-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu hay nhất | Ngữ văn lớp 9
Bộ đội đóng quân ở núi rừng, đêm xuống trời rét cắt da cắt thịt nhưng lại chỉ có một tấm chăn mỏng. Những người lính đã chia sẻ nhữn tấm chăn nhỏ nhưng đầy sắp sự yêu thương cho nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 360 tài liệu
Ngữ Văn 9 834 tài liệu
Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu hay nhất | Ngữ văn lớp 9
Bộ đội đóng quân ở núi rừng, đêm xuống trời rét cắt da cắt thịt nhưng lại chỉ có một tấm chăn mỏng. Những người lính đã chia sẻ nhữn tấm chăn nhỏ nhưng đầy sắp sự yêu thương cho nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
1. Phân tích bài thơ Đồng chí (Mẫu bài số 1)
Người lính là một trong những hình ảnh từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác
bất tận cho bao nhà thơ, nhà văn. Một trong số đó chúng ta phải nhắc đến chính là bài
thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu. Bài thơ đã khắc họa lên tình cảm đồng chí, đồng
đội gắn bó keo sơn vô cùng đẹp.
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh quen nhau của tình bạn tri kỷ:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!
Những người lính ở đây là những người nông dân nghèo khổ, cùng chung một nguồn
gốc xuất thân từ nơi: "nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá" vô cùng chất phác, giản
dị, mộc mạc. Chính chiến tranh đã đưa những người nông dân này trở thành chiến sĩ ra
trận cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết như người thân một
nhà. Bởi ở họ đều có một điểm chung là lòng yêu nước, ghét giặc và ý chí chiến đấu
quyết tâm để thoát khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp, cùng nhau tự nguyện nhập ngũ
để rồi quen biết nhau, cùng kề vai sát cánh, chiến đấu trên mọi mặt trận, mọi ngả
đường, sống chết có nhau, chia sẻ với nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất như chiếc
chăn để cùng nhau trở thành đôi bạn tri kỉ. "Đồng chí!" hai tiếng đồng chí vang lên thật
thiêng liêng làm sao để khẳng định cho tình bạn gắn bó keo sơn của hai người chiến sĩ
từ sự thấy hiểu đến việc cùng chung lí tưởng. Hình ảnh người chiến sĩ được phác
họa lại thực sự chất phác, một mạc, giản dị nhưng giàu tình cảm khiến người đọc
không thể không động lòng.
Những người lính này ra trận bỏ lại phía sau lưng là quê hương, gia đình, bạn bè, con
cái, là cuộc sống thường nhật:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi từng cơn ớn lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi
Giọng thơ thủ thỉ tâm tình cùng với những hình ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những
người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bới với căn nhà
cùng những thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ là những gì
thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ cao cả. Từ "Mặc kệ" cho thấy ý chí quyết tâm dứt
áo ra đi của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn vô cùng da diết nhớ quê
hương. Ở ngoài mặt trận, họ hình dung thấy căn nhà của mình không vững mà bị gió
lung lay. Khi người chiến sĩ quay lại thực tại chiến đấu cũng là lúc mà họ phải đối diện
với những dịch bệnh vô cùng nguy hiểm như sốt rét (từng cơn lớn lạnh, sốt run người,
trán đẫm mồ hôi) trong hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ, khó khăn.
Không chỉ dừng lại ở những cơn sốt rét từng mà người lính còn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức khác: Áo anh rách va
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Vùng núi rừng Tây Bắc là một địa hình vô cùng hiểm trở, những người lính đã phải chịu
rất nhiều khó khăn và gian khổ. Trong điều kiện mà thuốc men, lương thực vô cùng
thiếu thốn. Người chiến sĩ khi ra trận chiến đấu đem lại hòa bình cho tổ quốc, một
nhiệm vụ cao cả như thế mà còn không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiến
quần cũng chắp vá từ mảnh vải bỏ đi thành thế mà phải chống chọi với cái giá rét, cái
đói bên cạnh chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Sự lạc quan của người lính thể hiện trê nụ
cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá. Giữa nơi núi rừng hoang vu đầy chông gai, chưa
kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày hoàn chỉnh để
bảo vệ đôi chân của mình. Chính vì điều kiện khó khăn như vậy mà họ phải dựa vào
nhau hơn, đoàn kết hơn, trao cho nhau cái nắm tay tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu.
Kết thơ là hình ảnh bức tranh nơi trú rừng hoang sơ nơi người lính can đảm đang canh
giữ, sẵn sàng chiến đấu: N AR AK A
Đánh bại đối thủ của bạn trong trận chiến royale đầy kịch tính!
Chơi game video miễn phí CHƠI NGAY
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Không gian của bức tranh hiện lên là buổi ban đêm trong nơi rừng hoang sươn muối và
hình ảnh những người lính gác cạnh nhau để chờ giặc tới. Hình ảnh "Đầu súng trăng
treo" đã khiến ta liên tưởng đến nhiều hình ảnh thú vị, hiểu thêm về khung cảnh chiến
đấu. Họ đã kề vai sát cánh dưới cái giá rét của núi rừng, giữa cái căng thẳng hồi hộp
rằng giặc có thể đến bất cứ lúc nào. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên trên tất cả.
Đồng Chí là bài thơ tiêu biểu trong phong trào chống thực dân pháp, ca ngợi sự dũng
cảm, tinh thần chiến đấu của những người lính nơi chiến trường. Bài thơ đã mang đến
cho bạn đọc những sự rung cảm nhất định, đồng cảm với họ và khơi gợi lòng yêu nước
thông qua ngòi bút tài hoa của nhà thơ Chính Hữu.
2. Phân tích bài thơ Đồng chí (Mẫu bài số 2)
Chính Hữu - một trong những ngòi bút xuất sắc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam,
trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong số những tác phẩm tiêu
biểu của ông, có một bài thơ đã gây nên tiếng vang hơn cả, khơi gợi tinh thần yêu
nước của người dân Việt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc đó là bài thơ
Đồng Chí. Qua vần thơ, lời thơ bình dị, bài thơ đã phác họa lại tình cảm gắn bó, tình
đồng đội giữa những người lính, qua đó ngợi ca tình cảm cao đẹp ấy.
Những người lính vốn quen với việc đồng ruộng nên họ rất khỏe mạnh. Họ có xuất thân
từ những vùng quê khác nhau, những vùng miền xa xôi, hẻo lánh. Vì cùng có trách
nhiệm cao cả là bảo vệ Tổ quốc, quê hương của mình, cùng chung tình yêu nước, ý chí
quyết tâm nên họ không hẹn mà gặp, quen nhau và gắn bó thắm thiết. Chính Hữu đã
kể lại cuộc gặp gỡ ấy như một lời kỉ niệm, hồi tưởng đẹp, mộc mạc mà cảm động:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Thật kì lạ! Mối quen hệ của những người lính ấy thật tình cờ, họ không có hẹn trước gì
mà tự nhiên quen. Họ đều chung ý chí chiến đấu vì bảo vệ Tổ quốc, quê hương, muốn
thoát khỏi sự đô gộ của giặc Pháp, giúp người dân đất Việt không còn bị áp bức, bóc
lột. Mảnh đất đã nuôi dưỡng họ lớn lên đều bị vây bởi những khó khăn; những nương
rẫy nước mặn đồng chùa, vùng làng quê đất cày lên sỏi đá.
Từ sự xa lạ ban đầu giữa những con người ấy, họ đã quen nhau, gắn bó mật thiết với
nhau, gọi là đồng chí. Đôi người - hai con người, cách dùng từ của tác giả đã làm nổi
bật lên cả đoạn thơ, tưởng chừng như số phận định mệnh, ngay từ lúc đầu đã báo
trước một tình cảm sẽ nảy sinh vô cùng thắm thiết trong chiến đấu:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!
Hình ảnh súng bên súng, đầu sát bên đầu vừa tả thực, vừa mang tính tượng trưng.
Điều đó không chỉ làm nổi bật lên hình ảnh hai con người cùng kề vai sát cánh mà còn
gợi ra trong lòng người đọc một lý tưởng cao đẹp: mục đích chung không của riêng cá
nhân mà là khát vọng tự do, độc lập của toàn dân tộc. Từ việc cùng chung lý tưởng,
qua gian khổ, thiết thốn, tình cảm đã nảy sinh giữa đôi người xa lạ ấy.
Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ là một hình ảnh vô cùng cảm động mà thú vị,...Đâu
cần điều gì quá cao sang, phô trương, chỉ cần một sự thấu hiểu, đồng cảm qua những
gian khổ nơi chiến đấu là họ cũng có thể trở thành tri kỉ bất kể đã bao nhiêu ngày tháng
ở bên nhau. Giọng thơ đột ngột bị ngắt nhịp bởi hai tiếng gọi thân thương: Đồng chí !
Dường như đó là tiếng gọi xuất phát từ trái tim, từ xúc cảm thiết tha, thân thương giữa những người lính.
Câu thơ đã làm nên một nút thắt đặc biệt, một điểm nhấn, một nét chấm phá riêng biệt
cho bài thơ. Âm hưởng da diết của tiếng gọi đã làm rung động người đọc. Đồng chí. Từ
việc cùng chung chí hướng - trong gian nan đã tạo nên niềm cảm kích, xúc động chân
thành, trong giây láy, tiếng gọi Đồng chí vang lên - phải chăng đó là cung bậc cảm xúc
cao quý nhất, thiêng liêng nhất sưởi ấm cho những trái tim buốt giá người lính nơi chiến trường:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ ra người lính
Họ tâm tình, kể chuyện cho nhau nghe, về ruộng nơi anh, về gian nhà không, giếng
nước, gốc đa. Hoài niệm hồi ức của quê hương ùa về trong tâm trí họ. Để cho ta hiểu
rằng, họ rời xa quê hương cũng chỉ vì muốn tốt đẹp cho quê hương. Vì trách nhiệm cao
cả họ đành phải dứt áo ra đi, mặc kệ tất cả những gì là quan trọng nhất đối với bản
than ở lại. Không phải họ không lưu luyến, thiết tha những điều đó mà là vì đang hướng
đến một mục đích cao cả hơn. Lạ lùng thay, cũng chính nơi đây, tưởng chừng như là
nơi đầy căng thẳng, lạnh lẽo họ lại tìm được niềm vui, sự đồng cảm, sẻ chia và nó cũng
chính là động lực giúp họ vượt qua biết bao nhiêu là gian nan, khó khăn, thử thách.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Những trận sốt rét rừng thâm độc không thể làm nào suy giảm đi ý chí chiến đấu của
một con người. Bởi bên họ, luôn có sự tương trợ, giúp đỡ, luôn có tình đồng chí thân
thương. Và tất cả thiếu thốn trở thành vô nghĩa: Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Bằng những chi tiết rất chân thực, tác giả đã tạo nên hình ảnh hai người lính, tuy vất
vả, thiếu thốn về vật chất, điều kiện : áo rách vai, quần có vài mảnh giá, chân không
giày, nhưng vẫn cươi rất tươi trong cái giá lạnh nơi núi rừng. Và họ đã sưởi ấm cho
nhau, họ chính là những hơi ấm cho nhau, bộc lộ tình cảm với nhau bằng những cử chỉ
giản dị mà đầy xúc động:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đâu cần vật chất của cải, đâu cần lời hay ý đẹp, những người lính đã bộ lộ tình cảm với
nhau thật chân thành lặng lẽ nắm lấy bàn tay của nhau. Chính hơi ấm đôi bàn tay ấy đã
làm nên sức mạnh chiến thắng những thực dân vô cùng mạnh.
Kết thơ, Chính Hữu đã thể hiện tình đồng chí qua những câu thơ đầy thú vị:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau, chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Cảnh rừng núi âm u trời đêm trở nên lãng mạn, đầy chất thơ, khi mà ở đó có hơi ấm
tình người. Đầu súng trăng treo - hình ảnh độc đáo và sáng tạo tuyệt vời. Hình ảnh
trăng tròn vành vạnh lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng. Họ đứng bên nhau,
nghiêm túc, căng thẳng bởi giặc có thể đến bất cứ lúc nào để chuẩn bị cho phương án
tác chiến nhanh nhất. Tình đồng chí, đồng đội đang dần được tỏa sáng, rực rỡ trong
giữa cái tối tăm của gian lao chiến đấu.
Toàn bộ bài thơ cô đọng, hàm súc với hình ảnh chân thực, giản dị mà thấm thía. Chính
Hữu đã thành công trong việc phác họa tình đồng chí cao đẹp. Đọc bài thơ, trong lòng
độc giả đã không khỏi xúc động bởi những gì tình cảm chân thành của người lính, sự
xót thương bởi những khó khăn mà người lính phải trải qua. Có thể chính vì lẽ đó, mà
bài thơ luôn còn sống mãi với thời gian.
3. Phân tích bài thơ Đồng chí (Mẫu bài số 3)
Nhà thơ Chính Hữu là "nhà thơ quân đội thực thụ", ông trưởng thành từ hai cuộc kháng
chiến lớn của dân tộc. Chính Hữu đã có rất nhiều tác phẩm hay về những người lính.
Dường như xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp của mình, ông chỉ dành trọn tình cảm
cho những người lính áo xanh. Bài thơ "Đồng chí" là tác phẩm làm nên tên tuổi của
Chính Hữu. Chính Hữu đã vận dụng những tài năng của mình để vẽ ra bức tranh người
lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp - vừa hào hùng vừa lãng mạn, thấm thía trong
tình yêu nước và tinh thần đoàn kết thiết tha.
Nhà thơ Chính Hữu sinh năm 1926. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945,
góp mặt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Bài thơ "Đồng chí"
được sáng tác năm 1948, lấy cảm hứng từ trải nghiệm của chính mình khi ông tham gia
vào chiến dịch Việt Bắc cùng đồng đội. "Đồng Chí" là một trong những bài thơ suốt sắc
của nền văn học Việt Nam và cũng là của chính bản thân Chính Hữu viết về người lính
trong thời kỳ kháng chiến.
Người lính trong bài thơ đã được phác họa qua hình ảnh vô cùng bình dị. Họ là những
người xa lạ, có xuất thân từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng tựu chung về đây, tụ
họp và hình thành nên tình đồng chí.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng cặp từ xưng hô "anh-tôi". Gọi "anh" xưng "tôi" thể hiện
sự tôn trọng, trân quý dành cho người đồng đội của mình. Một tiếng "anh" như kéo hai
người xa lạ xích lại gần với nhau hơn. Họ đến từ nhiều vùng miền quê khác nhau, cùng
nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, cùng mang trên mình trọng trách cao cả mà về đây tụ
họp. Một nơi là miền "nước mặn đồng chua", một nơi là vùng "đất cày lên sỏi đá", hai
địa phương tuy có khác nhau về tính chất địa lý nhưng đều nghèo, cái vất vả bao trùm
cả đời sống. Có lẽ chính cảnh nghèo, sự thấu hiểu nỗi vất vả của nhau khiến các anh
thấy phải đoàn kết, gần gũi với nhau hơn, tha thiết hơn, tạo nền tảng hình thành nên
tình "đồng chí". Họ không hẹn trước mà quen, đều nghe theo tiếng gọi thiêng liêng nơi
Tổ quốc mà lên đường trở thành người lính, chiến đấu mang lại hòa bình cho dân tộc.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Họ không chỉ có chung hoàn cảnh xuất thân, lý tưởng bảo vệ Tổ quốc cao đẹp cũng đã
đưa ra những trái tim hòa chung một nhịp đập.
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Súng là đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu là biểu tượng cho sự suy nghĩ, tâm tình,
nhớ thương của người lính. Hai người lính đã kề vai sát cánh với nhau thực thi nhiệm
vụ, vượt qua mọi hiểm nguy nơi chiến trường. Họ cùng chung lý tưởng, chung chí
hướng, thất hiểu nỗi tâm tư của nhau. Tác giả đã khéo léo dùng biện pháp tiểu đối
"súng bên súng, đầu sát bên đầu" và biện pháp hoán dụ "đầu sát bên đầu" để gợi lên
sự sẻ chia, gắn bó như tri kỷ tâm giao, lúc nào cũng có nhau, lúc nào cũng hiểu nhau.
Tình đồng chí như càng bền chặt hơn qua những lần sẻ chia khó khăn, ngọt bùi nơi chiến trường.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Sự gian khổ, thiếu thốn về điều kiện vật chất của bộ đội ta những năm đầu đánh Pháp
đã được tác giả phác họa lại qua hình ảnh "đem rét chung chăn". Bộ đội đóng quân ở
núi rừng, đêm xuống trời rét cắt da cắt thịt nhưng lại chỉ có một tấm chăn mỏng. Những
người lính đã chia sẻ nhữn tấm chăn nhỏ nhưng đầy sắp sự yêu thương cho nhau.
Tưởng như khó khăn sẽ làm cho người lính nản chí, chùn bước. Nhưng không, khó
khăn thì ta chia sẻ, khắc phục, chính khó khăn đã trở thành động lực giúp tình đồng chí
được bền chặt, thăng hoa hơn, trở thành tri kỷ của nhau. Người ta nói rằng tình bạn lúc
khó khăn chính là tình bạn chân thành và bên lâu nhất.
Tuổi thơ khép lại bằng hai tiếng "Đồng chí!". Không dài dòng, hoa mỹ, chỉ hai từ thôi mà
đã chứa đựng biết bao ý nghĩa thiết tha. Tiếng gọi "đồng chí" rất trang nghiêm nhưng
vô cùng thân thương. Chính Hữu không dùng nhiều từ, nhưng đã dùng từ thật "đắt".
Hai từ "Đồng chí" như chiếc bản lề, khép lại sự hình thành đồng chí để mở ra trang thơ
mới - trang thơ của tình cảm tha thiết, quý giá giữa những người lính với nhau.
Tình đồng chí được gắn kết bằng sự thấy hiểu những tâm tư, suy nghĩ của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Những người lính mới hôm qua còn tay cầy, chân lấm tay bùn, nay nghe theo tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc yêu thương mà lên đường ra trận. Ruộng nương - thứ quý giá
nhất của người nông dân phải "gửi bạn thân cày", gian nhà cũng bị "gió lung lay". Trong
tâm trí họ chắc chắn vẫn nặng nỗi nhớ quê hương. Thế nhưng tình yêu đất nước đã
được đặt lên trên tất cả. Họ sẵn sàng gửi lại những giq úy giá thân thiết của cuộc sống
để ra đi vì nghĩa lớn. Hai từ "mặc kệ" đã thể hiện được tinh thần lạc quan, dứt khoát
của người lính. Nặng lòng với quê hương nhưng không quên việc nước, dứt khoát vì
Tổ quốc nhưng vẫn không vơi đi nỗi nhớ quê hương. Hai dòng dảy yêu quê và yêu
nước vẫn song hành trong tim người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh để các anh lên
đường. Tác gải đã tinh tế sử dụng hình ảnh "giếng nước gốc đa" - biểu tượng của làng
quê hương Việt Nam để phác họa lên hình ảnh quê hương. Nghệ thuật hoán dụ và
nhân hóa đã giúp bày tỏ nỗi niềm nhớ nhung của nơi hậu phương gửi người tiền tuyến.
Bút pháp nhân hóa nỗi nhớ cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Tình đồng chí không chỉ là sự chia sẻ tâm tư mà còn là lúc cùng nhau vượt qua gian khó
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Bộ đội thường phải đóng quên trong rừng sâu, nơi rừng hoang nước độc, các anh
không những khó khăn về điều kiện vật chất mà còn phải chống chọi với bệnh tật, trải
qua những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: "từng cơn ớn lạnh" "vừng trán ướt mồ hôi". Nhà
thơ Quang Dũng cũng từng viết "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá
dữ oai hùm". Cái đói và bệnh sốt rét khiến tóc mọc không nổi, da xanh như màu lá. Thế
mới biết được những khó khăn và thiếu thốn như nào mà bộ đội ta vẫn phải trải qua. Ta
càng thêm biết ơn và tự hào về những người chiến sĩ đã hy sinh cuộc sống riêng vì nghĩa lớn dân tộc.