Phân tích bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy chọn lọc hay nhất | ngữ văn 9

Nguyễn Duy có tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy chọn lọc hay nhất | ngữ văn 9

Nguyễn Duy có tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

89 45 lượt tải Tải xuống
Phân ch bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy chọn lọc hay nhất
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ nổi bật của chương trình Ngữ văn lớp 9. Kính mời
quý bạn đọc tham khảo bài Phân ch bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy chọn lọc hay nhất của Luật Minh
Khuê.
Mục lục bài viết
1. Sơ lược về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng
1.1. Tác giả Nguyễn Duy
Nguyễn Duy cón khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc
phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng
Thông n, tham gia chiến đấu nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ
giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 - 1973. Ông trở thành
một gương mặt êu biểu trong lớp nhà thơ trẻ chống Mĩ cứu nước và ếp tục bền bỉ sáng tác.
1.2. Bài thơ Ánh trăng
Bài thơ “Ánh tng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau giải phóng đất nước.
Không còn chiến tranh, những người lính còn sống sót lúc này trở về làm quen với cuộc sống mới tại
chốn phồn hoa đô thị.
Bài thơ “Ánh tng” được in trong tập thơ cùng tên, từng được trao tặng giải A của Hội nhà văn Việt
Nam năm 1984.
2. Phân ch bài thơ Ánh trăng
Ánh trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở, khơi gợi dòng cảm xúc bất tận của các nhà văn, nhà
thơ. Ánh trăng qua mỗi dòng văn, dòng thơ của các tác giả khác nhau sẽ hiện lên với những hình ảnh
riêng biệt. Nếu như ánh trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là "đầu súng trăng treo" đầy thơ
mộng, thì ánh trăng của Nguyễn Duy lại đem đến hình ảnh ánh trăng như một người bạn tri
kỉ trong những năm tháng gian lao chống giặc.
Tác phẩm “Ánh tng” được nhà thơ Nguyễn Duy sáng tác vào m 1978 khi đất nước đã giải phóng
được khoảng ba năm. Bước ra khỏi cuộc sống chiến đấu gian khổ đề sống những ngày tháng hòa bình,
độc lập, con người ta thường dễ dàng lãng quên đi những quá khứ gian lao mà nh nghĩa của một
thời. Bởi vậy, để nhắc nhở chính mình cũng như mọi người, Nguyễn Duy đã sáng tác nên bài thơ này,
trong đó hình ảnh ánh trăng chính là sự ẩn dụ cho một người chứng kiến những khó khăn, gian khổ
y.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã có thấy sự gắn bó giữa bản thân và vầng trăng:
''Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với b
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ''
Trăng ở bốn câu thơ đầu được nhắc đến những cùng với hình ảnh đồng, sông, bể gợi lên không gian
bao la nhưng đầy thân quen của nhng năm tháng ấu thơ, kết hợp với giọng kththỉ, tâm nh ''hồi
nhỏ'', ''hồi chiến tranh'' đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp kỷ niệm của
tác giả. Điệp từ ''với'' như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ,
với vầng trăng tri kỷ. Đến khi ra chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn bó. Ánh trăng khi ấy
ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng
chiến.
''Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng nh nghĩa.''
Với phép liên tưởng đầy nghệ thuật ''trần trụi với thiên nhiên'' cùng lối so sánh độc đáo ''hồn nhiên
như cây cỏ'' đã cho người đọc chúng ta sự ấn tượng về ánh trăng chân thành, không chút giả tạo và
đầy nh nghĩa trong quá khứ. Ánh trăng ở trên trời, luôn hướng ánh sáng xuống thế gian làm bạn với
các đồng chí, cũng chính vì vậy mà nhà thơ đã đinh ninh rằng bản thân sẽ chẳng bao giờ quên được
ánh trăng nơi núi rừng ấy. Thế nhưng từ ''ngỡ'' lại như báo trước cho sự chuyển biến trong suy nghĩ,
tâm trạng và thái độ của nhà thơ.
Chiến tranh qua đi, đất nước ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện. Và như một lẽ
thường nh, hoàn cảnh sống thay đổi, lòng người cũng dễ dàng đổi thay:
''Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường''
Nếu như trước đây ở trong rừng ti, những người chiến sĩ chỉ có ánh trăng làm bạn, ánh trăng soi rọi
cho chiến sĩ sinh hoạt, thì bây giờ khi đã về thành phố, ánh trăng được thay thế bằng ánh đèn điện.
Ánh đèn điện như làm lu mờ đi những a sáng dịu nhẹ, chân thật phát ra từ vầng trăng trên đỉnh đầu.
Ánh trăng vẫn vy, vẫn tỏa sáng và ngày ngày hiện hữu trong đời sống con người, chỉ duy nhất có lòng
người là đổi thay. Cái bạc bẽo, vô nh đến với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra: T''
vầng trăng tri kỉ'', ''vầng trăng nh nghĩa ''bỗng chốc trở thành ''người dưng qua đường'' lúc nào
không hay. Chỉ với hình ảnh so sánh "vầng trăng'' với ''người dưng qua đường'' cũng đủ để thấy được
thái độ thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa. Nghe mới thật xót xa làm sao,
khi mà chỉ với vài ánh đèn điện ở nơi phố thxa hoa đã làm cho con người quên đi vầng trăng nh
nghĩa sát cánh bên mình những năm tháng khó khăn gian khổ. Có lẽ vầng trăng sẽ mãi đi vào lãng
quên nếu không có sự kiện thành phố bị mất điện:
''Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn''
Khoảnh khắc y như mở ra cảm xúc vỡ òa trong lòng tác giả. Các từ "thình lình", "vội", "đột ngột" như
diễn tả tâm trạng gấp gáp của tác giả. Chỉ khi không còn đèn điện, người ta mới “vội” bật tung cửa sổ
để rồi “đột ngột” phát hiện ra vầng trăng tròn tỏa sáng lung linh vẫng đang hiện hữu. Chỉ khi không
còn thứ ánh sáng nhân tạo kia, người ta mới nhận ra người bạn lâu năm vẫn đứng ở đó, vẹn nguyên,
thủy chung và tròn đầy. Cuộc hội ngộ ấy đã thức tỉnh lương tâm con người, để từ đó tác giả thy day
dứt, suy tư, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về:
"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông là rừng''
Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính: ''ngửa mặt lên nhìn
mặt''. Nếu s đối diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự say đắm trước vẻ đẹp của đêm trăng, là một
khát khao mãnh liệt được chạm tới trăng, được hoà mình vào trăng,vào thiên nhiên: ''Người ngắm
trăng soi ngoài cửa / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ'', thì ở Nguyễn Duy, sự đối diện y là đối diện
với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt với người bạn tri kỉ của mình năm xưa. Nhìn trăng, nhân vật trữ
nh cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ để rồi nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp vầng trăng -
người bạn năm nào của mình:
''Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô nh
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình''
Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả vầng trăng như đang gin hờn, trách móc: "kể
chi người vô nh". Nhưng liệu có phải vầng trăng đang giận hờn hay không, hay đó chính là sự trách
móc của chính tác giả đối với bản thân mình? Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện ''tròn vành
vạnh'' không chút thay đổi. Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách
móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính sự im lặng y lại khiến cho bản
thân con người phải giật nh thức tỉnh. ''Giật mình'' để không chìm vào lãng quên, để không đánh
mất quá khứ, đánh mất người bạn tốt của mình.
Với giọng điệu tâm nh tự nhiên, hình ảnh giàu nh biểu cảm, "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một
lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên,
đất nước bình dị, hiền hậu. Điều đặc biệt, cả bài thơ ''Ánh trăng'' chỉ có duy nhất một dấu chấm khiến
ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không
nguôi mà lại đầy sâu lắng. Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về thái
độ sống "ân nh, thuỷ chung'', ''uống nước nhớ nguồn'' của không chỉ riêng những người lính thời kỳ
kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà còn của tất cả mọi người, mọi thi - trong đó có chúng ta.
| 1/4

Preview text:

Phân tích bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy chọn lọc hay nhất
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ nổi bật của chương trình Ngữ văn lớp 9. Kính mời
quý bạn đọc tham khảo bài Phân tích bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy chọn lọc hay nhất của Luật Minh Khuê.

Mục lục bài viết
1. Sơ lược về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng
1.1. Tác giả Nguyễn Duy
Nguyễn Duy có tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc
phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng
Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ
giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 - 1973. Ông trở thành
một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.

1.2. Bài thơ Ánh trăng
Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 năm sau giải phóng đất nước.
Không còn chiến tranh, những người lính còn sống sót lúc này trở về làm quen với cuộc sống mới tại
chốn phồn hoa đô thị.

Bài thơ “Ánh trăng” được in trong tập thơ cùng tên, từng được trao tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
2. Phân tích bài thơ Ánh trăng
Ánh trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở, khơi gợi dòng cảm xúc bất tận của các nhà văn, nhà
thơ. Ánh trăng qua mỗi dòng văn, dòng thơ của các tác giả khác nhau sẽ hiện lên với những hình ảnh
riêng biệt. Nếu như ánh trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là "đầu súng trăng treo" đầy thơ
mộng, thì ánh trăng của Nguyễn Duy lại đem đến hình ảnh ánh trăng như một người bạn tri
kỉ trong những năm tháng gian lao chống giặc.

Tác phẩm “Ánh trăng” được nhà thơ Nguyễn Duy sáng tác vào năm 1978 khi đất nước đã giải phóng
được khoảng ba năm. Bước ra khỏi cuộc sống chiến đấu gian khổ đề sống những ngày tháng hòa bình,
độc lập, con người ta thường dễ dàng lãng quên đi những quá khứ gian lao mà tình nghĩa của một
thời. Bởi vậy, để nhắc nhở chính mình cũng như mọi người, Nguyễn Duy đã sáng tác nên bài thơ này,
trong đó hình ảnh ánh trăng chính là sự ẩn dụ cho một người chứng kiến những khó khăn, gian khổ ấy.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã có thấy sự gắn bó giữa bản thân và vầng trăng:
''Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ''
Trăng ở bốn câu thơ đầu được nhắc đến những cùng với hình ảnh đồng, sông, bể gợi lên không gian
bao la nhưng đầy thân quen của những năm tháng ấu thơ, kết hợp với giọng kể thủ thỉ, tâm tình ''hồi
nhỏ'', ''hồi chiến tranh'' đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp kỷ niệm của
tác giả. Điệp từ ''với'' như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ,
với vầng trăng tri kỷ. Đến khi ra chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn bó. Ánh trăng khi ấy là
ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến.

''Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.''
Với phép liên tưởng đầy nghệ thuật ''trần trụi với thiên nhiên'' cùng lối so sánh độc đáo ''hồn nhiên
như cây cỏ'' đã cho người đọc chúng ta sự ấn tượng về ánh trăng chân thành, không chút giả tạo và
đầy tình nghĩa trong quá khứ. Ánh trăng ở trên trời, luôn hướng ánh sáng xuống thế gian làm bạn với
các đồng chí, cũng chính vì vậy mà nhà thơ đã đinh ninh rằng bản thân sẽ chẳng bao giờ quên được
ánh trăng nơi núi rừng ấy. Thế nhưng từ ''ngỡ'' lại như báo trước cho sự chuyển biến trong suy nghĩ,
tâm trạng và thái độ của nhà thơ.

Chiến tranh qua đi, đất nước ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện. Và như một lẽ
thường tình, hoàn cảnh sống thay đổi, lòng người cũng dễ dàng đổi thay:

''Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường''
Nếu như trước đây ở trong rừng tối, những người chiến sĩ chỉ có ánh trăng làm bạn, ánh trăng soi rọi
cho chiến sĩ sinh hoạt, thì bây giờ khi đã về thành phố, ánh trăng được thay thế bằng ánh đèn điện.
Ánh đèn điện như làm lu mờ đi những tia sáng dịu nhẹ, chân thật phát ra từ vầng trăng trên đỉnh đầu.
Ánh trăng vẫn vậy, vẫn tỏa sáng và ngày ngày hiện hữu trong đời sống con người, chỉ duy nhất có lòng
người là đổi thay. Cái bạc bẽo, vô tình đến với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra: Từ''
vầng trăng tri kỉ'', ''vầng trăng tình nghĩa ''bỗng chốc trở thành ''người dưng qua đường'' lúc nào
không hay. Chỉ với hình ảnh so sánh "vầng trăng'' với ''người dưng qua đường'' cũng đủ để thấy được
thái độ thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa. Nghe mới thật xót xa làm sao,
khi mà chỉ với vài ánh đèn điện ở nơi phố thị xa hoa đã làm cho con người quên đi vầng trăng tình

nghĩa sát cánh bên mình những năm tháng khó khăn gian khổ. Có lẽ vầng trăng sẽ mãi đi vào lãng
quên nếu không có sự kiện thành phố bị mất điện:

''Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn''
Khoảnh khắc ấy như mở ra cảm xúc vỡ òa trong lòng tác giả. Các từ "thình lình", "vội", "đột ngột" như
diễn tả tâm trạng gấp gáp của tác giả. Chỉ khi không còn đèn điện, người ta mới “vội” bật tung cửa sổ
để rồi “đột ngột” phát hiện ra vầng trăng tròn tỏa sáng lung linh vẫng đang hiện hữu. Chỉ khi không
còn thứ ánh sáng nhân tạo kia, người ta mới nhận ra người bạn lâu năm vẫn đứng ở đó, vẹn nguyên,
thủy chung và tròn đầy. Cuộc hội ngộ ấy đã thức tỉnh lương tâm con người, để từ đó tác giả thấy day
dứt, suy tư, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông là rừng''
Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính: ''ngửa mặt lên nhìn
mặt''. Nếu sự đối diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự say đắm trước vẻ đẹp của đêm trăng, là một
khát khao mãnh liệt được chạm tới trăng, được hoà mình vào trăng,vào thiên nhiên: ''Người ngắm
trăng soi ngoài cửa / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ'', thì ở Nguyễn Duy, sự đối diện ấy là đối diện
với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt với người bạn tri kỉ của mình năm xưa. Nhìn trăng, nhân vật trữ
tình cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ để rồi nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp vầng trăng -
người bạn năm nào của mình:

''Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình''
Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả vầng trăng như đang giận hờn, trách móc: "kể
chi người vô tình". Nhưng liệu có phải vầng trăng đang giận hờn hay không, hay đó chính là sự trách
móc của chính tác giả đối với bản thân mình? Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện ''tròn vành
vạnh'' không chút thay đổi. Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách
móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính sự im lặng ấy lại khiến cho bản
thân con người phải giật mình thức tỉnh. ''Giật mình'' để không chìm vào lãng quên, để không đánh
mất quá khứ, đánh mất người bạn tốt của mình.

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một
lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên,
đất nước bình dị, hiền hậu. Điều đặc biệt, cả bài thơ ''Ánh trăng'' chỉ có duy nhất một dấu chấm khiến
ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không
nguôi mà lại đầy sâu lắng. Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về thái
độ sống "ân tình, thuỷ chung'', ''uống nước nhớ nguồn'' của không chỉ riêng những người lính thời kỳ
kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà còn của tất cả mọi người, mọi thời - trong đó có chúng ta.