-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích bài thơ Thu vịnh - Nguyễn Khuyến chọn lọc hay nhất | Ngữ Văn lớp 11
Thiên nhiên mùa thu tại làng quê Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến, hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, gợi cảm và hồn hậu, làm say đắm lòng người và khiến chúng ta càng thêm yêu mến, trân quý quê hương đất nước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích bài thơ Thu vịnh - Nguyễn Khuyến chọn lọc hay nhất
Phân tích bài thơ Thu vịnh - Nguyễn Khuyến chọn lọc hay nhất - Mẫu số 1
Thiên nhiên mùa thu tại làng quê Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến, hiện lên với vẻ đẹp
thanh cao, gợi cảm và hồn hậu, làm say đắm lòng người và khiến chúng ta càng thêm yêu mến, trân quý quê hương đất nước.
Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ mùa thu gồm ba bài: "Thu vịnh", "Thu điếu" và "Thu ẩm". Có lẽ ông
đã viết theo phong cách "chùm ba" của đại thi hào Đỗ Phủ, người Trung Quốc, nổi tiếng với các tác phẩm
"Tam biệt", "Tam lại" và nhiều tác phẩm khác. Theo nhà thơ Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu của Nguyễn
Khuyến, "Thu vịnh" mang đậm hồn cốt của cảnh vật mùa thu nhất, thể hiện cái thanh, cái trong, cái nhẹ và
cái cao của mùa thu. "Thu vịnh" không chỉ tái hiện được thần thái mùa thu xứ Bắc mà còn phản ánh tâm sự u uẩn của tác giả:
"Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào."
Bức tranh mùa thu trong "Thu vịnh" mở ra một không gian thoáng đãng, nơi bầu trời mùa thu xanh ngắt hòa
quyện với nét mềm mại của cành trúc:
"Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu."
Bầu trời cao xanh của mùa thu xứ Bắc hiện lên rõ nét trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, màu xanh ngắt
không chỉ là màu sắc của bầu trời mà còn chứa đựng tình cảm tha thiết của thi nhân với mùa thu, với quê
hương. Không gian mở ra thăm thẳm "mấy tầng cao", một cành trúc vươn lên giữa bầu trời thu, nét cong
mềm của cành trúc tạo nên một vẻ đẹp thanh cao. Từ láy "lơ phơ" gợi tả vẻ thưa thớt của những chiếc lá
trúc nhẹ nhàng lay động trong làn gió heo may mùa thu. Từ láy "hắt hiu" gợi lên sự rung động của cành trúc,
hay chính là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu đượm buồn.
Bức tranh mùa thu trong "Thu vịnh" tiếp tục được tác giả tô điểm với những đường nét và màu sắc mới:
"Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào."
Hình ảnh mùa thu được điểm xuyết thêm màu sắc của "nước biếc", một sắc xanh thêm vào bức tranh mùa
thu, màu của nước trong xanh với lớp khói phủ mờ ảo. Hình ảnh "khói" gợi nhớ đến "khói sóng" trong thơ
Thôi Hiệu: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Cảnh đêm thu thật huyền diệu, với ánh trăng là người
bạn tri kỉ của thi nhân. Câu thơ "Song thưa để mặc bóng trăng vào" mở ra một không gian tĩnh lặng, nơi ánh
trăng thu tạo nên một khung cảnh thêm phần huyền ảo và mộng mơ.
Cảnh thu trở nên thêm phần huyền hoặc với màu hoa và tiếng chim:
"Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"
Hoa mùa thu không đổi, không sắc màu rõ rệt có lẽ vì lớp khói phủ mờ nhạt, hay chính thi nhân đã mất đi ý
niệm về thời gian. "Mấy chùm trước giậu" gợi lên một cảm giác mơ hồ về loài hoa nào đó, chỉ biết đó là "hoa
năm ngoái". Hình ảnh này thể hiện sự ngưng đọng của thời gian, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ
mang một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là tiếng ngỗng trời xa lạ, tiếng "ngỗng nước nào" lạnh lẽo
vang vọng trong không gian mùa thu, khiến lòng thi nhân thêm thổn thức.
Cảnh đêm thu huyền diệu khơi dậy cảm hứng trong tâm hồn nhà thơ. Thi hứng chợt đến nhưng ngay lập
tức bị nỗi niềm u uẩn ngăn lại:
"Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào."
Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ bộc lộ trực tiếp nỗi lòng mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến và
các nhà thơ chân chính, thơ luôn gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn sẽ tạo nên thơ lớn.
Rung động trước mùa thu, định cất bút làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy "thẹn với ông Đào". Ông Đào ở
đây chính là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), nhà thơ nổi tiếng thời Lục Triều ở Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ, ra
làm quan nhưng sau chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và viết bài "Qui
khứ lai từ" nổi tiếng. Tại sao Nguyễn Khuyến lại "thẹn" với ông Đào? Thái độ này hiếm thấy ở các thi nhân
cổ kim. Về học vấn, Nguyễn Khuyến không thua kém Đào Uyên Minh, thậm chí còn đỗ Tam Nguyên và
được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài thơ, thơ của Nguyễn Khuyến không kém gì Đào Uyên
Minh. Xuân Diệu đã ca ngợi Nguyễn Khuyến là "Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam". Có lẽ
Nguyễn Khuyến "thẹn với ông Đào" vì thiếu dũng khí của ông Đào, người đã từ quan một cách dứt khoát,
trở thành biểu tượng về khí tiết trong quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến, khi ra làm quan, lúng
túng và cảm thấy hối tiếc vì đã từng tham gia vào guồng máy chính quyền thối nát thời bấy giờ. Dù đã về ẩn
dật, ông vẫn còn day dứt về những năm tháng đã qua. Câu thơ thể hiện nỗi niềm u uẩn của một nhân cách
lớn, của một nhà thơ lớn.
"Thu vịnh" là một bài thơ tuyệt vời về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh
đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng và cảnh vật huyền ảo dưới ánh trăng trắng trong thể
hiện tình cảm tha thiết của nhà thơ với quê hương đất nước. Qua vẻ đẹp của đêm thu, nhà thơ cũng bộc
bạch những tâm sự sâu kín, chân thật và cảm động của mình.
Thiên nhiên mùa thu của làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến, hiện lên đẹp một
cách thanh cao, gợi cảm và hồn hậu, làm tăng thêm tình yêu và sự quý trọng của chúng ta đối với quê hương đất nước.
Phân tích bài thơ Thu vịnh - Nguyễn Khuyến chọn lọc hay nhất - Mẫu số 2
Mùa thu từ xưa tới nay luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong các tác phẩm thi ca, nhạc họa. Mùa thu mang
vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, lúc mơ màng, lúc lại buồn man mác, khơi gợi nhiều cảm xúc vi diệu trong tâm
hồn con người. Nguyễn Khuyến cũng không ngoại lệ, với chùm thơ về mùa thu rất nổi tiếng gồm "Thu điếu,"
"Thu vịnh," và "Thu ẩm," nói về ba thú vui khi mùa thu tới. Trong đó, "Thu vịnh" được xem là bài thơ mang
nhiều nét thi vị đậm đà về cảnh sắc mùa thu nơi làng quê, thôn dã đầy giản dị và hồn hậu.
"Thu vịnh" có nghĩa là ngâm vịnh, ca tụng mùa thu. Tuy có quan niệm cho rằng nên hiểu là tác giả đang
trầm ngâm ngắm mùa thu mà làm thơ, nhưng điều này chưa hoàn toàn chính xác. Bài thơ là những vần thơ
bay bổng, mới nghe tưởng chừng chỉ đơn giản tả về mùa thu, nhưng đọc kỹ lại thấy nó chứa đựng nhiều nỗi
niềm tâm sự của một con người yêu nước, thương dân.
Khung cảnh mùa thu mở ra qua hai câu thơ:
"Trời thu xanh ngắt mấy từng cao.
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu."
Mùa thu hiện ra trong trẻo, khoáng đạt với hình ảnh bầu trời xanh ngắt, cao vời vợi. Thi nhân vẽ vào đó một
cần trúc "lơ phơ," mềm mại, uyển chuyển trong cái gió se lạnh "hắt hiu." "Trời thu xanh ngắt" như chính tình
cảm sâu đậm của nhà thơ dành cho mùa thu quê hương, một mùa thu xứ Bắc với nét riêng là "cần trúc lơ
phơ," mềm mại nhưng không yếu đuối như liễu. Giọng thơ nhẹ nhàng, vương chút buồn man mác ở hai chữ
"hắt hiu," phải chăng thi nhân có điều gì phiền lòng?
"Nước biếc trông như tảng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào."
Trên đã có "trời xanh," dưới lại có "nước biếc," cả hai đều mang một màu xanh trong trẻo, dịu dàng. Đôi khi
người đọc không nắm rõ nghệ thuật "đảo trang" trong thơ ca, dẫn đến hiểu lầm hoặc không rõ nghĩa câu
thơ này. Ý thơ là làn sương tựa khói đang là đà phủ trên mặt nước biếc. Chữ "biếc" không hẳn chỉ màu
nước thật, mà có thể là tưởng tượng của nhà thơ để tạo âm vần. Tương tự, chữ "thưa" cũng được dùng với
mục đích này. Tác giả tinh tế lướt qua hai khoảng thời gian sáng và tối, ban ngày thấy trời xanh, nước biếc;
ban đêm thấy cảnh ánh trăng dịu nhẹ len lỏi từng song cửa. Trăng và mùa thu thường song hành trong thơ
ca, và trăng còn là bạn tri kỷ của thi nhân, đêm khuya thanh vắng làm bạn với trăng, ngắm trăng làm thơ là
một thú vui tao nhã. Nhờ ánh trăng, mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến có thêm chút mộng mơ, lãng mạn, thanh tao, nhã nhặn.
"Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"
Cụm từ "hoa năm ngoái" có lẽ không nên hiểu là hoa nở từ năm ngoái mà thể hiện tâm trạng hoài niệm quá
khứ của tác giả. Quá khứ ngọt ngào như những đóa hoa trước giậu, khiến tác giả ngậm ngùi nhớ về. Không
gian trầm tĩnh, lắng đọng bị xáo động bởi tiếng ngỗng trời, bừng tỉnh tâm hồn thi sĩ và không gian mùa thu
thanh bình, mang lại chút âm điệu đơn bạc, giải tỏa nỗi vắng lặng, tịch liêu.
Hai câu cuối bộc lộ tâm trạng nhà thơ rõ hơn:
"Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào."
Giữa khung cảnh trời thu đẹp và lãng mạn, thi nhân nào cũng rung động, muốn cất bút làm thơ. Nhưng
Nguyễn Khuyến lại "thẹn với ông Đào" - Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), nhà thơ nổi tiếng thời Lục Triều (Trung
Quốc). Ông tài giỏi, đỗ tiến sĩ, ra làm quan nhưng chán ghét quan trường bẩn thỉu, nên lui về ẩn dật.
Nguyễn Khuyến "thẹn" vì thiếu khí tiết của bậc quân tử như Đào Tiềm. Đào Tiềm từ quan dứt khoát, sống
thanh tao, còn Nguyễn Khuyến không thể từ bỏ công danh, phải làm quan dưới thời Pháp thuộc. Khi từ
quan, ông vẫn ân hận vì làm quan buổi rối ren, nhục nhã. Chính vì điều này mà chữ "thẹn" cuối bài trở nên
sâu sắc. Nhưng cũng nhờ những câu thơ tỏ lòng này, ta mới thấy được nhân cách cao cả, tấm lòng chân
thành của Nguyễn Khuyến - người không trốn tránh sự thật, sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm để tự vấn và tha
thứ cho mình, người đáng trân trọng biết bao.
"Thu vịnh" là bài thơ hay và đặc sắc, mang đậm hương vị mùa thu miền quê Việt Nam. Những câu thơ
chậm rãi, suy tư, có chút lạ lùng và khó hiểu, mang đến cảm nhận mới về mùa thu trong tâm hồn thi sĩ. Qua
những câu thơ bộc bạch, ta thấu hiểu hơn nỗi lòng của tác giả, nỗi hổ thẹn cũng là niềm yêu nước, thương
dân ẩn sâu trong tâm hồn Nguyễn Khuyến.