Phân tích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” | Văn mẫu 11 Cánh diều
Phân tích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” là bài viết bao gồm dàn ý và văn mẫu hay do biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu học tập môn Ngữ văn 11. Mời các bạn tham khảo!
Preview text:
Dàn ý Phân tích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”
I. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về đoạn trích. II. Thân bài: 1. Khái quát chung: a. Tác giả
- Nguyễn Du (1765-1820) có tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên,
quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Ông sinh ra trong gia đình đại quý tộc vừa có truyền thống khoa bảng
vừa có truyền thống văn hóa, văn học.
- Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại có nhiều biến cố lịch sử như nhà
Lê -Trịnh sụp đổ, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tiếp mà tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, triều Tây Sơn sụp đổ và Nguyễn Ánh
lập ra triều đại nhà Nguyễn,...
- Nguyễn Du sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm của ông
vừa giàu giá trị nghệ thuật lại vừa phản ánh được hiện thực xã hội và có
tinh thần nhân đạo sâu sắc. b. Tác phẩm
- Đoạn trích nằm trong “Truyện Kiều”, từ câu 2419 đến 2450. - Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến “cam lòng”): Cuộc trò chuyện giữa Thuý Kiều -
Từ Hải và cuộc khởi binh của Từ Hải.
- Phần 2 (Còn lại): Phẩm cách anh hùng của Từ Hải được thể hiện qua hành động. 2. Phân tích:
a. Cuộc trò chuyện giữa Thuý Kiều - Từ Hải và cuộc khởi binh của Từ Hải
- Thúy Kiều tạ ân với Từ Hải, tôn vinh sức mạnh và công ơn của Từ Hải:
+ Kiều tự nhận mình là “thân bồ liễu” mỏng manh yếu ớt.
+ Ân nghĩa của Từ Hải đối với Thúy Kiều là điều không thể nào quên:
“Chạm xương chép dạ xiết chỉ/Dễ đem gan óc đền nghỉ trời mây!”
- Từ Hải hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo, vừa bình dị lại vừa phi thường:
+ Từ nhận mình là “Quốc sĩ”, ý thức được tài năng và sức mạnh của bản thân.
+ Từ Hải coi việc giúp đỡ Thúy Kiều là điều tất yếu mà bậc quân tử nên làm:
“Anh hùng tiếng đã gọi rằng/Giữa dường dẫu thấy bất bằng mà tha”.
+ Từ Hải coi Thúy Kiều là bậc tri âm, tri kỉ: “Huống chỉ việc cũng việc
nhà/Lọ là thâm tạ với là tri ân”.
b. Phẩm cách anh hùng của Từ Hải được thể hiện hành động
- Từ Hải là vị thủ lĩnh đầy quyền uy: “Vội truyền sửa tiệc quân
trung/Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan”.
- Từ Hải có khát vọng tự do, sức mạnh lay chuyển đất trời, không sợ
quyền uy của triều đình: “Thừa cơ trúc chẻ mái tan/Binh uy từ đẩy sấm
ran trong ngoài/Triều đình riêng một góc trời/Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”.
- Từ Hải còn có sự hòa quyện giữa vẻ hào hoa, nho nhã của bậc “Quốc
sĩ” và sự từng trải, phong trần của một tráng sĩ: “Phong trần mải một
lưỡi gươm/Những loài giả áo túi cơm sá gì!”. 3. Tổng kết:
- Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp hoàn hảo của người anh hùng
Từ Hải. Từ Hải chính là đại diện cho ước mơ về công lí, sự bình đẳng và
hạnh phúc ấm no của người dân. - Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát truyền thống.
+ Bút pháp đậm tính sử thi.
+ Ngôn ngữ giàu tính ước lệ tượng trưng.
+ Xây dựng hình tượng nhân vật kì vĩ, đặc sắc. III. Kết bài
Phân tích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” mẫu 1
“Một nước không thể không có quốc hoa, “Truyện Kiều” là quốc hoa
của ta; một nước không thể không có quốc túy, “Truyện Kiều” là quốc
túy của ta; một nước không thể không có quốc hồn, “Truyện Kiều” là
quốc hồn của ta” - đó là lời nhận xét của nhà văn hóa Phạm Quỳnh về
giá trị của “Truyện Kiều”. Để trở thành “quốc hoa”, “quốc túy” và “quốc
hồn” thì 3254 câu lục bát của Nguyễn Du phải thực sự trở thành tiếng
nói đồng điệu với tâm hồn phong phú của người dân đất Việt. Đọc đoạn
trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”, ta có thể thấy khát khao hòa bình,
hạnh phúc, công bằng của nhân dân được Nguyễn Du gửi gắm qua hình ảnh Từ Hải.
Đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” kéo dài từ câu 2419 đến câu
2450 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc” của “Truyện Kiều”, ngay sau
đoạn Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Bằng tài năng văn học cùng tấm
lòng nhân đạo cao cả của mình, Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Từ
Hải oai nghiêm, phi thường nhưng cũng hết sức bình dị, gần gũi để thể
hiện ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công lí trong xã hội phong kiến.
Mở đầu đoạn trích là cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải. Khi gặp
Từ Hải, Thúy Kiều đã trải qua khoảng thời gian lưu lạc đầy đau thương.
Tiếng khóc “đoạn trường” do bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần của
nàng tưởng như không bao giờ chấm dứt. Sự xuất hiện của Từ Hải là
nguồn sáng cứu vớt Kiều thoát khỏi tăm tối, cho Kiều có cơ hội ngồi
trên công đường báo ân báo oán. Chính vì thế, những lời Kiều bày tỏ với
Từ Hải đều rất chân tình, thể hiện sự kính trọng và hàm ơn:
“Nàng từ ân oán rạch ròi
Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng
Tạ ân lạy trước Từ công:
“Chút thân bồ liễu nào mong có này!
Trộm nhờ sấm sét ra tay,
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi!”
Thúy Kiều cúi đầu lạy tạ Từ Hải - ân công của nàng khiến không khí
cuộc đối thoại trở nên trang trọng. Đối với Kiều, Từ Hải không chỉ là
người bạn tri âm mà còn là vị ân nhân cứu thế. Nàng tự nhận mình là
“thân bồ liễu” nhỏ nhoi, hèn mọn, nào dám mơ tới sẽ có ngày này. Từ
Hải không những cưu mang, che chở cho nàng mà còn thấu hiểu nguyện
vọng thầm kín của nàng. Việc đưa một người phụ nữ lên vị trí công
đường là điều xưa nay chưa từng có tiền lệ nhưng bằng quyền uy, sức
mạnh của mình mà Từ Hải đã giúp Kiều hiện thực hóa niềm mong ước,
giãi bày nỗi thống khổ suốt bao nhiêu năm. Thúy Kiều ý thức được điều
ấy nên nàng hết sức kính cẩn trước Từ Hải. Từ Hải được ví với “sấm sét” uy vũ vô cùng.
“Chạm xương chép dạ xiết chỉ,
Dễ đem gan óc đền nghỉ trời mây!”
Đứng trước Từ Hải, Thúy Kiều đã khẳng định sẽ ghi dòng tạc dạ ơn
nghĩa này như khắc vào xương, như ghi vào lòng. Khi Kiều báo ân báo
oán, nàng đã coi Thúc Sinh cũng là một người có ơn với mình nên đã
tặng cho Thúc Sinh “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân”. Gấm, bạc đều là
những vật vô cùng quý giá lại đi với những từ chỉ số lượng “trăm”,
“nghìn” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Kiều dành cho Thúc Sinh.
Tuy nhiên, tình nghĩa giữa Thúy Kiều với Thúc Sinh vẫn được đong
đếm cụ thể bằng những vật chất hữu hình. Ở đây, với Từ Hải, Thúy Kiều
đã khẳng định ơn của Từ Hải lớn như trời mây, dẫu Kiều có “đem gan
óc” cũng không thể trả đủ nên vốn dĩ không gì có thể đo lường được. Sự
khiêm nhường của Thúy Kiều đã nâng cao vị thế của Từ Hải. Nguyễn
Du khắc họa Từ Hải một cách gián tiếp bằng cách mượn lời Kiều, nhấn
mạnh vào những công đức của Từ Hải khiến nhân vật càng trở nên ấn tượng.
Đáp lại lời của Kiều, Từ Hải đã tự lên tiếng bộc lộ tấm lòng của mình.
Từ những suy nghĩ, lời nói ấy, cốt cách anh hùng đáng quý của Từ Hải
càng được thể hiện rõ ràng:
“Từ rằng: "Quốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng:
Giữa dường dẫu thấy bất bằng mà tha!”
Từ Hải đã tự coi minh là bậc “Quốc sĩ" trong thiên hạ, thể hiện sự ý thức
rõ ràng về tài năng và phẩm giá của bản thân. Nếu Kiều coi bản thân là
kẻ hàm ơn thì với Từ Hải, việc giúp đỡ Kiều xuất phát từ tấm lòng tri âm
tri kỉ. Người anh hùng không hề cao ngạo mà hết mực khiêm tốn và quý
trọng Kiều. Những bậc hảo hán xưa nay trong thiên hạ đều mong muốn
tìm được người tâm giao nhưng đó đâu phải chuyện dễ dàng! Thế nên,
ngay từ buổi gặp Kiều, Từ Hải đã thể hiện tấm lòng chân thành, ngay thẳng của mình:
“Từ rằng: tâm phúc tương cờ,
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?”
Không chỉ vậy, ta còn thấy được sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thanh cao với
sự phong trần ở nhân vật này qua hai tiếng “Anh hùng”. Nếu “Truyện
Lục Vân Tiên” có chàng Vân Tiên “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi” thì
“Truyện Kiều” cũng có một Từ Hải phi phàm “Giữa đường dẫu thấy bất
bằng mà tha!”. Đây chính là quan niệm sống và lối ứng xử cao đẹp, thể
hiện rõ “Chí làm trai” của đấng nam nhi thời phong kiến. Từ Hải chính
là người quân tử sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu thế, lấy hạnh phúc của người
dân là động lực để tranh đấu. Từ Hải quả thực là người anh hùng mà nhân dân hằng ao ước!
Sau khi đề cập đến trách nhiệm và chí khí của người anh hùng, Từ Hải
nhắc đến tình cảm riêng đối với Kiều:
“Huống chỉ việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ mới là tri ân?
Xót nàng còn chút song thân
Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa.
Sao cho muôn dặm một nhà
Cho người thấy mặt là ta cam lòng.”
Cách nói “Huống chỉ” kết hợp với hai chữ “việc nhà” cho thấy đối với
Từ Hải, việc giúp Kiều báo ân báo oán chỉ là một việc hết sức thường
tình. Từ Hải coi đó là “việc nhà”, đồng nhất lý tưởng anh hùng với việc
giúp đỡ Kiều. Thúy Kiều là hiện thân cho những con người hồng nhan
mà bạc mệnh, đại diện cho những số phận yếu thế, bị đày đọa bởi xã hội
đồng tiền nên tư tưởng hành hiệp trượng nghĩa để cứu đời trong lòng Từ
Hải được thể hiện cụ thể với nàng. Có thể thấy, từ mục đích đến cách
hành động của Từ Hải đều xuất phát từ tấm lòng nhân nghĩa và giàu tình
thương. Là một quan võ nhưng Từ Hải không mang vẻ thô kệch, sỗ sàng
mà trái lại, rất mực nho nhã và tinh tế. Từ Hải đã thấu hiểu cho hoàn
cảnh ngang trái của Kiều. “kẻ Việt người Tần” có ý nghĩa chỉ việc Kiều
lưu lạc nhiều năm, phải xa gia đình, không hay biết chút tin tức gì về cha
mẹ. Chứng kiến tình cảnh ấy, Từ Hải đã nảy sinh sự xót thương, nguyện
dốc sức “Sao cho muôn dặm một nhà”. Người anh hùng “Chọc trời
khuấy nước mặc dầu” ấy không phải là một con người ngồi trên vị thế
cao cao tại thượng xa cách với nhân dân. Từ Hải quan tâm đến từng số
phận cá nhân, mong muốn cho “muôn dặm” được an vui thì mới yên lòng.
Như vậy, ở phần đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Từ
Hải qua lời nói của Kiều và để nhân vật tự khẳng định mình qua lời nói,
suy nghĩ. Từ đó, nhà thơ làm nổi bật lên ở nhân vật vẻ đẹp vừa mộc mạc,
gần gũi lại vừa phi thường. Khi miêu tả Từ Hải, Nguyễn Du đã dành cho
nhân vật sự kính nể, ngợi ca. Từ Hải hội tụ đầy đủ phẩm chất của một
người anh hùng chính nghĩa, đại diện cho nhân dân, đối lập với thế lực phong kiến bạo tàn.
Sang phần hai, không gian của đoạn trích được mở rộng hơn. Hình ảnh
Từ Hải hiện lên oai hùng, đầy uy dũng trên phông nền chiến trường đậm
chất sử thi hoành tráng:
“Vội truyền sửa tiệc quân trung
Muôn binh nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ mái tan,
Binh uy từ đẩy sấm ran trong ngoài,
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà.”
Những cụm từ mang tính chất phóng đại như “Muôn binh nghìn tướng”,
“trúc chẻ mái tan” đã khắc họa rõ sức mạnh vô song của Từ Hải. Dưới
trướng của người anh hùng là đội quân oai vệ với hàng ngàn binh lính.
Khí thế của họ khiến “trúc chẻ mái tan”, sấm rền vang trời đất. Cái oai
phong, lẫm liệt, ngang tàng, khí phách của Từ Hải đối lập với sức mạnh
chuyên quyền áp bức con người của triều đình phong kiến nên người
anh hùng đã lập ra “Triều đình riêng một góc trời”. Cách nói “rạch đôi
sơn hà” cho thấy khí phách ngạo nghễ, không chịu cúi đầu thuần phục
bọn quan tham lại nhũng của con người văn võ song toàn.
“Đòi cơn gió quét mưa sa
Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam
Phong trần mải một lưỡi gươm
Những loài giả áo túi cơm sá gì
Nghênh ngang một cõi biên thuỷ
Thiếu gì cô quả, thiểu gì bá vương!
Trước cờ ai dám tranh cường?
Năm năm hùng cứ một phương hải tần”
Không gian để Từ Hải tỏa sáng phải là nơi đất trời rộng lớn: “Huyện
thành”, “cõi Nam”, “một phương hải tần”. Ở đây, Nguyễn Du đã sử
dụng một loạt những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ với sức công phá mãnh
liệt như “gió quét”, “mưa sa”, “sơn hà” cùng các động từ mạnh như “đạp
đổ”, “rạch đôi”, “vội truyền”,... khiến chân dung Từ Hải hiện lên đẹp rực
rỡ như bức tượng đài sừng sững sánh ngang trời đất. Những cụm từ “Đòi
cơn”, “sá gì”, “Thiếu gì”, “ai dám” cho thấy khẩu khí ngang tàng, gai
góc ở người anh hùng trăm trận trăm thắng. Sống trong thời “Phong
trần” loạn lạc nhưng lưỡi gươm công lí của Từ Hải luôn giương cao,
không chịu luồn cúi trước triều đình ô trọc. Với Từ Hải, bọn quan lại
trong triều chỉ là hạng “giả áo túi cơm” thấp kém, hèn hạ. Chỉ một từ láy
“Nghênh ngang”, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét cả thái độ và hành động
cao ngạo, không sợ trời không sợ đất ở Từ Hải. Đoạn thơ cho thấy bản
lĩnh, tài năng thao lược của Từ Hải. Sự xuất hiện của người hùng này tựa
như sấm sét, làm đảo lộn giang sơn. Một xã hội công bằng, một cuộc
sống ấm no luôn là ước mơ của nhân dân từ bao đời nay. Nếu trong văn
học dân gian có chàng Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, Thánh
Gióng cưỡi ngựa đánh giặc Ân thì đến với văn học viết với “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, niềm tin ấy lại được thể hiện ở người anh hùng
Từ Hài “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”.
Bằng bút pháp đậm tính sử thi, ngôn ngữ giàu tính ước lệ tượng trưng,
xây dựng hình tượng nhân vật kì vĩ, đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi
rằng” đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Từ Hải với lối sống
cao đẹp, tinh thần trượng nghĩa, có sức mạnh và quyền uy phi thường
nhưng cũng hết sức gần gũi, mộc mạc. Nhân vật là đại diện cho khát
vọng hạnh phúc, hòa bình, chính nghĩa của nhân dân trong bất kì thời đại
nào, góp phần làm nên sức sống bất diệt cho “Truyện Kiều”:
“Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”
Có Nguyễn Du và chỉ một “Truyện Kiều”" (Nguyễn Bính)
Phân tích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” mẫu 2
Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm
văn chương bất hủ. Trong đó có tác phẩm “Truyện Kiều” nói về người
con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại bị chà đạp dưới thế lực phong kiến
xưa. Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn gửi gắm trong tác phẩm này một
giấc mơ anh hùng, giấc mơ về tự do công bằng xã hội. Điều đó thể hiện
qua nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” với
bút pháp lãng mạn, hào sáng nhất.
Mở đầu đoạn trích là lời nói của Thúy Kiều:
Nàng từ ân oán rạch ròi
Bể oan dường đã vơi vơi cạnh long
Tạ ân lạy trước Từ công
“Chút thân bồ liễu nào mong có rày!”
Trộm nhờ sấm sét ra tay,
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi
Đối mặt với Tù Hải, Kiều không thể hiện giống một người bạn nữa mà
như một nạn nhân được ân nhân Từ Hải cứu vớt và che chở đã ra tay tế
độ. Nếu Từ Hải là giấc mơ của Nguyễn Du thì ngay đến mơ Kiều cũng
không nghĩ cuộc đời mình sẽ gặp được Từ Hải. Tự thấy mình không
xứng với Từ Hải, Kiều ca ngợi Từ Hải như một bậc từ bi giáng thế cứu
rỗi tâm hồn đầy oan trái, rửa sạch oan khiên cho mình. Bằng những từ
ngữ mang tính ước lệ, Từ Hải hiện lên trong cái nhìn của Kiều thật phi
thường, mang tầm vóc vũ trụ: “Trộm nhờ sấm sét ra tay”. Ơn nghĩa này
với Kiều vô cùng rộng lớn, để rồi phải khắc vào xương, ghim sâu vào
dạ, đời đời kiếp kiếp không thể nào quên:
Chạm xương Chéo dạ xiết chi
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây
Phẩm cách anh hùng bình dị, siêu phàm của Từ Hải không chỉ được bộc
lộ qua lời nói của Kiều mà còn được khắc họa rõ nét qua chính lời nói
của nhân vật. Với Kiều, việc Từ Hải đã cứu rỗi mình từ kiếp ô nhục hồi
sinh trở về bậc mệnh phụ phu nhân là một ơn nặng nghĩa đầy cả đời
không trả hết. Nhưng với Từ Hải, đều đó là việc quá đỗi thường tình:
Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng:
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ với là tri ân?
Từ Hải tự nhận mình là “quốc sĩ”, coi Kiều là “tri kỉ” nên việc giúp đỡ
Kiều là việc nghĩa khí đương nhiên mà bậc hảo hán xưa nay vẫn xem
trọng. Trong cuộc đời Từ Hải không có hai chữ “dung tha” cho bất cứ
“bất bằng” nào ở xã hội. Chỉ với một câu nói đĩnh đạc là bậc anh hùng
đã thể hiện lý tưởng cao đẹp như một lời thách đấu với tội ác, với bất
công của cuộc đời. Trong khi Kiều thì coi trọng ân nghĩa, từ Hải thì xem
đó là “việc nhà” đó chính là sự tương phản càng làm cho Từ Hải hiện
lên lớn lao, vĩ đại hơn. Đó phải chăng cũng là nét oai hùng của kẻ sĩ?
Phải chăng cũng là sự khâm phục, đề cao của Nguyễn Du về người anh
hùng ngang tàn, lừng lẫy.
Từ Hải không chỉ biết mình mà còn rất biết người. Bậc anh hùng này là
người có tình có nghĩa, thấu hiểu được nỗi đau và ước muốn thầm kín của Kiều:
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tấn cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng”
Ước mong riêng của Kiều đã được Từ Hải cảm nhận với tư cách là tri
ân, tri kỉ. Tuy nàng không nói nhưng chàng tự cho mình cái bổn phận để
thấu hiểu. Biết rằng Kiều có mong ước trở về cố hương, đoàn tụ với
người thân, người anh hùng đó đã chủ động đáp ứng nguyện vọng đó
nhưng với cách khác thường chỉ mong thấy Kiều được hạnh phúc thì “ta mới cam lòng”:
Vội truyền sửa tiệc quân trung
Muôn hình nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ mái tan
Bình uy từ đấy sấm ran trong ngoài. ...
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!
Trước cờ ai dám tranh cường?
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
Với đội quân hùng hậu đi đến đâu hùng hổ như vũ bão “trúc chẻ mái
tan”, binh uy thì “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải đã gây dựng nên triều
đình làm chủ “một góc trời”, bày binh bố trận rõ ràng “Gồm hai văn võ,
rạch đôi sơn hà”. Từ Hải đánh đến đâu thắng đến đấy như “gió quét mưa
sa”, càn quét cả “năm thành cõi nam”. Đối với Từ Hải, bọn gian thần
triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm” mà thôi. Từ Hải hiện lên dưới ngòi
bút miêu tả của Nguyễn Du oai phong lẫm liệt như vị thần linh huyền
thoại, như bậc anh hùng sử thi. Từ Hải không hẳn chỉ giúp Kiều đổ đời
mà còn hi sinh vì Kiều, đem đến hạnh phúc cho Kiều cũng như bao sinh
linh khác. Với những ngôn từ đầy quyền uy: binh uy, bá vương, sơn
hà,... hay những động từ chỉ sự mạnh mẽ, ngang tàn: trúc chè, gió quét
mưa sa, đòi phen, ai dám,... Không gian vũ trụ trở thành khoảng không
gian rộng lớn tung hoành y như khí chất hơn người của Từ Hải.
Đoạn trích trên thể hiện khát vọng tự do của Từ Hải thể hiện qua những
câu từ cô đọng, ước lệ với tầm vóc hoành tráng của bậc nghĩa sĩ oai
hùng. Với màu sắc sử thi và hình tượng kì vĩ, Nguyễn Du đã thành công
đưa nhân vật Từ Hải từ một hảo hán trở thành bậc anh hùng đích thực.
Đối với Nguyễn Du, Từ Hải như một con đại bàng mà mỗi khi cất cánh,
nó che trở và cứu rỗi những con người thấp cổ bé họng, cứu rỗi nạn nhân
của xã hội tăm tối mù mịt như cuộc đời Thúy Kiều.
Phân tích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” mẫu 3
Nguyễn Du, với tác phẩm “Truyện Kiều”, đã góp phần làm cho văn học
Việt Nam thêm phần phong phú và đa dạng. Đoạn trích trên là một phần
nhỏ trong câu chuyện đầy cảm xúc và tình cảm của Kiều. Nó là một tấm
gương sáng cho cuộc sống, mang đến cho người đọc những suy ngẫm
sâu sắc về tình yêu, số phận và khát vọng của con người.
Truyện Kiều xoay quanh cuộc sống của Thúy Kiều – một người con gái
thông minh, tài năng và xinh đẹp. Nhưng số phận đã đưa cô vào những
trường đau khổ và thử thách khắc nghiệt. Qua những biến cố và gian
nan, Kiều trở thành biểu tượng của sự kiên cường và lòng dũng cảm.
Trong đoạn trích, chúng ta được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa
giữa Kiều và Từ Hải. Với cái nhìn sâu sắc và tình cảm mãnh liệt, Kiều
nhìn thấy Từ Hải như một người anh hùng, người đã cứu rỗi cô khỏi
cảnh đau khổ và che chở cô khỏi những gian nan. Từ Hải, với tấm lòng
nhân hậu và lòng dũng cảm, đã trở thành người bảo vệ của Kiều, như
một con đại bàng mà mỗi khi cất cánh, nó che trở và cứu rỗi những con
người thấp cổ bé họng, cứu rỗi nạn nhân của xã hội tăm tối mù mịt như cuộc đời Thúy Kiều.
Từ Hải không chỉ là một người anh hùng trong mắt Kiều, mà còn là biểu
tượng của sự công bằng và tự do trong xã hội. Với tấm lòng cao thượng
và tình yêu thương vô điều kiện, Từ Hải đã truyền cảm hứng và khích lệ
cho những người xung quanh. Bằng cách giúp đỡ Kiều, anh đã khẳng
định rằng một người anh hùng không chỉ là người có sức mạnh vật chất
mà còn là người có tấm lòng nhân ái và sẵn sàng hy sinh cho người khác.
Qua những lời nói và hành động của Từ Hải, chúng ta cảm nhận được sự
bình dị và siêu phàm của một người anh hùng. Anh ta không chỉ đơn
thuần là một người hùng vĩ đại, mà còn là người sống đạo đức và có
trách nhiệm xã hội. Từ Hải không chấp nhận sự bất công và luôn đấu
tranh cho sự công bằng trong xã hội. Ông đã thể hiện sự cao đẹp của
mình trong những lời nói đầy ý nghĩa: “Quốc sĩ xưa nay, chọn người tri
kỉ một ngày được chăng? Anh hùng tiếng đã gọi rằng: giữa đường dẫu
thấy bất bằng mà tha! Huống chi việc cũng việc nhà, lọ là thâm tạ với là tri ân?”.
Với sự tương phản giữa Kiều và Từ Hải, Nguyễn Du đã tạo nên một câu
chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa. Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm
văn học nổi tiếng mà còn là một tấm gương sáng cho con người, cho
cuộc sống. Nó khơi dậy trong chúng ta những suy ngẫm về tình yêu, sự
hy sinh và ý nghĩa của cuộc sống.
Từ Hải không chỉ là một anh hùng vĩ đại mà còn là một người có trái tim
nhân ái và sự hiểu biết sâu sắc về con người. Anh không chỉ biết về bản
thân mình mà còn có khả năng ấm áp và chia sẻ tình yêu đối với những
người xung quanh, như trường hợp của Kiều:
Xót nàng còn chút song thân,
Bấy nay kẻ Việt người Tấn cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng”
Ước mong riêng của Kiều đã được Từ Hải cảm nhận và đáp ứng với
lòng biết ơn và tình cảm. Dù Kiều không thể nói ra, nhưng Từ Hải đã tự
mình nhận thức và hiểu rõ mong muốn đó. Anh biết rằng Kiều khao khát
được trở về quê hương, được ôm trong lòng gia đình và người thân. Vì
thế, anh đã tự nguyện đáp lại mong muốn ấy, mặc dù theo một cách khác
thường. Anh chỉ muốn thấy Kiều hạnh phúc, và bởi vậy “ta mới cam lòng”:
Vội truyền sửa tiệc quân trung
Muôn hình nghìn tướng hội đồng tẩy oan.
Thừa cơ trúc chẻ mái tan
Bình uy từ đấy sấm ran trong ngoài. …
Nghênh ngang một cõi biên thùy,
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương!
Trước cờ ai dám tranh cường?
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
Với quân đội mạnh mẽ của mình, Từ Hải đã tỏ ra mạnh mẽ và oai phong
như một cơn bão. Anh đã xây dựng một triều đình vững mạnh và trở
thành chủ nhân của “một góc trời”. Anh đã sắp đặt quân đội và tạo ra
những chiến thuật rõ ràng: “Gồm hai mặt văn và võ, chia đôi trời đất”.
Từ Hải đã chiến thắng ở mọi nơi anh đi qua, giống như “gió quét mưa
sa”, quét sạch “năm thành cõi nam”. Đối với Từ Hải, các quan lại và
triều đình chỉ là “những người mặc áo và ăn cơm” thôi. Từ Hải được
miêu tả bởi Nguyễn Du với những từ ngữ uy nghiêm như binh uy, bá
vương, sơn hà,… hay những động từ mạnh mẽ như trúc chẻ, gió quét
mưa sa, đòi phen, ai dám,… Không gian vũ trụ trở thành một không gian
rộng lớn, nơi Từ Hải tỏ ra mạnh mẽ và oai phong hơn người.
Đoạn trích trên thể hiện khát vọng tự do của Từ Hải thông qua những
câu từ tường thuật sắc sảo, ước lệ và vĩ đại của một anh hùng đích thực.
Với sự mô tả sử thi và hình tượng kỳ vĩ, Nguyễn Du đã thành công khi
đưa nhân vật Từ Hải từ một anh hùng hảo hán trở thành một anh hùng sử
thi. Đối với Nguyễn Du, Từ Hải giống như một con đại bàng, mỗi khi
bay lên, nó che chở và cứu rỗi những con người yếu đuối, giải cứu
những nạn nhân của xã hội tăm tối như cuộc đời của Thúy Kiều.