Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận hay nhất | Ngữ văn lớp 9
Cảnh không gian hùng vĩ, mênh mông, rộng lớn nhưng đoàn thuyền đánh cá cũng không vì thế mà kém cạnh, cũng hùng vĩ sánh vai với thiên nhiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Dàn ý Phân tích Đoàn thuyền đánh cá 1.1 Mở bài
Giới thiệu tác giả Huy Cận và tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá
1.2 Thân bài: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của ngư dân
Cảnh đoàn tuyền ra khơi khi màn đêm buông xuống.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi vào buổi đêm tối những hình ảnh hết sức gần gũi và thân thương.
Con gười ra khơi rất háo hức, lạc quan và niềm hy vọng mới, hy vọng về ngày mai sẽ đầy ắp cá trong khoang.
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
Cảnh không gian hùng vĩ, mênh mông, rộng lớn nhưng đoàn thuyền đánh cá cũng không vì thế
mà kém cạnh, cũng hùng vĩ sánh vai với thiên nhiên.
Đánh cá giống như một trận chiến tính chất ác liệt không khác gì những trận chiến súng đạn.
Đoàn thuyền giữa biển cả mênh mông nhưng hào hùng và tráng lệ.
Niềm hăng hái và say mê của ngư dân trong việc đánh bắt cá.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về bờ
Sự nhịp nhàng và đồng bộ của đoàn thuyền
Những tiếng hát như sự hối thúc và thể hiện niềm hân hoan chiến thắng sau nhiều đêm làm việc vất vả
Cảnh khoang thuyền đấy ắp những con cá.
Cảnh tượng thiên nhiên thật vô cùng hùng vĩ làm khung cho con người và đoàn thuyền trở
thành trung tâm của bức ảnh. 1.3 Kết bài
Một lần nữa ca ngợi bút pháp tài tình của nhà thơ Huy Cận.
Nêu cảm nghĩ về Đoàn thuyền đánh cá.
2. Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận 2.1 Mẫu số 1
Huy Cận là một trong những nhà văn tiêu biểu của phong trào Thơ mới trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945, với những tác phẩm nổi tiếng như Lửa Thiêng, Vũ trụ
ca....Sau Cách mạng, ông nhanh chóng hòa nhập vào công cuộc kháng chiễn dĩ đại
của dân tộc ta. Hòa bình lập lại, Huy cận với từng trang thơ ấm áp với cuộc sống tươi
đẹp hơn. Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác ở Hòn Gai, năm 1958. Sau một lần tác
giả đi thực tế dài ngày, tác phẩm này được đánh giá là một trong những bài hay của
thơ ca Việt Nam thời hiện đại.
Với đôi mắt quan sát nhanh nhạy, giàu trí tưởng tượng, trái tim nhạy cảm với thời cuộc
và tài năng nghệ thuật bẩm sinh, nhà thơ đã phác họa ra trước mắt chúng ta một khung
cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với
những màu sắc ảo diệu, cuốn hút người đọc.
Mặt trời xuống biến như hòn lửa
Sóng đã cài then, đập sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi mặt trời lặn. Phía ấy mặt trời giống như một hòn lửa
đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc
một ngày. Chính là lúc ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra khơi
đánh cá. Mặt biển đêm không khí lạnh lẽ mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo
nức, trong veo, thể hiện niềm vui tột cùng của người dân lao động được giải phóng:
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của tác giả, khiến
chúng ta liên tưởng đến tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng buồm để thuyền di
chuyển, đẩy thuyền phăng phăng rẽ nước ra khơi. Cánh buồm chứa đựng đầy ắp
những làn gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên cuộc công cuộc xây dựng đất nước.
Lời hát ngợi ca sự giàu có và hào phóng của đại dương củng với vẻ đẹp huyền ảo của
nó trong đêm. Bút pháp lãng mạn của nhà thơ đã vẽ nên một khung cảnh vừa thực vừa ảo:
Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biên muôn luồn sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!
Vẻ đẹp diệu kì của biển đã làm vơi đi nỗi vất vả, nhọc nhằn, đem lại niềm vui và hạnh
phúc cho con người đang vật lộn với thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ Huy Cận quan sát tỉ mỉ, miêu tả rõ nét với một
cảm hứng trữ tình mãnh liệt. Tác giả như hòa mình vào thiên nhiên, vào công việc và vào con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt mữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.