Phân tích các đặc điểm của 1 bài tường thuật | Báo chí và truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Phân tích các đặc điểm của một bài báo tường thuật đòi hỏi sự hiểu biết về cấu trúc và phong cách của loại hình báo cáo này. Dưới đây là một số đặc điểm chính của một bài báo tường thuật:

lOMoARcPSD| 39651089
Phân tích các đặc điểm của 1 bài tường thut
Báo chí (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc gia Thành ph H
Chí Minh)
lOMoARcPSD| 39651089
Tường thuật từ Bangkok: Người Thái tiếc thương nhà vua
Link bài báo:
https://tuoitre.vn/nguoi-dan-bangkok-vua-thuong-chung-toi-lam-1188160.htm?
fbclid=IwAR0JawyVK9csD2-
tTU7iKEUeFSv29DEzZh0LTdswxrOv6R3Vm4VLfNp4rmE
1. Sự kiện lớn có tính thời sự
Sự kiện đưa tiễn nhà vua Bhumibol qua đời là một sự kiện báo chí lớn. Bởi lẽ đây
sự ra đi mất mát của vị lãnh tụ ở một quốc gia. Điều này không chỉ nhận được sự quan
tâm của công chúng, người dân Thái Lan còn cả thế giới. Niềm thương tiếc
đến nhà vua, phản ứng tâm tình cảm của nhân dân Thái Lan mối quan tâm lớn
của công chúng lúc này. thế, báo Tuổi Trẻ đã lựa chọn thể loại ờng thuật để
thể diễn tả đầy đủ nhất về quang cảnh đưa tiễn ngày hôm ấy. Sự kiện diễn ra vào ngày
14/10 được báo cập nhật ngay trong ngày để nhấn mạnh tính thời sự khi đưa đến
công chúng. thể thấy đây phóng viên đã rất nỗ lực để thể đưa tin một cách
nhanh chóng và toàn diện đến với quý độc giả.
2. Có kết cấu, bố cục đặc trưng
Mở đầu bài tường thuật phần giới thiệu chung về sự kiện. Đây skiện nhân dân
tiễn đưa linh cữu Quốc ơng Bhumibol từ bệnh viện Siriraj về Hoàng cung vào lúc
17g30. Bài tường thuật đã đưa ra các thông tin chính xác về thời gian, địa điểm tên
sự kiện đang diễn ra, tác giả đóng vai trò người chứng kiến tái hiện cho độc giả
tất cả những gì xảy ra tại thời điểm đó.
Tiếp theo, người viết đã miêu tả toàn bộ diễn biến sự kiện một cách chi tiết. Trước hết
khung cảnh người dân cùng hàng ngàn cảnh vệ Thái Lan quỳ dọc theo hai bên
đường, chắp tay cầu nguyện khi đoàn xe đi qua. Người viết đã miêu tả rất rõ tâm trạng
của người đi tiễn đưa: “Rất nhiều cụ già phụ nữ bật khóc nức nở. Nỗi đau của
người dân Thái Lan khi Đức vua tôn kính của họ băng quá lớn...” (Theo Tuổi
Trẻ Online). Tác giả đã miêu tả khung cảnh mọi khía cạnh, góc máy từ thành viên
hoàng tộc, hàng ngũ quân đội đến người dân bình thường, gần như bắt trọn tất cả
khoảnh khắc đầy xúc động của biển người tại sự kiện.
Thời gian được đưa ra rất cụ thể cho từng hoạt động. dụ như vào 13g20, cảnh sát
phát loa thông báo nhà báo không được chụp ảnh bên trong khu vực đặt thi hài
phải lấy ảnh chính thống từ Hoàng gia. Dưới trời nắng nóng, mọi người giơ cao di ảnh
Quốc ơng họ tôn kính. Chính quyền Thái Lan đã cắt cử các đội y tế đến hỗ tr
người dân...
Đồng thời, tác giả còn phỏng vấn người dân ở sự kiện (bác tài xế Prasert, anh Supawat
Denamporn) để đảm bảo cái nhìn toàn diện hơn. Người viết ng giới thiệu về
những tin tức báo chí và truyền thông Thái Lan đăng tải (Tờ Bangkok Post để trang
lOMoARcPSD| 39651089
nhất màu đen có hình Quốc vương và truyền hình Thái liên tục phát phim thời sự).
Trong mọi bức ảnh được đưa vào bài tường thuật, người viết phần nào thể hiện cảm
xúc của mình, hòa vào tình cảm nhân dân Thái Lan lúc ấy. Các từ “thương nhớ”, “đau
buồn”... xuất hiện liên tục trong các chú thích ảnh chụp. Dù không trực tiếp nói ra cảm
nghĩ của mình nhưng tác giả đã lồng ghép o bài tường thuật những ngôn từ miêu tả
tâm trạng khiến cho bài viết trở nên chân thực, đầy cảm xúc.
Nhìn chung, bài tường thuật tương đối tuân ththeo cấu trúc của một bài tường thuật
truyền thống với phần đầu giới thiệu sự kiện, phần thân miêu tả chi tiết thể hiện
cảm xúc của người chứng kiến.
3. Lên tiếng theo ý mình
Diễn biến của sự kiện được miêu tả chi tiết bao gồm thời gian, hoạt động, cảm xúc của
người dân đặc biệt còn của các nhân vật hoàng gia chính phủ khi đoàn xe chở linh
cữu Quốc vương đi qua. Lời chia sẻ của các nhân vật trong bài viết cho thấy nhiều góc
độ về sự kiện.
Bài viết không lồng quá nhiều ý kiến chủ quan của tác giả, nội dung chính về quá
trình người dân đợi hai bên đường khi đoàn xe đưa thi hài Quốc vương từ bệnh viện
về hoàng cung cùng đầy đủ. Sự đau buồn, tiếc thương cũng được miêu tả chân thật
gợi lên cảm xúc u buồn của độc giả. Bài viết sử dụng nhiều hình kèm chú thích để
giúp người đọc dễ hình dung diễn biến của sự kiện.
Những chi tiết đáng lưu ý như nhà báo không được chụp ảnh khi đoàn xe đi qua mà sẽ
được cung cấp bởi hoàng gia, đội ngũ y tế hoàng gia hỗ trợ người dân bị choáng, cảm
nhận của người dân về vị cố Quốc vương cũng được lựa chọn đưa vào bài viết.
4. Tìm góc nhìn
Một trong những tiêu chí để được một bài ờng thuật thu hút đó phải biết lựa
chọn góc nhìn. Một sự kiện sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi không chỉ từ
phía khán thính giả mà còn với cả nhà báo. Do đó, bài tường thuật cần chọn những
góc nhìn tinh tế, sâu sắc để thể mang lại cho người xem cảm giác gần gũi với sự
kiện. Trong bài ờng thuật “Tường thuật từ Bangkok: Người Thái tiếc thương nhà
vua” của nhà báo Nam cho thấy, tác giả không chỉ sử dụng góc nhìn của một nhà
báo mà cả góc nhìn của người dân của chính tác giả. Đứng trên lập trường của một
nhà báo, tác giả đã khai thác những khía cạnh như cách Hoàng gia Thái Lan tổ chức
tang lễ “Hàng ngàn cảnh vệ, cảnh sát Thái Lan quỳ dọc theo hai bên đường để đón
đoàn xe chở linh cữu Đức vua Bhumibol đi qua”. Các đội an ninh giữ gìn an toàn trật
tự “Lúc 13g20 trưa, cảnh sát bảo vệ khu vực Hoàng cung phát loa thông báo yêu cầu
nhà báo không được chụp ảnh bên trong khu vực đặt thi hài Vua Bhumibol phải
lấy ảnh chính thống cung cấp bởi Hoàng gia”. Các thành viên trong Hoàng thất và
lOMoARcPSD| 39651089
Chính phủ Thái Lan xuất hiện trong ngày tiễn đưa linh cửu của nhà vua Rama IX “Đi
ngay sau xe chlinh cữu Vua Bhumibol xe của Thái tử”, Thủ ớng Thái Lan
Prayuth Chan-ocha (giữa) phu nhân Naraporn (trái) đến khu vực đặt thi hài Vua
Bhumibol Adulyadej tại Grand Palace Bangkok”. Người dân Thái Lan đã bày tỏ sự
đau thương trước những mất mát lớn của đất nước “Hàng chục ngàn người hướng về
các nẻo đường xung quanh Hoàng gia để đón đoàn xe chở linh cữu Vua Bhumibol. Đa
số người dân đều mặc áo đen. Họ nhẫn nại đứng ngồi trật tự hai bên đường trong nắng
gắt. Rất nhiều người giơ cao di ảnh Quốc vương họ tôn sùng hết mực kính
yêu”. Đứng trên phương diện của một người dân, tác giả lựa chọn việc khai thác từ
góc nhìn của một người tài xế taxi tên Prasert “Bác tài lái xe taxi tên Prasert chở
chúng tôi đến Hoàng cung nói rằng "Đức vua thương chúng tôi lắm, ông sống làm
việc không ngừng cho tất cả mọi người chúng tôi". Ông vừa nói vừa đưa cái dây
chuyền mấy mặt đeo hình đức vua Thái cho chúng tôi xem. Prasert bảo bây giờ
vị vua của thần dân Thái đã ngủ yên…”. Ngoài ra, dưới lăng kính của một người
ngoại quốc tác nghiệp tại nước ngoài, tác giả đã những chia sẻ của bản thân về lễ
Quốc tang này như sau “Đi ngang văn phòng Chính phủ trên đường Thanon
Phitsanulok, chúng tôi thấy bên trong mọi người đều mặc áo đen, ờng quấn khăn
trắng đen. Người dân trên đường cũng nhiều người mặc đồ đen, dường như họ vừa đi
từ bệnh viện về, vẻ mặt ai cũng đượm buồn”.
Từ đây thể thấy, một bài tường thuật không chỉ đơn thuần ghi nhận lại sự việc.
Đó còn nơi nhà báo tìm thấy sự đồng điệu khi đưa đến cho độc giả những tâm
của chính mình hay của những nhân vật trong câu chuyện.
5. Tính bao quát
Bài báo “Tường thuật từ Bangkok: người Thái tiếc thương nhà vua” của tờ Tuổi Trẻ
đăng ngày 14/10/2016 mang tính bao quát. tường thuật được diễn biến chính, lớn
của sự kiện: quá trình đưa linh cữu của vua Bhumibol từ bệnh viện Siriraj về Hoàng
cung. Có thể thấy được sự tiếc thương và u buồn bao trùm đất nước Thái Lan khi quốc
vương băng hà. Bài viết tường thuật phổ quát quan điểm biểu hiện từ phía người
dân, quân đội cũng như giới hoàng tộc về quốc tang của xứ chùa vàng. "Người dân
Thái đã chờ hơn 4g ới nắng để được tiễn đưa vị vua của mình". Đường ùn tắc.
Ảnh ờng thuật cũng cho thấy vẻ mặt đượm buồn của các Nguyên thủ quốc gia này.
Phía quân đội ra sức gìn giữ an ninh, trật tự. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí đều phải
tạm ngưng trong tang lễ. Độc giả, từ đó, hình dung được địa vị quan trọng của vua
Bhumibol trong lòng những người con "đất nước triệu voi". Đây sự kiện thu hút
đông đảo quan tâm dư luận trong và ngoài nước.
Như vậy, bài tường thuật đã giúp độc giả có được cái nhìn phổ quát nhất, chung nhất
lOMoARcPSD| 39651089
và khách quan nhất về tình hình cũng như diễn biến tang lễ của vua Bhumibol.
6. Giới thiệu ngắn gọn, súc tích
Khi đón nhận thông tin từ bất kỳ sự việc nào, người đọc cần được cung cấp thông tin
bản của sự việc đó. Một bài tường thuật buộc phải bao m những chi tiết quan
trọng trong một sự kiện. Tuy nhiên, những thông tin giới thiệu cần phải ngắn gọn, súc
tích, chừng mực nhưng phải đầy đủ. Bài “Tường thuật từ Bangkok: Người Thái
tiếc thương nhà vua” đã thể hiện nét điều đó. Tại phần sa của bài tường thuật,
những thông tin bản như thời gian diễn ra sự kiện “lúc 17h30”, bối cảnh “đoàn xe
chở linh cữu Quốc vương từ bệnh viện Siriraj về Hoàng cung đi qua nhiều tuyến
đường”, địa điểm “bệnh viện Siriraj”, “Hoàng cung”, “nhiều tuyến đường” cảm
xúc của con người trong sự kiện “hàng trăm nghìn người dân Thái đổ ra hai bên bày t
sự thương tiếc và kính yêu đức vua”.
7. Vai trò người viết
Phóng viên Lê Nam của báo Tuổi Trẻ đã có mặt ở hiện trường Bangkok (Thái Lan) để
tường thuật trực tiếp về thời gian vụ việc. Từ đây thể gửi đến cho độc giả một
cái nhìn khách quan trung thực nhất về buổi đưa tiễn diễn ra. Không chỉ thế, với
vai trò một người nhà báo, anh không kể hết tất cả những câu chuyện có thời
điểm đó chỉ nhấn mạnh vào những chi tiết có sức hút đặc biệt như một điểm nhấn,
dụ: hình ảnh người dân Thái Lan đồng loạt giơ tờ tiền in hình nhà vua, hay gái
ôm di ảnh nhà vua,... đó là những chi tiết “đinh” chạm được trái tim độc giả, cũng như
làm nổi bật tài hoa của một người phóng viên. Không những thế, trong quá trình
tường thuật, nhà báo Lê Nam còn dùng sự sáng tạo của mình để truyền cảm không khí
tại buổi đưa tiễn đến cho độc giả. “dường nhọ vừa đi từ bệnh viện về, vẻ mặt ai
cũng đượm buồn”, “Trời nắng nóng, mọi người mồ hôi nhễ nhại nhưng rất trật tự
tránh ồn ào.”, “Trời nắng nóng, nhiều người dân Thái không kịp chuẩn bị nước uống,
thức ăn trong lúc chxe chở thi hài vua đi qua”, những chi tiết đó lại càng làm sinh
động, khiến độc giả cảm nhận rõ nét hơn về buổi đưa tiễn đức vua kính yêu.
8. Sử dụng ngôn ngữ
Tác giả tường thuật lại cảm xúc của người Thái trước sự ra đi của vua.
Trong bài viết, tác giả đưa ra nhiều bình luận về không gian đau buồn, cảm xúc đau
thương của người dân qua đó để thể hiện chân thật nhất, người đọc thể hình dung
rõ ràng nhất sự kiện.
Tác giả thông qua việc phỏng vấn những người mặt để thấy được nhiều góc nhìn
cảm xúc, quan điểm, tăng tính khách quan cho bài tường thuật.
lOMoARcPSD| 39651089
Tác giả sử dụng câu đơn nghĩa để người đọc hiểu đúng, tránh hiểu lầm.
| 1/6

Preview text:

lOMoAR cPSD| 39651089
Phân tích các đặc điểm của 1 bài tường thuật
Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 39651089
Tường thuật từ Bangkok: Người Thái tiếc thương nhà vua Link bài báo:
https://tuoitre.vn/nguoi-dan-bangkok-vua-thuong-chung-toi-lam-1188160.htm? fbclid=IwAR0JawyVK9csD2-
tTU7iKEUeFSv29DEzZh0LTdswxrOv6R3Vm4VLfNp4rmE
1. Sự kiện lớn có tính thời sự
Sự kiện đưa tiễn nhà vua Bhumibol qua đời là một sự kiện báo chí lớn. Bởi lẽ đây là
sự ra đi mất mát của vị lãnh tụ ở một quốc gia. Điều này không chỉ nhận được sự quan
tâm của công chúng, người dân ở Thái Lan mà còn cả ở thế giới. Niềm thương tiếc
đến nhà vua, phản ứng tâm tư tình cảm của nhân dân Thái Lan là mối quan tâm lớn
của công chúng lúc này. Vì thế, báo Tuổi Trẻ đã lựa chọn thể loại tường thuật để có
thể diễn tả đầy đủ nhất về quang cảnh đưa tiễn ngày hôm ấy. Sự kiện diễn ra vào ngày
14/10 và được báo cập nhật ngay trong ngày để nhấn mạnh tính thời sự khi đưa đến
công chúng. Có thể thấy ở đây phóng viên đã rất nỗ lực để có thể đưa tin một cách
nhanh chóng và toàn diện đến với quý độc giả.
2. Có kết cấu, bố cục đặc trưng
Mở đầu bài tường thuật là phần giới thiệu chung về sự kiện. Đây là sự kiện nhân dân
tiễn đưa linh cữu Quốc vương Bhumibol từ bệnh viện Siriraj về Hoàng cung vào lúc
17g30. Bài tường thuật đã đưa ra các thông tin chính xác về thời gian, địa điểm và tên
sự kiện đang diễn ra, tác giả đóng vai trò là người chứng kiến và tái hiện cho độc giả
tất cả những gì xảy ra tại thời điểm đó.
Tiếp theo, người viết đã miêu tả toàn bộ diễn biến sự kiện một cách chi tiết. Trước hết
là khung cảnh người dân cùng hàng ngàn cảnh vệ Thái Lan quỳ dọc theo hai bên
đường, chắp tay cầu nguyện khi đoàn xe đi qua. Người viết đã miêu tả rất rõ tâm trạng
của người đi tiễn đưa: “Rất nhiều cụ già và phụ nữ bật khóc nức nở. Nỗi đau của
người dân Thái Lan khi Đức vua tôn kính của họ băng hà là quá lớn...” (Theo Tuổi
Trẻ Online
). Tác giả đã miêu tả khung cảnh ở mọi khía cạnh, góc máy từ thành viên
hoàng tộc, hàng ngũ quân đội đến người dân bình thường, gần như bắt trọn tất cả
khoảnh khắc đầy xúc động của biển người tại sự kiện.
Thời gian được đưa ra rất cụ thể cho từng hoạt động. Ví dụ như vào 13g20, cảnh sát
phát loa thông báo nhà báo không được chụp ảnh bên trong khu vực đặt thi hài mà
phải lấy ảnh chính thống từ Hoàng gia. Dưới trời nắng nóng, mọi người giơ cao di ảnh
Quốc vương mà họ tôn kính. Chính quyền Thái Lan đã cắt cử các đội y tế đến hỗ trợ người dân...
Đồng thời, tác giả còn phỏng vấn người dân ở sự kiện (bác tài xế Prasert, anh Supawat
Denamporn) để đảm bảo có cái nhìn toàn diện hơn. Người viết cũng giới thiệu về
những tin tức báo chí và truyền thông Thái Lan đăng tải (Tờ Bangkok Post để trang lOMoAR cPSD| 39651089
nhất màu đen có hình Quốc vương và truyền hình Thái liên tục phát phim thời sự).
Trong mọi bức ảnh được đưa vào bài tường thuật, người viết phần nào thể hiện cảm
xúc của mình, hòa vào tình cảm nhân dân Thái Lan lúc ấy. Các từ “thương nhớ”, “đau
buồn”... xuất hiện liên tục trong các chú thích ảnh chụp. Dù không trực tiếp nói ra cảm
nghĩ của mình nhưng tác giả đã lồng ghép vào bài tường thuật những ngôn từ miêu tả
tâm trạng khiến cho bài viết trở nên chân thực, đầy cảm xúc.
Nhìn chung, bài tường thuật tương đối tuân thủ theo cấu trúc của một bài tường thuật
truyền thống với phần đầu giới thiệu sự kiện, phần thân miêu tả chi tiết và có thể hiện
cảm xúc của người chứng kiến.
3. Lên tiếng theo ý mình
Diễn biến của sự kiện được miêu tả chi tiết bao gồm thời gian, hoạt động, cảm xúc của
người dân đặc biệt còn của các nhân vật hoàng gia và chính phủ khi đoàn xe chở linh
cữu Quốc vương đi qua. Lời chia sẻ của các nhân vật trong bài viết cho thấy nhiều góc độ về sự kiện.
Bài viết không lồng quá nhiều ý kiến chủ quan của tác giả, nội dung chính về quá
trình người dân đợi hai bên đường khi đoàn xe đưa thi hài Quốc vương từ bệnh viện
về hoàng cung vô cùng đầy đủ. Sự đau buồn, tiếc thương cũng được miêu tả chân thật
gợi lên cảm xúc u buồn của độc giả. Bài viết sử dụng nhiều hình kèm chú thích để
giúp người đọc dễ hình dung diễn biến của sự kiện.
Những chi tiết đáng lưu ý như nhà báo không được chụp ảnh khi đoàn xe đi qua mà sẽ
được cung cấp bởi hoàng gia, đội ngũ y tế hoàng gia hỗ trợ người dân bị choáng, cảm
nhận của người dân về vị cố Quốc vương cũng được lựa chọn đưa vào bài viết. 4. Tìm góc nhìn
Một trong những tiêu chí để có được một bài tường thuật thu hút đó là phải biết lựa
chọn góc nhìn. Một sự kiện sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi không chỉ từ
phía khán thính giả mà còn với cả nhà báo. Do đó, bài tường thuật cần chọn những
góc nhìn tinh tế, sâu sắc để có thể mang lại cho người xem cảm giác gần gũi với sự
kiện. Trong bài tường thuật “Tường thuật từ Bangkok: Người Thái tiếc thương nhà
vua” của nhà báo Lê Nam cho thấy, tác giả không chỉ sử dụng góc nhìn của một nhà
báo mà cả góc nhìn của người dân và của chính tác giả. Đứng trên lập trường của một
nhà báo, tác giả đã khai thác những khía cạnh như cách Hoàng gia Thái Lan tổ chức
tang lễ “Hàng ngàn cảnh vệ, cảnh sát Thái Lan quỳ dọc theo hai bên đường để đón
đoàn xe chở linh cữu Đức vua Bhumibol đi qua”. Các đội an ninh giữ gìn an toàn trật
tự “Lúc 13g20 trưa, cảnh sát bảo vệ khu vực Hoàng cung phát loa thông báo yêu cầu
nhà báo không được chụp ảnh bên trong khu vực đặt thi hài Vua Bhumibol mà phải
lấy ảnh chính thống cung cấp bởi Hoàng gia”. Các thành viên trong Hoàng thất và lOMoAR cPSD| 39651089
Chính phủ Thái Lan xuất hiện trong ngày tiễn đưa linh cửu của nhà vua Rama IX “Đi
ngay sau xe chở linh cữu Vua Bhumibol là xe của Thái tử”, “Thủ tướng Thái Lan
Prayuth Chan-ocha (giữa) và phu nhân Naraporn (trái) đến khu vực đặt thi hài Vua
Bhumibol Adulyadej tại Grand Palace ở Bangkok”. Người dân Thái Lan đã bày tỏ sự
đau thương trước những mất mát lớn của đất nước “Hàng chục ngàn người hướng về
các nẻo đường xung quanh Hoàng gia để đón đoàn xe chở linh cữu Vua Bhumibol. Đa
số người dân đều mặc áo đen. Họ nhẫn nại đứng ngồi trật tự hai bên đường trong nắng
gắt. Rất nhiều người giơ cao di ảnh Quốc vương mà họ tôn sùng và hết mực kính
yêu”. Đứng trên phương diện của một người dân, tác giả lựa chọn việc khai thác từ
góc nhìn của một người tài xế taxi tên Prasert “Bác tài lái xe taxi tên Prasert chở
chúng tôi đến Hoàng cung nói rằng "Đức vua thương chúng tôi lắm, ông sống và làm
việc không ngừng cho tất cả mọi người chúng tôi". Ông vừa nói vừa đưa cái dây
chuyền có mấy mặt đeo là hình đức vua Thái cho chúng tôi xem. Prasert bảo bây giờ
vị vua của thần dân Thái đã ngủ yên…”. Ngoài ra, dưới lăng kính của một người
ngoại quốc tác nghiệp tại nước ngoài, tác giả đã có những chia sẻ của bản thân về lễ
Quốc tang này như sau “Đi ngang văn phòng Chính phủ trên đường Thanon
Phitsanulok, chúng tôi thấy bên trong mọi người đều mặc áo đen, tường quấn khăn
trắng đen. Người dân trên đường cũng nhiều người mặc đồ đen, dường như họ vừa đi
từ bệnh viện về, vẻ mặt ai cũng đượm buồn”.
Từ đây có thể thấy, một bài tường thuật không chỉ đơn thuần là ghi nhận lại sự việc.
Đó còn là nơi nhà báo tìm thấy sự đồng điệu khi đưa đến cho độc giả những tâm tư
của chính mình hay của những nhân vật trong câu chuyện. 5. Tính bao quát
Bài báo “Tường thuật từ Bangkok: người Thái tiếc thương nhà vua” của tờ Tuổi Trẻ
đăng ngày 14/10/2016 mang tính bao quát. Nó tường thuật được diễn biến chính, lớn
của sự kiện: quá trình đưa linh cữu của vua Bhumibol từ bệnh viện Siriraj về Hoàng
cung. Có thể thấy được sự tiếc thương và u buồn bao trùm đất nước Thái Lan khi quốc
vương băng hà. Bài viết tường thuật phổ quát quan điểm và biểu hiện từ phía người
dân, quân đội cũng như giới hoàng tộc về quốc tang của xứ chùa vàng. "Người dân
Thái đã chờ hơn 4g dưới nắng để được tiễn đưa vị vua của mình". Đường sá ùn tắc.
Ảnh tường thuật cũng cho thấy vẻ mặt đượm buồn của các Nguyên thủ quốc gia này.
Phía quân đội ra sức gìn giữ an ninh, trật tự. Mọi hoạt động vui chơi, giải trí đều phải
tạm ngưng trong tang lễ. Độc giả, từ đó, hình dung được rõ địa vị quan trọng của vua
Bhumibol trong lòng những người con "đất nước triệu voi". Đây là sự kiện thu hút
đông đảo quan tâm dư luận trong và ngoài nước.
Như vậy, bài tường thuật đã giúp độc giả có được cái nhìn phổ quát nhất, chung nhất lOMoAR cPSD| 39651089
và khách quan nhất về tình hình cũng như diễn biến tang lễ của vua Bhumibol.
6. Giới thiệu ngắn gọn, súc tích
Khi đón nhận thông tin từ bất kỳ sự việc nào, người đọc cần được cung cấp thông tin
cơ bản của sự việc đó. Một bài tường thuật buộc phải bao hàm những chi tiết quan
trọng trong một sự kiện. Tuy nhiên, những thông tin giới thiệu cần phải ngắn gọn, súc
tích, có chừng mực nhưng phải đầy đủ. Bài “Tường thuật từ Bangkok: Người Thái
tiếc thương nhà vua” đã thể hiện rõ nét điều đó. Tại phần sa pô của bài tường thuật,
những thông tin cơ bản như thời gian diễn ra sự kiện “lúc 17h30”, bối cảnh “đoàn xe
chở linh cữu Quốc vương từ bệnh viện Siriraj về Hoàng cung đi qua nhiều tuyến
đường”, địa điểm “bệnh viện Siriraj”, “Hoàng cung”, “nhiều tuyến đường” và cảm
xúc của con người trong sự kiện “hàng trăm nghìn người dân Thái đổ ra hai bên bày tỏ
sự thương tiếc và kính yêu đức vua”.
7. Vai trò người viết
Phóng viên Lê Nam của báo Tuổi Trẻ đã có mặt ở hiện trường Bangkok (Thái Lan) để
tường thuật trực tiếp về thời gian và vụ việc. Từ đây có thể gửi đến cho độc giả một
cái nhìn khách quan và trung thực nhất về buổi đưa tiễn diễn ra. Không chỉ thế, với
vai trò là một người nhà báo, anh không kể hết tất cả những câu chuyện có ở thời
điểm đó mà chỉ nhấn mạnh vào những chi tiết có sức hút đặc biệt như một điểm nhấn,
ví dụ: hình ảnh người dân Thái Lan đồng loạt giơ tờ tiền in hình nhà vua, hay cô gái
ôm di ảnh nhà vua,... đó là những chi tiết “đinh” chạm được trái tim độc giả, cũng như
làm nổi bật tài hoa của một người phóng viên. Không những thế, trong quá trình
tường thuật, nhà báo Lê Nam còn dùng sự sáng tạo của mình để truyền cảm không khí
tại buổi đưa tiễn đến cho độc giả. “dường như họ vừa đi từ bệnh viện về, vẻ mặt ai
cũng đượm buồn”, “Trời nắng nóng, mọi người mồ hôi nhễ nhại nhưng rất trật tự và
tránh ồn ào.”, “Trời nắng nóng, nhiều người dân Thái không kịp chuẩn bị nước uống,
thức ăn trong lúc chờ xe chở thi hài vua đi qua”, những chi tiết đó lại càng làm sinh
động, khiến độc giả cảm nhận rõ nét hơn về buổi đưa tiễn đức vua kính yêu.
8. Sử dụng ngôn ngữ
Tác giả tường thuật lại cảm xúc của người Thái trước sự ra đi của vua.
Trong bài viết, tác giả đưa ra nhiều bình luận về không gian đau buồn, cảm xúc đau
thương của người dân qua đó để thể hiện chân thật nhất, người đọc có thể hình dung rõ ràng nhất sự kiện.
Tác giả thông qua việc phỏng vấn những người có mặt để thấy được nhiều góc nhìn
cảm xúc, quan điểm, tăng tính khách quan cho bài tường thuật. lOMoAR cPSD| 39651089
Tác giả sử dụng câu đơn nghĩa để người đọc hiểu đúng, tránh hiểu lầm.