-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến lớp 9. | Văn mẫu lớp 9
“Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm thơ song thất lục bát vô cùng nổi tiếng. Bài thơ ghi dấu ấn sâu đậm với người đọc không chỉ bởi những đặc sắc nghệ thuật đặc trưng của truyện thơ Nôm. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 263 tài liệu
Ngữ Văn 9 660 tài liệu
Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến lớp 9. | Văn mẫu lớp 9
“Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm thơ song thất lục bát vô cùng nổi tiếng. Bài thơ ghi dấu ấn sâu đậm với người đọc không chỉ bởi những đặc sắc nghệ thuật đặc trưng của truyện thơ Nôm. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến lớp 9
Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê
“Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm thơ song thất lục bát vô cùng nổi
tiếng. Bài thơ ghi dấu ấn sâu đậm với người đọc không chỉ bởi những đặc sắc nghệ thuật
đặc trưng của truyện thơ Nôm. Mà hơn hết, chính bởi dòng cảm xúc chân thực, sâu sắc
trước sự ra đi của người bạn tri kỉ mà Nguyễn Khuyến thả vào từng dòng thơ.
Khi hay tin người bạn tri kỉ của mình là Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến đã viết nên bài
thơ chữ Hán Vãn Đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng Thư (Viếng bạn đồng niên là
Tiến sĩ Thượng thư họ Dương ở Vân Đình. Sau này, chính Nguyễn Khuyến đã diễn Nôm lại
bài thơ đó và tạo nên áng thơ “Khóc Dương Khuê”. Bài thơ này được sáng tác dựa trên
những cảm xúc đau buồn, thương xót, nhớ thương của tác giả dành cho người bạn tri kỉ đã ra đi mãi mãi của ông.
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Trong bốn câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến thân mật gọi người bạn đã khuất là “bác”, xưng “tôi”
nhằm khẳng định mối quan hệ thân mật, khăng khít giữa hai người. Cũng bởi vì hai người vô
cùng thân thiết với nhau, mà sự ra đi của Dương Khuê khiến Nguyễn Khuyến vô cùng đau
buồn. Nỗi buồn đó được ví với mây trời bao la rộng lớn, không gì che lấp nổi. Cũng bởi vậy,
để cố giảm bớt phần nào đau đớn trong lòng, ông phải dùng biện pháp nói giảm nói tránh
qua cụm từ “thôi đã thôi rồi”, để không phải đối mặt trực diện trước nỗi đau tột cùng kia.
Hay tin bạn mất, Nguyễn Khuyến bồi hồi nhớ về những ngày tháng trước đây khi có bạn kề
bên. Đó là những kỉ niệm có vui, có buồn nhưng đều thật ý nghĩa và đáng nhớ. Dương Khuê
là bạn đồng niên với Nguyễn Khuyến. Cả hai tình cò có duyên cùng nhau tham gia khoa thi,
rồi cùng nhau đỗ đạt và làm quan. Trong những năm tháng đó, dẫu lúc vinh hoa hay khi gặp
khó khăn, hoạn nạn, họ luôn sát cánh cùng nhau. Lúc rảnh rỗi, thì ngồi lại cùng nhau đi dạo
chơi muôn dặm, cùng đi nghe hát ả đào, cùng thưởng thức các món ngon cả nước. Tất cả
những kỉ niệm ấy cùng nhau hiện về như một cuộn phim, từ những thước phim xa cũ nhất
cho đến thời điểm hiện tại. Mới ba năm trước, lúc gặp mặt rõ ràng bạn vẫn còn khỏe mạnh,
nên Nguyễn Khuyến rất vui mừng. Nhưng ngờ đâu nay tin dữ lại đột ngột ập đến, khiến ông
“chân tay rụng rời”. Nỗi đau ấy ập đến quá nhanh, khiến Nguyễn Khuyến như mất đi hết tất
cả sức lực, bần thần ngồi lại nhớ mong bạn hiền.
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Nỗi đau ấy ngày càng lớn hơn, càng đè nặng lên tâm trí của nhà thơ, khiến cuộc sống của
ông trở thành một màu xám xịt, tẻ ngắt. Những thú vui thường ngày trước đây ông vẫn làm
như uống rượu ngon, làm thơ nay chẳng còn màng đến nữa, bởi đâu có ai để sẻ chia cùng.
Ngay cả những sự vật vô ri vô giác như chiếc giường, chiếc đàn cũng trở nên ngẩn ngơ, hững
hờ. Chúng dường như cảm giác được nỗi đau của chủ nhân mình mà trở nên u buồn, đau khổ.
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa;
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Trong đoạn thơ này, tác giả đã rất khéo léo sử dụng hai điển cố “giường treo” và “đàn kia”,
gợi nhắc đến câu chuyện đầy ý nghĩa về tình bạn để nói về mối quan hệ tri kỉ giữa mình và
Dương Khuê. Giờ đây, khi người tri kỉ đã không còn, thì chiếc giường vốn chỉ để tiếp bạn sẽ
mãi treo trên kia không hạ xuống nữa. Cây đàn kia cũng chẳng có ai nghe để hát lên những
giai điệu của trước đây.
Tất cả những niềm vui thú của cuộc sống tuổi già giờ đây đều nhạt nhẽo, không gợi nổi một
chút hứng thú trong cuộc sống của Nguyễn Khuyến. Trái tim ông chìm đắm trong nỗi đau
mất đi bạn hiền. Nhưng cuối cùng, giờ đây ông không có ai để chia sẻ, nên đành tự nhủ bản
thân rằng mình đã già rồi, phải để nước mắt chảy ngược vào trong, chỉ khóc âm thầm ở
trong lòng mà thôi. Hoặc có lẽ, ông muốn đến viếng người bạn tốt của mình bằng dáng vẻ
đường hoàng, nghiêm chỉnh nhất. Không muốn xuất hiện trước mặt bạn bằng dáng vẻ đau khổ, mất mát kia.
Bài thơ “Khóc Dương Khuê” vốn được sáng tác nhằm thể hiện nỗi đau khổ của nhà thơ
trước sự ra đi của người bạn tri kỉ. Nhưng nhờ cách biểu đạt tình cảm chân thực và xúc
động, đồng thời kết hợp tinh tế các điển cố cùng thể thơ song thất lục bát quen thuộc. Mà
tác phẩm này đã trở thành một truyện thơ Nôm đặc sắc, nổi bật của văn học Việt Nam.