-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích cấu thành VPPL vụ án Lê Văn Luyện | Bài tập môn Luật kinh doanh | Đại học Sư Phạm Huế
Phân tích cấu thành VPPL vụ án Lê Văn Luyện | Bài tập môn Luật kinh doanh của trường Đại học Sư Phạm Huế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh doanh 4 tài liệu
Đại học Sư Phạm Huế 37 tài liệu
Phân tích cấu thành VPPL vụ án Lê Văn Luyện | Bài tập môn Luật kinh doanh | Đại học Sư Phạm Huế
Phân tích cấu thành VPPL vụ án Lê Văn Luyện | Bài tập môn Luật kinh doanh của trường Đại học Sư Phạm Huế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh doanh 4 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Huế 37 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VPPL bao gồm 4 yếu tố cấu thành là - Mặt khách quan - Mặt chủ quan - Khách thể - Chủ thể I.
Hành vi của Lê Văn Luyện trong vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích:
- Vụ án giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng, gây xôn xao trong dư
luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý
kiến về việc sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Bởi vì Lê Văn Luyện chỉ
còn 54 ngày nữa là tròn 18 tuổi.
- Do vậy khi kết án, Luyện chịu mức án cao nhất dành cho người dưới 18
tuổi là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.
A. Sự kiện pháp lí: Lê Văn Luyện, chưa đủ 18 tuổi, thực hiện hành vi
giết người để cướp của rồi sau đó bỏ trốn, bị bắt giữ vào ngày 31/8/2011. Hành vi:
Đột nhập vào nhà bất hợp pháp đã phạm tội theo điều 158 Bộ luật
hình sự năm 2015 về tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
Sát hại 4 nạn nhân bằng hung khí là dao với nhiều vết chém chí
mạng đã phạm tội theo điều 123 và điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 về tội giết
người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người.
Phá tủ kính và lấy vàng đã phạm tội theo điều 168 Bộ luật hình sự
năm 2015 quy định về tội cướp tài sản.
B. Phân tích 4 mặt cấu thành VPPL: 1. Về mặt chủ thể:
- Bị cáo chưa đến tuổi thành niên, nhưng chỉ còn 54 ngày nữa là tròn 18 tuổi.
- Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bình thường, không có
thương tổn tâm lí trong quá khứ.:” Theo hàng xóm, thuở nhỏ, Luyện
không phải là đứa con hư, thậm chí có người còn nói Luyện "rất hiền
lành, ngoan ngoãn". Gia đình Luyện bán thịt lợn trong thôn. Nhà Luyện
không giàu nhưng cũng thuộc loại khá giả trong vùng vì cha mẹ Luyện
chăm chỉ làm ăn.”- Wikipedia. 2. Về mặt khách thể:
- Đây là vụ án vi phạm hình sự: giết người cướp của, bỏ trốn. Lê Văn
Luyện là tội phạm hình sự.
- Tính chất: đặc biệt nghiêm trọng, có thể nói là man rợ, vì “ Vụ án có
tính chất dã man. Một Lê Văn Luyện đã dám giết một lúc 4 người để âm
mưu cướp tiệm vàng”- Tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng
cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an). 3. Về mặt chủ quan:
- Lỗi: cố ý trực tiếp, bị cáo biết được hậu quả và muốn cho hậu quả đó xảy ra.
- Động cơ: vụ lợi, vì lỡ cầm cố mất chiếc xe máy đi mượn, mang tiền tiêu
mất nên Luyện không còn tiền để chuộc xe. Đó là động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.
- Mục đích: chủ thể đã đạt được mục đích ( cướp của ) sau khi thực hiện
hành vi VPPL ( giết người). 4. Về mặt khách quan:
- Đây là 1 hành vi trái pháp luật ( làm điều PL cấm làm: giết người, cướp của, bỏ trốn)
- Gây thiệt hại cho xã hội:
+ Về mặt vật chất: không phải là điểm đặc biệt trong vụ án này ( đối với xã hội )
Vụ án này nên đề cập đến số tiền bồi thường ( 1,6 tỉ đồng : tiền chu
cấp cùng chi phí điều trị cho Trịnh Thị Bích, tiền mai tang cho các
nạn nhân, tiền tổn thất tinh thần). Do Luyện chưa đủ vị thành niên tính
đến thời điểm gây án, nên bố mẹ Luyện sẽ có trách nhiệm chi trả số
tiền này. Trong trường hợp bố mẹ Luyện không chi trả được và bên bị
hại vẫn yêu cầu đền bù thì ra tù, Luyện sẽ phải tự trả nợ. + Về mặt tinh thần:
Gây ảnh hưởng đến các nhóm tội phạm khác: “Hai tội phạm trẻ tuổi
cướp tiệm vàng, giết người ở Hà Tĩnh thì thừa nhận có nghe về Luyện
nhưng "không dám học theo" vì "quá dã man”.- Wikipedia
Gây ảnh hưởng đến hệ thống luật pháp Việt Nam: Hành vi của Lê
Văn Luyện đã khiến các nhà làm luật phải xem xét lại có nên giảm
tuổi chịu án tử hình xuống hay không.
+ Thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL và thiệt hại cho
XH: Nếu hành vi trái PL là nguyên nhân trực tiếp, thì sự thiệt hại là kết quả tất yếu.
C. Phân loại hành vi VPPL: Đối với riêng hành vi của Lê Văn Luyện thì đây là VPPL hình sự. II.
Nguyễn Văn A (sinh viên năm 1 trường ĐHKT Tp.HCM) đã thực
hiện hành vi quay cóp trong giờ thi KTHP môn Luật kinh doanh,
được tổ chức vào 15h15 ngày 12/10/2016 tại phòng B212.
A. Sự kiện pháp lí: Vào 15h15 ngày 12/10/2016, Nguyễn Văn A thực hiện
hành vi quay cóp trong giờ thi KTHP môn Luật kinh doanh, được tổ chức tại phòng B212, ĐHKT TPHCM
Gian lận quay cóp trong phòng thi là hành vi bị nghiêm cấm theo điều
22, khoản 3 Luật Giáo Dục 2019.
“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao
động của cơ sở giáo dục và người học.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.”
B. Phân tích cấu thành của VPPL: 1. Mặt chủ thể:
- Độ tuổi: đủ 18 tuổi, độ tuổi chịu trách nhiệm trước PL.
- Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bình thường. 2. Mặt khách thể:
- Là trường hợp vi phạm, chế tài xử phạt 3. Mặt chủ quan: - Lỗi: cố ý trực tiếp - Nguyên nhân:
1. Do lười biếng, dựa dẫm, không muốn mất nhiều công sức
nhưng vì lòng tham mong muốn được điểm cao, bị bệnh thành tích.
2. Do thái độ và tinh thần học tập thiếu nghiêm túc, không có chí
tiến thủ trong học tập dẫn đến không đủ lượng kiến thức để phục vụ cho kì thi KTHP. - 4. Mặt khách quan: - Hành vi trái PL
- Thiệt hại cho xã hội về tinh thần: không xử phạt nghiêm khắc thì tình trạng
còn tiếp tục phức tạp.
C. Phân loại VPPL: Vi phạm kỉ luật
III. Nguyễn Đình B (1992) ký HĐLĐ với công ty TNHH X (chuyên
kinh doanh dịch vụ ăn uống) vào tháng 6/2016, công việc là bảo vệ
trông xe. Ngày 8/3/2017, trong ca trực của mình, anh B do lơ là,
đã làm mất xe chiếc xe Air Blade đời 2015 của khách vào quán ăn.
Giá trị xe máy bị mất là 30 triệu.
A. Sự kiện pháp lí: Ngày 8/3/2017, anh Nguyễn Đình B đã làm mất chiếc
xe Air Blade đời 2015 của khách vào quán vào quán ăn, trị giá chiếc xe là 30 triệu.
Hành vi của anh B căn cứ theo điều 584, khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
B. Phân tích cấu thành VPPL: 1. Mặt chủ thể:
- Độ tuổi: trên 18 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm trước PL
- Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bình thường. 2. Mặt khách thể:
- Là trường hợp vi phạm, với chế tài xử phạt 3. Mặt chủ quan:
- Lỗi: vô ý do cẩu thả, chủ thể không thấy trước hậu quả mặc dù có thể hoặc
cần phải nhận thấy hậu quả đó. - Động cơ: không - Mục đích: không 4. Mặt khách quan:
- Đây là hành vi trái pháp luật ( làm điều vượt quá giới hạn PL cho phép)
- Sự thiệt hại cho xã hội: trong trường hợp này thì thiệt hại cho bản thân người
bị mất xe là nhiều hơn so với xã hội.
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi trái PL ( làm mất tài sản người khác) có
trước, thì thiệt hại là điều tất yếu ( thiệt hại về tài sản).
C. Phân loại VPPL: VPPL dân sự
IV. Lê Minh C (22 tuổi) hút thuốc lá khi đang đổ xăng khiến cây xăng
bốc cháy và làm chết 1 em bé (con người bán hàng rong gần đó).
A. Sự kiện pháp lí: Lê Minh C hút thuốc lá tại trạm xăng, làm trạm
xăng bốc cháy và làm chết 1 em bé.
Anh C có các hành vi vi phạm pháp luật như sau:
a. Anh C hút thuốc lá tại trạm xăng là trái với quy định phòng cháy chữa cháy.
Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT quy định về
trang thiết bị phòng cháy chữa cháy:
“1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy,
tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở
các vị trí dễ thấy, dễ đọc.”
b. Anh C làm cháy trạm xăng ( thiệt hại tài sản) vì vi phạm quy định về
phòng cháy chữa cháy. ( Không rõ thiệt hại bao nhiêu)
c. Anh C làm chết 1 người vì vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Căn cứ điều 313, khoản 1, điểm a Bộ luật Hình sự 2015 :
“Điều 313: Tội vi phạm về phòng cháy chữa cháy.
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01
người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;” B. Cấu thành VPPL: 1. Mặt chủ thể:
- Độ tuổi: trên 18 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm trước PL
- Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bình thường.
2. Mặt khách thể: Là tội phạm ( VP hình sự), với chế tài hình sự ( hình phạt) 3. Mặt chủ quan:
- Lỗi: cố ý trực tiếp.
- Nguyên nhân: do thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy 4. Mặt khách quan:
- Đây là hành vi trái pháp luật ( làm điều PL cấm làm)
- Hàm chứa tính nguy hiểm cho XH của hành vi: thiệt hại về vật chất( cháy
trạm xăng), tinh thần ( thiệt hại về tính mạng), thiệt hại về thể chất( khói
thuốc làm ảnh hưởng những người xung quanh).
C. Phân loại VPPL: Anh C có khả năng chịu mức phạt tù từ 02 đến
05 năm ( như đã nói trên) : đây là VPPL hình sự.