Phần nội dung cung cầu và ví dụ cụ thể - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam
Phần nội dung cung cầu và ví dụ cụ thể - Kinh tế vĩ mô | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (0101000104)
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CUNG LAO ĐỘNG ( SUPPLY OF LABOUR )
Lý thuyết chung nhất của cung chính là lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán sẵn
sàng bán với các mức giá khác nhau ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên trong thực tế, cung tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau như: Cung cá
nhân, cung thị trường và cung lao động. Tuy nhiên vấn đề cấp thiết hiện nay ở
nước Việt Nam ta chính là vấn đề về lao động, vậy trong lao động ở Việt Nam thì
cung là gì và nó ảnh như thế nào đến thị trường lao động ở Việt Nam?
Trước hết, cung lao động chính là tổng nguồn sức lao động mà người lao động sẵn
sàng tham gia vào thị trường lao động và quá trình tái sản xuất xã hội (quá trình
sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Người lao động luôn sẵn sàng làm việc
cho một doanh nghiệp nào đó muốn thuê họ với một mức giá mà họ cảm thấy thỏa mãn.
Người lao động ở Việt Nam hay các nước khác trên thế giới được quy định là tổng
số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả người không có
năng lực lao động nhưng đã tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Khi nói đến lượng cung lao động tức là số lượng người lao động sẵn sàng làm việc
cho các doanh nghiệp thuê họ, người ta thường chia ra thành hai phạm trù rõ ràng:
Bao gồm có cung thực tế và cung tiềm năng. Trong đó cung thực tế bao gồm
những người lao động đang làm việc và những người thất nghiệp. Cung thực tế chỉ
những tiềm tàng trong lao động bao gồm những người có khả năng lao động nhưng
đang đi học, tham gia nghĩa vụ quân sự hay chưa có nhu cầu đi làm.
Ngoài ra chất lượng lao động cũng chính là một yếu tố quan trong cần phải xem
xét, trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động luôn được xem là yếu
tố tiên quyết hình thành nên chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này bao gồm :
phẩm chất cá nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cũng như kỹ thuật của
mỗi một lao động khác nhau.
Không chỉ vấn đề số lượng, chất lượng mà còn có nhiều hơn thế các nhân tố ảnh
hưởng đến cung lao động như: Mức tiền công mà một doanh nghiệp sẵn sàng trả
cho một đơn vị lao động, nhu cầu lao động thực sự của mỗi cá nhân, áp lực tâm lí
từ gia đình hay xã hội, hay các áp lực kinh tế khiến con người phải lao động để
nuôi sống bản thân và gia đình nếu có, hay còn có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và cả
những yếu tố xung quanh khác như thời tiết hay điều kiện môi trường lao động
cũng ảnh hưởng nặng nề đến cung lao động.
CẦU LAO ĐỘNG (TIẾNG ANH: DEMAND FOR LABOR)
Nói về Cầu trong lao động trước hết phải biết được Cầu là gì? Và định nghĩa về Cầu.
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì
nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu khác với nhu cầu thì cầu
được hiểu là nhu cầu và khả năng có thể thanh toán đối với một loại sản phẩm hay
bất kỳ dịch vụ nào đó trên thị trường, tương ứng ở các mức giá khác nhau và trong
một khoảng thời gian nhất định. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như sau: giá của
hàng hóa, thu nhập, giá của các hàng hóa có liên quan, số lượng người tiêu dùng,
thị hiếu, các kỳ vọng,… Khi sản xuất hàng hóa và dịch vụ, doanh nghiệp đòi hỏi
lao động và vốn làm đầu vào cho quá trình sản xuất của họ. Cầu lao động là một
nguyên tắc kinh tế xuất phát từ nhu cầu về đầu ra của một công ty. Đó là, nếu nhu
cầu về sản lượng của một công ty tăng lên, công ty sẽ đòi hỏi nhiều lao động hơn,
do đó cần thuê thêm nhân viên. Và nếu nhu cầu về sản lượng hàng hóa và dịch vụ
của công ty giảm, ngược lại, nó sẽ đòi hỏi ít lao động hơn và nhu cầu lao động của
nó sẽ giảm, công ty sẽ giảm bớt nhân viên. Trong thực tế các doanh nghiệp chỉ là
người trung gian và họ thuê lao động để sản xuất ra những hàng hóa đó. Cầu lao
động của các công ty, doanh nghiệp là cầu dẫn xuất, dẫn xuất từ nhu cầu và mong
muốn của người tiêu dùng cần hàng hóa gì. Trong phạm vi nền kinh tế, cầu lao
động (hay cầu về sức lao động) là nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, là khả năng thu hút sức lao động của nền kinh
tế. Chúng ta đã biết sức lao động do con người tạo ra và cũng là một dịch vụ hay
hàng hoá. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung
cấp hàng hóa này là người lao động. Hiểu một cách đơn giản cầu lao động là số lao
động đang có việc làm trong nền kinh tế.
Cầu lao động có 2 loại: cầu lao động thực tế và tiềm năng.
Cầu lao động thực tế là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một thời điểm
nhất định (bao gồm cả việc làm mới và việc làm trống).
Cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với tổng chỗ
làm việc có được sau khi đã tính đến các yếu tố tạo việc làm trong tương lai như
vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, chính trị, xã hội…
Lưu ý về cầu lao động: Theo qui luật hiệu suất giảm dần, trong hầu hết các lĩnh
vực, cuối cùng sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm. doanh thu sản phẩm cận
biên của lao động, đó là sự thay đổi trong doanh thu do sử dụng một đơn vị lao
động bổ sung. Nó có thể được sử dụng để xác định số lượng lao động tối ưu để sử
dụng với mức lương thị trường nhất định. Theo lí thuyết kinh tế, các công ty tối đa
hóa lợi nhuận sẽ thuê nhân công đến mức doanh thu sản phẩm cận biên bằng mức
lương vì công ty không trả lương cho công nhân nhiều hơn số tiền họ kiếm được từ lao động.
Những yếu tổ phổ biến tác động đến nhu cầu lao động:
- Thay đổi năng suất biên của lao động, chẳng hạn như tiến bộ công nghệ do máy tính mang lại.
- Thay đổi giá của các yếu tố sản xuất khác, bao gồm cả sự thay đổi về giá tương
đối của lao động và vốn cổ phần.
- Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp.
- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm hay chất lượng dịch vụ.
ĐỂ DỄ HIỂU HƠN VỀ CUNG – CẦU LAO ĐỘNG, CHÚNG TA HÃY THỬ ĐI
QUA HAI VÍ DỤ CỤ THỂ SAU ĐÂY:
Đối với hoạt động mua bán khẩu trang thì những năm trước đây thì do nhu cầu của
người dân không cao, nên khẩu trang y tế chưa được quan tâm đến nhiều, nhưng
vài năm gần đây, nhất là trong đợt dịch mà số lượng hàng hóa được bán ra rất lớn
nên là hầu hết các doanh nghiệp sẽ tiến hành hạ giá sản phẩm hàng hóa dịch vụ bán
ra. Nhằm để lôi kéo và thu hút khách hàng đến với mình.
Vào những dịp tết người dân việt thường chú trọng nhất là các loại mứt nên ta
thường thấy các mặt hàng như gừng, nghệ, cà rốt,.. trong các siêu thị , cửa hàng
tạp hóa ,trong và ngoài chợ và nó không sẻ xảy ra thường xuyên . Từ đó ta có thể
thấy cung và cầu luôn hỗ trợ cho nhau và chúng làm cân bằng cho thị trường.