-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích 13 câu thơ cuối Đồng Chí của Chính Hữu - Ngữ Văn 9
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói rằng: “Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” Mỗi mảnh đất đi qua là “nơi máu rỏ” để tâm hồn ta thấm đất, mỗi bước chân là một ẩn tình. Chiến tranh đi qua, để lại trong long những người chiến sĩ biết bao hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là kí ức về một thời gắn bó keo sơn của những người lính, cùng kề vai sát cánh bên nhau để dung máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” cho dân tộc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
CẢM NHẬN 13 CÂU THƠ CUỐI BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói rằng:
“Khi ta ở, đất chỉ là nơi ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
Mỗi mảnh đất đi qua là “nơi máu rỏ” để tâm hồn ta thấm đất, mỗi bước chân là một ẩn tình.
Chiến tranh đi qua, để lại trong long những người chiến sĩ biết bao hoài niệm về những tháng
năm không thể nào quên, đó là kí ức về một thời gắn bó keo sơn của những người lính, cùng kề
vai sát cánh bên nhau để dung máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” cho dân tộc.
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, giàu chất thơ nhất thể hiện tình
đồng chí, đồng đội thiêng liêng vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đặc biêt,
13 câu thơ cuối của bài còn làm nổi bật biểu hiện và vẻ đẹp thăng hoa của tình chiến hữu thông
qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của Chính Hữu:
“Ruộng nương anh gửi bạn than cày…
…Đầu súng trăng treo.”
Chính Hữu được mệnh danh là nhà thơ của những vần thơ bang súng bởi thơ ông chủ yếu viết về
đề tài người lính và chiến tranh. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác bằng những rung động mới
mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người lính Chính Hữu trong chiến dịch Việt Bắc
thu-đông năm 1947, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng gian khổ và thiếu
thốn. Có lẽ vì thế mà hình ảnh tình đồng đội keo sơn đã được khắc họa rất thành công với ba khổ
thơ bình dị trong“Đồng chí”. Mỗi khổ đều có những nét riêng nhưng có lẽ, khổ hai và khổ ba là
hay nhất. Ba câu thơ đầu tiên của khổ 2-biểu hiện cao đẹp của tình chiến hữu nói đến hai người
lính cùng chung một nỗi nhớ: nhớ gia đình, quê hương, nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ
gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy:
“…Ruộng nương anh gửi bạn than cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính…”
Vì nghĩa lớn, vì tương lai tươi đẹp của đất nước mà những người lính đã bỏ lại cái gì gọi là gần
gũi, gắn bó nhất với nông dân:”ruộng nương”, ”gian nhà”, “giếng nước”, “gốc đa”; họ ra đi để lại
sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường và gửi lại
những gì than thương, quý giá nhất của mình là căn nhà trống trãi, là mảnh ruộng miếng vườn
cho người than trông nom, cày cấy. Hình ảnh “gian nhà không” không chỉ đơn thuần là một gian
nhà tranh mộc mạc, trống trải ở nông thôn mà kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ ấy ta
còn cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng
hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại. Hai chữ “mặc kệ” đã cân lại cảm xúc yếu đuối
của người lính, thể hiện thái độ cương quyết, dứt khoát gác lại tình riêng để lên đường vì tiếng
gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Nó gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những anh Vệ quốc đoàn trong bài
“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi :
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
Nhưng người lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm. Từ “mặc kệ” kia
không thể hiểu theo nghĩa phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi
chờ cách mạng thành công. Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca
dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép
nhân hóa rất đẹp khiến ta vô cùng xúc động, nó giúp ng lính diễn tả một cách hồn nhiên, tinh tế
tâm hồn của mình. Như vậy, giữa người lính và quê hương đã có một mối giao cảm sâu sắc, đậm
đà, cả hai luôn nhớ về nhau trong muôn vàn cách trở. Tiếp đến, sự chia sẻ và cùng nhau vượt qua
những thách thức của bệnh tật của những anh bộ đội được đề cập tới trong hai câu thơ tiếp theo:
“…Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi…”
Sốt rét rừng là thứ bệnh phổ biến lúc bấy giờ, là kẻ thù cùng chung giường, chung võng. Chính
“nó” đã loại nhiều cán bộ, chiến sĩ khỏi vòng chiến đấu khi chưa kịp cầm súng trên mặt trận.
Bằng chất liệu hiện thực từ đời sống chiến trường như “cơn ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ
hôi”, tác giả đã khắc họa chân thực những khó khan, thách thức về bệnh tật mà những ng lính
phải chịu. Căn bệnh quái ác ấy trở thành nỗi ám ảnh của một thế hẹ nhà thơ trưởng thành trong
quân ngũ, như nhà thơ Tố Hữu từng nói:
“giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ.”
Dù vậy, nhưng những người chiến hữu vẫn luôn sát cánh bên nhau. Họ cùng nhau chống chọi với
bệnh tật, động viên lẫn nhau và dần trở nên gần gũi hơn. Nhưng không chỉ dừng lại ở những trở
ngại, nỗi ám ảnh của bênh sốt rét rừng mà ở 3 câu thơ tiếp, ta sẽ còn thấy được quân đội ngày ấy
thiếu thốn đủ thứ, từ quân lương, quân y đến quân phục, quân dụng. Nhưng khi ta đọc đoạn thơ
lên, cái khổ, cái cực ấy chỉ là yếu tố phụ, vì tình đồng chí đã tỏa hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính: “…Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá
Chân không giày…”
Chính Hữu đã sử dụng biện pháp liệt kê cùng hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai”-“quần tôi có
vài mảnh vá” để khái quát những gian khổ, thiếu thốn của người lính ngoài mặt trận với thời tiết
lạnh giá, khắc nghiệt nhưng cả đến cái phương tiện tối thiểu để giữ ấm bàn chân là đôi giày cũng
không có. Chất liệu hiện thực trong “Đồng chí” rất thật, thật tới mức trần trụi. Bài thơ lấy cảm
hứng từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 mà Chính Hữu tham gia cùng đồng đội nên ông hiểu
và cảm nhận được rất rõ cái gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Nhưng trong hoàn cảnh đó,
người lính vẫn “miệng cười buốt giá”. “Cười” ở đây là cười trong buốt giá và cười để xua tan
buốt giá. Nụ cười trong giá rét ấy giúp người lính vượt lên mọi khó khan gian khổ để đi đến
chiến thắng, có sức mạnh vô hình (chép vở). Hiên thực khốc liệt là vậy nhưng điều cốt lõi làm
nên sức mạnh của người lính lại chính là tình thương, tình động đội quý giá mà ta sẽ cảm nhận rõ
hơn qua câu thơ cuối cùng của khổ 2:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Câu thơ có sự thay đổi về cấu trúc, nhịp thơ dàn trải, trầm lắng, tha thiết. Cụm từ “thương nhau”
được đặt ở đầu câu thơ qua nghệ thuật đảo ngữ đã nhận mạnh tình cảm yêu thương của ng lính
cách mạng. Hình ảnh cảm động nhất là “tay nắm lấy bàn tay”. Chỉ qua cái năm tay thầm lặng,
các anh đã trao cho nhau tình yêu thương, truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua cái giá lạnh,
động viên nhau vượt qua những khó khan, quyết tâm đi đến chiến thắng. Câu thơ đã làm bừng
sáng cả bài thơ một tinh thần đồng đội vì nhau chiến đấu đầy cao đẹp, như một khúc ngân của
bản đàn về tình đồng chí. Kết thúc bài thơ, tác giả mở ra một bức tranh về vẻ đẹp thăng hoa của
tình đồng chí đồng đội:
“…Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”
Trong cảnh đêm khuya thanh vắng của rừng hoang sương muối, những màn sương lạnh lẽo, tác
giả đã lấy cái khổ, hiểm nguy làm nền cho tư thế của người lính cách mạng “Đứng cạnh bên
nhau chờ giặc tới”, các anh đứng cạnh bên nhau, lặng lẽ chờ địch, không một tiếng nói nhưng
bên trong đó là sự đoàn kết, sẵn sàng làm nhiệm vụ không màng nguy hiểm. Câu thơ thứ ba với
hình ảnh của sự khắc nghiệt và nên thơ bởi trong câu thơ: “đầu súng trăng treo”, “súng” và
“trăng” tưởng chừng như đối lập nhưng lại góp phần tạo nên một câu thơ tuyệt đẹp, khơi gợi
những liên tưởng thú vị, bất ngờ. Súng” biểu tượng cho chiến tranh, chết chóc còn “trăng” biểu
tượng cho ánh sáng, cái đẹp của trần thế, sự sống và hạnh phúc. Súng và trăng gần và xa, chiến sĩ và thi sĩ (chép vở).
Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện pháp sóng đôi,
đảo ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ bình
dị mà có sức ngân vang. Bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng, như là một ngọn
lửa vẫn cháy mãi, ngọn lửa thắp sáng tia hi vọng giành lại độc lập của dân tộc. Từ những năm
đầu kháng chiến, chính những người lính cầm bút đã tự cảm nhận về mình, về những chàng trai
xuất thân từ trí thức thành thị thuở ban đầu tham gia kháng chiến, họ hình dung về chính mình
vẫn còn mang dáng dấp những anh hùng nghĩa sĩ trong sử sách, tiêu biểu một trong số đó là bài
“Tây Tiến” của Quan Dũng, ông đã đặt tình cảm của mình nơi những người đồng chí, đồng đội qua bài thơ này:
“Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Nhà thơ Chính Hữu đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa
thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với
người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác.
Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái
chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng". Bằng những hình ảnh thơ vừa chân thực vừa
lãng mạn, giàu ý nghĩa biểu tượng, bài thơ “Đồng chí” đã tập trung ca ngợi sức mạnh của tình
đông chí, đồng đội gắn bó keo sơn trong những buổi đầu kháng chiến chống Pháp, góp phần làm
hoàn chỉnh hơn bức tranh ngôn từ phác họa chân dung anh bộ đội cụ Hồ trong cái nhìn bình dị,
chân thật như cuộc sống vốn có. Bài thơ “Đông chí” của CH xứng đáng xứng đáng có vị trí danh
dự trong nền thơ ca VN viết về đề tài ng lính và chiến tranh cách mạng.