Phân tích bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất

Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất

Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

26 13 lượt tải Tải xuống
1. Tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả
Huy Cận, tên khai sinh Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia
đình nhà nho nghèo gốc ng dân ới chân núi Mồng , bên bờ sông Ngàn Sâu
(thượng nguồn ng La) làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức
Thọ (nay Ân Phú, huyện Quang), tỉnh Tĩnh. Ông một chính khách, từng
giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phViệt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh
nông (nay Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ
thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng
Tổng Tký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ),
ngoài ra ông còn một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời cũng một trong những thi xuất sắc nhất của
phong trào Thơ mới. Ông từng Viện Viện Hàn lâm TThế giới Chủ tịch Ủy
ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984 - 1995.
Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và một điểm chung
hàm súc, triết . Ông một đại biểu xuất sắc cho phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo
não. Huy Cận một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường chịu nhiều ảnh
hưởng của văn học Pháp. thể chia sự nghiệp sáng c của ông thành hai giai đoạn
chính:
Giai đoạn đầu giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám mang nét sầu não, buồn
thương. Huy Cận thơ đăng o từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940
(gồm những i đã đăng báo, khoảng 1936 - 1940) trở thành một trong những tên
tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng một nỗi
buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp
nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ
yếu buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo
não", đó vẫn cố tìm được sự i hòa mạch sống âm thầm trong tạo vật
cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) trụ ca (thơ đăng báo 1940-
1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong trụ biên song vẫn
chưa thoát khỏi bế tắc.
Giai đoạn thứ sai, sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ Huy Cận mang nét tươi vui hơn.
Trong giai đoạn y, các sáng tác của ông hướng tới cuộc sống lao động, chiến đấu
của quân dân ta, mang hy vọng những niềm vui mới. Một số tác phẩm tiêu biểu
của ông trong thời này thể kể đến như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài
thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương, Những năm sáu mươi, gái
Mèo, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những
người mnhững người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngôi
nhà giữa nắng,...
1.2. Tác phẩm
Tràng Giang một trong những tác phẩm xuất sắc nổi tiếng, làm nên tên tuổi Huy
Cận. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, sau đó được in trên báo rồi được
xuất bản trong tập Lửa thiêng. Bài thơ mang một vđẹp cổ điển, song được xây dựng
bằng bút pháp hiện đại. Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông,
nhà thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm
đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Bao trùm toàn bộ Tràng giang là nỗi buồn. Bài thơ gồm bốn khổ thơ tựa như bốn bài tứ
tuyệt Đuờng thi, mỗi khổ thơ một nỗi buồn sầu góp vào mối buồn chung tận. Tuy
mỗi khổ thơ cảnh vật tâm trạng con người được thể hiện khác nhau song toàn bộ
bài thơ vẫn một chỉnh thể chung hoàn chỉnh cảnh sóng nước mênh mang và con
người với cái tôi nhỏ bé, mang tâm trạng cô đơn, buồn sầu.
2. Phân tích bài thơ Tràng giang
Hoài Thanh - Hoài Chân, trong "Thi nhân Việt Nam" đã nói về Huy Cận thế này: "Người
nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn
của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. cũng
như người đã làm thơ với những cái hình như không nên thơ, người tìm ra thơ
trong những chốn ta tưởng không còn thơ nữa. Người đã gọi dậyi hồn buồn của
Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất
này." Những lời nhận xét ấy đã được chứng minh trong Tràng giang. Bài thơ một
kiến trúc ngôn từ đồ sộ, mang vẻ đẹp cổ điển với nỗi sầu nhân thế, được xây dựng
khéo o với ngôn ngữ thơ ca hiện đại. Với Tràng giang, Huy Cận đã khẳng định được
phong cách thơ ca cũng như tìm thấy vị trí của mình trên thi đàn Việt Nam
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi
của mình trong phong trào Thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn,
Tĩnh, sinh năm 1919 mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang
nỗi sầu về kiếp người ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với c c phẩm
tiêu biểu như: Lửa thiêng, trụ ca, Kinh cầu tự. Nhưng sau Cách mạng tháng Tám,
hồn tcủa ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu xây
dựng đất nước của nhân dân lao động: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, i thơ
cuộc đời,... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy
Cận, được thể hiện khá nét qua bài thơ Tràng Giang. Đây một bài thơ hay, tiêu
biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ
tập Lửa thiêng, được sáng tác khi Huy Cận đứng bờ Nam bến Chèm sông Hồng,
nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé,
nổi trôi giữa dòng đời định. Bài thơ mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa
nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho
người đọc.
Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. Tràng
giang một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “ang” đi liền nhau đã
gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài cùng còn rộng
mênh mông, bát ngát. Hai chữ “tràng giang” mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên
tưởng vdòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh
hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Thế rồi bài thơ mở đầu với lời đề từ giản dị nhưng giàu cảm xúc: "Bâng khuâng trời
rộng nhớ sông dài". Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng lời đề từ, khi đề từ xuất
hiện thường một gợi dẫn ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Chỉ với
vỏn vẹn bảy chữ, lời đề từ đã gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều
rộng chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy vơ, lạc lòng, đây cũng
cảm xúc của biết bao thế hthi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc
chung của bài thơ.
Thực vậy, bao phủ lên Tràng giang là nỗi buồn không sao tả xiết. Ngay từ khổ thơ đầu,
người đọc đã bắt gặp những con sóng dâng nỗi sầu man mác:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Câu thơ lặp lại nhan đề tác phẩm “tràng giang”, cách điệp vần “ang” được sử dụng đầy
tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng ng dài rộng. Hai tiếng “tràng giang” cất lên
càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết. Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng ng,
dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn của dòng sông cũng chính
là nỗi buồn sâu thẳm trong nhân vật trữ tình, cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho
nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt. Tưởng
chừng như nhẹ nhàng nhưng lại trĩu nặng bờ, thấm đẫm và lan tỏa trong từng thức
cảnh. Nổi bật trong không gian i rộng, mênh mông là hình ảnh “con thuyền xuôi mái”,
con thuyền nhỏ bé, đơn độc trôi theo dòng nước, mặc nhiên lênh đênh, phiêu dạt như
chính người thi sĩ cũng đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời đẩy, chảy trôi. Sức
gợi tả của u thơ thực sự đầy ám ảnh, môt con sông dài, một con sông mang nét đẹp
u buồn, trầm tĩnh càng khiến người đọc thấy buồn và thê lương. Vốn dĩ thuyền và nước
hai thứ không thể tách rời nhau nhưng trong câu thơ tác giả viết “Thuyền về nước lại
sầu trăm ngả”, liệu rằng có uẩn khúc gì chăng, hay là sự chia lìa không báo trước, nghe
xót xa nghe quạnh lòng hiu hắt. Một nỗi buồn đến tận cùng, mênh mang cùng sông
nước dập dềnh. Cũng trong khổ thơ này, Huy Cận đem đến cho người đọc vẻ đẹp cổ
kính cùng bút pháp tả cảnh ngụ tình khéo léo, gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con
sóng sẽ còn vmãi các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về
một nét tâm trạng thường gặp các nthơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra
một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó cách i “Củi một nh khô” thật đặc
biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, còn mở tâm trạng của nhân vật
trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
| 1/4

Preview text:

1. Tác giả, tác phẩm 1.1. Tác giả
Huy Cận, tên khai sinh là Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia
đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu
(thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức
Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một chính khách, từng
giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh
nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ
thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng
Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ),
ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của
phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy
ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984 - 1995.
Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là
hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo
não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh
hưởng của văn học Pháp. Có thể chia sự nghiệp sáng tác của ông thành hai giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu là giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám mang nét sầu não, buồn
thương. Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940
(gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936 - 1940) và trở thành một trong những tên
tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi
buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp
nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ
yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo
não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và
cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-
1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn
chưa thoát khỏi bế tắc.
Giai đoạn thứ sai, sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ Huy Cận mang nét tươi vui hơn.
Trong giai đoạn này, các sáng tác của ông hướng tới cuộc sống lao động, chiến đấu
của quân và dân ta, mang hy vọng và những niềm vui mới. Một số tác phẩm tiêu biểu
của ông trong thời kì này có thể kể đến như: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài
thơ cuộc đời, Hai bàn tay em, Phù Đổng Thiên Vương, Những năm sáu mươi, Cô gái
Mèo, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Họp mặt thiếu niên anh hùng, Những
người mẹ những người vợ, Ngày hằng sống ngày hằng thơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngôi nhà giữa nắng,... 1.2. Tác phẩm
Tràng Giang là một trong những tác phẩm xuất sắc và nổi tiếng, làm nên tên tuổi Huy
Cận. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, sau đó được in trên báo và rồi được
xuất bản trong tập Lửa thiêng. Bài thơ mang một vẻ đẹp cổ điển, song được xây dựng
bằng bút pháp hiện đại. Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mông,
nhà thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm
đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Bao trùm toàn bộ Tràng giang là nỗi buồn. Bài thơ gồm bốn khổ thơ tựa như bốn bài tứ
tuyệt Đuờng thi, mỗi khổ thơ là một nỗi buồn sầu góp vào mối buồn chung vô tận. Tuy
mỗi khổ thơ cảnh vật và tâm trạng con người được thể hiện khác nhau song toàn bộ
bài thơ vẫn có một chỉnh thể chung hoàn chỉnh là cảnh sóng nước mênh mang và con
người với cái tôi nhỏ bé, mang tâm trạng cô đơn, buồn sầu.
2. Phân tích bài thơ Tràng giang
Hoài Thanh - Hoài Chân, trong "Thi nhân Việt Nam" đã nói về Huy Cận thế này: "Người
nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn
của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Và cũng
như người đã làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ, người tìm ra thơ
trong những chốn ta tưởng không còn thơ nữa. Người đã gọi dậy cái hồn buồn của
Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất
này." Những lời nhận xét ấy đã được chứng minh trong Tràng giang. Bài thơ là một
kiến trúc ngôn từ đồ sộ, mang vẻ đẹp cổ điển với nỗi sầu nhân thế, được xây dựng
khéo léo với ngôn ngữ thơ ca hiện đại. Với Tràng giang, Huy Cận đã khẳng định được
phong cách thơ ca cũng như tìm thấy vị trí của mình trên thi đàn Việt Nam
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi
của mình trong phong trào Thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà
Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang
nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm
tiêu biểu như: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự. Nhưng sau Cách mạng tháng Tám,
hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây
dựng đất nước của nhân dân lao động: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ
cuộc đời,... Vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy
Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ Tràng Giang. Đây là một bài thơ hay, tiêu
biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ
tập Lửa thiêng, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng,
nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé,
nổi trôi giữa dòng đời vô định. Bài thơ mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa
có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. Tràng
giang là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “ang” đi liền nhau đã
gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng
mênh mông, bát ngát. Hai chữ “tràng giang” mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên
tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh
hằng, dòng sông của tâm tưởng.
Thế rồi bài thơ mở đầu với lời đề từ giản dị nhưng giàu cảm xúc: "Bâng khuâng trời
rộng nhớ sông dài". Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có lời đề từ, khi đề từ xuất
hiện nó thường là một gợi dẫn có ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Chỉ với
vỏn vẹn bảy chữ, lời đề từ đã gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều
rộng và chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy bơ vơ, lạc lòng, đây cũng
là cảm xúc của biết bao thế hệ thi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc chung của bài thơ.
Thực vậy, bao phủ lên Tràng giang là nỗi buồn không sao tả xiết. Ngay từ khổ thơ đầu,
người đọc đã bắt gặp những con sóng dâng nỗi sầu man mác:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Câu thơ lặp lại nhan đề tác phẩm “tràng giang”, cách điệp vần “ang” được sử dụng đầy
tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng sông dài rộng. Hai tiếng “tràng giang” cất lên
càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết. Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng sông,
dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn của dòng sông cũng chính
là nỗi buồn sâu thẳm trong nhân vật trữ tình, cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho
nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt. Tưởng
chừng như nhẹ nhàng nhưng lại trĩu nặng vô bờ, thấm đẫm và lan tỏa trong từng thức
cảnh. Nổi bật trong không gian dài rộng, mênh mông là hình ảnh “con thuyền xuôi mái”,
con thuyền nhỏ bé, đơn độc trôi theo dòng nước, mặc nhiên lênh đênh, phiêu dạt như
chính người thi sĩ cũng đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời xô đẩy, chảy trôi. Sức
gợi tả của câu thơ thực sự đầy ám ảnh, môt con sông dài, một con sông mang nét đẹp
u buồn, trầm tĩnh càng khiến người đọc thấy buồn và thê lương. Vốn dĩ thuyền và nước
là hai thứ không thể tách rời nhau nhưng trong câu thơ tác giả viết “Thuyền về nước lại
sầu trăm ngả”, liệu rằng có uẩn khúc gì chăng, hay là sự chia lìa không báo trước, nghe
xót xa và nghe quạnh lòng hiu hắt. Một nỗi buồn đến tận cùng, mênh mang cùng sông
nước dập dềnh. Cũng trong khổ thơ này, Huy Cận đem đến cho người đọc vẻ đẹp cổ
kính cùng bút pháp tả cảnh ngụ tình khéo léo, gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con
sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về
một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra
một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói “Củi một cành khô” thật đặc
biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật
trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.