Phân tích các thành tố trong chu trình truyền thông - Bài tập truyền thông | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Phân tích các thành tố trong chu trình truyền thông - Bài tập truyền thông | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập Môn truyền thông đa phương tiện
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phân tích các thành tố trong chu trình truyền thông
Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thường khởi xướng quá
trình truyền thông. Nguồn phát là một người, một nhóm, người hay tổ
chức, mang nội dung thông tin ( thông điệp) trao đổi (hoặc với mục đích
lan truyền) với người khác hay nhóm xã hội khác. Có nguồn chính thức và phi chính thức
Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối
tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong
muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học –
kỹ thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này
phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách
hiểu – tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo,
hình ảnh, cử chỉ biểu đạt,… của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp
Thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu có cấu trúc chặt chẽ, có
nghĩa, được dùng để trao đổi giữa chủ thể và công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông
Kênh truyền thông: Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính
chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình
khác nhau như: truyền thông các nhân, truyền thông nhóm, truyền thông
đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện…
Người nhận: Người nhận hay công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông
là các nhân hay nhóm người tiếp cận thông điệp. Hiệu quả của truyền
thông được xem xét trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và
hành vi xã hội của công chúng/ nhóm đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ
cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát
thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông
Phản hồi/ Hiệu lực, hiệu quả: Là thông tin ngược, là dòng chảy của
thông điệp từ công chúng/ nhóm đối tượng tác dộng trở về nguồn phát.
Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của hoạt động truyền thông. Trong
một số trường hợp, mạch phản hồi bằng không hoặc ko đáng kể. Điều đó
có nghĩa là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của
công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông. Dòng phản hồi càng lớn về
quy mô và cường độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao và
càng dễ tạo hiệu quả truyền thông cao.
Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch khó được dự tính trước trong quá
trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kĩ thuật…) dẫn
đến tình trạng thông điệp, thông tin bị tiếp nhận sai lệch
2. Cách thức thực hiện truyền thông cá nhân
2.1. Gặp Gỡ trực tiếp
a. Kn: Là hoạt động trong đó diẽn ra sự gặp gỡ và tiếp xúc mặt đối mặt của
các nhân vật tham gia truyền thông, từ đó tạo không gian gần gũi nhất cho
việc chuyển tải thông điệp trong một bối cảnh xác định về ko gian và thời gian b. Ưu thế và hạn chế
Là giao tiếp mặt đói mặt nên thông tin được trao đổi qua lại, có sự bàn
bạc, tranh luận đi đến sự chấp nhận hay ko chấp nhận, đồng tình hay ko đồng tình
Có thể sử dụng các yếu tố kỹ thuật và thủ thuật tâm lý để tạo hiệu ứng truyền thông
Thông tin phản hồi, kết quả thể hiện ngay, nhưng tính bền vững ko cao.
Do nội dung giao tiếp bộc lộ trực tiếp nên mức độ sâu sắc, chính xác
và chín chắn của thông tin có phần bị hạn chế
Phụ thuộc vào khả năng kiềm chế, tính linh hoạt và khả năng xử lý
tình huống, sức cảm hóa, tính nhạy cảm của nhà truyền thông
Ko lưu lại bằng văn bản
c. Một số quy tắc trong gặp gỡ trực tiếp
Trước khi gặp gỡ, cần chuẩn bị tốt về kế hoạch, tài liệu, nội dung và
bối cảnh, nghiên cứu đối tượng
Bắt đầu từ những vấn dề đơn giản, hấp dẫn, dễ chấp nhận, dễ giải
quyết. Ko bắt đầu với những quan điểm đối lập
Khi xuất hiện những điểm đối lập, phải phân ra những mức độ và tính
chất khác nhau để có đối sách tương ứng. Sử dụng cách mở rộng các
điểm tương đồng, hoặc chia nhỏ các bất đồng để giải quyết từng phần
Cần phối hợp hoặc lựa chọn cho thích hợp bằng hai cách tác động: tình cảm và lý lẽ
Khéo tranh thủ yếu tố thời gian Giữ đúng chữ tín
Biết cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ, đúng người
Nên sử dụng tài liệu đi kèm khi gặp gỡ trực tiếp: tờ rơi, tờ phát, bản
tin ngắn, các tài liệu trực quan 2.2. Gọi điện thoại
a. Kn: Điện thoại ( hữu tuyến, vô tuyến) là một phương tiện truyền thông để
đảm bảo truyền thông bằng lời nói ( thậm chí ngày nay bằng cả hình ảnh
động) khi các nhân vật tham gia truyền thông ở cách xa nhau, ko thể gặp
gỡ trực tiếp. Do sự phát triển của công nghệ điện tử, điện thoại ngày nay
đã được hiện đại hóa với sự xuất hiện của các bàn phím, màn hình và khả
năng điều chỉnh chất lượng thoại, nhắc nhở, ghi nhớ và trả lời tự động b. Ưu thế và hạn chế
Có khả năng truyền đạt thông tin nhanh chóng, chính xác
Với các phương tiên điện thoại vô tuyến, có thể truyền thông tiếng
nói giữa các đối tượng di dộng, ở cách xa nhau hoặc truyền văn bản
và hình ảnh từ đối tượng này sang đối tượng khác
Nhờ việc lắp đặt hệ thống nhắn tin và trả lời tự động, thông tin có
thể đến với đối tượng ngay cả khi họ đi vắng, đang bận việc, với tần suất và số lượng lớn
Kết quả truyền thông đc thể hiện ngay
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của kênh thông tin này phụ thuộc vào
khoảng cách về ko gian, độ dài và dung lượng của cuộc đàm thoại hoặc tin nhắn
Kết quả thường khó lưu lại bằng văn bản 2.3. Viết thư các nhân
a. KN: Viết thư là hình thức dùng thư để trình bày nội dung thông điệp,
nhằm truyền đạt, trình bày, thuyết phục đối tượng hay thông qua đó đưa
ra những đề nghị chia sẻ, cộng tác trong quá trình truyền thông hướng tới một mục đích nào đó
b. Khi nào thì nên viết thư
Khi muốn nói thẳng một vấn đề mà vì một lý do nào đó ko thể hoặc
khó chuyển tải được qua giao tiếp trực tiếp
Khi ng làm truyền thông có nhược điểm về truyền thông qua ngôn
ngữ nói, như khiếm thính hoặc hạn chế về thời gian gặp gỡ trực tiếp
Khi muốn vận động, có những kiến nghị với các vị lãnh đạo, các
nhà hoạch định chính sách, những người có uy tín trong cộng đồng…
Khi muốn tận dụng lợi thế của dạng viết hư để chuển tải thông điệp
nhằm tác động vào cả mặt lý trí và tình cảm của đối tượng 2.4. Vận động hành lang
a. KN: Là nghệ thuật lợi dụng, khai thác các khả năng, các cơ may để
thuyết phục các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan Chính phủ, các
đại biểu Quốc hội, các nhà hoạt động văn hóa – xã hội có uy tín hoặc các
nhà báo ủng hộ cho các mục tiêu truyền thông, từ đó có những tác động
làm thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho mục tiêu truyền thông đặt ra.
b. Mục đích của vận động hành lang
Vận động hành lang là hành động nhằm thay đổi các chính sách, các
chương trình hành động mang tầm cỡ quốc gia, khu vực, hay toàn cầu, từ
đó tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu lớn liên quan đến
sự nghiệp hay vấn đề mà các chương trình truyền thông theo đuổi c. Các quy tắc cơ bản
Xác định rõ mục đích vận động
Nắm vững đối tượng
Nắm vững thông tin về các cơ quan, tổ chức, ủy ban và công việc mà
đối tượng vận động đang tham gia
Chuẩn bị tài liệu và cung cấp thông tin cho đối tượng vận động hành lang
Chủ động tạo thời gian và thời cơ cho các cuộc tiếp xúc 2.5. Tư vấn cá nhân
3. So sánh truyền thông các nhân và truyền thông nhóm-
Truyền thông cá nhân Truyền thông nhóm Quy mô
Thường là một-đến-một, Liên quan đến một nhóm
với sự tập trung vào cá
người, có thể là một nhóm nhân người nhận thông
nhỏ hoặc một tổ chức lớn, điệp.
với sự tương tác giữa các thành viên. - Truyền thông 1-1 nhóm
( một các nhân, có vai trò
như một nhà truyền thông
với đối tượng là một nhóm)
- Truyền thông trong nhóm
(truyền thông giữa các cá nhân trong nhóm hoặc các nhóm nhỏ trongmột nhóm lớn hơn)
Tập trung vào giao tiếp Tập trung vào việc chia sẻ
giữa một người và một thông điệp giữa các thành
người hoặc một tổ chức, viên trong một nhóm hoặc
với mục tiêu tạo ra ảnh tổ chức, với mục tiêu xây Mục dích
hưởng cá nhân và thường dựng và duy trì mối quan hệ
là để truyền đạt thông nhóm, thường là để đạt
điệp riêng tư hoặc cá được mục tiêu chung. nhân. - Gặp gỡ trực tiếp
- Tổ chức các cuộc nói chuyện - Gọi điện thoại hoặc trình bày( 1-1 nhóm) - Viết thư cá nhân - Họp báo Hình thức - Vận động hành lang - Thăm hỏi gia đình truyền thông - Tư vấn cá nhân
- Tổ chức khóa tập huấn ngắn hạn
- Chia sẻ thông tin nội bộ
- Xây dựng mạng lưới truyền thông
4. Các cấp độ của truyền thông nóm
Trong một nhóm, nhất là các nhóm có quy mô lớn, đến một giai đoạn phát
triển nào đó thường bao hàm các nhóm nhỏ. Sự chia sẻ thông tin, suy nghĩ, tình
cảm truyền thông trong nhóm được thực hiện bởi các cấp độ chính như sau:
Cấp độ 1: Được thực hiện bởi các cá nhân trong các nhóm xác định trong cộng đồng.
VD: truyền thông giữa các sv trong 1 lớp hc
Cấp độ 2: Truyền thông giữa 1 nhóm nhỏ với một hay vài nhóm nhỏ khác trong 1 nhóm lớn.
VD: truyền thông giữa sv K10 và K11
Cấp độ 3: Truyền thông giữa 1 vài nhóm nhỏ này với 1vài nhóm nhỏ
khác trong cùng 1 nhóm lớn.
VD: Truyền thông giữa nhóm sv HVPN và sv HVBC
Cấp độ 4: Truyền thông giữa các nhóm nhỏ trong các nhóm lớn khác nhau.
VD: Giao lưu giữa sv TTDPT với toàn thể bộ đội đóng quân trên địa bàn quận Dống Đa
Cấp độ 5: Truyền thông của một nhóm lớn với công chúng.
VD: Truyền thông của ngành giáo dục với công chúng về các bược tiến
hành cho việc ra một bộ sách mới cho học sinh tiểu học
Cấp độ 6: Truyền thông giữa các nhóm lớn ( các cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư một quốc gia, một khu vực) với các nhóm khác có chung
hay chưa có sự thống nhất về mục tiêu và tính chất hoạt động
VD: truyền thông giữa các tổ chức trong Liên minh Cứu trợ trẻ em,
giữa cộng đồng doanh nghiệp VN và các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ… I. Thực hành
Đề 1: Sinh viên học viện Phụ nữ Việt Nam chung tay giúp trẻ em làng trẻ sos
Đề 2: Tự hào tôi là sinh viên VWA Đề 3: Đông ấm vùng cao