tác
phẩm và những gì các em quan sát được cũng như kinh nghiệm thực hành. Qua đó,
học sinh thể hiện sự tự hào về sản phẩm của mình/nhóm, biết tôn trọng các sản phẩm,
tác phẩm nghệ thuật của người khác và biết tự đánh giá quá trình học tập. Những yêu
cầu cần đạt chủ yếu ở năng lực này bao gồm:
* Năng lực phân tích thẩm mĩ
+ Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản.
+ Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
+ Mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm
mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. * Đánh giá thẩm mĩ
+ Bước đầu đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố và nguyên lí tạo hình.
+ Bước đầu học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.
Trong tiến trình giáo dục, các thành phần năng lực trên luôn tác động, phối hợp
theo những mức độ khác nhau giúp học sinh phát triển năng lực Mĩ thuật – biểu hiện
của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực môn học. 6. Nội dung giáo dục
a. Căn cứ xác định nội dung của chương trình:
Chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học là một bộ phần của Chương trình môn
học, việc xác định nỗi dung giáo dục của Chương trình môn học ở cả 3 cấp dựa trên
một số căn cứ trọng yếu sau:
- Yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục phổ thông đã được xác định trong Nghị
quyết số 88/2014/QH13:“Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản,
hiện đại, thiGt thực, phù hFp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng
thực hành, vận dụng kiGn thức vào thực tiễn; tích hFp cao ở các lớp học dưới và phMn
hoá ở các lớp học trên”. [21]
- Kế hoạch giáo dục, định hướng nội dung giáo dục của môn học trong Chương trình tổng thể.
- Đặc điểm, mục tiêu của chương trình môn học.
- Kế thừa ưu điểm nội dung của chương trình hiện hành.
- Tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực
của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. about:blank 12/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
- Điều kiện dạy học ở các trường phổ thông trên phạm vi cả nước.
Trên cơ sở đó, nội dung giáo dục môn Mĩ thuật tiểu học dựa trên một số căn cứ
như: đặc điểm môn học, mục tiêu, định hướng phương pháp giáo dục, phương pháp
đánh giá kết quả trong chương trình môn học; mục tiêu cấp tiểu học trong Chương
trình môn học; kế thừa ưu điểm nội dung chương trình hiện hành môn Mĩ thuật và
chương trình môn Thủ công (phần thủ công các lớp 1, 2, 3); phát huy kết quả Dự án
Saeps [5] và vận dụng thành tựu nghiên cứu về phương pháp giáo dục hiện đại vào
việc xác định nội dung.
b. Nội dung cụ thể của chương trình
* KG thừa chương trình hiện hành: kế thừa là một nguyên tắc cũng là một trong
các cơ sở khoa học quan trọng để thiết kế chương trình môn học. Sau đây là một số
điểm đáng lưu ý được kế thừa.
- Chương tình môn Mĩ thuật cấp tiểu học tiếp tục mục tiêu giáo dục mĩ thuật, giúp
học sinh đạt được những mục tiêu sau:
+ Có những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật, hình thành những hiểu biết cơ bản
cần thiết về đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt…
+ Có hiểu biết sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam và thế giới.
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng, sáng
tạo, thực hành và phân tích được sơ lược một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam và thế
giới, biết vận dụng kĩ năng đó vào cuộc sống.
+ Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người, vẻ đẹp của
một số tác phẩm Mĩ thuật.
- Chương trình môn học tiếp tục thể hiện quan điểm: giáo dục thẩm mĩ, tính phổ
cập, tính ứng dụng, tính liên thông và tăng cường thực hành.
- Chương trình môn học Mĩ thuật cấp tiểu học kế thừa cơ bản nội dung dạy học
các phân môn: vẽ theo mẫu (nét, hình, khối, bố cục, đậm nhạt…); vẽ trang trí (màu
sắc, hoạ tiết, đối xứng, trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng…); vẽ tranh (vẽ đề tài, bố
cục, nét, hình, màu sắc…); thường thức Mĩ thuật (xem tranh thiếu nhi, tranh của hoạ
sĩ, tranh dân gian, tác phẩm hội hoạ, điêu khắc…); tập nặn, tạo dáng (hình khối, con
vật, dáng người, quả, cây…) và nội dung môn Thủ công các lớp 1, 2, 3 trong chương
trình hiện hành (xé, dán, cắt, gấp, gấp hình, phối hợp cắt gấp, làm đồ chơi đơn giản,
cắt dán chữ cái…). Tuy nhiên, các nội dung này được tổ chức lại và phát triển theo hai
mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, gắn với yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù.
- Chương tình tiếp tục vận dụng các phương pháp dạy học quy định trong Chương
trình môn Mĩ thuật hiện hành như: phương pháp trực quan; phương pháp quan sát;
phương pháp gợi mở, vấn đáp; phương pháp luyện tập; phương pháp hợp tác theo
nhóm; phương pháp trò chơi. Các phương pháp này trong Chương trình mới chú trọng
cách vận dụng linh hoạt trong thực hành và thảo luận mĩ thuạt, đồng thời tăng cường about:blank 13/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
phối hợp với các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, nhằm quán triệt quan điểm
dạy học “lấy ngưOi học làm trung tMm” trong tiến trình giáo dục.
* TiGp thu kinh nghiệm quốc tG
- Như đã đề cập, Chương trình môn Mĩ thuật tiểu học là một bộ phận của Chương
trình môn Mĩ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông, do vậy những định hướng
chung trong chương trình môn học cũng đồng thời là định hướng đối với chườn trình
cấp tiểu học trong việc tiếp cận xu hướng quốc tế. Việc tiếp cận này dựa trên cơ sở
nghiên cứu chương trình môn học của một số quốc gia, vùng lãnh thổ, kết hợp tham
vấn chuyên gia về giáo dục Mĩ thuật. Qua đó rút ra các xu hướng chung trong xây
dựng Chương trình môn Mĩ thuật có thể vận dụng vào trường phổ thông Việt Nam. Cụ
thể chương trình môn Mĩ thuật ở ba cấp học đã học tập kinh nghiệm ở một số phương diện sau:
+ Xác định thành phần năng lực đặc thù và xây dựng yêu cầu cần đạt.
+ Lựa chọn nội dung dạy học.
+ Định hướng phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
- Định hướng nội dung và phân bố các lớp trong Chương trình môn Mĩ thuật cấp
tiểu học. Chương trình môn Mĩ thuật ở cả ba cấp học đều được phát triển theo hai
mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến
thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình.
Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm: Lí luận và Lịch sử Mĩ thuật; Hội hoạ; Đồ
hoạ (tranh in); Điêu khắc; Thủ công.
Trong nội dung Mĩ thuật tạo hình bao gồm các nội dung cụ thể: Hội hoạ, Đồ hoạ
(tranh in), Điêu khắc. Định hướng các chủ đề nội dung Mĩ thuật tạo hình: Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Hình 1.4. Mô hình khái quát định hướng chủ đề trong nội dung Mĩ thuật tạo hình. about:blank 14/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
Nội dung Mĩ thuật ứng dụng gồm nội dung Thủ công, có các định hướng về chủ đề như sau: Lớp 1
Đồ chơi, đồ dùng học tập
Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng Lớp 2 cá nhân
Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá Lớp 3 nhân, đồ lưu niệm
Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ Lớp 4 lưu niệm, đồ gia dụng Lớp 5
Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu
niệm, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất
Hình 1.5. Mô hình khái quát định hướng chủ đề trong nội dung Mĩ thuật ứng dụng.
* Nội dung học tập môn Mĩ thuật ở cấp tiHu học tập trung vào
- Yếu tố và nguyên lý tạo hình: Yếu tố tạo hình Nguyên lí tạo hình
Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm Tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn
nhạt, chất cảm, không gian.
mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.
- Thể loại: Lựa chọn, kết hợp: Lí luận và lịch sử mĩ thuật; Hội hoạ; Đồ hoạ (tranh
in); Điêu khắc; Thủ công...
- Hoạt động thực hành và thảo luận:
+ Thực hành: thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D và thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D.
+ Thảo luận: lựa chọn, kết hợp: tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ
thuật và sản phẩm thực hành của HS. [2]
7. Mối quan hệ với các môn học, hoạt động giáo dục khác
Với việc coi trọng phát triển tư duy sáng tạo, hình thành các năng lực đặc thù và các
năng lực khác, môn Mĩ thuật có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo. Sự đa dạng về nội dung và các ngành nghệ thuật trong môn
Mĩ thuật mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục
hướng nghiệp thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các hoạt động trải nghiệm
qua các nội dung, chủ đề đã được lựa chọn đưa vào trong nội dung của môn học. about:blank 15/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
Môn Mĩ thuật ở tiểu học có mối quan hệ với nhiều môn học, hoạt động giáo dục
khác. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục có sự tham gia của Mĩ thuật hay tích hợp,
lồng ghép môn học này với các môn học khác có vai trò trong việc thúc đẩy sự hình
thành các năng lực chung trong Chương trình tổng thể và hướng đến mục tiêu hình
thành năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Việc tích hợp liên môn cũng cần có những yêu
cầu khi triển khai như: phản ánh nội hàm môn học; nhiều nội dung học tập cùng tham
gia hình thành các năng lực; giải quyết được nhiều tình huống thực tiễn; phát huy được
nhiều phương pháp dạy học, phương tiện học tập…
Chương trình môn Mĩ thuật hiện hành đặt mục tiêu giáo dục thẩm mĩ thông qua
các dạng bài học đặc thù của lĩnh vực Mĩ thuật tạo hình là trọng tâm, chưa thể hiện rõ
mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa môn học với các môn học khác trong Chương
trình giáo dục phổ thông và thực tiễn đời sống. Chương trình mới thể hiện rõ hơn tính
liên ngành, mối quan hệ qua lại giữa các môn học, hoạt động giáo dục và thực tiễn đời
sống, nội dung chương trình môn Mĩ thuật bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, tự
nhiên, xã hội, khoa học công nghệ,… liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo
dục khác như môn Ngữ văn, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử, Địa lí, Toán,
Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm... Các thành phần của năng lực
đặc thù môn học như quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ,
phân tích và đánh giá thẩm mĩ là những biểu hiện của năng lực thẩm mĩ, đồng thời có
tính chất làm nền tảng tư duy thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh vận dụng vào học
tập các môn học, hoạt động giáo dục khác; do vậy, việc dạy học Mĩ thuật cần bảo đảm
tính tích hợp liên môn, cũng như kết hợp lồng ghép giáo dục Mĩ thuật với các vấn đề
mang tính xã hội và đề cao tính ứng dụng của Mĩ thuật vào thực tiễn đời sống, góp
phần phát triển đời sống thẩm mĩ của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Năng lực được hình thành có thể hỗ trợ cho các môn học khác và đáp ứng mục tiêu
giáo dục. Bên cạnh đó, năng lực chuyên biệt của môn Mĩ thuật giúp người học phát
triển năng khiếu, đáp ứng nhu cầu học tập riêng của mỗi cá nhân, chọn lựa nghề nghiệp
trong tương lai thông qua trải nghiệm môn học ở phổ thông.
1. Trình bày quan điểm xây dựng chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học?
2. Chương trình môn Mĩ thuật kế thừa chương trình môn Mĩ thuật hiện hành ở
những điểm nào? Cho ví dụ?
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực Mĩ thuật được thể hiện ở những thành phần năng lực nào?
4. Trình bày mục tiêu của chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học? Tại sao mục
tiêu của chương trình Mĩ thuật cấp tiểu học cần đưa ra những yêu cầu cụ thể hơn so với
mục tiêu của cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông? about:blank 16/17 14:37 8/8/24
PHẦN MỘT - Phần một về phương pháp đánh giá trong GDTH
5. Tính mở của Chương trình giáo dục phổ thông sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nào cho giáo viên?
6. Nội dung cốt lõi của môn học Mĩ thuật cấp tiểu học bao gồm những nội dung nào?
7. Mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình bao gồm những nội dung nào? Định hướng chủ
đề của mạch nội dung này là gì? Lấy ví dụ minh hoạ từ sgk những chủ đề/bài học thuộc các nội dung trên.
8. Mạch nội dung Mĩ thuật ứng dụng bao gồm nội dung gì? Định hướng chủ đề của
mạch nội dung này là gì? Lấy ví dụ minh hoạ từ sgk những chủ đề/bài học thuộc các nội dung trên.
9. Hãy nêu một số yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình được đề cập trong chương
trình Mĩ thuật cấp tiểu học?
10. Mối quan hệ giữa môn Mĩ thuật với các môn học, hoạt động giáo dục khác? Cho ví dụ minh hoạ about:blank 17/17