Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của nhà thơ Thế
Lữ chọn lọc hay nhất
hế Lữ một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một trong
những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông bài thơ "Nhớ rừng"
mượn nỗi đau của con h trong vườn bách thú để diễn tả sự căn hờn, nỗi đau thời
đại của dân tộc thế kỉ trước.
Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ chọn lọc hay nhất
Thế Lữ một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ
"Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" bài thơ tiêu biểu của ông góp
phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. Đến với Nhớ Rừng, Thế Lữ
đã thể hiện một tâm trạng u uất, chán nản khát vọng tự do cháy bỏng
thông qua nh ảnh tâm sự của con hổ - vua của muôn loài đang bị giam
cầm trong vườn bách thú. Đó cũng tâm sự chung của những người Việt
Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Cả bài thơ sự mượn lời con hổ
vườn bách thú để nói lên tâm trạng của nhân của cả dân tộc Việt
Nam.
Mở đầu bài thơ nỗi xót xa, uất hận khi phải chịu sống cảnh “nhục nhằn”
trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp
từ nay bị biến thành một "trò lạ mắt", một "thứ đồ chơi", thú vui trong con mắt
mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vị nhạt nhẽo bởi đang
phải sống nơi không tương xứng với cách của một vị chúa n lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa , bị nhục nhằn hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi
Chịu ngang bày cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên lự.
Từ ngữ "Gậm" được tác giả sử dụng một cách xuất sắc thể hiện sự căm hận
sục i khi một thời oanh liệt nay lại phải vùi mình trong "cũi sắt". Sử dụng
cụm từ "khối căm hờn" nghệ thuật lấy đơn vị để đo thứ hữu hình mà đó cái
nh trực tiếp diễn tả cảm xúc hờn căm đã kết đọng thành hình khối trong
tâm hồn, đè nặng nhức nhối, không cách nào giải thoát bản thân khỏi hiện
thực đau đớn, khốc liệt. Quá khứ vốn hào quang oanh liệt được tung hoành
giờ bị biến thành thứ đ chơi, nỗi nhục khi bị cùng những kẻ tầm thường,
thấp kém, nỗi bất bình dường n khiến cho chúa sơn lâm không còn cảm
thấy cuộc đời ý nghĩa, chỉ biết nằm dài, ngao ngán qua những tháng ngày
vị, tẻ nhạt. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi nội
tâm hờn m trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng,
khao khát tự do.
Nhưng cho phải trong hoàn cảnh nào t kẻ thuộc "giống hùm thiêng"
cũng luôn ý thức được thân phận thực sự của mình một vị chúa. Vậy
giờ đây, chúa sơn lâm phải sống chung với bọn gấu d hơi, trở thành vật
mua vui cho loài người nhỏ bé. Tất cả đã dồn nén trong tâm sự của hổ, khiến
hổ nhớ về cuộc sống huy hoàng trong quá khứ của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội...
Cảnh rừng già ngày xa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ thật hùng nơi đó
rừng già, cây cao bóng cả, tiếng gió gào ngàn giọng nguồn hét núi, thét
khúc trường ca dữ dội...Điệp từ "với", kết hợp với các động từ chỉ đặc điểm
của hành động, gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái cũng
lớn lao phi thường, hùng vĩ, ẩn, nơi chúa sơn lâm từng một thời ngự trị.
Nhớ về quá khứ cũng lúc con hổ xót xa, tiếc nuối cái thời "hống ch" xa
xăm. Đó nỗi nhớ da diết về rừng sâu, nhớ về thời tự do quyền lực tung
hoành, trên nền thiên nhiên hùng vĩ, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với
thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng,...Từ ngữ giàu chất
tạo hình được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi,
dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Cuộc sống t do nơi rừng sâu cuộc sống hổ mong muốn, quá kh
hổ muốn quay về. Nhưng tất cả những mong muốn ấy chỉ ảo, thực
tế hổ phải sống trong cũi sắt, mất hết tự do, mất hết sự oai nghiêm vốn có.
Sự hung mãnh, mong muốn tự do dấy lên mạnh mẽ trong tâm sự của hổ,
nhưng không thể thực hiện được. Nỗi nhớ tuôn trào với cảm xúc về quá khứ
tươi đẹp đã khép lại giấc huy hoàng trong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
Chúa sơn lâm được sống lại với những ức ơi đẹp nơi núi rừng hùng vĩ,
hổ chợt nhận ra sự tầm thường giả dối của những khung cảnh nơi đang
sống. Trong cái nhìn ngạo ngh của hổ những cảnh "không đời o thay
đổi", những cảnh đơn điệu nhàm chán do con người sửa sang cố đòi "bắt
chước". Chúa tể rừng xanh khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật
nhỏ thấp m của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải nơi xứng
đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu cố gắng tu sửa thì đó cũng chỉ
những "dải nước đen giả suối chẳng thông dòng" lên dưới những "
thấp kém", những "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" không
"bí hiểm", "hoang vu". Những cảnh sống ngụy tạo, tầm thường ấy khiến cho
hổ càng tiếc nhớ chốn "ngàn năm cao cả âm u".
Chán ghét trước thực tại cuộc sống, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát
khao cháy bỏng về một cuộc sống tự do mãnh liệt. cho cuộc sống hiện tại
đầy căm thù nhưng không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị
chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ức, những hoài
niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Bài thơ "Nhớ rừng" một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào "Thơ
Mới" đã thể hiện được rất cái "mới" của thi phẩm. Trước hết, tính mới
được thể hiện qua thể thơ tám chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau vần
với nhau), vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp, đều đặn. Kế thừa thể hát nói
truyền thống nhưng "Nhớ rừng" với thể tám ch đã được dùng linh hoạt, tự
do hơn về cách ngắt nhịp, phá bỏ hoàn toàn những quy định niêm luật vận
đối cứng nhắc (có tiết tấu khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm...). Ngoài ra
ngôn ngữ hình ảnh thơ không còn mang tính ước lệ cổ xưa nữa thay vào
đó là các hình ảnh được thể hiện rất sinh động, ng tạo, giàu tính chất trữ
tình, biểu cảm. Đặc biệt hơn cả, i thơ còn sử dụng nhiều các biện pháp tu
từ nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, câu hỏi tu từ... Tất cả điều đó đã tạo
nên tính nhạc điệu chất họa cho bài thơ.
Bài t "Nhớ rừng" sự mượn nh ảnh của con hổ để diễn tả "tâm bệnh
của thời đại" lúc bấy giờ. Tâm trạng của chúa sơn lâm về cuộc sống tươi
đẹp đã qua trong quá khứ cũng tâm trạng của bao thế hệ người Việt Nam
bị đàn áp, bóc lột, giam cầm trong thời điểm đó, đồng thời khơi lên niềm khát
khao tự do chính đáng của chính tác giả con người lúc bấy giờ.
Trên đây bài phân ch tác phẩm "Nhớ rừng" chọn lọc nhất. Hy vọng bài
viết này đem lại kiến thức bổ ích tới bạn đọc. Xin cảm ơn bạn đọc đã quan
tâm theo dõi!

Preview text:

Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của nhà thơ Thế
Lữ chọn lọc hay nhất
hế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một trong

những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là bài thơ "Nhớ rừng"
mượn nỗi đau của con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sự căn hờn, nỗi đau thời
đại của dân tộc thế kỉ trước.
Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ chọn lọc hay nhất
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ
"Nhớ rừng" được in trong tập "Mấy vần thơ" là bài thơ tiêu biểu của ông góp
phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. Đến với Nhớ Rừng, Thế Lữ
đã thể hiện một tâm trạng u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng
thông qua hình ảnh và tâm sự của con hổ - vua của muôn loài đang bị giam
cầm trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt
Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Cả bài thơ là sự mượn lời con hổ
ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng của cá nhân và của cả dân tộc Việt Nam.
Mở đầu bài thơ là nỗi xót xa, uất hận khi phải chịu sống cảnh “nhục nhằn”
trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và
từ nay bị biến thành một "trò lạ mắt", một "thứ đồ chơi", thú vui trong con mắt
mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang
phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi
Chịu ngang bày cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Từ ngữ "Gậm" được tác giả sử dụng một cách xuất sắc thể hiện sự căm hận
sục sôi khi một thời oanh liệt nay lại phải vùi mình trong "cũi sắt". Sử dụng
cụm từ "khối căm hờn" là nghệ thuật lấy đơn vị để đo thứ hữu hình mà đó cái
vô hình trực tiếp diễn tả cảm xúc hờn căm đã kết đọng thành hình khối trong
tâm hồn, đè nặng nhức nhối, không có cách nào giải thoát bản thân khỏi hiện
thực đau đớn, khốc liệt. Quá khứ vốn hào quang oanh liệt được tung hoành
giờ bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục khi bị ở cùng những kẻ tầm thường,
thấp kém, nỗi bất bình dường như khiến cho chúa sơn lâm không còn cảm
thấy cuộc đời ý nghĩa, chỉ biết nằm dài, ngao ngán qua những tháng ngày vô
vị, tẻ nhạt. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội
tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc "giống hùm thiêng"
cũng luôn ý thức được thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Vậy mà
giờ đây, chúa sơn lâm phải sống chung với bọn gấu dở hơi, trở thành vật
mua vui cho loài người nhỏ bé. Tất cả đã dồn nén trong tâm sự của hổ, khiến
hổ nhớ về cuộc sống huy hoàng trong quá khứ của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội...
Cảnh rừng già ngày xa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ thật hùng vĩ nơi đó
có rừng già, cây cao bóng cả, tiếng gió gào ngàn giọng nguồn hét núi, thét
khúc trường ca dữ dội...Điệp từ "với", kết hợp với các động từ chỉ đặc điểm
của hành động, gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng
lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn, nơi chúa sơn lâm từng một thời ngự trị.
Nhớ về quá khứ cũng là lúc con hổ xót xa, tiếc nuối cái thời "hống hách" xa
xăm. Đó là nỗi nhớ da diết về rừng sâu, nhớ về thời tự do quyền lực tung
hoành, trên nền thiên nhiên hùng vĩ, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với
tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng,...Từ ngữ giàu chất
tạo hình được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi,
dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Cuộc sống tự do nơi rừng sâu là cuộc sống mà hổ mong muốn, là quá khứ
mà hổ muốn quay về. Nhưng tất cả những mong muốn ấy chỉ là hư ảo, thực
tế là hổ phải sống trong cũi sắt, mất hết tự do, mất hết sự oai nghiêm vốn có.
Sự hung mãnh, và mong muốn tự do dấy lên mạnh mẽ trong tâm sự của hổ,
nhưng không thể thực hiện được. Nỗi nhớ tuôn trào với cảm xúc về quá khứ
tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng trong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
Chúa sơn lâm được sống lại với những ký ức tươi đẹp nơi núi rừng hùng vĩ,
hổ chợt nhận ra sự tầm thường giả dối của những khung cảnh nơi nó đang
sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh "không đời nào thay
đổi", những cảnh đơn điệu nhàm chán do con người sửa sang và cố đòi "bắt
chước". Chúa tể rừng xanh khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật
nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng
đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng tu sửa thì đó cũng chỉ
là những "dải nước đen giả suối chẳng thông dòng" lên dưới những "mô gò
thấp kém", là những "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" không có gì là
"bí hiểm", "hoang vu". Những cảnh sống ngụy tạo, tầm thường ấy khiến cho
hổ càng tiếc nhớ chốn "ngàn năm cao cả âm u".
Chán ghét trước thực tại cuộc sống, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát
khao cháy bỏng về một cuộc sống tự do mãnh liệt. Dù cho cuộc sống hiện tại
đầy căm thù nhưng không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị
chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài
niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Bài thơ "Nhớ rừng" là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào "Thơ
Mới" vì nó đã thể hiện được rất rõ cái "mới" của thi phẩm. Trước hết, tính mới
được thể hiện qua thể thơ tám chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần
với nhau), vần bằng, vần trắc hoán vị liên tiếp, đều đặn. Kế thừa thể hát nói
truyền thống nhưng "Nhớ rừng" với thể tám chữ đã được dùng linh hoạt, tự
do hơn về cách ngắt nhịp, phá bỏ hoàn toàn những quy định niêm luật vận
đối cứng nhắc (có tiết tấu khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm. .). Ngoài ra
ngôn ngữ hình ảnh thơ không còn mang tính ước lệ cổ xưa nữa mà thay vào
đó là các hình ảnh được thể hiện rất sinh động, sáng tạo, giàu tính chất trữ
tình, biểu cảm. Đặc biệt hơn cả, bài thơ còn sử dụng nhiều các biện pháp tu
từ nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, câu hỏi tu từ... Tất cả điều đó đã tạo
nên tính nhạc điệu và chất họa cho bài thơ.
Bài thơ "Nhớ rừng" là sự mượn hình ảnh của con hổ để diễn tả "tâm bệnh
của thời đại" lúc bấy giờ. Tâm trạng của chúa sơn lâm mơ về cuộc sống tươi
đẹp đã qua trong quá khứ cũng là tâm trạng của bao thế hệ người Việt Nam
bị đàn áp, bóc lột, giam cầm trong thời điểm đó, đồng thời khơi lên niềm khát
khao tự do chính đáng của chính tác giả và con người lúc bấy giờ.
Trên đây là bài phân tích tác phẩm "Nhớ rừng" chọn lọc nhất. Hy vọng bài
viết này đem lại kiến thức bổ ích tới bạn đọc. Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Document Outline

  • Phân tích bài thơ Nhớ Rừng của nhà thơ Thế Lữ chọn