-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác chọn lọc hay nhất | Tập làm Văn 9
1.1 Mở bài. Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết nên bởi những vần thơ tha thiết bày tỏ niềm thành kính vô hạn và nỗ xúc động khi có dịp ra thăm Bác của Viễn Phương. 4 câu đầu. Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 444 tài liệu
Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác chọn lọc hay nhất | Tập làm Văn 9
1.1 Mở bài. Giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết nên bởi những vần thơ tha thiết bày tỏ niềm thành kính vô hạn và nỗ xúc động khi có dịp ra thăm Bác của Viễn Phương. 4 câu đầu. Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!






Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác chọn lọc hay nhất
Kính mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê. Bài viết sẽ cung cấp cho quý bạn
đọc mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác chọn lọc hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 1.1 Mở bài
giới thiệu về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác được viết nên bởi những vần thơ tha thiết
bày tỏ niềm thành kính vô hạn và nỗ xúc động khi có dịp ra thăm Bác của Viễn Phương. 1.2 Thân bài * 4 câu đầu
• Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính.
• Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. * 8 câu tiếp
• Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho con người Bác.
• Niềm thương yêu, xúc động kết thành những tràng hoa đẹp nhất để dâng lên Người.
• Ánh trăng sáng trong ấy như cách vĩ đại của người, cạo đẹp mà gần gũi thân thương.
• Niềm tiếc thương tột độ trước sự ra đi của Người, * 4 câu cuối
• Mong ước giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người:
• Muốn làm con chim hót
• Muốn làm đóa hoa thơm
• Muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ cho Người
• Mong ước của mọi con dân Việt Nam gửi đến Bác 1.3 Kết bài
"Viếng lăng Bác" là kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc lòng
người đọc một cách tự nhiên, gây thổn thức lòng người.
2. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác 2.1 Mẫu số 1
Đến với bài thơ "Viếng Lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương, độc giả sẽ thấy được tình cảm vô cùng
chân thành, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa của tác giả khi có dịp đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh -
vị cha già kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam.
Năm 1976, sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Nam Bắc hòa chung một nhịp
đập, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng được khánh thành. Viễn Phương nhân dịp này ra thăm
miền Bắc và vào viếng Bác Hồ. Ông đã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bắc và in trong tập "Như mây mùa xuân" (thơ 1978).
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô (con-bác) thể hiện
một sự thân thương, ngọt ngào và đậm chất Nam Bộ. "Con" ở miền Nam xa cách, không quản ngại
đường xá vượt hàng ngàn cây số đến đây với mục đích muốn được gặp Bác Hồ - vị cha già đáng kính.
Tác giả dùng từ "thăm" thay vì từ "viếng" nhằm giảm nhẹ nỗi đau thương, mất máy nhưng chẳng thể
nào che đi được sự ly biệt không ai mong muốn. Hình ảnh đầu tiên mà "con" nhìn thấy là "hàng tre
bát ngát". Cây tre vốn là loài cây quen thuộc, đã trở thành biểu tượng cho những đức tính, phẩm chất
con người Việt. Khi kết hợp với hình ảnh "bão táp mưa sa" - ẩn dụ cho sự khó khăn gian khổ trong
cuộc đời. Tác giả muốn khẳng định phẩm chất của con người Việt Nam cũng giống như cây tre kia, dù
trải qua muôn vàn khó khăn nhưng vẫn không hệ bị vùi dập, vẫn đứng ngay thẳng, hiên ngang, sừng
sững với đất trời.
Và đến khổ thơ thứ hai:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Hai câu thơ đầu được tạo nên bởi hình ảnh "mặt trời". "Ngày ngày mặt trời điq ua trên lăng" - đó là
mặt trời tự nhiên chuyển động theo quy luật tuần hoàn của thời gian, là chân lý hiển nhiên không thể
phản bác. "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" - hình ảnh ẩn dụ, ví Bác như "mặt trời" có sức lan
tỏa, soi sáng cuộc đời của người dân Việt Nam. Bác tỏa sáng sự sống tươi mưới, thổi hồn vào đất, cây
cỏ và mọi vạn vật trải dài trên đất nước hình chữ S. Chẳng thể có mỹ từ nào miêu tả được hết lòng
biết ơn vô hạn của nhân dân dành cho Người. Nếu có mặt trời của tự nhiên cũng phải nhường chỗ cho
đêm tối. Thì ánh sáng phát ra từ mặt trời Bác là bất tận. Ánh sáng ấy dù có nhưu thế nào đi chăng nữa
cũng chẳng thể lụi tàn. Mà trở thành điểm tựa vững chắc cho dân tộc Việt. Hai câu thơ tiếp theo là sự
liên tưởng đến hình ảnh dòng người đang nối dài, háo hức, xúc động được vào thăm Bác. Cụm từ
"ngày ngày: được điệp lại lần hai tạo nên một ước muốn về một cõi bất tử. "Tràng hoa" là hình ảnh ẩn
dụ cho những người dân từ khắp mọi miền tổ quốc đang hội tụ về nơi này, vào trong thăm Bác. Ngày
qua ngày, từng dòng người vẫn nối tiếp nhau vào trong lăng. Dù Người đã ra đi, nhưng hình ảnh
người vẫn còn hiện diện mãi trên bầu trời kia, nhân dân vẫn dành cho Người một niềm tiếc thương vô
hạn, một nỗi nhớ không thể nguôi ngoai.
Hình ảnh Bác nằm trong lăng được Viễn Phương khắc họa đầy chân thực:
Bác nằm trong giấc ngủ bình tên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nói ở trong tim!
Cuộc đời của Hồ Chủ tịch chưa lúc nào là yên bình khi mà đất nước, nhân dân đang phải chịu ách đô
hộ của kẻ thù xâm lược. Đến nay, khi đã giành lại độc lập, Nam Bắc cùng chung một nhịp đập thì Bác
lại ra đi mãi mãi. Điều ấy đã để lại niềm tiếc thương vô hạn. Nhà thơ dường như chỉ muốn tạm quên
đi nỗi tiếc thương ấy: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên". Dường như Bác chỉ nằm trong một giấc ngủ
vô tận mà thôi. Với lòng yêu thương, ngưỡng mộ, khổ thơ thứ ba là lời thương xót vô tận và ước
muốn của nhà thơ. Bác như "vầng trăng sáng dịu hiền" - hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của Bác lúc
này vô cùng thanh thản, yên bình. Người quả thật không hề mát đi mà chỉ đang chìm vào một giấc ngủ
vô tận mà thôi, Người vẫn còn sống mãi với nhân dân, với non sông đất nước. Mạch cảm xúc của bài
thơ bỗng nhiên lắng xuống ở hai câu thơ cuối. Dẫu biết trời xanh là mãi mãi - trời xanh là biểu tượng
cho sự trường tồn bất tử của Bác. Bác mãi sống trong lòng người dân Việt Nam. Dẫu biết là vậy mà
sao mỗi lần chỉ nghĩ đến thôi, cảm giác "nhe nhói ở trong tim" không thể nào chịu được - vẫn thấy xót
xa, nuối tiếc vô cùng. Vì không thể trốn tránh sự thật rằng Người đã ra đi mãi mãi. Những người con
của đất nước này đã không còn được gặp lại Người. Đó chính là niềm tiếc nuối của biết bao con người.
Ở khổ thơ cuối cùng, Viễn Phương đã bộc lộ niềm mong muốn vô tận:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Điệp từ "muốn" lặp đi lặp lại ba lần như khẳng định ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn
mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng của nhà thơ. Ước nguyện đó được ở lại bên canh Người - một vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, chỉ để làm "một con chim hót", "một đóa hoa" "một cây tre trung hiếu". tất
cả chỉ đều là những vật nhỏ bé, tầm thường nhưng lại là mong muốn của tác giả.
Bởi vì chim hót sẽ ru giấc ngủ ngon cho Bác, hoa sẽ tỏa ngát hương thơm và cây tre và một cây tre nhỏ
sẽ mãi trung hiếu với nơi này. Nhịp thơ ở đây chậm rãi so với các khổ thơ trước. Sự chậm rãi ấy như
muốn kéo dài thêm giây phút sắp phải chia xe. Kết lại bài thơ, hình ảnh cây tre lại một lần nữa xuất
hiện. Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam, biểu tượng cho ý chí và sức mạnh của dân tộc.
Tác giả muốn ở lại bên lăng Hồ Chủ tịch trở thành một cây tre trung thành với Bác, với lý tưởng mà
Người đã chỉ lối. Qua đói, nhà thơ càng muốn khẳng định một điều, đó là sự tin tưởng, sự trung
thành của mỗi người dân Việt Nam vào Bác, vào lý tưởng và chân lý mà Bác đem tới cho chúng ta.
Cả khổ thơ cuối đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi
người con đất Việt. Đó là luôn được ở bên cạnh Người để làm một điều gì đó đóng góp cho giấc ngủ
của Người được yên giấc, cũng từ đó thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào bác và lý tưởng mà Bác đã chọn.
"Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại". hình ảnh Người
luôn mãi sắt son và bất tận theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm
xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy phô trường. "Viếng
lăng Bác" là những tình cảm lớn lao trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc theo
cách tự nhiên như thế. 2.2 Mẫu số 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XIX, và thật may mắn
khi con người đó được sinh ra trên mảnh đất chữ S Việt Nam, đại diện cho lợi ích của người dân Việt.
Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân
dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Biết bao nhà thơ đã lấy Người làm nguồn cảm hứng bất tận, "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một
bài ngơ ngắn đầy xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Người. Mở đầu bài
thơ, tác giả tự giới thiệu: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Lời thơ giản dị chứa nhiều xúc cảm.
Sinh thời, Người quên ăn quên ngủ vì miền Nam, Người dành tất cả những công sức để giải phóng
miền Nam và con người. Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha
Lời bài thơ đúng là của người con miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác, nơi yên nghỉ của Người cha già
đáng kính. Tình cảm trong bài đúng là tình cảm của con người xa xôi mà nỗi nhớ thương ấp ủ bấy lâu
nay như chỉ chờ gặp lại bóng dáng thân yêu trào dâng, thổn thức. Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng
tre quanh lăng, đã xúc động rơi lệ:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Nhà thơ hẳn đã phải rất lặn lội đến đến được đây, xếp hàng rất sớm để vào viếng, khi sương sớm còn
bao phủ quanh lăng. Theo con đường quanh quanh dẫn tới lăng nổi trội lên hàng tre bát ngát. Bát
ngát của tre và làn sương mờ ảo. Nhà thơ bắt gặp một hình ảnh thân thuộc đã in sâu vào tiềm thức
của người Việt: "Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".
Một tình cảm vừa thân quen, vừa thương xót tự hào. Thân quen vì người Việt Nam nào mà không
biết đến cây tre. Thương xót vì tre phải chịu mưa giông, bão tố và tự hào vì tre vẫn thẳng hàng, không
nghiêng ngả. Từ sương sa mà liên tưởng đến bão táp, mưa sa cũng rất tự nhiên. Từ cây tre mà nghĩ
đến Việt Nam, rồi sẽ nghĩ đến Bác cũng là tự nhiên, bởi từ lâu "cây tre", "Việt Nam", "Hồ Chí Minh" là
những từ ngữ có mối liên hệ nội tại.
Khổ thứ hai nói tới cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng. Hẳn là đoàn người rất dài, tốc
độ rất chậm. Khổ thơ trên, cảnh vật đang còn sương phủ, bây giờ mặt trời đã lên cao trên đầu.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ví Bác với mặt trời là hình ảnh quen thuộc, nhưng đem so sánh mặt trời trên lăng và mặt trời trong
lăng là một sáng tạo độc đáo, thanh thoát chưa hề xuất hiện. Mặt trời "rất đỏ" làm nhớ đến trái tim,
nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân. Bác là mặt trời bởi vì Bác đã tìm ra con
đường soi sáng cho người dân Việt, thồi hồn vào đất, cây cỏ để cho tươi tốt. Mặt trời tự nhiên có thể
tắt theo tuần hoàn của thời gian nhưng mặt trời Bác là bất tận.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Tràng hoa là chuỗi hoa vòng kết tròn, đại diện cho rất nhiều con người từ khắp mọi miền đất nước đổ
về đây để thăm Bác, từng đoàn người đi viếng di chuyển từ phía sau lăng, qua bên lăng, vòng ra trước
lăng rồi quay vào chính diện của lăng, đúng là tạo thành một vòng tròn, khiến nhà thơ nghĩ đến tràng
hoa. Bởi vì con người là hoa đẹp xuất sắc của đất nước.
Mọi người hình như không phải đến viếng một người đã từ trần, viếng một thi hài mà là đến viếng
một cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân đã hiến dâng bao nhiêu hoa trái. Ở đây tác giả không chỉ liên
tưởng sâu sắc, mà còn tinh tế trong cách dùng từ, đầy tình cảm yêu thương, trân trọng.
Khổ thơ thứ ba nói về cảm xúc khi đã vào đến trong lăng. Đây là nơi Bác chìm vào trong giấc ngủ dài,
sự trang nghiêm của sự yên nghỉ đời đời. Câu thơ đã viết rất đỗi chân thực và thơ mộng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Khung cảnh bình yên, lặng lẽ gợi lên giấc ngủ ban đêm, êm đềm dưới vầng trăng sáng dịu hiền. Nhà
thơ một mặt không muốn tin rằng là Bác đã đi xa mà chỉ là một giấc ngủ vĩnh viễn, ngủ bất kể ngày hay
đêm, nhưng mặt khác không thể thấy một sự thật rằng con người đang nằm kia đã ra đi vĩnh viễn:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Dù biết Bác sống vĩnh viễn như trời xanh thì cũng không che giấu được một sự thật mất mát, làm đau
nhói con tim. Câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào. Khổ thơ cuối cùng là cảm xúc trước khi ra về:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Nghĩ đến ngày mai phải về miền Nam, trong tác giả không thể nào kìm nén được nước mắt. Không
phải rưng rưng, rơm rớm mà là trào dâng một cảm xúc mãnh liệt. Tình thương xót như nén giữa tâm
hồn, làm nảy sinh bao ước muốn nhỏ nhoi. Mong ước làm chim hót quanh lăng Bác để mang lại chút
vui tươi, nhí nhảnh, mua vui cho Bác. Muốn làm đóa hoa để tỏa hương thơm dịu dàng, một làn
hương như thực như hư thoang thoảng đâu đây. Mong ước làm cây tre để có thể che chở những bão
tố, gió mạnh cho Bác. Mọi ước muốn này đều chung quy vào một điểm là mong ước được mãi gần
bên Bác, muốn làm Bác vui, làm khuây khỏa và vơi đi lạnh lẽo của Người đã suốt đời hy sinh cho Tổ quốc.
Tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của
nhà thơ Viễn Phương là một đóng góp lớn lao cho kho tàng thi ca viết về Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ
đại, kính yêu của toàn thể dân tộc Việt.
Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày về nội dung Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác. Hy vọng đây sẽ là
những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!