Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên hay nhất

Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 8 209 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 5 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên hay nhất

Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

9 5 lượt tải Tải xuống
Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên hay
nhất
1. Tác giả, tác phẩm
1.1. Tác gi Vũ Đình Liên
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996).
- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới.
- Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc,...
1.2. Tác phm Ông đ
- Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời
sống văn hóa Việt Nam, khi Tây học du nhập vào Việt Nam, lẽ đó hình ảnh những
ông đồ đã bị hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm
ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
- Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi
gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi
được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
- Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ; kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, tổng thể
bài thơ chặt chẽ và độc đáo; ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.
2. Phân tích bài thơ Ông đồ
ai đó đã từng nói rằng, thi ca Việt Nam vườn hoa muôn ngàn thanh sắc mỗi đóa hoa
mỗi đóa hương sắc mang hình hài khác nhau. Thực vậy, ta có Xuân Diệu mang trong mình giọng
điệu say đắm, rạo rực; Hàn Mặc Tử điên loạn, khổ đau; Huy Cận buồn sầu ảo não;... Mỗi nhà thơ
đều có giọng điệu, phong cách, tâm tư tình cảm và thi tứ khác nhau. Những hồn thơ ấy, ta chẳng
thể mang cân đo đong đếm vị nào hơn vị nào, mà chỉ thể dựa vào ấn tượng của người đọc khi
thưởng thức tác phẩm. Và nhắc đến Vũ Đình Liên, ta nhắc đến một hồn thơ hoài cổ, tuy số lượng
sáng tác không nhiều song đều mang giá trị nghệ thuật cao. Trong đó, nổi bật phải kể đến bài thơ
"Ông đồ".
Bài thơ "Ông đồ" được đăng trên tạp chí "Tinh hoa" năm 1936. Những năm trước khi ra đời bài
thơ, nền văn hóa phương Tây dần xâm nhập vào nước ta, bởi vì thế mà nền văn hóa Hán học dần
mất đi vị thế của mình. Những ông đồ viết chữ nho nay cũng chẳng còn vị thế như trước nữa, thậm
chí còn bị lãng quên đi. Sáng tác của Đình Liên sự hòa quyện của hai nguồn cảm hứng:
"Lòng thương người tình hoài cổ." Đó nhận xét của Hoài Thanh. Thực vậy, tình hoài cổ khiến
thơ ông có những bâng khuâng tiếc nuối vì bao nét đẹp truyền thống nay phai nhạt dần; đồng thời
hòa quyện vào đó là lòng thương người khiến những câu chữ như xót xa, thương khóc cho những
mảnh đời bị lãng quên. "Ông đồ" một minh chứng rõ ràng nhất cho nguồn cảm hứng nơi Vũ Đình
Liên. "Ông đồ" - một nhan đề đọc lên đủ để cho người ta thấy một nền văn hóa tinh thần của dân
tộc ở trước mắt, bao nét đẹp của văn hóa đi theo ông đồ như vậy mà dẫn chìm vào dĩ vãng, một sự
tiếc thương vô cùng cũng là lý do và mục đích khiến tác giả đã sáng tác nên bài thơ này.
Ra đời trong phong trào thơ Mới nhưng bài thơ “Ông đồ” không xoay quanh trục cảm xúc thông
thường của các nhà thơ lãng mạn khi “thoát lên tiên” để tìm cái tôi riêng mình, để đắm đuối trong
tình yêu hay buồn sầu ảo não trong nỗi đau mất nước. Đình Liên tìm riêng cho mình một lối
đi, ông hướng lòng mình về quá khứ để nhận ra “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
Ông kiếm tìm những giá trị đã cũ, mang những nỗi đau bị quên lãng. Rõ ràng, sự xâm chiếm của
thực dân Pháp, phong trào Âu hóa đã kéo theo sự trượt dốc của Nho học, cùng theo đó là sự xuất
hiện của một lớp người nạn nhân đau khổ. Và ông đồ là một nhân chứng.
Mở đầu bài thơ là một hình ảnh quen thuộc:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Khổ đầu bài thơ mở ra hình ảnh ông đồ xuất hiện vào mỗi dịp tết đến xuân về. Sự kiện hoa đào nở
gợi nhắc ta về một không khí tết, một ngày đầu xuân mà mỗi năm đều có theo quy luật muôn đời
của tạo hóa. Dường như trong sự vận động quy luật y của thiên nhiên, ông đồ xuất hiện như
một thói quen, như một điều hết sức hiển nhiên với một từ: "lại". Ông đồ với mùa xuân dường như
trở thành một cặp hình ảnh song hành, cứ khi mùa xuân về là sẽ thấy ông đồ ở đó. Từ "lại" miêu
tả sự lặp đi lặp lại của một hành động nhất định. Chỉ với từ lại, nhà thơ đã khéo léo khắc họa hình
ảnh ông đồ xuất hiện mỗi dịp xuân về như một thói quen, điều tất nhiên của tọa hóa. Sự xuất
hiện đã trở thành quen thuộc y khiến ông đồ trở thành đại diện cho một nét văn hóa đẹp của người
Việt Nam: đó là phong tục xin chữ - cho chữ ngày Tết với mong muốn được bình an, hạnh phúc,
con trẻ học hành thông minh, sáng dạ. Cùng với mực tàu, giấy đỏ, thú chơi câu đố đã tạo nên một
nét rất riêng, rất cổ kính trong văn a dân tộc. Người Việt xưa, khi nền Nho học còn thịnh, vốn
chuộng những nét chữ Nho mang nhiều ý nghĩa. Qua đó, có thể thấy sự trân trọng, tự hào và yêu
kính của tác giả dành cho ông đồ - người đã giữ gìn văn hóa thanh cao u đời của người Việt
Nam. Sự xuất hiện song hành của ông đồ và mùa xuân như tín hiệu của niềm vui, là dấu hiệu của
ngày tết cổ truyền mang đậm phong cách người Việt.
Tuy chỉ chiếm một góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính trung tâm,
ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đồ ngồi viết chữ. Câu thơ ấm ran sự
sống bởi từ chỉ số lượng có tính chất phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc” biểu đạt sự thán
phục, ngợi ca, trân trọng. Người xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không
phải để kiếm sống mà mục đích cao nhất là để m người, để thể phò vua, trợ nước, giúp đời.
Đó khi mà chữ Nho được trọng vọng. Sự giản dị mang theo những phẩm chất quý báu của mình
khiến ông đồ thu hút được nhiều người. Họ muốn xin chữ, xin cái đẹp từ ông. Để rồi khi được
chiêm ngưỡng tài năng của ông đồ, những người thuê viết lại được một phen "tấm tắc ngợi khen
tài". Ngữ cảnh hai câu thơ cho ta thấy rõ ràng sự hưng thịnh của Nho học, khi người người đều coi
trọng chữ Nho, thán phục trước tài năng của những nhà nho. Các câu thơ tiếp theo để miêu tả
nhất sự tài năng của ông đồ. Câu thơ khắc họa ông đồ là người có hoa tay, với lối viết chữ "thảo",
viết nhanh đẹp. Bên cạnh đó, người nhiều hoa tay không chỉ viết chữ, mà họ còn tạo ra được
cả một tác phẩm như một bức tranh mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật. Chơi chữ một thú vui th
hiện cốt cách thanh cao của người thường thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như
một nghệ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Những nét chữ
Nho là kết tinh của tinh hoa hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, mang chứa trong nó những giá trị sâu
rễ bền gốc của một thời k văn hóa, ông đồ bằng tài hoa của mình, đã tái hiện lại những điều
ấy, để rồi được mọi người tấm tắc ngợi khen. Tác giả Đình Liên thể hiện nghệ thuật viết chữ
của ông đồ như rồng bay phượng múa, một nghệ thuật so sánh độc đáo phần nào làm tôn lên thú
xin chữ viết chữ, nhấn mạnh tài nghệ, vẻ đẹp thanh cao đáng trân trọng của một nét đẹp thời xưa.
Đồng thời, câu thơ thể hiện sự cao quý qua những lời khen ngợi của những người qua đường.
Nhưng thời thế đổi thay, bởi chẳng vĩnh viễn. Thời gian vốn một dòng chảy, nó sẽ bỏ
qua và đào thải bất cứ ai khư khư gìn giữ những điều cũ kỹ, không chịu tiếp thu cái mới. Và trong
dòng chảy y của thời gian, rất dễ cuốn đi những chân giá trị. ràng, ông đồ cũng nằm trong
dòng chảy thời gian ấy. Khi thời thế thay đổi cũngkhi ông không còn được trọng vọng, ngưỡng
mộ như xưa:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Cũng là mỗi năm nhưng lại đứng sau từ nhưng - con chữ thường làm đảo lộn trật tự quen thuộc.
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi của thời gian. Nếu như trước đây “Mỗi
năm hoa đào nở” sẽ đưa đến cho ông đồ già những vị khách - “bao nhiêu người thuê viết”, thì giờ
đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Sự vắng vẻ, quạnh hiu ấy tăng tiến dần theo thời gian. Mùa xuân
dần bỏ quên ông đồ già. Nhịp đi của thời gian bao hàm csự mài mòn, suy thoái. Sngười còn
chút mến yêu kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi
người một ngả. Từ chỗ là một nhà nho, một nghệ sĩ được mọi người ngợi khen, kính phục thì nay,
ông đồ cũng chỉ một người kiếm kế sinh nhai bình thường. Thậm chí, việc kiếm kế sinh nhai
của ông còn trở nên ngày một khó khăn, khi chữ nho không còn được ưa chuộng như trước. Bằng
câu hỏi tu từ hết sức độc đáo, Vũ Đình Liên đã thể hiện 1 nỗi nuối tiếc của 1 thời vàng son để
rồi đọng lại thành nỗi sầu, nỗi tủi thấm sang cả những vật tri giác: "Người thuê viết nay
đâu?". Giấy đỏ thứ giấy ng để ông đồ viết chữ lên, mang trong sắc màu may mắn, với ý
nghĩa như một lời chúc phúc của ông đồ dành cho người xin chữ, cũng lời ước nguyện của
người cầu chữ y. Vậy mà “Giấy đỏ buồn không thắm” - không thắm bởi lâu nay không được dùng
đến nên phôi pha úa tàn theo năm tháng. Những lời chúc phúc của ông đồ nay chẳng ai còn cần
đến nữa, còn lại chỉ nỗi buồn. Mực cũng vậy - đó thứ mực đen thẫm để ông đồ viết chữ,
những thỏi mực đẹp sẽ mang hương thơm của tri thức, mang theo cả sự chân thành của ông đồ già.
Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên sầu” nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn
tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đã đợi chờ trong vô vọng. Mực đọng trong nghiên như than
như khóc, như nước mắt của những tháng ngày mòn mỏi nơi ông đồ già. Câu hỏi tu từ bật lên trước
đó như nỗi lòng của ông đồ già, lại như tiếng hỏi xót xa của những giấy, những mực với dòng đời
đổi thay bạc bẽo. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho
giấy đỏ, mực tàu vốn tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người. Giấy và mực duyên
nợ của nhà Nho, một mảnh tâm hồn của nhà Nho. Phép nhân hóa vừa như làm sống dậy linh
hồn của những vật vô tri vô giác, vừa như ẩn dụ cho nỗi lòng mang nặng tâm tư trước sự thay đổi
của thời thế. Hai câu thơ chỉ nói “mực đọng”, “nghiên sầu” mà giúp ta thấy được cnỗi lòng buồn
thương của con người trước sự vô thường của thời gian. Rõ ràng, ông đồ đã bị đào thải, những giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã dần bị lãng quên trước những thay đổi hiện đại, mới mẻ từ
tây phương.
Trước sự lãng quên dần của thời thế, ông đồ vẫn ở đó đợi chờ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Từ “vẫn” như một chút sinh lực cuối cùng ông đồ mang ra góp mặt với đời. Bằng sự gắng gượng
trong miếng cơm manh áo, ông vẫn ngồi đấy. Lúc này, phố vẫn đông người, chỉ khác là không ai
nhận ra sự hiện diện của ông giữa cuộc đời. Nghệ thuật đối lập tài tình: một bên là sự đơn chiếc lẻ
loi, một bên cuộc sống xô bồ hiện đại; một bên cái dáng ngồi gối bất động, một bên
không khí tưng bừng náo nhiệt khi tết đến xuân về; một bên là thái độ cố gắng níu kéo, một bên
sự thờ ơ lãng quên. Ông đồ dường như vẫn chưa chịu chấp nhận sự lãng quên của cuộc đời, ông
vẫn đang cố gắng tìm kiếm hào quang lúc trước. không ai hay ai biết, ông vẫn ngồi đó, với
những tờ giấy đỏ, với nghiên mực, chờ đợi chỉ một người cũng được, sẽ nhận ra mình. Nhưng
Nho học đã tàn, thứ ông đồ còn lại chỉ còn những tư tưởng đã cũ, tấm thân tiêu điều những
nét chữ chẳng còn ai mong nhớ. Thậm chí đến nơi ông đồ ngồi cũng tiêu điều xác: lá vàng, mưa
bụi. Những chiếc lá vàng phủ kín trang giấy, nhạt nhòa vì thời gian, vì ế ẩm. Làn mưa bụi mịt mờ
đất trời, lã chã rơi trên áo the, khăn xếp, trên nét mặt gnua mỏi mệt của ông đồ. Một khung cảnh
buồn bã. Con người như bị nhòe lẫn trong cái tái tê của cảnh. Đây chính là hai câu thơ tả cảnh ngụ
tình đặc sắc nhất trong bài. Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều rằng: "Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ?". Hai câu thơ tiêu điều ấy có lẽ không phải ngoại cảnh, mà là tâm cảnh. Những chiếc
vàng chen ngang khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống, phải chăng một điều không hợp
lý? Hình ảnh vàng trở về với đất mẹ hay chính hình ảnh héo tàn, rơi rụng của ông đồ trước
một hội mới đang sinh sôi. Hạt mưa bụi kia mưa của đất trời hay mưa của lòng người, của
thời gian, của quên lãng? Thời thế, con người đều lạnh lùng từ chối ông đồ già, từ chối những giá
trị được coi xưa cũ. Ch Nho, bút nghiên, giấy mực đều trở nên cũ kỹ, lạc lõng giữa phố phường
hiện đại. Ông đồ trở thành một di tích, một phế tích không hợp thời, lạc lõng, chơ vơ giữa thời đại
ông đang sống. Lá rơi không nghe tiếng, mưa bụi chẳng làm ướt ai nhưng người đọc hơn nửa thế
kỉ qua vẫn còn nhỏ lệ trước tình cảnh đáng thương của ông đồ. Đó là cái tài tình của Vũ Đình Liên,
thi nhân không chỉ trích ai, cũng chẳng bắt ép ai phải quan tâm đến ông đồ, nhưng bằng ngòi bút
tượng hình với lối miêu tả nội tâm sâu sắc, nhà thơ vẫn khiến người đọc xót thương cho những g
trị xưa cũ, thầm trách mình sao tệ đến thế, sao lại chạy theo những phồn hoa đô thị mà lãng quên
phong tục của dân tộc, lãng quên ông đồ già.
Thế rồi từ chỗ được yêu mến, trọng vọng, hình ảnh ông đồ nhạt nhòa dần, rồi biến mất giữa bộn
bề cuộc sống:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Mở đầu bài thơ Ông đồ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa
khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lđường hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố
phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh xưa cũng dần tan
biến vào dòng thời gian. Kết cấu đầu cuối tương ứng khiến bài thơ như một vòng tuần hoàn chặt
chẽ, thống nhất, nhưng đồng thời khắc sâu thêm nỗi buồn của thi nhân. Vẫn khung cảnh hoa đào
nở đó, cảnh đây, nhưng người đã khác. Ông đồ không còn đó nữa, một phong tục đẹp trong văn
hóa dân tộc cũng đã úa tàn. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người háo hức đi chợ sắm tết
để chờ mong 1 năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng
người thì đâu? Ông đồ đã biến mất hoàn toàn, không chỉ trong tâm trí người đời còn cả trong
khung cảnh. Hoa đào ông đồ không còn cặp hình ảnh sóng đôi, sự xuất hiện đơn chiếc của
hoa đào nở như nụ cười mỉa mai với ông đồ già. Ông đã hoàn toàn bị quên lãng. Giờ đây hình ảnh
ông đồ chỉ còn là cái di ch tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn, không còn mảy may chút trong
dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Thời đại đã sang trang, giá trị mà con người nhận thức được
cũng thay đổi, sự biến mất của ông đồ cũng là sự đào thải tự nhiên trong dòng chảy của cuộc đời.
Còn ai nhớ tới một ông đồ đã từng cho chữ nơi này, ngoài Vũ Đình Liên? Dòng đời cứ trôi dần
trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ
cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc: "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu y giờ?" Hai
câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ
hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm thi hỏi 1 cách
xót xa: Hỏi mây hỏi trời, hỏi cuộc sống hỏi 1 thời đại, hỏi để cảm thông cho thân phận của
những người muôn năm đã bị thời thế khước từ. Ông đồ cũng như những người từ muôn năm
ấy, giờ ở đâu? Cái hồn cốt dân tộc, những giá trị tuyệt đẹp trong văn hóa truyền thống, giờ ở đâu?
Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lời tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của 1
thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn 1 màu sắc nhạt phai, tê tái. Vũ Đình Liên nhìn vào sự thực ấy,
xót thương, đau khổ trước sự thực ấy. Thi nhân nhìn thấy những giá trị xưa cũ, những nét đẹp cha
ông ta để lại từ ngàn xưa, nay biết mất. Cái hồn thi nhân nhắc đến lẽ không chỉ cái hồn
của ngàn vạn người từ kim cổ, mà còn là cái hồn dân tộc. Với cách sử dụng thành công biện pháp
tu từ, nhà thơ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương
của 1 thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông.
Tác giả Vũ Đình Liên sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ để nhằm khắc họa
nên hình ảnh trái ngược của ông đồ ở hai thời kỳ là vàng son ở thời kthất thế. Với thể thơ ngũ
ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, lời thơ giống như một lời kể chuyện
thuật lại nét đẹp truyền thống xưa của dân tộc, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, bài thơ chứa
đựng đủ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nhất. Qua những nét nghệ thuật tiêu biểu đó, tác giả thể
hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn
hóa dân tộc. Tất cả tạo nên cho bài thơ một hình hài giản dị, chân chất nhưng vẫn truyền tải được
trọn vẹn cảm xúc của nhà thơ, khắc họa hình ảnh của ông đồ, một "di tích đáng thương của thời
tàn", một nỗi buồn riêng nhưng là niềm xót xa chung.
Bằng một nỗi niềm rất riêng, một lòng yêu văn hóa xứ sở, Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức
bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng. Để một thoáng nhìn lại mình, ta tự vấn lòng,
ta đã làm chi cuộc đời ta, ta đã làm với sự ơ hờ, tâm. Ta tung thả mình, ta hồn nhiên
góp phần chạy đua, đánh mất bản sắc dân tộc để đến với những thú vui thời thượng, trong khi đó
mới chính là những chân giá trị vĩnh hằng cho nguồn cội mỗi cá nhân. Trang thơ đã khép lại rồi,
song những âm của về hình ảnh ông đồ, một mảnh hồn tàn, một di tích sống của thời kỳ
vàng son xưa cũ, vẫn sẽ còn lưu giữ mãi trong trái tim người đọc.
| 1/7

Preview text:

Phân tích bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên hay nhất
1. Tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả Vũ Đình Liên
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996).
- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội.
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới.
- Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc,... 1.2. Tác phẩm Ông đồ
- Hoàn cảnh sáng tác: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vi trong đời
sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những
ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm
ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.
- Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi
gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi
được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
- Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ; kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, tổng thể
bài thơ chặt chẽ và độc đáo; ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.
2. Phân tích bài thơ Ông đồ
Có ai đó đã từng nói rằng, thi ca Việt Nam là vườn hoa muôn ngàn thanh sắc mà mỗi đóa hoa là
mỗi đóa hương sắc mang hình hài khác nhau. Thực vậy, ta có Xuân Diệu mang trong mình giọng
điệu say đắm, rạo rực; Hàn Mặc Tử điên loạn, khổ đau; Huy Cận buồn sầu ảo não;... Mỗi nhà thơ
đều có giọng điệu, phong cách, tâm tư tình cảm và thi tứ khác nhau. Những hồn thơ ấy, ta chẳng
thể mang cân đo đong đếm vị nào hơn vị nào, mà chỉ có thể dựa vào ấn tượng của người đọc khi
thưởng thức tác phẩm. Và nhắc đến Vũ Đình Liên, ta nhắc đến một hồn thơ hoài cổ, tuy số lượng
sáng tác không nhiều song đều mang giá trị nghệ thuật cao. Trong đó, nổi bật phải kể đến bài thơ "Ông đồ".
Bài thơ "Ông đồ" được đăng trên tạp chí "Tinh hoa" năm 1936. Những năm trước khi ra đời bài
thơ, nền văn hóa phương Tây dần xâm nhập vào nước ta, bởi vì thế mà nền văn hóa Hán học dần
mất đi vị thế của mình. Những ông đồ viết chữ nho nay cũng chẳng còn vị thế như trước nữa, thậm
chí là còn bị lãng quên đi. Sáng tác của Vũ Đình Liên là sự hòa quyện của hai nguồn cảm hứng:
"Lòng thương người và tình hoài cổ." Đó là nhận xét của Hoài Thanh. Thực vậy, tình hoài cổ khiến
thơ ông có những bâng khuâng tiếc nuối vì bao nét đẹp truyền thống nay phai nhạt dần; đồng thời
hòa quyện vào đó là lòng thương người khiến những câu chữ như xót xa, thương khóc cho những
mảnh đời bị lãng quên. "Ông đồ" một minh chứng rõ ràng nhất cho nguồn cảm hứng nơi Vũ Đình
Liên. "Ông đồ" - một nhan đề đọc lên đủ để cho người ta thấy một nền văn hóa tinh thần của dân
tộc ở trước mắt, bao nét đẹp của văn hóa đi theo ông đồ như vậy mà dẫn chìm vào dĩ vãng, một sự
tiếc thương vô cùng cũng là lý do và mục đích khiến tác giả đã sáng tác nên bài thơ này.
Ra đời trong phong trào thơ Mới nhưng bài thơ “Ông đồ” không xoay quanh trục cảm xúc thông
thường của các nhà thơ lãng mạn khi “thoát lên tiên” để tìm cái tôi riêng mình, để đắm đuối trong
tình yêu hay buồn sầu ảo não trong nỗi đau mất nước. Vũ Đình Liên tìm riêng cho mình một lối
đi, ông hướng lòng mình về quá khứ để nhận ra “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
Ông kiếm tìm những giá trị đã cũ, mang những nỗi đau bị quên lãng. Rõ ràng, sự xâm chiếm của
thực dân Pháp, phong trào Âu hóa đã kéo theo sự trượt dốc của Nho học, cùng theo đó là sự xuất
hiện của một lớp người nạn nhân đau khổ. Và ông đồ là một nhân chứng.
Mở đầu bài thơ là một hình ảnh quen thuộc: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Khổ đầu bài thơ mở ra hình ảnh ông đồ xuất hiện vào mỗi dịp tết đến xuân về. Sự kiện hoa đào nở
gợi nhắc ta về một không khí tết, một ngày đầu xuân mà mỗi năm đều có theo quy luật muôn đời
của tạo hóa. Dường như trong sự vận động có quy luật ấy của thiên nhiên, ông đồ xuất hiện như
một thói quen, như một điều hết sức hiển nhiên với một từ: "lại". Ông đồ với mùa xuân dường như
trở thành một cặp hình ảnh song hành, cứ khi mùa xuân về là sẽ thấy ông đồ ở đó. Từ "lại" miêu
tả sự lặp đi lặp lại của một hành động nhất định. Chỉ với từ lại, nhà thơ đã khéo léo khắc họa hình
ảnh ông đồ xuất hiện mỗi dịp xuân về như một thói quen, là điều tất nhiên của tọa hóa. Sự xuất
hiện đã trở thành quen thuộc ấy khiến ông đồ trở thành đại diện cho một nét văn hóa đẹp của người
Việt Nam: đó là phong tục xin chữ - cho chữ ngày Tết với mong muốn được bình an, hạnh phúc,
con trẻ học hành thông minh, sáng dạ. Cùng với mực tàu, giấy đỏ, thú chơi câu đố đã tạo nên một
nét rất riêng, rất cổ kính trong văn hóa dân tộc. Người Việt xưa, khi nền Nho học còn thịnh, vốn
chuộng những nét chữ Nho mang nhiều ý nghĩa. Qua đó, có thể thấy sự trân trọng, tự hào và yêu
kính của tác giả dành cho ông đồ - người đã giữ gìn văn hóa thanh cao lâu đời của người Việt
Nam. Sự xuất hiện song hành của ông đồ và mùa xuân như tín hiệu của niềm vui, là dấu hiệu của
ngày tết cổ truyền mang đậm phong cách người Việt.
Tuy chỉ chiếm một góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính là trung tâm,
ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có:
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đồ ngồi viết chữ. Câu thơ ấm ran sự
sống bởi từ chỉ số lượng có tính chất phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc” biểu đạt sự thán
phục, ngợi ca, trân trọng. Người xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không
phải để kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời.
Đó là khi mà chữ Nho được trọng vọng. Sự giản dị mang theo những phẩm chất quý báu của mình
khiến ông đồ thu hút được nhiều người. Họ muốn xin chữ, xin cái đẹp từ ông. Để rồi khi được
chiêm ngưỡng tài năng của ông đồ, những người thuê viết lại được một phen "tấm tắc ngợi khen
tài". Ngữ cảnh hai câu thơ cho ta thấy rõ ràng sự hưng thịnh của Nho học, khi người người đều coi
trọng chữ Nho, thán phục trước tài năng của những nhà nho. Các câu thơ tiếp theo để miêu tả rõ
nhất sự tài năng của ông đồ. Câu thơ khắc họa ông đồ là người có hoa tay, với lối viết chữ "thảo",
viết nhanh và đẹp. Bên cạnh đó, người có nhiều hoa tay không chỉ viết chữ, mà họ còn tạo ra được
cả một tác phẩm như một bức tranh mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật. Chơi chữ là một thú vui thể
hiện cốt cách thanh cao của người thường thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như
một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Những nét chữ
Nho là kết tinh của tinh hoa hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, mang chứa trong nó những giá trị sâu
rễ bền gốc của một thời kỳ văn hóa, và ông đồ bằng tài hoa của mình, đã tái hiện lại những điều
ấy, để rồi được mọi người tấm tắc ngợi khen. Tác giả Vũ Đình Liên thể hiện nghệ thuật viết chữ
của ông đồ như rồng bay phượng múa, một nghệ thuật so sánh độc đáo phần nào làm tôn lên thú
xin chữ viết chữ, nhấn mạnh tài nghệ, vẻ đẹp thanh cao đáng trân trọng của một nét đẹp thời xưa.
Đồng thời, câu thơ thể hiện sự cao quý qua những lời khen ngợi của những người qua đường.
Nhưng thời thế đổi thay, bởi chẳng có gì là vĩnh viễn. Thời gian vốn là một dòng chảy, nó sẽ bỏ
qua và đào thải bất cứ ai khư khư gìn giữ những điều cũ kỹ, không chịu tiếp thu cái mới. Và trong
dòng chảy ấy của thời gian, rất dễ cuốn đi những chân giá trị. Rõ ràng, ông đồ cũng nằm trong
dòng chảy thời gian ấy. Khi thời thế thay đổi cũng là khi ông không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ như xưa:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Cũng là mỗi năm nhưng lại đứng sau từ nhưng - con chữ thường làm đảo lộn trật tự quen thuộc.
Hai từ “mỗi” điệp lại trong một câu thơ diễn tả bước đi của thời gian. Nếu như trước đây “Mỗi
năm hoa đào nở” sẽ đưa đến cho ông đồ già những vị khách - “bao nhiêu người thuê viết”, thì giờ
đây “mỗi năm” lại “mỗi vắng”. Sự vắng vẻ, quạnh hiu ấy tăng tiến dần theo thời gian. Mùa xuân
dần bỏ quên ông đồ già. Nhịp đi của thời gian bao hàm cả sự mài mòn, suy thoái. Số người còn
chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi
người một ngả. Từ chỗ là một nhà nho, một nghệ sĩ được mọi người ngợi khen, kính phục thì nay,
ông đồ cũng chỉ là một người kiếm kế sinh nhai bình thường. Thậm chí, việc kiếm kế sinh nhai
của ông còn trở nên ngày một khó khăn, khi chữ nho không còn được ưa chuộng như trước. Bằng
câu hỏi tu từ hết sức độc đáo, Vũ Đình Liên đã thể hiện 1 nỗi nuối tiếc của 1 thời kì vàng son để
rồi đọng lại thành nỗi sầu, nỗi tủi thấm sang cả những vật vô tri vô giác: "Người thuê viết nay
đâu?". Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, mang trong nó sắc màu may mắn, với ý
nghĩa như một lời chúc phúc của ông đồ dành cho người xin chữ, và cũng là lời ước nguyện của
người cầu chữ ấy. Vậy mà “Giấy đỏ buồn không thắm” - không thắm bởi lâu nay không được dùng
đến nên phôi pha úa tàn theo năm tháng. Những lời chúc phúc của ông đồ nay chẳng ai còn cần
đến nữa, còn lại chỉ có nỗi buồn. Mực cũng vậy - đó là thứ mực đen thẫm để ông đồ viết chữ,
những thỏi mực đẹp sẽ mang hương thơm của tri thức, mang theo cả sự chân thành của ông đồ già.
Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên sầu” nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn
tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đã đợi chờ trong vô vọng. Mực đọng trong nghiên như than
như khóc, như nước mắt của những tháng ngày mòn mỏi nơi ông đồ già. Câu hỏi tu từ bật lên trước
đó như nỗi lòng của ông đồ già, lại như tiếng hỏi xót xa của những giấy, những mực với dòng đời
đổi thay bạc bẽo. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho
giấy đỏ, mực tàu vốn vô tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người. Giấy và mực là duyên
nợ của nhà Nho, là một mảnh tâm hồn của nhà Nho. Phép nhân hóa vừa như làm sống dậy linh
hồn của những vật vô tri vô giác, vừa như ẩn dụ cho nỗi lòng mang nặng tâm tư trước sự thay đổi
của thời thế. Hai câu thơ chỉ nói “mực đọng”, “nghiên sầu” mà giúp ta thấy được cả nỗi lòng buồn
thương của con người trước sự vô thường của thời gian. Rõ ràng, ông đồ đã bị đào thải, những giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã dần bị lãng quên trước những thay đổi hiện đại, mới mẻ từ tây phương.
Trước sự lãng quên dần của thời thế, ông đồ vẫn ở đó đợi chờ:
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.
Từ “vẫn” như một chút sinh lực cuối cùng ông đồ mang ra góp mặt với đời. Bằng sự gắng gượng
trong miếng cơm manh áo, ông vẫn ngồi đấy. Lúc này, phố vẫn đông người, chỉ khác là không ai
nhận ra sự hiện diện của ông giữa cuộc đời. Nghệ thuật đối lập tài tình: một bên là sự đơn chiếc lẻ
loi, một bên là cuộc sống xô bồ hiện đại; một bên là cái dáng ngồi bó gối bất động, một bên là
không khí tưng bừng náo nhiệt khi tết đến xuân về; một bên là thái độ cố gắng níu kéo, một bên là
sự thờ ơ lãng quên. Ông đồ dường như vẫn chưa chịu chấp nhận sự lãng quên của cuộc đời, ông
vẫn đang cố gắng tìm kiếm hào quang lúc trước. Dù không ai hay ai biết, ông vẫn ngồi đó, với
những tờ giấy đỏ, với nghiên mực, chờ đợi dù chỉ là một người cũng được, sẽ nhận ra mình. Nhưng
Nho học đã tàn, thứ ông đồ còn lại chỉ còn là những tư tưởng đã cũ, tấm thân tiêu điều và những
nét chữ chẳng còn ai mong nhớ. Thậm chí đến nơi ông đồ ngồi cũng tiêu điều xơ xác: lá vàng, mưa
bụi. Những chiếc lá vàng phủ kín trang giấy, nhạt nhòa vì thời gian, vì ế ẩm. Làn mưa bụi mịt mờ
đất trời, lã chã rơi trên áo the, khăn xếp, trên nét mặt già nua mỏi mệt của ông đồ. Một khung cảnh
buồn bã. Con người như bị nhòe lẫn trong cái tái tê của cảnh. Đây chính là hai câu thơ tả cảnh ngụ
tình đặc sắc nhất trong bài. Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều rằng: "Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ?". Hai câu thơ tiêu điều ấy có lẽ không phải ngoại cảnh, mà là tâm cảnh. Những chiếc
là vàng chen ngang khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống, phải chăng là một điều không hợp
lý? Hình ảnh lá vàng trở về với đất mẹ hay chính là hình ảnh héo tàn, rơi rụng của ông đồ trước
một xã hội mới đang sinh sôi. Hạt mưa bụi kia là mưa của đất trời hay mưa của lòng người, của
thời gian, của quên lãng? Thời thế, con người đều lạnh lùng từ chối ông đồ già, từ chối những giá
trị được coi là xưa cũ. Chữ Nho, bút nghiên, giấy mực đều trở nên cũ kỹ, lạc lõng giữa phố phường
hiện đại. Ông đồ trở thành một di tích, một phế tích không hợp thời, lạc lõng, chơ vơ giữa thời đại
ông đang sống. Lá rơi không nghe tiếng, mưa bụi chẳng làm ướt ai nhưng người đọc hơn nửa thế
kỉ qua vẫn còn nhỏ lệ trước tình cảnh đáng thương của ông đồ. Đó là cái tài tình của Vũ Đình Liên,
thi nhân không chỉ trích ai, cũng chẳng bắt ép ai phải quan tâm đến ông đồ, nhưng bằng ngòi bút
tượng hình với lối miêu tả nội tâm sâu sắc, nhà thơ vẫn khiến người đọc xót thương cho những giá
trị xưa cũ, thầm trách mình sao tệ đến thế, sao lại chạy theo những phồn hoa đô thị mà lãng quên
phong tục của dân tộc, lãng quên ông đồ già.
Thế rồi từ chỗ được yêu mến, trọng vọng, hình ảnh ông đồ nhạt nhòa dần, rồi biến mất giữa bộn bề cuộc sống: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Mở đầu bài thơ Ông đồ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa
khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố
phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh xưa cũ cũng dần tan
biến vào dòng thời gian. Kết cấu đầu cuối tương ứng khiến bài thơ như một vòng tuần hoàn chặt
chẽ, thống nhất, nhưng đồng thời khắc sâu thêm nỗi buồn của thi nhân. Vẫn là khung cảnh hoa đào
nở đó, cảnh đây, nhưng người đã khác. Ông đồ không còn đó nữa, một phong tục đẹp trong văn
hóa dân tộc cũng đã úa tàn. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người háo hức đi chợ sắm tết
để chờ mong 1 năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng
người thì đâu? Ông đồ đã biến mất hoàn toàn, không chỉ trong tâm trí người đời mà còn cả trong
khung cảnh. Hoa đào và ông đồ không còn là cặp hình ảnh sóng đôi, sự xuất hiện đơn chiếc của
hoa đào nở như nụ cười mỉa mai với ông đồ già. Ông đã hoàn toàn bị quên lãng. Giờ đây hình ảnh
ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn, không còn mảy may chút gì trong
dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Thời đại đã sang trang, giá trị mà con người nhận thức được
cũng thay đổi, sự biến mất của ông đồ cũng là sự đào thải tự nhiên trong dòng chảy của cuộc đời.
Còn ai nhớ tới một ông đồ đã từng cho chữ nơi này, ngoài Vũ Đình Liên? Dòng đời cứ trôi dần và
trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ
cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc: "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?" Hai
câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ
hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi 1 cách
xót xa: Hỏi mây hỏi trời, hỏi cuộc sống hỏi 1 thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của
những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Ông đồ cũng như những người từ muôn năm
ấy, giờ ở đâu? Cái hồn cốt dân tộc, những giá trị tuyệt đẹp trong văn hóa truyền thống, giờ ở đâu?
Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lời tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của 1
thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn 1 màu sắc nhạt phai, tê tái. Vũ Đình Liên nhìn vào sự thực ấy, và
xót thương, đau khổ trước sự thực ấy. Thi nhân nhìn thấy những giá trị xưa cũ, những nét đẹp cha
ông ta để lại từ ngàn xưa, nay biết mất. Cái hồn mà thi nhân nhắc đến có lẽ không chỉ là cái hồn
của ngàn vạn người từ kim cổ, mà còn là cái hồn dân tộc. Với cách sử dụng thành công biện pháp
tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương
của 1 thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông.
Tác giả Vũ Đình Liên sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ để nhằm khắc họa
nên hình ảnh trái ngược của ông đồ ở hai thời kỳ là vàng son và ở thời kỳ thất thế. Với thể thơ ngũ
ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, lời thơ giống như một lời kể chuyện
thuật lại nét đẹp truyền thống xưa của dân tộc, kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, bài thơ chứa
đựng đủ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nhất. Qua những nét nghệ thuật tiêu biểu đó, tác giả thể
hiện nỗi niềm xót thương đối với ông đồ cũng như niềm tiếc nuối cho sự mất đi của một nền văn
hóa dân tộc. Tất cả tạo nên cho bài thơ một hình hài giản dị, chân chất nhưng vẫn truyền tải được
trọn vẹn cảm xúc của nhà thơ, khắc họa hình ảnh của ông đồ, một "di tích đáng thương của thời
tàn", một nỗi buồn riêng nhưng là niềm xót xa chung.
Bằng một nỗi niềm rất riêng, một lòng yêu văn hóa xứ sở, Vũ Đình Liên đã gọi dậy trong tâm thức
bạn đọc một nét đẹp văn hóa của một thời vang bóng. Để một thoáng nhìn lại mình, ta tự vấn lòng,
ta đã làm chi cuộc đời ta, ta đã làm gì với sự ơ hờ, vô tâm. Ta vô tư tung thả mình, ta hồn nhiên
góp phần chạy đua, đánh mất bản sắc dân tộc để đến với những thú vui thời thượng, trong khi đó
mới chính là những chân giá trị vĩnh hằng cho nguồn cội mỗi cá nhân. Trang thơ đã khép lại rồi,
song những dư âm của nó về hình ảnh ông đồ, một mảnh hồn tàn, một di tích sống của thời kỳ
vàng son xưa cũ, vẫn sẽ còn lưu giữ mãi trong trái tim người đọc.