Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê - Ngữ văn 9

Kho tàng thơ ca Việt Nam giàu có với rất nhiều bài thơ hay thể hiện những cảm xúc đầy cảm động và sâu sắc mỗi khi trời mưa, “Tiếng đàn mưa" của Bích Khê là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 444 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê - Ngữ văn 9

Kho tàng thơ ca Việt Nam giàu có với rất nhiều bài thơ hay thể hiện những cảm xúc đầy cảm động và sâu sắc mỗi khi trời mưa, “Tiếng đàn mưa" của Bích Khê là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

229 115 lượt tải Tải xuống
Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
1. Tìm hiểu tác giả tác phẩm Tiếng đàn mưa
Tác giả
- Bích Khê (1916 - 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Sáng tác của ông thuộc các thể loại
như thơ (thơ Đường luật, thở tự' do), tự truyện,...
- Ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc. Bích Khê là nhà
thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
- Một số tập thơ của ông: Tinh huyết (1939), Mấy dòng thơ cũ (1988), Tinh hoa
(1997),...
Tác phẩm
1. Thể loại
- Văn bản Tiếng đàn mưa thuộc thể loại thơ song thất lục bát.
2. Xuất xứ
- Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ
năm 1938 đến năm 1944).
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.
- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.
- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.
- Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.
2. Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa hay
Mỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng
mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suyvề cuộc
sống. Cũng như chúng ta, đứng trước mưa mà xao xuyến nỗi lòng, Bích Khê đã đưa
cảm xúc ấy vào chính tác phẩm của mình, bài thơ Tiếng đàn mưa.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi nên khung cảnh về một ngày mưa:
“Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.”
Sự vật như rơi rụng cùng những giọt mưa nặng hạt. Những giọt mưa rơi xuống, rơi
xuống từng hạt rồi xuống “lầu”, xuống cả “thềm lan”. Mưa bao trùm mọi thứ xung
quanh. Khung cảnh của một ngày mưa được tái hiện cùng sự rụng rơi của những sự
vật. Một khung cảnh tả thực, được vẽ nên bằng chính ngòi bút của tác giả. Ông gọi
tiếng những giọt mưa rơi ấy là “giọng đàn mưa xuân”. Mưa xuân, mùa mưa mang đến
hạnh phúc, vậy nên tiếng mưa dưới mùa xuân nghe thấy tiếng đàn. Tiếng đàn ấy mang
sức thôi miên con người, nghĩ v về những gì đã qua êm ái, những gì tốt đẹp còn vương
lại trong tâm trí. Mưa rơi, bao phủ lên mọi nẻo, mọi chốn:
“Lầu mưa xuống, thêm lan mưa xuống
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.”
Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng
tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi
những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi”
đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng
mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Lúc vui lúc
buồn, chỉ có thể là nhớ và tìm những hoài niệm xưa chốn cũ:
“Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.”
Lại tiếp tục là một khổ thơ nói tới những nơi mưa rơi xuống, cảnh vật cũng rơi cũng
rụng theo mưa. Khắp nẻo đồi thấy mưa rơi thành đầm. Khi mà mặt trời chuẩn bị lặn,
cùng với những cánh hoa xuân, khung cảnh mờ ảo, hư thực mà đầy mơ mộng. Ta thấy
được sự cảm nhận, tình yêu thiên nhiên sâu sắc mới có thể tinh ý nhận ra vẻ đẹp đến
từ thiên nhiên dưới những cơn mưa như vậy. “Mưa trong ý khách mưa cùng nước
non”, đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật.
Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng
mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại. Mượn
cảnh mà cũng gợi được tình, gợi cái cảm xúc và suy tư:
“Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”.
Mưa rơi khơi nguồn cảm xúc. Sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu
càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng
đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”. Khổ thơ cuối như lý giải cảm xúc của cả bài thơ. Sự
buồn rầu, nhớ nhung, cô đơn đã biến tiếng mưa trở thành tiếng đàn, ngân lên khúc
nhạc đầy xao xuyến, khắc khoải, đầy nỗi nhớ nhung đang tuôn chảy vào từng lớp cảm
xúc và tâm hồn của “người khách tha hương”.
Bích Khê đã thành công sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với những ngôn từ
giàu sức biểu cảm để nói lên tâm trạng một cách sâu sắc. Cùng với đó là những biện
pháp tu từ gần gũi như liệt kê cảnh vật trong mưa, lặp đi lặp lại những cảnh vật và đặc
biệt là từ “mưa” để nhấn mạnh không gian gợi nên cảm xúc. Kết hợp với giọng thơ nhẹ
nhàng, đã gợi nên cảm xúc từng câu từng chữ cũng cứ nhẹ nhàng lướt trong tâm trí
người đọc. Nói về nỗi nhớ, sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi
như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.
Tiếng đàn mưa đã thành công khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước
cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại,
con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khaoir của một tâm
hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi
người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và
ngập tràn nỗi nhớ thương.
Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả
hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Một bài thơ hết sức thành
công trong bút pháp nghệ thuật của Bích Khê.
3. Phân tích Tiếng đàn mưa - Bích Khê
Bài thơ “Tiếng đàn mưa” của tác giả Bích Khê đã lựa chọn một ngày mưa để khắc họa
những cảm xúc đầy cảm động và sâu sắc. Mỗi khi trời mưa, cảm xúc của con người
dường như trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Tiếng mưa được kết hợp với những
tâm trạng như nỗi nhớ nhung, sự lo lắng và suy ngẫm về cuộc sống. Tác giả đã tái hiện
cảnh mưa bằng những câu thơ nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu sắc:
"Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân."
Mưa không quá lớn, rơi xuống đất từng hạt một như những giọt buồn rơi nhẹ nhàng tạo
nên cảnh mưa vô cùng sống động và hết sức mộng mơ. Nghe tiếng mưa rơi, chúng ta
dường như thấy được tâm hồn thanh thản hơn, dễ rung động hơn:
"Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm lan
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi."
Những câu thơ tạo nên khung cảnh mưa rơi, những giọt mưa như tiếng đàn dương
cầm êm ả nhưng cũng như khóc trong lòng mỗi người. Cảnh mưa trở thành biểu tượng
cho sự phức tạp và sâu sắc của tình cảm con người.
"Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non."
Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ diễn tả tình cảm sâu sắc của con người. Mưa
chính là nguồn cảm hứng bất tận tạo nên những giai điệu trong lòng người, đánh thức
nỗi nhớ và tình yêu thiên nhiên.
"Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi."
Bài thơ đã thành công nhờ việc tác giả sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với
ngôn từ đầy tính biểu cảm, tái hiện được hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của
con người trước khung cảnh tự nhiên đó. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính biểu
cảm và sức sống, khiến người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
mà còn hòa mình vào cảm xúc của các nhân vật.
4. Phân tích Tiếng đàn mưa lớp 9
Bích Khê được biết đến là một một thi sĩ luôn nỗ lực để cách tân trong phong trào T
mới và những bài thơ của ông mang đậm màu sắc thơ tượng trưng rất giàu chất tạo
hình và giàu tính nhạc. Bài thơ “Tiếng đàn mưa” nằm trong tập thơ Tinh hoa, là một
trong những tác phẩm tiêu biểu cho tài năng và phong cách thơ Bích Khê.
Trước hết, bài thơ có một nhan đề bài thơ độc đáo, hé lộ chủ đề tác phẩm. Cụm từ
"tiếng đàn mưa" đa nghĩa, tiếng đàn cất lên trong mưa hay tiếng mưa cũng có giai điệu,
tiết tấu tựa như tiếng đàn. Từ thanh âm của ngoại vật (tiếng mưa, tiếng đàn), ta thấy
dần hé lộ tiếng lòng của
nhân vật trữ tình, cũng là cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
Bài thơ “ Tiếng đàn mưa” của Bích Khê được viết theo thể thơ song thất lục bát giàu
nhạc tính, phép điệp ngữ, đảo ngữ. Cách gieo vần đều đặn, nhịp nhàng (nhịp 3/4 ở câu
thất, nhịp chẵn 4/4, 2/2/2). Phép điệp thành với cấu trúc điệp lại từng nhóm thanh điệu
trong một câu thơ... Cả bài thơ mang âm điệu réo rắt, nhịp nhàng, đều đặn gợi âm
thanh rả rích của tiếng mưa, tiết tấu khoan thai, réo rắt của tiếng đàn. Đặc điểm ấy
cũng khơi gợi cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, man mác, u buồn.
Bài thơ được tác giả miêu tả với ba âm thanh đó là tiếng mưa, tiếng đàn, tiếng lòng.
Đầu tiên là âm thanh tiếng mưa. Tiếng mưa rơi đều đặn, rả rích lan toả trong không
gian từ nơi nhỏ hẹp, riêng tư như thềm lan, lầu gác, chốn vườn hoa cho đến không
gian rộng lớn dặm ngàn, đầm, đồi, sông núi ...Cùng với từng giọt mưa nối nhau rơi
xuống, là những bông hoa xuân cuối mùa rơi rụng. Bài thơ khép lại khi "rơi hoa hết" và
"bóng dương" rơi rụng, phủ trùm lên khung cảnh một sắc màu ảm đạm, lạnh lẽo, u
sầu. Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, nhẹ nhàng, êm đềm nhưng có phần
buồn bã, tàn úa, lạnh lẽo.
Tiếp theo đó là âm thanh tiếng đàn. Có thể hiểu là tiếng đàn thực được cất lên trong
mưa cũng có thể hiểu là cách nói ẩn dụ, ngầm so sánh tiếng mưa có tiết tấu, giai điệu
tựa tiếng đàn. Tiếng đàn xuất hiện hai lần, ở cuối các khố 1,2, vừa lặp lại để gợi âm
điệu réo rắt liên tục không dứt của thanh âm, vừa có sự vận động, thay đổi. Tiếng đàn
lần đầu xuất hiện là "giọng đàn mưa xuân", tiếng đàn hoà cùng tiếng mưa rả rích, tấu
lên bản nhạc buồn vào ngày mưa cuối mùa xuân. Tiếng đần lần thứ hai xuất hiện là
"giọt đàn mưa rơi", tiếng đàn còn có cá hình khối (giọt) và lúc này, nó không chỉ
vang lên bên ngoài, song hành cùng tiếng mưa mà đã là tiếng đàn "trong ý khách",
tiếng đàn vang lên trong lòng nhân vật trữ tình. Tiếng đàn là sợi dây kết nối giữa ngoại
cảnh và nội tâm, tiếng mưa và tiếng lòng người. Sau cùng là âm thanh tiếng lòng.
Nhân vật trữ tình chỉ xuất hiện trong 4 câu thơ: câu thơ cuối mỗi khố 2,3 và hai câu
cuối
bài. Nhân vật "khách" hiện lên là kẻ tha hương, đang lặng nghe tiếng đàn, lặng ngắm
cơn mưa vào ngày cuối xuân hoa rụng. Cảnh buồn, người buồn, thanh âm tiếng đàn,
tiếng mưa hoà cùng nỗi lòng kẻ tha hương khiến "khách" càng cảm nhận rõ nỗi cô đơn,
trống vắng, u sầu để rồi "muôn hàng lệ rơi" - nỗi buồn đã hoá thành nước mắt. Nỗi cô
đơn của "khách tha hương" ấy còn gợi liên tưởng đến nỗi cô đơn của bao nghệ sĩ, trí
thức đương thời, khi thấm thía nỗi đau của thân phận người dân nô lệ của một đất
nước mất độc lập, tự do, mang tâm thức của một kẻ "thiếu quê hương. Thành công
của bài thơ phải kể đến thể thơ song thất lục bát, kết hợp với ngôn từ đầy tính biểu
cảm, tái hiện được hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của con
người trước khung cảnh tự nhiên đó. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính biểu
cảm và sức sống, khiến người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
mà còn hòa mình vào cảm xúc của các nhân vật. Cùng với nỗi buồn của Bích Khê,
trong bài thơ Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận tất cả như bị xóa nhà đi trong dáng vẻ
có quạnh, trong sự thiếu vắng của con người. Vì thế, nó đấy cái tôi cô đơn của nhà thơ
lên đến mức như tuyệt đối.
Kho tàng thơ ca Việt Nam giàu có với rất nhiều bài thơ hay thể hiện những cảm xúc đầy
cảm động và sâu sắc mỗi khi trời mưa, “Tiếng đàn mưa" của Bích Khê là một trong
những tác phẩm tiêu biểu. Với thể thơ song thất lục bát, giọng điệu tha thiết, ngôn ngữ
bình dị, sâu lắng, bài thơ
tái hiện sống động khung cảnh một ngày mưa mùa xuân, túc đó bộc một cách tinh tế,
sâu sắc nỗi buồn man mác, sự trống vắng cô đơn. Ẩn sau đó là tâm sự thời thế và lòng
yêu nước thầm kín của nhà thơ.
| 1/5

Preview text:

Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
1. Tìm hiểu tác giả tác phẩm Tiếng đàn mưa Tác giả

- Bích Khê (1916 - 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Sáng tác của ông thuộc các thể loại
như thơ (thơ Đường luật, thở tự' do), tự truyện,...
- Ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc. Bích Khê là nhà
thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
- Một số tập thơ của ông: Tinh huyết (1939), Mấy dòng thơ cũ (1988), Tinh hoa (1997),... Tác phẩm 1. Thể loại
- Văn bản Tiếng đàn mưa thuộc thể loại thơ song thất lục bát. 2. Xuất xứ
- Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm. 4. Bố cục đoạn trích
- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.
- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.
- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.
- Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.
2. Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa hay
Mỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng
mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suy tư về cuộc
sống. Cũng như chúng ta, đứng trước mưa mà xao xuyến nỗi lòng, Bích Khê đã đưa
cảm xúc ấy vào chính tác phẩm của mình, bài thơ Tiếng đàn mưa.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi nên khung cảnh về một ngày mưa:
“Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.”
Sự vật như rơi rụng cùng những giọt mưa nặng hạt. Những giọt mưa rơi xuống, rơi
xuống từng hạt rồi xuống “lầu”, xuống cả “thềm lan”. Mưa bao trùm mọi thứ xung
quanh. Khung cảnh của một ngày mưa được tái hiện cùng sự rụng rơi của những sự
vật. Một khung cảnh tả thực, được vẽ nên bằng chính ngòi bút của tác giả. Ông gọi
tiếng những giọt mưa rơi ấy là “giọng đàn mưa xuân”. Mưa xuân, mùa mưa mang đến
hạnh phúc, vậy nên tiếng mưa dưới mùa xuân nghe thấy tiếng đàn. Tiếng đàn ấy mang
sức thôi miên con người, nghĩ v về những gì đã qua êm ái, những gì tốt đẹp còn vương
lại trong tâm trí. Mưa rơi, bao phủ lên mọi nẻo, mọi chốn:
“Lầu mưa xuống, thêm lan mưa xuống
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.”
Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng
tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi
những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi”
đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng
mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Lúc vui lúc
buồn, chỉ có thể là nhớ và tìm những hoài niệm xưa chốn cũ:
“Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.”
Lại tiếp tục là một khổ thơ nói tới những nơi mưa rơi xuống, cảnh vật cũng rơi cũng
rụng theo mưa. Khắp nẻo đồi thấy mưa rơi thành đầm. Khi mà mặt trời chuẩn bị lặn,
cùng với những cánh hoa xuân, khung cảnh mờ ảo, hư thực mà đầy mơ mộng. Ta thấy
được sự cảm nhận, tình yêu thiên nhiên sâu sắc mới có thể tinh ý nhận ra vẻ đẹp đến
từ thiên nhiên dưới những cơn mưa như vậy. “Mưa trong ý khách mưa cùng nước
non”, đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật.
Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng
mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại. Mượn
cảnh mà cũng gợi được tình, gợi cái cảm xúc và suy tư:
“Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”.
Mưa rơi khơi nguồn cảm xúc. Sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu
càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng
đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”. Khổ thơ cuối như lý giải cảm xúc của cả bài thơ. Sự
buồn rầu, nhớ nhung, cô đơn đã biến tiếng mưa trở thành tiếng đàn, ngân lên khúc
nhạc đầy xao xuyến, khắc khoải, đầy nỗi nhớ nhung đang tuôn chảy vào từng lớp cảm
xúc và tâm hồn của “người khách tha hương”.
Bích Khê đã thành công sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với những ngôn từ
giàu sức biểu cảm để nói lên tâm trạng một cách sâu sắc. Cùng với đó là những biện
pháp tu từ gần gũi như liệt kê cảnh vật trong mưa, lặp đi lặp lại những cảnh vật và đặc
biệt là từ “mưa” để nhấn mạnh không gian gợi nên cảm xúc. Kết hợp với giọng thơ nhẹ
nhàng, đã gợi nên cảm xúc từng câu từng chữ cũng cứ nhẹ nhàng lướt trong tâm trí
người đọc. Nói về nỗi nhớ, sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi
như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.
Tiếng đàn mưa đã thành công khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước
cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại,
con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khaoir của một tâm
hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi
người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và
ngập tràn nỗi nhớ thương.
Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả
hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Một bài thơ hết sức thành
công trong bút pháp nghệ thuật của Bích Khê.
3. Phân tích Tiếng đàn mưa - Bích Khê
Bài thơ “Tiếng đàn mưa” của tác giả Bích Khê đã lựa chọn một ngày mưa để khắc họa
những cảm xúc đầy cảm động và sâu sắc. Mỗi khi trời mưa, cảm xúc của con người
dường như trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Tiếng mưa được kết hợp với những
tâm trạng như nỗi nhớ nhung, sự lo lắng và suy ngẫm về cuộc sống. Tác giả đã tái hiện
cảnh mưa bằng những câu thơ nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu sắc:
"Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân."
Mưa không quá lớn, rơi xuống đất từng hạt một như những giọt buồn rơi nhẹ nhàng tạo
nên cảnh mưa vô cùng sống động và hết sức mộng mơ. Nghe tiếng mưa rơi, chúng ta
dường như thấy được tâm hồn thanh thản hơn, dễ rung động hơn:
"Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm lan
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi."
Những câu thơ tạo nên khung cảnh mưa rơi, những giọt mưa như tiếng đàn dương
cầm êm ả nhưng cũng như khóc trong lòng mỗi người. Cảnh mưa trở thành biểu tượng
cho sự phức tạp và sâu sắc của tình cảm con người.
"Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non."
Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ diễn tả tình cảm sâu sắc của con người. Mưa
chính là nguồn cảm hứng bất tận tạo nên những giai điệu trong lòng người, đánh thức
nỗi nhớ và tình yêu thiên nhiên.
"Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi."
Bài thơ đã thành công nhờ việc tác giả sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với
ngôn từ đầy tính biểu cảm, tái hiện được hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của
con người trước khung cảnh tự nhiên đó. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính biểu
cảm và sức sống, khiến người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
mà còn hòa mình vào cảm xúc của các nhân vật.
4. Phân tích Tiếng đàn mưa lớp 9
Bích Khê được biết đến là một một thi sĩ luôn nỗ lực để cách tân trong phong trào Thơ
mới và những bài thơ của ông mang đậm màu sắc thơ tượng trưng rất giàu chất tạo
hình và giàu tính nhạc. Bài thơ “Tiếng đàn mưa” nằm trong tập thơ Tinh hoa, là một
trong những tác phẩm tiêu biểu cho tài năng và phong cách thơ Bích Khê.
Trước hết, bài thơ có một nhan đề bài thơ độc đáo, hé lộ chủ đề tác phẩm. Cụm từ
"tiếng đàn mưa" đa nghĩa, tiếng đàn cất lên trong mưa hay tiếng mưa cũng có giai điệu,
tiết tấu tựa như tiếng đàn. Từ thanh âm của ngoại vật (tiếng mưa, tiếng đàn), ta thấy
dần hé lộ tiếng lòng của
nhân vật trữ tình, cũng là cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
Bài thơ “ Tiếng đàn mưa” của Bích Khê được viết theo thể thơ song thất lục bát giàu
nhạc tính, phép điệp ngữ, đảo ngữ. Cách gieo vần đều đặn, nhịp nhàng (nhịp 3/4 ở câu
thất, nhịp chẵn 4/4, 2/2/2). Phép điệp thành với cấu trúc điệp lại từng nhóm thanh điệu
trong một câu thơ... Cả bài thơ mang âm điệu réo rắt, nhịp nhàng, đều đặn gợi âm
thanh rả rích của tiếng mưa, tiết tấu khoan thai, réo rắt của tiếng đàn. Đặc điểm ấy
cũng khơi gợi cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, man mác, u buồn.
Bài thơ được tác giả miêu tả với ba âm thanh đó là tiếng mưa, tiếng đàn, tiếng lòng.
Đầu tiên là âm thanh tiếng mưa. Tiếng mưa rơi đều đặn, rả rích lan toả trong không
gian từ nơi nhỏ hẹp, riêng tư như thềm lan, lầu gác, chốn vườn hoa cho đến không
gian rộng lớn dặm ngàn, đầm, đồi, sông núi ...Cùng với từng giọt mưa nối nhau rơi
xuống, là những bông hoa xuân cuối mùa rơi rụng. Bài thơ khép lại khi "rơi hoa hết" và
"bóng dương" rơi rụng, phủ trùm lên khung cảnh một sắc màu ảm đạm, lạnh lẽo, u
sầu. Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, nhẹ nhàng, êm đềm nhưng có phần
buồn bã, tàn úa, lạnh lẽo.
Tiếp theo đó là âm thanh tiếng đàn. Có thể hiểu là tiếng đàn thực được cất lên trong
mưa cũng có thể hiểu là cách nói ẩn dụ, ngầm so sánh tiếng mưa có tiết tấu, giai điệu
tựa tiếng đàn. Tiếng đàn xuất hiện hai lần, ở cuối các khố 1,2, vừa lặp lại để gợi âm
điệu réo rắt liên tục không dứt của thanh âm, vừa có sự vận động, thay đổi. Tiếng đàn
lần đầu xuất hiện là "giọng đàn mưa xuân", tiếng đàn hoà cùng tiếng mưa rả rích, tấu
lên bản nhạc buồn vào ngày mưa cuối mùa xuân. Tiếng đần lần thứ hai xuất hiện là
"giọt đàn mưa rơi", tiếng đàn còn có cá hình khối (giọt) và lúc này, nó không chỉ
vang lên bên ngoài, song hành cùng tiếng mưa mà đã là tiếng đàn "trong ý khách",
tiếng đàn vang lên trong lòng nhân vật trữ tình. Tiếng đàn là sợi dây kết nối giữa ngoại
cảnh và nội tâm, tiếng mưa và tiếng lòng người. Sau cùng là âm thanh tiếng lòng.
Nhân vật trữ tình chỉ xuất hiện trong 4 câu thơ: câu thơ cuối mỗi khố 2,3 và hai câu cuối
bài. Nhân vật "khách" hiện lên là kẻ tha hương, đang lặng nghe tiếng đàn, lặng ngắm
cơn mưa vào ngày cuối xuân hoa rụng. Cảnh buồn, người buồn, thanh âm tiếng đàn,
tiếng mưa hoà cùng nỗi lòng kẻ tha hương khiến "khách" càng cảm nhận rõ nỗi cô đơn,
trống vắng, u sầu để rồi "muôn hàng lệ rơi" - nỗi buồn đã hoá thành nước mắt. Nỗi cô
đơn của "khách tha hương" ấy còn gợi liên tưởng đến nỗi cô đơn của bao nghệ sĩ, trí
thức đương thời, khi thấm thía nỗi đau của thân phận người dân nô lệ của một đất
nước mất độc lập, tự do, mang tâm thức của một kẻ "thiếu quê hương. Thành công
của bài thơ phải kể đến thể thơ song thất lục bát, kết hợp với ngôn từ đầy tính biểu
cảm, tái hiện được hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của con
người trước khung cảnh tự nhiên đó. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính biểu
cảm và sức sống, khiến người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
mà còn hòa mình vào cảm xúc của các nhân vật. Cùng với nỗi buồn của Bích Khê,
trong bài thơ Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận tất cả như bị xóa nhà đi trong dáng vẻ
có quạnh, trong sự thiếu vắng của con người. Vì thế, nó đấy cái tôi cô đơn của nhà thơ
lên đến mức như tuyệt đối.
Kho tàng thơ ca Việt Nam giàu có với rất nhiều bài thơ hay thể hiện những cảm xúc đầy
cảm động và sâu sắc mỗi khi trời mưa, “Tiếng đàn mưa" của Bích Khê là một trong
những tác phẩm tiêu biểu. Với thể thơ song thất lục bát, giọng điệu tha thiết, ngôn ngữ
bình dị, sâu lắng, bài thơ
tái hiện sống động khung cảnh một ngày mưa mùa xuân, túc đó bộc một cách tinh tế,
sâu sắc nỗi buồn man mác, sự trống vắng cô đơn. Ẩn sau đó là tâm sự thời thế và lòng
yêu nước thầm kín của nhà thơ.