Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá? | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập Môn truyền thông đa phương tiện
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 2 điểm
Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá?
Khái niệm: Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa.
VD: Thời gian để sản xuất 1 áo = 5h giá trị áo = 5h.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá là: - Năng suất lao động - Cường độ lao động
- Mức độ phức tạp của lao động
Năng suất lao động:
● Khái niệm: Là năng lượng sản xuất lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một thời gian hoặc số thời gian trên 1 sản phẩm.
-Có 2 loại năng suất lao động: NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội. Chỉ có năng suất lao
động xã hội mới ảnh hưởng đến lượng giá trị ● Kết luận:
Sự thay đổi của Năng suất lao động tác động theo tỉ lệ NGHỊCH đến lượng GT của
MỘT đơn vị hàng hóa NHƯNG KHÔNG tác động đến TỔNG lượng giá trị của
TỔNG số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian. ● Liên hệ:
Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về giá
cả với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng
giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó >
giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, tác động theo chiều THUẬN đến NSLĐ:
- Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
- Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất.
- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
- Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
- Các điều kiện tự nhiên.
– Cường độ lao động:
● Khái niệm: Là mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường độ lao động tăng > mức độ hao phí lao
động tăng > tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng
ĐỒNG THỜI với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao phí lao động để sản
xuất ra 1 đơn vị hàng hoá không đổi > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi. ● Kết luận:
Như vậy, sự thay đổi của CĐLĐ KHÔNG tác động đến lượng GT của MỘT đơn vị
hàng hóa NHƯNG NÓ tác động theo tỉ lệ THUẬN đến TỔNG lượng giá trị của tổng
số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian. ● Liên hệ:
Trong thực tế SX hàng hoá TBCN, việc các nhà tư bản áp dụng tăng CĐLĐ đối với
người làm thuê (trong khi không trả công tương xứng) KHÔNG nhằm làm giảm lượng
giá trị của 1 đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh tranh về giá MÀ là NHẰM
tăng MỨC ĐỘ BÓC LỘT lao động làm thuê.
- Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:
1. Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động.
2. Trình độ tổ chức quản lý.
3. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
– Mức độ phức tạp của lao động:
Ảnh hưởng theo tỷ lệ THUẬN đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa và TỔNG
lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian
Câu 2 (2đ): Phân tích lịch sử hình thành tiền tệ?
1. Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận thanh toán trong
một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể.
2. Lịch sử hình thành
2.1 Tiền xu
Trong thời cổ đại, người dân không mua hay bán bằng tiền. Họ trao đổi các đồ vật
hoặc sản phẩm cho người khác để nhận lại những gì họ muốn hoặc cần. Nhiều nền văn
hóa trên thế giới đã phát triển việc sử dụng tiền kim loại, loại tiền có giá trị phụ thuộc
vào giá trị của vật liệu làm ra nó.
Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt. Loại tiền xu đầu
tiên được sử dụng tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên.
2.2 Tiền giấy và các loại tiền khác
Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc lưu hành trong thời nhà
Tống. Tại châu Âu, giấy bạc ngân hàng đầu tiên được ngân hàng ở Thụy Điển phát
hành năm 1661. Trong thập niên 1690, Khu Thuộc Địa Vịnh tại Mỹ in tiền giấy và ở
đây việc sử dụng tiền giấy trở nên phổ biến hơn.
Các giai đoạn phát triển của tiền Tiền hàng hóa Tiền kim loại Tiền giấy
Tiền tín dụng (điện tử)
Câu 3: Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận?
Tỷ suất lợi nhuận
- Khái niệm : Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và
toàn bộ tư bản ứng trước.
+ Công thức: nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là p’ ta có:
+ So sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư:
Lợi nhuận là hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận cũng là
sự chuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhưng giữa m’ và p’ lại có sự khác nhau cả về chất và lượng.
+ Về mặt chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê, còn p’ không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn.
Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà
tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
Về mặt lượng: p’ luôn luôn nhỏ hơn m’, vì:
- Các nhân tố ảnh hướng tới tỷ suất lợi nhuận
+ Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Ví dụ:
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 200m thì m' = 100%, p’ = 20%.
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 400m thì m’ = 200%, p’ = 40%.
Do đó tất cả các thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng chính
là những thủ đoạn nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao
thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Ví dụ:
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 70c + 30v + 20m thì p’ = 30%.
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.
Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng thì suất giá trị thặng dư cũng có thể
tăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất lợi nhuận.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản:
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư
trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên
làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng. Ví dụ:
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + (20 + 20) m thì p’ = 40%.
Vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch
với thời gian chu chuyển của tư bản.
+ Tiết kiệm tư bản bất biến:
Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất
biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Vì theo công thức:
Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p' càng lớn.
Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để
tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương
tiện vận tải với hiệu quả cao nhất: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động,
thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm
lao động, giảm những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu hao vật tư năng
lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.
Câu 4: Trình bày một số hệ quả của quá trình tích luỹ tư bản?(câu 2đ)
Kn: Tích lũy tư bản là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn
trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng
vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân)
Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả
kinh tế mang tính quy luật như sau:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (ký hiệu c/v) là cấu tạo giả trị được quyết định bởi câu
tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đôi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
- C.Mác cho rằng, nền sản xuất có thề được quan sát qua hình thái hiện vật. Cũng có
thề quan sát qua hình thái giá trị.
- Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản
xuất và số lượng sức lao động được coi là cấu tạo kỹ thuật
- Cấu tạo kỹ thuật này, nếu quan sát qua hình thái giá trị nó phản ánh ở mối quan hệ
tỷ lệ giữa tư bản bất biến với tư bản khả biến. Tý lệ giá trị này được gọi là cấu tạo hữu
cơ. cấu tạo hữu cơ luôn có xu hướng tăng do cấu tạo kỹ thuật cũng vận động theo xu
hướng táng len về lượng.
Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị
thặng dư, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản
- Tích tụ tư bản cũng đồng thời làm tăng quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh quan hệ
kinh tế - xã hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt do hợp nhất các tư bản cá
biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn.
-Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền
đề để đẩy nhanh tích lũy.
Thứ ba, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê.
- Bần cùng hóa là tích lũy sự giàu có về phía giai cấp tư sản, đồng thời tích lũy sự
nghèo khổ về phía những người lao động làm thuê.
- Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
Bần cùng hóa tương đối là cùng với đà tăng trưởng của lực lượng sản xuất phần của
cải phân phối cho giai cấp công nhân tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm tương
đối so với phần dành cho giai cấp tư sản
Câu 5 Biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản?(câu 2đ)
- Những biểu hiện mới về cơ chế quản chế quan hệ nhân sự
+ Sự pt của dân trí và quy luật cạnh tranh trong xh tư bản ngày nay dẫn đến sự thay
đổi về quan hệ nhân sự trong bộ máy nhà nước.
+ Xuất hiện cơ chế thỏa hiệp cùng phân chia quyền lực tồn tại. Không còn thế lực độc
quyền ở các nước tư bản phát triển.
- Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước
+ Chi tiêu ngân sách nhà nước là cv thuộc quyền của giới lập pháp.Giới hành pháp bị
giới hạn, quản lý chặt chẽ bằng luật Ngân sách nhà nước
+ Chống lạm phát, thất nghiệp được ưu tiên
+ Cổ phần nhà nước trong các ngân hàng và công ty lớn trở nên nổi tiếng
+ Vai trò của nhà nước để khắc phục những chi phí trong nghiên cứu khoa học,xây
dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết các nhu cầu mang tính xã hội.
+ Nhà nước tư sản hiện đại là nhân tố quyết định trong ổn định kinh tế vĩ mô thông
qua thu chi ngân sách,kiểm soát lãi suất, trợ cấp và trợ giá, kiểm soát tỉ giá hối đoái, mua sắm công... Câu 3 điểm
Câu 1: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá, lấy ví dụ minh hoạ?
● Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi mua bán
● Hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị:
- Giá trị sử dụng: Là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người. Được phát hiện dần và ngày càng đa dạng phong phú
+ Đặc trưng: là phạm trù vĩnh viễn, có thể được phát hiện dần dần cùng với sự
phát triển của LLSX, chỉ thể hiện đầy đủ thông qua tiêu dùng để phục vụ nhu cầu xã hội
- Giá trị của hàng hóa : Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa . Được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi - Ví dụ hàng hóa: Bút bi:
- Giá trị sử dụng hàng hóa: dùng để viết bài.
- Giá trị hàng hóa: cây bút giá 3 000đ. Balo:
- Giá trị sử dụng hàng hóa: đựng sách vở,đựng đồ đạc.
- Giá trị hàng hóa: 100 000đ.
Câu 2: Phân tích vai trò các chủ thể chính tham gia thị trường? Liên hệ vai trò
của bản thân anh/chị khi tham gia thị trường với tư cách là một chủ thể?
● Khái niệm :Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của
các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá
cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định
của nền sản xuất xã hội.
Có nhiều chủ thể tham gia thị trường, mỗi chủ thể có vai trò vị trí khác nhau. Các chủ
thể đó là: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian trong thị trường và nhà nước 1. Người sản xuất
- Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch
vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất
bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...
- Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn
tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận
tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.
- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối
với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn
hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội. 2. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền
vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là
động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
3. Các chủ thể trung gian trong thị trường
- Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa
các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị
của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung
gian thị trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều
các chủ thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian
môi giới chứng khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa
học công nghệ... Bên cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức (lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...). Những
trung gian này cần được loại trừ. 4. Nhà nước
- Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc
phục những khuyết tật của thị trường.
- Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền
kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các chủ thể kinh
tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra các rào cản đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo của các
chủ thể sản xuất kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ.
- Cùng với đó, nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế để khắc phục các
khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả ● Liên hệ
+ Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới các
đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu.
+ Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm
tới giá cả của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa
khác nhau. Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có
sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả.
+ Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua
hàng. Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp các showroom….
Câu 3 (3đ): Phân biệt Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản
lưu động? Lấy ví dụ minh hoạ. Tư bản bất biến Tư bản khả biến Khái niệm
Bộ phận tư bản tồn tại dưới Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình
hình thái tư liệu sản xuất, giá thái sức lao động không tái hiện
trị không biến đổi trong quá ra, nhưng thông qua lao động trừu
trình sản xuất (kí hiệu c).
tượng của công nhân làm thuê mà
tăng lên, tức là biến đổi về số
lượng trong quá trình sản xuất (kí hiệu là v) Đặc điểm
- Tư liệu sản xuất được sử - Bộ phận tư bản không ngừng
dụng toàn bộ trong quá trình chuyển hóa từ đại lượng bất biến
sản xuất, nhưng bị hao mòn sang đại lượng khả biến (tăng lên
dần theo thời gian, chuyển đổi về lượng).
giá trị vào sản phẩm (máy móc, trang thiết bị,…)
- Một phần giá trị của tư liệu sản
xuất biến thành tư liệu sinh hoạt
- Tư bản bất biến là điều kiện và biến đi trong tiêu dùng của
cần thiết để sản xuất ra giá trị công nhân. thặng dư.
- Tư bản khả biến là nguồn gốc
tạo ra giá trị thặng dư Ví dụ
Một nhà máy sản xuất vải mua Để sản xuất ra vải, công nhân phải
tư liệu sản xuất là tơ sợi và bỏ ra hao phí lao động (lao động
máy dệt. Tơ sợi qua quá trình trừu tượng), sau khi tạo ra sản
sản xuất sẽ biến thành vải có phẩm, đem ra trao đổi trên thị
giá trị sử dụng mới là may trường, giá trị thu về lớn hơn giá
quần áo,... Máy dệt sẽ chỉ trị bỏ ra ban đầu (giá trị sức lao
đóng góp một phần giá trị thúc động cộng thêm giá trị thặng dư).
đẩy quá trình sản xuất diễn ra Số tiền bằng đúng giá trị bỏ ra sẽ
nhanh hơn, giảm thiểu hao phí được chi trả cho công nhân, biến
lao động cá biệt, nâng cao thành tư liệu sinh hoạt và tiêu
năng suất lao động. Điều này dùng của công nhân. Phần dư
sẽ tác động đến việc tạo ra giá thừa là giá trị thặng dư, phần lợi trị thặng dư. của tư bản. Tư bản cố định Tư bản lưu động Định nghĩa
Là bộ phận tư bản sản xuất tồn Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại
tại dưới dạng máy móc, thiết dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu,
bị, nhà xưởng,... tham gia toàn vật liệu phụ, sức lao động,... Giá
bộ vào quá trình sản xuất, trị của nó được hoàn lại toàn bộ
nhưng giá trị của nó chỉ cho các nhà tư bản sau mỗi quá
chuyển dần từng phần theo trình sản xuất, khi hàng hóa được
mức độ hao mòn trong thời bán xong. gian sản xuất. Đặc điểm
Tư bản cố định bị hao mòn vô Chu chuyển nhanh về giá trị, chu hình và hao mòn vô hình.
chuyển được nhiều vòng. Ví dụ
1 máy giá 10 triệu sử dụng 10 Để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải
năm, mỗi năm sản xuất 100 có 5 kg bông, và mất 2h lao động
sản phẩm. Vậy mỗi năm của công nhân. Trong 1 chu kỳ
chuyển 1/10 = 1 triệu đồng
sản xuất, nó phải dịch chuyển
toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5kg sợi.
Câu 4: Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của
Việt Nam? Việt Nam cần thực hiện các phương hướng nào để nâng cao hiệu quả
của quá trình hội nhập kinh tế? Liên hệ với bản thân trong việc thực hiện các
phương hướng đó?(Câu 3đ) {câu này hình như thi giữa kì r}
Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) là sự kiện đánh dấu bước hội nhập toàn diện của
Việt Nam với nền kinh tế thế giới.Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của
Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới. Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao
vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tác động tích cực
- Trong thời gian tới, khi các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào
giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc
đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của
Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các
thị trường nguyên liệu truyền thống.
- Đối với xuất, nhập khẩu: Quá trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan trong
hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế
và cắt giảm hàng rào thuế quan đã tạo ra tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Cơ hội lớn nhất là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại
để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
- Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng,
thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế
giới của Việt Nam hằng năm.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch
cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế
biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.
- Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế
quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại
Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường
lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...
- Đối với thu ngân sách nhà nước: Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA sẽ dẫn tới
giảm nguồn thu NSNN đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động của việc
giảm thuế đối với tổng thu NSNN về cơ bản là không lớn do:
+ Việc cắt giảm thuế quan trong TPP cũng như trong các FTA sẽ khiến cho hàng hoá
nhập khẩu từ các nước đối tác chắc chắn có tăng lên và do đó, số thu từ thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu đương nhiên cũng tăng theo. Ngoài
ra, chi phí sản xuất của doanh nghiệp giảm cũng sẽ tác động tích cực đến nguồn thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Áp lực đối với nền kinh tế
Xét về tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với 96% tổng số doanh nghiệp
đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế
Việt Nam là rất lớn. Trong đó:
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ
liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách
thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng
nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào
Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác
động đến lĩnh vực sản xuất trong nước.
Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu
quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước.
Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước
sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng
dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập.
Các phương hướng nào để nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế
FTA có nhiều cơ hội nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Để
tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh
tế đến nền kinh tế, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Nâng cao năng lực giám sát thị trường tài chính nhằm kịp thời đối phó với những
biến động, khủng hoảng tài chính.
- Tăng cường tuyên truyền cho các doanh nghiệp các thông tin về lộ trình và các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế
- Việt Nam có thể tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan, Nhà nước cần hỗ trợ doanh
nghiệp đáp ứng tốt các điều kiện về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ từ các thị trường nhập khẩu.
Đối với lĩnh vực đầu tư
Việc gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về tăng cường
năng lực của cơ quan quản lý trong việc giám sát dòng vốn ra vào, tránh nguy cơ bong
bóng hoặc rút vốn ồ ạt, để nền kinh tế có thể hấp thụ vốn đầu tư hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp
- Chủ động tìm hiểu và nghiên cứu về thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế.
- Nghiên cứu tìm hiểu về TPP cũng như các FTAs là việc cần thiết các doanh nghiệp
nếu muốn đứng vững trong cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ từ phía
Chính phủ và các hiệp hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận các thông tin từ TPP, FTAs
một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất.
- Chủ động đầu tư và đổi mới trạng thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
- Chủ động lựa chọn và thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc loại bỏ thuế quan
cho các đối tác trong TPP chỉ áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ nội khối.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực
trình độ cao. Bên cạnh đó, cần chủ động tạo sự liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp,
cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa và nước ngoài.
Liên hệ bản thân: (tự chém)
Câu 5 (3đ): Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Lấy ví dụ minh hoạ?
1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn
thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài
ngày lao động của công nhân.
VD: Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4
giờ là thời gian lao động thặng dư.
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếu không
thay đổi, vẫn là 4 giờ.
2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời
gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư.
VD: Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng công nhân chỉ cần 3 giờ lao
động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do
đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5
giờ là thời gian lao động thặng dư.
3. Giá trị thặng dư siêu ngạch
Là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình của xã hội do nâng cao năng suất
lao động cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt nên giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá
trị xã hội của hàng hóa.
VD: Để làm 1 cái áo sơ mi thì thường các doanh nghiệp sẽ có nhiều khâu do nhiều
người đảm nhận như cổ áo do 1 người làm, tay áo do 1 người làm và vạt áo do 1
người làm, rồi ráp lại các bộ phận khác thì của 1 người khác. Vậy thì nhà tư bản sẽ
đưa công nghệ mới vào đó, giờ đây công nghệ mới sẽ chỉ cần 2 người để hoàn thiện
chiếc áo mà không cần đến 4 người như trước đây. CÂU 5 ĐIỂM
Câu 1: Phân tích những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam? Anh/chị làm gì để góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế?
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của
thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. ● Về mục tiêu
Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: xây dựng một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo). Các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật
● Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Các hình thức sở hữu đa dạng: - Sở hữu nhà nước - Sở hữu tập thể - Sở hữu tư nhân
Nhiều thành phần kinh tế
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Kinh tế tư nhân - Kinh tế tập thể - Kinh tế nhà nước
● Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự
làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
● Về quan hệ phân phối
Thực hiện nhiều hình thức phân phối khác nhau trong đó phân phối theo lao động và
hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân phối phản ánh định hướng XHCN của nền KTTT
● Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn
hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường. Liên hệ:
+ Thực hiện phong trào Người Việt dùng hàng Việt, tăng cường dùng hàng trong nước để
khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.
+ Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một
thị trường đảm bảo, có uy tín, được người mua tin tưởng.
+ Tránh để xảy ra lạm phát
+ Học tập tốt, rèn luyện bản thân để có thể trở thành một người lao động tốt, có kiến thức
khoa học, góp phần phát triển nền kinh tế,…
Là học sinh em phải làm gì để góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước
Câu 2 (5đ): Trình bày các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị
trường? Liên hệ thực tế một số quan hệ lợi ích kinh tế của bản thân với tư cách
là người lao động?
1. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Người lao động : là người có đủ thể lực , có khả năng lao động, khi họ bán sức lao
động sẽ nhận được tiền lương tiền công và chịu sự quản lý , điều hành của người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động : là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, là những người trả tiền
cho những người lao động
Nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế họ sẽ thu được lợi nhuận,
thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời người lao động cũng vậy vì có việc
làm, nhận được tiền lương.
-> Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã
thành lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi
người lao động. Trong xã hội hiện đại, đấu tranh giữa các bên cần phải tuân thủ các
quy định của pháp luật.
2. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
- Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong
cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của
nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.