Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (hay nhất) - Ngữ văn 11

Nguyễn Du đặc biệt xót xa cho những số phận "hồng nhan bạc mệnh", và dĩ nhiên, trong tình thương người, có nỗi niềm thương mình. Đó chính là cảm hứng nhân đạo làm nên giá trị lớn của bài thơ Đường luật: "Độc Tiểu Thanh kí".Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 11 319 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (hay nhất) - Ngữ văn 11

Nguyễn Du đặc biệt xót xa cho những số phận "hồng nhan bạc mệnh", và dĩ nhiên, trong tình thương người, có nỗi niềm thương mình. Đó chính là cảm hứng nhân đạo làm nên giá trị lớn của bài thơ Đường luật: "Độc Tiểu Thanh kí".Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

197 99 lượt tải Tải xuống
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (hay
nhất)
1. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Mẫu số 1)
Nguyễn Du đặc biệt xót xa cho những số phận "hồng nhan bạc mệnh", nhiên, trong tình
thương người, nỗi niềm thương mình. Đó chính là cảm hứng nhân đạo làm nên giá trị lớn của
bài thơ Đường luật: "Độc Tiểu Thanh kí".
"Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiền nhất chí thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hậu sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Bất tri tam bách niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như".
Nếu không có bài thơ của Nguyễn Du, có lẽ chúng ta ít biết đến Tiểu Thanh một người con gái có
số phận buồn đau, sống vào đầu đời Minh (Trung Quốc). Qua bài thơ ta biết được nỗi đau khổ của
Tiểu Thanh so với nàng Kiều nào có kém gì? Tiểu Thanh đau khổ vì phải làm vợ lẽ, đau khổ vì bị
vợ cả đánh ghen, đau khổ sống đơn, héo hắt buồn đau cho đến khi nàng mười tám xuân xanh,
nhưng chết rồi Tiểu Thanh vẫn chưa được buông tha. Tương truyền khi ốm nặng, Tiểu Thanh
thuê người vẽ chân dung mình, khi nàng chết, vợ cả còn m đến đốt cả chân dung những bài
thơ của nàng. Thật xót thương thay cho một số phận cũng độc ác thay cho đời kẻ chà đạp cái
đẹp, cái tài đến thế thì thôi!
Cả cuộc đời, tài năng của Tiểu Thanh chỉ còn "mảnh giấy tàn" người đời sau soạn lại gọi
phần dư cảo. May thay cho Tiểu Thanh, nàng gặp được một trái tim nhân đạo Nguyễn Du, ông đã
mở đầu 1 bài thơ khóc Tiểu Thanh bằng hai câu:
Tây hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiền nhất chí thư
"Hoa uyển" và "khử" là hai khái niệm đối lập: "Hoa uyển" là cái đẹp do con người tạo nên, một vẻ
đẹp lộng lẫy quá vãng - cái đẹp ấy chính là hiện thân một số phận cụ thể Tiểu Thanh. Câu thơ có
sự ngậm ngùi về cái vô hạn của trời đất cái hữu hạn của đời người, đồng thời cũng gợi lên
sự khổ đau không thể nào tránh khỏi của kiếp hồng nhan trong hội cũ. Nỗi lòng y ta cũng
từng gặp khi nhà thơ rơi lệ với "Người gảy đàn đất Long Thành". Tiểu Thanh chỉ là một số phận
cụ thể kết tinh cho những số kiếp "hồng nhan bạc mệnh".
"Vườn hoa" biến thành "gò hoang" - sự đổi thay của cuộc sống vẫn cứ diễn ra. Nguyễn Du đã cảm
nhận thật sâu sắc cái quy luật tàn nhẫn ấy... Sau khi Tiểu Thanh chết, tất cả những gợi nhớ về
con người ấy chỉ còn lại một tập thơ bị đốt dở. Cuộc đời đau khổ của nàng đã được hậu thế ghi lại
thành truyện. Không biết Nguyễn Du viếng nàng, thương cảm với nàng qua việc đọc tập thơ hay
tập kí viết về nàng? Chỉ biết trái tim lớn của thi nhân luôn luôn thổn thức:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Nói "chi phấn" tức nói đến nhan sắc, nói "văn chương" nói đến tài năng. Với hai câu thơ,
Nguyễn Du đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng "son phấn có thần" nên chết đi rồi vẫn để cho người đời
sau thương cảm? Qua việc khẳng định "son phấn thần", Nguyễn Du muốn nói đến giá trị cao
quý, giá trị bất diệt của cái đẹp, Nguyễn Du hỏi, nhưng thật ra là để bộc lộ sự trân trọng tài năng,
ngưỡng mộ cái đẹp. Cái đẹp sức sống bất diệt, vì thế mà ba trăm năm sau dù "hoa uyển" đã "tận
thành khử" nhưng Tiểu Thanh vẫn sống, vẫn không bị lãng quên, đời nàng còn làm xúc động sâu
xa tấm lòng con người. "Chi phấn hữu thần" riêng ý thơ ấy đủ để khẳng định một tấm lòng nhân
đạo hiếm có giữa xã hội trung đại xã hội không công nhận tài hoa, trí tuệ của phụ nữ. Đến như Tây
Thi, Dương Quý Phi... May mắn lắm cũng chỉ là vật điểm trang cho các triều đại. ta không lạ
gì khi Nguyễn Du đã ca ngợi nhan sắc Thúy Kiều, ca ngợi nhan sắc nàng Đạm Tiên và nhà thơ đã
khẳng định:
Những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh.
"Chi phấn hữu thần""còn là tinh anh" không biết ý thơ nàotrước, nhưng cả hai câu thơ đó
đã khẳng định tâm hồn, tư tưởng Nguyễn Du vượt lên trên thời đại.
Với con mắt sắc sảo, tinh thần trân trọng, u thương, Nguyễn Du còn phát hiện ở người phụ nữ
một vẻ đẹp khác - vẻ đẹp tài hoa, trí tuệ ẩn giấu bên trong nhan sắc khuynh thành. Tiểu Thanh
cũng như nàng Kiều, những người phụ nữ, trọn vẹn cả tài sắc. Tài của Tiểu Thanh thể hiện
trong "văn chương", văn chương không số "mệnh", sao cũng bi "lụy". "Văn chương" là hồn,
nước mắt của Tiểu Thanh cũng bị vợ cả căm ghét, tìm cách đốt đi. Như vậy: "văn chương" cũng
có "thần" "mệnh" như con người để rồi cũng hoặc được yêu dấu, quý trọng hoặc bị căm ghét,
sát hại.
Số phận của Tiểu Thanh thật đau thương, nhan sắc bị đọa đày, tài hoa của nàng làm cho nàng đau
khổ. Cuộc đời thật bất công phi lí. Nàng chết vẫn chưa hết khổ, chút ít nỗi niềm kí thác trong thơ
vẫn bị truy đuổi đến cùng. Trong hội cũ, những giá trị cao quý của cái đẹp, cái tài đến chịu
chung số phận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang.
Nguyễn Du tiếp tục khai triển niềm thương cảm. Cái "hờn", cái "hận" cho số kiếp Tiểu Thanh là
cái "hận" muôn đời, triền miên không bao giờ chấm dứt, Nguyễn Du từ "cái hận" của đời
thương cho "cái hận" Tiểu Thanh, đã dồn "cái hận kim cổ" vào "cái hận" Tiểu Thanh. Ghê gớm
thay cái "hận" đó, và cũng lớn lao thay niềm thương cảm của Nguyễn Du. "Cái hận" kia không sao
giải thoát được phải "hỏi trời" không thể hỏi người, nhưng "hỏi trời", trời vời vợi trên chín tầng
mây, làm sao biết nghe, biết nói, làm sao thể trả lời? Câu thơ như một tiếng kêu vút tận trời
xanh và lơ lửng giữa trời - "Một câu hỏi lớn không lời đáp" (Huy Cận).
Trong nỗi đau của con người có nỗi đau của mình, nỗi đau chung cả cuộc đời, Nguyễn Du không
đứng ngoài nỗi đau để nói đến nỗi đau trong nỗi đau y, chịu trọn vẹn nỗi đau ấy. Bằng sự
từng trải, bằng tất cả những gì chiêm nghiệm. Nguyễn Du đã nhận ra sự trùng hợp lạ lùng của lớp
người "Giai nhân nghệ sĩ". Ông tự coi mình với Tiểu Thanh "cùng hội cùng thuyền", "cùng một
lửa bên trời lận đận", n chung một cái án: "Án phong lưu". Khách phong lưu sao lại phải
mang “án phong lưu”. Đúng là oái ăm nghịch cảnh Nguyễn Du đã gợi lên những điều nhức nhối
trong lòng người đọc bao đời nay.
Thi nhân đã kết thúc thi phẩm bằng hai câu thơ độc đáo. Đó câu hỏi day dứt, cắt cứa vào tâm
can người đọc.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nguyễn Du từ người nghĩ đến ta. Từ “"hương người đến thương mình". Trong thơ trung đại
hiếm người tự nói về bản thân mình như thế. Toàn bài hai lần Nguyn Du nói đến mình.
"Phong vận oan ngã tự cư", "Thiên hạ hà nhân khấp Tổ Như", giữa Tiểu ThanhNguyễn
Du một gạch nối. Tiểu Thanh hình tượng để ông bộc lộ cảm xúc trữ tình thác tâm sự.
Với Tiểu Thanh ít ra đã có Nguyễn Du thương cảm, còn với Nguyễn Du sau đấy ba trăm năm thì
sao? Không biết lẽ gì, Nguyễn Du nêu ra con số ba trăm năm? (Ông mất sau Tiểu Thanh hai
trăm mười năm).
Độc Tiểu Thanh kí niềm tự đau tự thương đến cực độ. Nguyễn Du cảm thấygiữa dòng
đời. Lời thơ nói chuyện ba trăm năm, nhưng thực ra chuyện trước mắt. Trước mắt ông là cuộc
sống cô đơn không tri âm tri kỉ. Nguyễn Du đang khóc thương Tiểu Thanh bỗng quay ra tự khóc
thương mình bài thơ vẫn không hề lạc giọng. Bởi lẽ Nguyễn Du Tiểu Thanh một. Ba
tiếng cuối cùng của câu kết ("khấp Tố Như") gieo vào lòng người đọc một nỗi đau. Tâm sự của
Nguyễn Du đầy ắp bị thương. Ông sống giữa cuộc đời đầy phong ba với bao tâm sự uẩn khúc.
Không ai có thể nghĩ một cách nông nổi: Mình đã khóc Tố Như, đã hiểu hết Nguyễn Du. Chỉ biết
Nguyễn Du đã khóc Tiểu Thanh, khóc cho thân phận nh khóc cho bao kiếp tài hoa bạc mệnh
tài hoa bạc mệnh thì đời nào chả có. Nên tiếng khóc của Nguyễn Du sẽ còn đồng cảm tới muôn
đời.
Độc Tiểu Thanh kí là tiếng nói nhân đạo, trân trọng con người tài sắc bị xã hội vùi dập và cũng
nỗi niềm cô đơn, khát khao được cảm thông, được chia sẻ... Và dường như trong khoảnh khắc thần
hứng Nguyễn Du đã linh cảm được một điều gì đó ở mai sau.
2. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Mẫu số 2)
Độc Tiểu Thanh là bài thơ chữ Hán đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du được xếp trong Thanh
Hiên thi tập. Bằng những chứng nghiệm từ cuộc đời mình, trong sáng c của ông, ta thấy một
nhân vật Thúy Kiều, một người gảy đàn đất Long Thành, một Tiểu Thanh... hiện lên như những
dấu hỏi nhức nhối của số phận, của kiếp người. Bài thơ giãi bày tấc lòng của Nguyễn Du đối với
số phận một con người cụ thể Tiểu Thanh, nhưng ý nghĩa của nó lại khái quát được toàn bộ cái
nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mệnh bạc trong hội cũ. Dường như,
đó còn là tiếng nói, là nỗi nhức nhối của muôn đời. Viết về đề tài này, thi hào của chúng ta đã có
được một cái nhìn của người trong cuộc.
Cũng như Truyện Kiều, Nguyễn Du (trong bài thơ này) đã viết về một người phụ nữ tài hoa bạc
mệnh. Nàng Tiểu Thanh một cô gái có sắc, có tài sống vào đầu đời Minh (Trung Quốc), vì lấy
làm lẽ một người tên Phùng, nàng bị vợ cả ghen, bắt một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây
Hồ nên buồn chết lúc mới mười tám tuổi. đơn thế, bạc mệnh thế, khi nàng chết rồi,
còn một tập thơ còn sót lại cũng bị vợ cả ghen đốt đi, chỉ còn vương lại vài bài. Thế là, Tiểu
Thanh khi còn sống cũng như khi đã chết rồi vẫn còn bị đối xử bất công và tàn ác, vẫn chưa được
yên, vẫn còn cô đơn. Không chỉ còn là nỗi đau nữa mà còn là hận. Hận chẳng thể nào nguôi.
Mượn cảnh thực (Tây Hồ Trung Quốc) người thực (nàng Tiểu Thanh đã chết cách đây ba trăm
năm) Nguyễn Du làm bài thơ để thổ lộ đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn của mình với những con
người có đơn đẹp lí tưởng đã tiêu tan. Tây Hồ còn đây, "mảnh giấy tàn” tức tập thơ của nàng Tiểu
Thanh bị đốt còn sót lại còn đây mà Tiểu Thanh còn đâu, nàng đã chết trong buồn tủi, cô đơn
bất hạnh giữa tuổi trăng tròn, giữa lúc khát khao nhất về hạnh phúc, giữa độ tài sắc nảy nở nhất.
Hình ảnh "thổn thức bên song" chính nàng Tiểu Thanh c còn sống trong ngôi nhà núi
Sơn. Đó cũng chính hình ảnh của Nguyễn Du, cũng chính tâm sự của nhà thơ luyến tiếc về
những ngày vàng son của đất nước, nuối tiếc về những ngày trai trẻ đầy tài hoa của mình giữa
những con người tài hoa ở đất La Thành, quê hương tác giả như đã có lần nhắc đến trong thơ ông
(tráng niên ngã diệt vì tài giả: thời trẻ tuổi ta cũng là kẻ có tài năng).
Hai câu thực:
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nhà thơ đã nêu cụ thể nỗi đau của nàng Tiểu Thanh bằng cách nhân hóa những vật dụng và dư cảo
của nàng, bằng cách "thần" cho "son phấn", tạo "mệnh" cho "văn chương". Tài năng nghệ thuật
của Nguyễn Du được bộc lộ rõ qua những câu thơ có hồn y, làm cho câu thơ có sức nặng. Đến
như những vật tri như son phấn, văn chương bchôn vẫn còn hận, bị đốt vẫn còn vương, thử
hỏi rằng con người thì sao? Nàng Tiểu Thanh bị đau đớn, bị dằn vặt, bị phũ phàng như thế sao
không hận, cái hận vthể xác, bị vùi dập, cái hận tài năng bị chôn vùi. Làm sao Tiểu Thanh
không hận được, một khi "văn chương" máu, nước mắt nàng. Đó cũng chính cái hận của
Nguyễn Du, ông cũng gán cái "mệnh" vào văn chương để cùng xót thương cùng Tiểu Thanh.
Đến hai câu luận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
tiếp tục cái niềm thương cảm, chỉ điều niềm thương cảm ấy, cái hận ấy muôn đời, không
sao giải thoát được. Người đã chết đem theo mối hận vào lòng đất để rồi vĩnh viễn bị chôn chặt,
người còn sống (chính nhà thơ) phải tự mang. Nguyễn Du đã hòa cái cảm xúc, cái nghịch cảnh đó
vào cùng với Tiểu Thanh, người đã chết ba trăm năm trước. Thử hỏi: người đang sống, kẻ phong
lưu tài hoa như nhà thơ thì tội gì, sao phải hóa thân vào người đã chết để nói lên tâm trạng
của mình. Phải chăng là xã hội bất công đã đố kị với tài năng của ông, đã bóp chết tâm hồn ông.
Như thế, ai hậnnhà thơ phải mang nặng biết chừng nào, cái hận không biế, nói cùng ai, chỉ có
thể chia sẻ với người cùng cảnh ngộ, kẻ tài tử gặp giai nhân là chỗ đó. Cái đớn đau, nỗi bế tắc
của họ làm nhức nhối trái tim ta.
Nếu như sáu câu thơ trên, Nguyễn Du lồng cảm xúc, nỗi đớn đau của mình vào Tiểu Thanh,
thương tim cho thân phận người con gái tài sắc để ẩn ý tự thương mình, hai câu thơ cuối nhà
thơ nói thẳng với độc giả bằng một câu hỏi:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Nguyễn Du đã đặt câu hỏi ra với đời, với muôn đời: liệu ba trăm năm lẻ, có thể là hơn ba trăm năm
sau, ai khóc Tố Như (hiệu của Nguyễn Du) chăng? Nàng Tiểu Thanh sau ba trăm năm thì đã
ít ra một người là nhà thơ khóc thương nàng. Câu hỏi đặt ra cho đời cũng cho mình không
lời đáp, bị rơi vào hư không. Nói với quá khứ, nói với tương lai như thế, thổn thức về một người
phụ nữ cách ngàn dặm, chết đã ba trăm năm, ta như thấy Nguyễn Du thổn thức trăn trở biết bao!
Không phải chỉ một người, mà là cả dân tộc ta, cả nhân loại tiến bộ nữa chỉ hai trăm năm, đã long
trọng kỉ niệm ngày sinh của thi hão, ghi tên ông vào danh sách những danh nhân văn hóa của thế
giới. Hắn là, Nguyễn Du và những "nàng Kiều", "nàng Tiểu Thanh" ở dưới suối vàng cũng ngậm
cười, "nỗi hờn kim cổ" của họ đã được trả, thân phận con người, nhất là người phụ nữ đã được giải
phóng khỏi những áp bức, bất công và đã được coi trọng về tài năng, địa vị xã hội, đã được tự do
yêu thương và sống hạnh phúc.
| 1/6

Preview text:

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (hay nhất)
1. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Mẫu số 1)
Nguyễn Du đặc biệt xót xa cho những số phận "hồng nhan bạc mệnh", và dĩ nhiên, trong tình
thương người, có nỗi niềm thương mình. Đó chính là cảm hứng nhân đạo làm nên giá trị lớn của
bài thơ Đường luật: "Độc Tiểu Thanh kí".
"Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiền nhất chí thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hậu sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Bất tri tam bách niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như".
Nếu không có bài thơ của Nguyễn Du, có lẽ chúng ta ít biết đến Tiểu Thanh một người con gái có
số phận buồn đau, sống vào đầu đời Minh (Trung Quốc). Qua bài thơ ta biết được nỗi đau khổ của
Tiểu Thanh so với nàng Kiều nào có kém gì? Tiểu Thanh đau khổ vì phải làm vợ lẽ, đau khổ vì bị
vợ cả đánh ghen, đau khổ vì sống cô đơn, héo hắt buồn đau cho đến khi nàng mười tám xuân xanh,
nhưng chết rồi Tiểu Thanh vẫn chưa được buông tha. Tương truyền khi ốm nặng, Tiểu Thanh có
thuê người vẽ chân dung mình, khi nàng chết, vợ cả còn tìm đến đốt cả chân dung và những bài
thơ của nàng. Thật xót thương thay cho một số phận và cũng độc ác thay cho đời có kẻ chà đạp cái
đẹp, cái tài đến thế thì thôi!
Cả cuộc đời, tài năng của Tiểu Thanh chỉ còn "mảnh giấy tàn" mà người đời sau soạn lại gọi là
phần dư cảo. May thay cho Tiểu Thanh, nàng gặp được một trái tim nhân đạo Nguyễn Du, ông đã
mở đầu 1 bài thơ khóc Tiểu Thanh bằng hai câu:
Tây hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiền nhất chí thư
"Hoa uyển" và "khử" là hai khái niệm đối lập: "Hoa uyển" là cái đẹp do con người tạo nên, một vẻ
đẹp lộng lẫy quá vãng - cái đẹp ấy chính là hiện thân một số phận cụ thể Tiểu Thanh. Câu thơ có
sự ngậm ngùi về cái vô hạn của trời đất và cái hữu hạn của đời người, đồng thời nó cũng gợi lên
sự khổ đau không thể nào tránh khỏi của kiếp hồng nhan trong xã hội cũ. Nỗi lòng này ta cũng
từng gặp khi nhà thơ rơi lệ với "Người gảy đàn đất Long Thành". Tiểu Thanh chỉ là một số phận
cụ thể kết tinh cho những số kiếp "hồng nhan bạc mệnh".
"Vườn hoa" biến thành "gò hoang" - sự đổi thay của cuộc sống vẫn cứ diễn ra. Nguyễn Du đã cảm
nhận thật sâu sắc cái quy luật tàn nhẫn ấy... Sau khi Tiểu Thanh chết, tất cả những gì gợi nhớ về
con người ấy chỉ còn lại một tập thơ bị đốt dở. Cuộc đời đau khổ của nàng đã được hậu thế ghi lại
thành truyện. Không biết Nguyễn Du viếng nàng, thương cảm với nàng qua việc đọc tập thơ hay
tập kí viết về nàng? Chỉ biết trái tim lớn của thi nhân luôn luôn thổn thức:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Nói "chi phấn" tức là nói đến nhan sắc, nói "văn chương" là nói đến tài năng. Với hai câu thơ,
Nguyễn Du đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng "son phấn có thần" nên chết đi rồi vẫn để cho người đời
sau thương cảm? Qua việc khẳng định "son phấn có thần", Nguyễn Du muốn nói đến giá trị cao
quý, giá trị bất diệt của cái đẹp, Nguyễn Du hỏi, nhưng thật ra là để bộc lộ sự trân trọng tài năng,
ngưỡng mộ cái đẹp. Cái đẹp có sức sống bất diệt, vì thế mà ba trăm năm sau dù "hoa uyển" đã "tận
thành khử" nhưng Tiểu Thanh vẫn sống, vẫn không bị lãng quên, đời nàng còn làm xúc động sâu
xa tấm lòng con người. "Chi phấn hữu thần" riêng ý thơ ấy đủ để khẳng định một tấm lòng nhân
đạo hiếm có giữa xã hội trung đại xã hội không công nhận tài hoa, trí tuệ của phụ nữ. Đến như Tây
Thi, Dương Quý Phi... May mắn lắm cũng chỉ là vật điểm trang cho các triều đại. Và ta không lạ
gì khi Nguyễn Du đã ca ngợi nhan sắc Thúy Kiều, ca ngợi nhan sắc nàng Đạm Tiên và nhà thơ đã khẳng định: Những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh.
"Chi phấn hữu thần" và "còn là tinh anh" không biết ý thơ nào có trước, nhưng cả hai câu thơ đó
đã khẳng định tâm hồn, tư tưởng Nguyễn Du vượt lên trên thời đại.
Với con mắt sắc sảo, tinh thần trân trọng, yêu thương, Nguyễn Du còn phát hiện ở người phụ nữ
một vẻ đẹp khác - vẻ đẹp tài hoa, trí tuệ ẩn giấu bên trong nhan sắc khuynh thành. Tiểu Thanh
cũng như nàng Kiều, là những người phụ nữ, trọn vẹn cả tài và sắc. Tài của Tiểu Thanh thể hiện
trong "văn chương", văn chương không có số "mệnh", sao nó cũng bi "lụy". "Văn chương" là hồn,
là nước mắt của Tiểu Thanh cũng bị vợ cả căm ghét, tìm cách đốt đi. Như vậy: "văn chương" cũng
có "thần" có "mệnh" như con người để rồi cũng hoặc được yêu dấu, quý trọng hoặc bị căm ghét, sát hại.
Số phận của Tiểu Thanh thật đau thương, nhan sắc bị đọa đày, tài hoa của nàng làm cho nàng đau
khổ. Cuộc đời thật bất công phi lí. Nàng chết vẫn chưa hết khổ, chút ít nỗi niềm kí thác trong thơ
vẫn bị truy đuổi đến cùng. Trong xã hội cũ, những giá trị cao quý của cái đẹp, cái tài đến chịu chung số phận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang.
Nguyễn Du tiếp tục khai triển niềm thương cảm. Cái "hờn", cái "hận" cho số kiếp Tiểu Thanh là
cái "hận" muôn đời, triền miên không bao giờ chấm dứt, Nguyễn Du từ "cái hận" của đời mà
thương cho "cái hận" Tiểu Thanh, đã dồn "cái hận kim cổ" vào "cái hận" Tiểu Thanh. Ghê gớm
thay cái "hận" đó, và cũng lớn lao thay niềm thương cảm của Nguyễn Du. "Cái hận" kia không sao
giải thoát được phải "hỏi trời" vì không thể hỏi người, nhưng "hỏi trời", trời vời vợi trên chín tầng
mây, làm sao biết nghe, biết nói, làm sao có thể trả lời? Câu thơ như một tiếng kêu vút tận trời
xanh và lơ lửng giữa trời - "Một câu hỏi lớn không lời đáp" (Huy Cận).
Trong nỗi đau của con người có nỗi đau của mình, nỗi đau chung cả cuộc đời, Nguyễn Du không
đứng ngoài nỗi đau để nói đến nỗi đau mà ở trong nỗi đau ấy, chịu trọn vẹn nỗi đau ấy. Bằng sự
từng trải, bằng tất cả những gì chiêm nghiệm. Nguyễn Du đã nhận ra sự trùng hợp lạ lùng của lớp
người "Giai nhân và nghệ sĩ". Ông tự coi mình với Tiểu Thanh "cùng hội cùng thuyền", "cùng một
lửa bên trời lận đận", nên có chung một cái án: "Án phong lưu". Khách phong lưu sao lại phải
mang “án phong lưu”. Đúng là oái ăm nghịch cảnh Nguyễn Du đã gợi lên những điều nhức nhối
trong lòng người đọc bao đời nay.
Thi nhân đã kết thúc thi phẩm bằng hai câu thơ độc đáo. Đó là câu hỏi day dứt, cắt cứa vào tâm can người đọc.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Nguyễn Du từ người mà nghĩ đến ta. Từ “"hương người đến thương mình". Trong thơ trung đại
hiếm có người tự nói về bản thân mình như thế. Toàn bài có hai lần Nguyễn Du nói đến mình.
"Phong vận kì oan ngã tự cư", và "Thiên hạ hà nhân khấp Tổ Như", giữa Tiểu Thanh và Nguyễn
Du là một gạch nối. Tiểu Thanh là hình tượng để ông bộc lộ cảm xúc trữ tình và kí thác tâm sự.
Với Tiểu Thanh ít ra đã có Nguyễn Du thương cảm, còn với Nguyễn Du sau đấy ba trăm năm thì
sao? Không biết vì lẽ gì, Nguyễn Du nêu ra con số ba trăm năm? (Ông mất sau Tiểu Thanh hai trăm mười năm).
Độc Tiểu Thanh kí có niềm tự đau tự thương đến cực độ. Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng
đời. Lời thơ nói chuyện ba trăm năm, nhưng thực ra là chuyện trước mắt. Trước mắt ông là cuộc
sống cô đơn không tri âm tri kỉ. Nguyễn Du đang khóc thương Tiểu Thanh bỗng quay ra tự khóc
thương mình mà bài thơ vẫn không hề lạc giọng. Bởi lẽ Nguyễn Du và Tiểu Thanh là một. Ba
tiếng cuối cùng của câu kết ("khấp Tố Như") gieo vào lòng người đọc một nỗi đau. Tâm sự của
Nguyễn Du đầy ắp bị thương. Ông sống giữa cuộc đời đầy phong ba với bao tâm sự uẩn khúc.
Không ai có thể nghĩ một cách nông nổi: Mình đã khóc Tố Như, đã hiểu hết Nguyễn Du. Chỉ biết
Nguyễn Du đã khóc Tiểu Thanh, khóc cho thân phận mình và khóc cho bao kiếp tài hoa bạc mệnh
Mà tài hoa bạc mệnh thì đời nào chả có. Nên tiếng khóc của Nguyễn Du sẽ còn đồng cảm tới muôn đời.
Độc Tiểu Thanh kí là tiếng nói nhân đạo, trân trọng con người tài sắc bị xã hội vùi dập và cũng là
nỗi niềm cô đơn, khát khao được cảm thông, được chia sẻ... Và dường như trong khoảnh khắc thần
hứng Nguyễn Du đã linh cảm được một điều gì đó ở mai sau.
2. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí (Mẫu số 2)
Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du được xếp trong Thanh
Hiên thi tập. Bằng những chứng nghiệm từ cuộc đời mình, trong sáng tác của ông, ta thấy một
nhân vật Thúy Kiều, một người gảy đàn đất Long Thành, một Tiểu Thanh... hiện lên như những
dấu hỏi nhức nhối của số phận, của kiếp người. Bài thơ giãi bày tấc lòng của Nguyễn Du đối với
số phận một con người cụ thể – Tiểu Thanh, nhưng ý nghĩa của nó lại khái quát được toàn bộ cái
nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mệnh bạc trong xã hội cũ. Dường như,
đó còn là tiếng nói, là nỗi nhức nhối của muôn đời. Viết về đề tài này, thi hào của chúng ta đã có
được một cái nhìn của người trong cuộc.
Cũng như Truyện Kiều, Nguyễn Du (trong bài thơ này) đã viết về một người phụ nữ tài hoa bạc
mệnh. Nàng Tiểu Thanh là một cô gái có sắc, có tài sống vào đầu đời Minh (Trung Quốc), vì lấy
làm lẽ một người tên Phùng, nàng bị vợ cả ghen, bắt ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây
Hồ nên buồn mà chết lúc mới mười tám tuổi. Cô đơn là thế, bạc mệnh là thế, khi nàng chết rồi,
còn một tập thơ còn sót lại cũng bị vợ cả ghen mà đốt đi, chỉ còn vương lại vài bài. Thế là, Tiểu
Thanh khi còn sống cũng như khi đã chết rồi vẫn còn bị đối xử bất công và tàn ác, vẫn chưa được
yên, vẫn còn cô đơn. Không chỉ còn là nỗi đau nữa mà còn là hận. Hận chẳng thể nào nguôi.
Mượn cảnh thực (Tây Hồ ở Trung Quốc) người thực (nàng Tiểu Thanh đã chết cách đây ba trăm
năm) Nguyễn Du làm bài thơ để thổ lộ đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn của mình với những con
người có đơn đẹp lí tưởng đã tiêu tan. Tây Hồ còn đây, "mảnh giấy tàn” tức tập thơ của nàng Tiểu
Thanh bị đốt còn sót lại còn đây mà Tiểu Thanh còn đâu, nàng đã chết trong buồn tủi, cô đơn và
bất hạnh giữa tuổi trăng tròn, giữa lúc khát khao nhất về hạnh phúc, giữa độ tài sắc nảy nở nhất.
Hình ảnh "thổn thức bên song" là chính nàng Tiểu Thanh lúc còn sống trong ngôi nhà ở núi Cô
Sơn. Đó cũng chính là hình ảnh của Nguyễn Du, cũng chính là tâm sự của nhà thơ luyến tiếc về
những ngày vàng son của đất nước, nuối tiếc về những ngày trai trẻ đầy tài hoa của mình giữa
những con người tài hoa ở đất La Thành, quê hương tác giả như đã có lần nhắc đến trong thơ ông
(tráng niên ngã diệt vì tài giả: thời trẻ tuổi ta cũng là kẻ có tài năng). Hai câu thực:
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nhà thơ đã nêu cụ thể nỗi đau của nàng Tiểu Thanh bằng cách nhân hóa những vật dụng và dư cảo
của nàng, bằng cách "thần" cho "son phấn", tạo "mệnh" cho "văn chương". Tài năng nghệ thuật
của Nguyễn Du được bộc lộ rõ qua những câu thơ có hồn này, làm cho câu thơ có sức nặng. Đến
như những vật vô tri như son phấn, văn chương bị chôn vẫn còn hận, bị đốt vẫn còn vương, thử
hỏi rằng con người thì sao? Nàng Tiểu Thanh bị đau đớn, bị dằn vặt, bị phũ phàng như thế sao
không hận, cái hận về thể xác, bị vùi dập, cái hận vì tài năng bị chôn vùi. Làm sao Tiểu Thanh
không hận được, một khi "văn chương" là máu, là nước mắt nàng. Đó cũng chính là cái hận của
Nguyễn Du, ông cũng gán cái "mệnh" vào văn chương để cùng xót thương cùng Tiểu Thanh. Đến hai câu luận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Là tiếp tục cái niềm thương cảm, chỉ có điều là niềm thương cảm ấy, cái hận ấy là muôn đời, không
sao giải thoát được. Người đã chết đem theo mối hận vào lòng đất để rồi vĩnh viễn bị chôn chặt,
người còn sống (chính nhà thơ) phải tự mang. Nguyễn Du đã hòa cái cảm xúc, cái nghịch cảnh đó
vào cùng với Tiểu Thanh, người đã chết ba trăm năm trước. Thử hỏi: người đang sống, kẻ phong
lưu tài hoa như nhà thơ thì có tội gì, vì sao phải hóa thân vào người đã chết để nói lên tâm trạng
của mình. Phải chăng là xã hội bất công đã đố kị với tài năng của ông, đã bóp chết tâm hồn ông.
Như thế, ai hận mà nhà thơ phải mang nặng biết chừng nào, cái hận không biế, nói cùng ai, chỉ có
thể chia sẻ với người cùng cảnh ngộ, kẻ tài tử gặp giai nhân là ở chỗ đó. Cái đớn đau, nỗi bế tắc
của họ làm nhức nhối trái tim ta.
Nếu như ở sáu câu thơ trên, Nguyễn Du lồng cảm xúc, nỗi đớn đau của mình vào Tiểu Thanh,
thương tim cho thân phận người con gái tài sắc là để ẩn ý tự thương mình, hai câu thơ cuối nhà
thơ nói thẳng với độc giả bằng một câu hỏi:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Nguyễn Du đã đặt câu hỏi ra với đời, với muôn đời: liệu ba trăm năm lẻ, có thể là hơn ba trăm năm
sau, có ai khóc Tố Như (hiệu của Nguyễn Du) chăng? Nàng Tiểu Thanh sau ba trăm năm thì đã có
ít ra một người là nhà thơ khóc thương nàng. Câu hỏi đặt ra cho đời cũng là cho mình mà không
lời đáp, bị rơi vào hư không. Nói với quá khứ, nói với tương lai như thế, thổn thức về một người
phụ nữ cách ngàn dặm, chết đã ba trăm năm, ta như thấy Nguyễn Du thổn thức trăn trở biết bao!
Không phải chỉ một người, mà là cả dân tộc ta, cả nhân loại tiến bộ nữa chỉ hai trăm năm, đã long
trọng kỉ niệm ngày sinh của thi hão, ghi tên ông vào danh sách những danh nhân văn hóa của thế
giới. Hắn là, Nguyễn Du và những "nàng Kiều", "nàng Tiểu Thanh" ở dưới suối vàng cũng ngậm
cười, "nỗi hờn kim cổ" của họ đã được trả, thân phận con người, nhất là người phụ nữ đã được giải
phóng khỏi những áp bức, bất công và đã được coi trọng về tài năng, địa vị xã hội, đã được tự do
yêu thương và sống hạnh phúc.