Phân tích cầu và giá cả một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại
Phân tích cầu và giá cả một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC THẢO LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ 1
ĐỀ TÀI:
“PHÂN TÍCH CẦU VÀ GIÁ CẢ CỦA MỘT MẶT HÀNG TIÊU
DÙNG TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH”
Giảng viên hướng dẫn: NGÔ HẢI THANH
Lớp học phần: 2192MIEC0111 Nhóm: 6
Hà Nội,11/2021 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU… ........................................................................................................................ 3
NỘI DUNG… ..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CẦU VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ… ............................... 3
1. Khái niệm về cầu và luật cầu… ............................................................................ 3
2. Phương trình và đồ thị đường cầu… ...................................................................... 4
3. Cầu cá nhân và cầu thị trường… ............................................................................ 5
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu… .......................................................................... 5
5. Mối quan hệ giữa cầu và giá cả…………………………… ................................. 7
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊT LỢN Ở THỊ TRƯỜNG MIỀN
BẮC TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2021 ......................................................................... 7
1. Tổng quan thị trường miền Bắc 2019-11/2021… ................................................. 7
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu… ........................................................................ 10
KẾT LUẬN… ................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO… ............................................................................................ 14
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ… ............................................................................... 15 2 MỞ ĐẦU
Trong nông nghiệp Việt Nam, lợn là loài gia súc được chăn nuôi phổ biến tạo ra giá trị
kinh tế cao, là loại thịt có nhiều chất dinh dưỡng và được tiêu thụ nhiều nhất trên thị
trường với mức giá cả phải chăng. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh tả lợn tràn lan cùng
với dịch Covid-19 diễn ra vô cùng phức tạp, nguy hiểm ở nước ta nói chung và miền Bắc
nói riêng đã khiến thị trường thịt lợn cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Giá cả thịt lợn tăng
nhanh vào các tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020 và dần trở nên ổn định trong những
tháng đầu năm 2021. Mặc dù thị trường thịt lợn bị ảnh hưởng nhưng cầu về thịt lợn vẫn ở
mức hàng đầu. Song cầu vẫn có sự biến động do các yếu tố khách quan khác. Từ tính cấp
thiết của vấn đề, nhóm chúng em đã đi đến việc chọn đề tài: “Phân tích cầu và giá cả
thịt lợn ở thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2019-2021".
Để làm rõ hơn về đề tài này, bài tiểu luận của chúng em sẽ hệ thống lại diễn biến về giá
cả, tình hình cầu thịt lợn cũng như những tác động làm thay đổi đến cầu thịt lợn ở miền
Bắc trong những năm 2019-2021. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của bài tiểu luận được chia thành hai phần như sau:
• Chương 1: Lý thuyết cầu về hàng hóa, dịch vụ.
• Chương 2: Phân tích cầu và giá cả thịt lợn ở thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2019-2021.
Trong quá trình tìm hiểu và làm đề tài, nhóm 6 chúng em có thể còn nhiều thiếu sót
và hạn chế, do vậy rất mong có được ý kiến đóng góp của cô và các bạn. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÍ THUYẾT CẦU VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
1. Khái niệm về cầu và luật cầu
1.1. Khái niệm cầu
- Cầu (D – Demand) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và
có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định
rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi.
- Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng, nhưng có thể không có khả năng thanh toán. 3
- Lượng cầu (QD) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn
và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định
rằng tất cả các yếu tố khác không đổi.
- Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau.
1.2. Luật cầu
“Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ
làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.”
2. Phương trình và đồ thị đường cầu
- Giả định các yếu tố khác là không đổi, chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, khi
đó ta có thể xây dựng được hàm cầu có dạng phương trình tuyến tính như sau:
QD= a – bP (a,b>=0) Hoặc:
P= m – nQD (m,n>=0)
(với QD: lượng cầu; P: giá cả)
- Đồ thị đường cầu: biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu. P P1 ∆ P
- Độ dốc đường cầu = tanα = ∆P ∆Q α P2 ∆Q 0 Q1 Q2 Q - Nhận xét:
Đường cầu là đường dốc xuống và có độ dốc âm.
3. Cầu cá nhân và cầu thị trường 4
- Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua và có
khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các
nhân tố khác không đổi.
- Cầu thị trường: Là tổng cầu cá nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cầu cá nhân ở mỗi
mức giá, chúng ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
4.1. Số lượng người mua
- Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở hiện tại
hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hoá,
dịch vụ. Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng
lớn. Sự gia tăng của người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay
thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể. Từ đó, số lượng người mua hàng hoá thay
thế sẽ tăng lên. Khi người bán mở rộng sang một thị trường mới để phân phối hàng hóa,
hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo thang.
- Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường.
Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
4.2. Thu nhập của người tiêu dùng
- Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một khoảng
thời gian nhất định vì thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng.
- Thu nhập càng cao, cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới cầu phụ
thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một
hàng hóa thông thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng cầu của nó, trong khi thu
nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng sẽ làm giảm
cầu và ngược lại thu nhập giảm dẫn đến tăng cầu.
4.3. Thị hiếu của người tiêu dùng
- Thị hiếu là sở thích, sự quan tâm hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa hay dịch vụ.
- Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua.
- Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố: Tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn
giáo… Thị hiếu có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. 5
- Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt
hàng. Khi các biến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ tăng sẽ làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến cầu giảm.
- Khi nhà sản xuất, cung cấp tung ra sản phẩm đúng lúc thị hiếu về sản phẩm xuất hiện,
tức là nhà cung cấp đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng, thì lượng cầu về sản phẩm sẽ tăng cao.
4.4. Giá cả của các hàng hóa liên quan trong tiêu dùng
Hàng hóa liên quan gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung:
• Hàng hóa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng thỏa thỏa mãn một nhu cầu
(nhưng có thể mức độ thỏa mãn khác nhau). Thông thường hàng hóa thay thế là
những loại hàng hóa cùng công dụng và có cùng chức năng nên người tiêu dùng
có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này
thay đổi. Nếu các yếu tố khác là không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó
sẽ giảm (tăng) đi khi giá của hàng hóa thay thế cỉa nó giảm (tăng), ví dụ như chè
và cà phê, rau muống và rau cải, nước chanh và nước cam...
• Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ
sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Nếu các yếu tố khác
không đổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) khi giá của hàng
hóa bổ sung của nó tăng (giảm), ví dụ như chè Lipton và chanh, giày trái và giày
phải, bếp ga và bình ga…
4.5. Kì vọng về giá cả và kì vọng về thu nhập
- Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về
giá cả hàng hóa trong tương lai. Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong
tương lai gần, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Trong
tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai. Cho ví dụ, nếu giá xăng
dự kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng. Tương tự, khi người
tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm
hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.
- Bên cạnh đó, nếu người tiêu dùng kì vọng thu nhập của họ tăng trong tương lai, cầu ở
hiện tại sẽ giảm xuống, người tieu dùng sẽ dành tiền để đầu tư trong tương lai.
4.6. Các chính sách kinh tế của chính phủ
Chính sách kinh tế của chính phủ trong từng thời kì có ảnh hưởng đến mức thu nhập của
người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ, do đó ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa.
- Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm. 6
- Khi chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng.
4.7. Các yếu tố khác
Sự thay đổi của cầu với hàng hóa dịch vụ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như các
yếu tố về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay những yếu tố chính trị…
Ví dụ: Thời tiết trở lạnh khiến mọi người đi mua quần áo ấm, cầu về mặt hàng quần áo
mùa đông tăng lên, hay cầu về thịt gà giảm khi xảy ra dịch bệnh cúm gà tại mộit vài nước châu Á…
6. Tác động của cầu tới giá cả hàng hóa, dịch vụ
* vẽ đồ thị vào bản word
- Nếu cầu tăng và nguồn cung vẫn không đổi thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá
cân bằng tăng lên, lượng cầu tăng.
- Nếu cầu giảm và nguồn cung vẫn không đổi thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng
thấp hơn, lượng cầu giảm.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊT LỢN Ở THỊ TRƯỜNG MIỀN
BẮC TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2021
1. Tổng quan thị trường miền Bắc 2019-11/2021
1.1. Tổng quan
Thị trường thịt lợn Việt Nam đã trải qua một năm đầy thách thức trong năm 2019
khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát đánh dấu sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng giá
năm 2017. Sau khi càn quét Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nước châu Âu, ASF chính
thức được công bố tại Việt Nam vào tháng 2. Có thể nói, dịch ASF là tác nhân chính ảnh
hưởng đến thị trường lợn hơi Việt Nam. Sau khi Hưng Yên xác nhận xuất hiện bệnh ASF,
giá thịt lợn bắt đầu giảm do tâm lý e ngại tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng, nhưng sau
đó tăng vọt trở lại từ tháng 7.
Năm 2020, thị trường lợn nước ta ảnh hưởng nặng bởi cả dịch tả lợn châu Phi và đại
dịch COVID-19. Về thị trường thịt lợn Tết Nguyên đán năm 2021, Bộ Công Thương
nhận định do dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại tại tại nhiều tỉnh, thành phố ở miền
Bắc nên vẫn còn nhiều yếu tố khó lường khiến giá thịt lợn vẫn tiềm ẩn nhiều sự biến
động. Tuy nhiên, khó có khả năng xảy ra tình trạng khan hiếm thịt lợn và tăng giá nóng
trong dịp Tết Nguyên đán 2021 bởi nguồn cung lợn hiện nay khá dồi dào đủ điều kiện đáp ứng.
1.2. Tình hình cầu 7
Thịt lợn luôn là nguồn thức ăn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong số các
sản phẩm thịt, theo ước tính thịt lợn chiếm tới 70% bữa ăn trong các gia đình. Sự gia tăng
nhu cầu thịt lợn bắt nguồn từ việc thu nhập của người dân ngày một tăng cao và do sự
thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm giàu protein.
Theo đánh giá, lượng tiêu thụ thịt lợn bình quân của mỗi người Việt Nam năm 2019
là 28,5 kg, tương đương lượng hải sản tiêu thụ và gấp 5 lần lượng thịt bò. Mặc dù giai
đoạn cuối năm 2019, tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn đang hoành hành nhưng nhu cầu
của người dân về thịt lợn vào dịp cuối năm và trước Tết nguyên đán vẫn rất cao. Sản
lượng bình quân giảm nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu về
tiêu thụ thịt lợn vẫn cao hơn hẳn các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,
Philippines... Điều này cho thấy mặc dù thị trường có sự biến động mạnh nhưng thịt lợn
vẫn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người dân Việt Nam do tập quán và thói quen ăn uống.
Giai đoạn cuối năm 2020, tiêu thụ các mặt hàng từ thịt lợn khá chậm nên nhu cầu nên
nhu cầu về thịt lợn trong dịp Tết nguyên đán giảm hơn so với hàng năm.
Trong quý II/2021, nhu cầu của người tiêu thụ có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng
của dịch COVID-19 khiến các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trường học, khu công
nghiệp, nhà ăn... đóng cửa.
Tại quý III/2021, việc hạn chế di chuyển giữa các tỉnh, thành và lệnh giãn cách trên
cả nước cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thịt lợn.
1.3. Diễn biến giá cả 8
Trong giai đoạn 2019-11/2021, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi và đại dịch
COVID-19 đã tác động đến nguồn cung và nhu cầu khiến cho giá cả thịt lợn trong giai
đoạn 2019-11/2021 đã có nhiều sự biến động.
Trong quí IV/2019, giá thịt lợn hơi tăng vọt vì sự thiết hụt nguồn cung do ảnh
hưởng của dịch tả lợn châu Phi (ASF), nhu cầu bị đẩy lên cao khi thị trường chuẩn bị
bước vào dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán, kéo theo giá các loại thực phẩm thay
thế protein như thịt gà, hải sản... cũng tăng theo. Giá thịt lợn hơi trên cả nước trung bình
đã tăng hơn 90% trong giai đoạn này. Tính đến tháng 12, giá thịt lợn hơi trên cả nước
trung bình tăng hơn gấp đôi so với hồi đầu năm.
Tháng 12, giá thịt lợn hơi tiếp tục khởi sắc ở miền Bắc, ghi nhận mức tăng trưởng
mạnh nhất. Theo đó, giá trung bình tại miền Bắc đã tăng tới 14,3% trong tháng lên
76.000 đồng/kg. Nguyên nhân tăng giá là dịch ASF bùng phát trở lại tại một số tỉnh,
thành. Ghi nhận trong ngày 25/12, tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi đang ở mức tốt nhất cả
nước và dao động trong khoảng 72.000 - 78.000 đồng/kg.
Trong năm 2020, dưới góc độ tình hình giá cả, giá thịt lợn hơi biến động theo xu
hướng giảm. Cụ thể, giá giảm vào đầu năm và tăng trở lại vào tháng 4, chạm đỉnh kỷ lục
gần 100.000 đồng/kg vào tháng 5 do nguồn cung thắt chặt nhưng đến cuối tháng 11 đã
giảm trở lại. Nhìn chung trong năm 2020, giá thịt lợn hơi về cơ bản đã giảm khoảng 14,3%.
Bộ Công thương cho biết, do nhu cầu tiêu dùng giảm, giá lợn hơi tại Việt Nam tiếp
tục giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 3. Mức giá trung bình đang dao động trong
khoảng 73.000 – 75.400 đồng/kg, giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg so với cuối tháng 2. Ngày 9
25/3, ghi nhận tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi đang phổ biến trong khoảng 74.000 – 76.000
đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam có mức giá tốt nhất, 76.000 đồng/kg, các
tỉnh thành khác lợn hơi có giá dao động trong khoảng 74.000 – 75.000 đồng/kg. Trong
quý I/2021, dù có sự tăng mạnh trong tháng 1 nhưng nhìn chung giá đi theo xu hướng giảm là chủ yếu.
Trong quý II/2021, với việc nhập khẩu tăng, hoạt động sản xuất đã được phục hồi
trở lại, giá lợn hơi tiếp tục trượt giảm mạnh trong khi nhu cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trong khoảng thời gian này, giá đã giảm khoảng 8,1 – 10,56%.
Trong tháng 6, giá lợn hơi chủ yếu biến động nhẹ. Sau khi giảm mạnh vào các
tháng trước đó, một số khu vực đã giảm khoảng 1.000 đồng/kg, với mức giá phổ biến là
67.000 – 68.000 đồng/kg. Tuy nhiên xu hướng giảm quay trở lại vào cuối tháng, dưới ảnh
hưởng của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đã làm cho thị trường tiêu thụ có phần
chậm lại, khiến các hoạt động ăn uống và du lịch bị hạn chế, trong khi nguồn cung được
đảm bảo do người chăn nuôi dần hồi phục đàn, việc tái đàn ở các địa phương diễn ra
thuận lợi, theo Cục Xuất nhập khẩu. Ghi nhận trong ngày 25/6, tại miền Bắc, giá lợn hơi
đang phổ biến trong khoảng 64.000 – 69.000 đồng/kg.
Trong quý III/2021, Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong thời gian này, các hoạt
động của các nhà hàng, khách sạn, quán ăn bị đình trệ, lệnh hạn chế di chuyển tại nhiều
tỉnh, thành phố ở miền Bắc tiếp tục tác động tới hoạt động vận chuyển và tiêu thụ thịt lợn.
Cùng với sản lượng tiếp tục được phục hồi, giá lợn hơi tiếp tục giảm.
Ghi nhận trong ngày 25/9, tại miền Bắc, giá thịt lợn được thu mua ở mức 45.000 –
49.000 đồng/kg, trong đó mức giá phổ biến là 45.000 – 47.000 đồng/kg. Trong khi đó,
các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Hà Nội ghi nhận mức giá tốt
hơn, đạt 48.000 – 49.000 đồng/kg. Thời gian qua, các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ khá
lao đao vì giá thịt lợn ở mức thấp trong nhiều tháng. Trong khi dịch ASF bùng phát trở lại
tại một số địa phương và giá thức ăn chăn nuôi cao tiếp tục gây áp lực lên các công ty và hộ chăn nuôi.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
2.1. Số lượng người tiêu dùng
Nhu cầu về thịt lợn ở nước ta rất cao, đặc biệt là ở một số thành phố lớn như Hà Nội
trung bình một tháng trong năm 2021 cũng rất lớn để đáp ứng 10,3 triệu người dân ở đây
“thịt lợn hơi: 18.594 tấn (khả năng tự cung ứng 17.500 tấn, đáp ứng 94,1% nhu cầu” =>
mặc dù không có chi tiết tổng số lượng người tiêu dùng nhưng cũng có thể thấy số lượng
người có nhu cầu về thịt lợn là rất lớn. Không có số lượng người tiêu dùng cụ thể nhưng
chúng ta cũng có thể để ý đến những quầy bán thịt lợn có rất nhiều người mua, đặc biệt là
ở những ngày lễ tết, hay trong bữa cơm thường ngày thì thịt lợn cũng là món thiết yếu.
Vậy nên số lượng người mua về thịt lợn cũng là rất nhiều. 10
Số lượng người tiêu dùng thay đổi dẫn tới nhu cầu về mặt hàng thịt lợn trên thị
trường bị ảnh hưởng và giá của mặt hàng đó cũng thay đổi. Với tốc độ tăng dân số 3%/
năm như hiện nay thì dân số Hà Nội chiếm khoảng 8.053.663 người (năm 2019) và đến
năm 2021 dân số Hà Nội đã lên đến 8.418.883. Dân số ngày một tăng lên khiến cho số
lượng người mua mặt hàng thịt lợn càng cao, nhu cầu thị trường của mặt hàng đó càng
lớn, người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả ở nhiều mức giá khác nhau cũng sẽ tăng.
Tuy nhiên trong thời gian diễn ra dịch tả lợn châu Phi, người tiêu dùng tỏ ra ngần ngại
hơn khi tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn, trong đó hơn 50% số người tiêu dùng dừng mua
thịt lợn hoặc mua với số lượng ít hơn và khoảng 30% người tiêu dùng chuyển sang dùng
các sản phẩm thay thế khác.
2.2. Thị hiếu của người tiêu dùng
Người tiêu dùng cả nước nói chung, người dân miền Bắc nói riêng đều rất ưa
chuộng thịt lợn vì có giá trị dinh dưỡng cao, dễ dàng chế biến thành các món ăn khác
nhau. Cùng với đó lại vấn đề tôn giáo cũng gây ảnh hưởng tới lượng cầu thịt lợn. Với số
lượng lớn tín đồ tại miền Bcũng đã gây ảnh hưởng đến cầu thịt heo. Hiện nay, xu hướng
ăn thuần chay đang dần du nhập vào miền Bắc nước ta. Tuy nhiên do hạn chế về thói
quen, nhận thức của người tiêu dùng, hay do điều kiện sản xuất chưa phù hợp, có thể nói
phân khúc sản phẩm “thịt lợn” được làm từ đậu nành hay đậu xanh được chế biến chưa
thực sự phổ biến, vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu tại Việt Nam và sẽ hứa hẹn nhiều
cuộc cạnh tranh trong tương lai.
2.3. Thu nhập của người tiêu dùng * Năm 2019
Đời sống dân cư và an sinh xã hội năm 2019 tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là ở khu
vực nông thôn. Ước tính thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2019 theo giá hiện
hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, cao hơn mức 3,9 triệu đồng của năm 2018. Đặc biệt là
các tỉnh thành miền Bắc có bình quân thu nhập đầu người tăng mạnh, tiêu biểu là Bắc
Ninh. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh đạt 73,3 triệu đồng, đứng
thứ 5 cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài thêm 1,5 tỷ USD, tổng thu ngân sách đạt 30.431
tỷ đồng, tăng 8,4%... Do thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ thức ăn cũng tăng, nhưng thị
trường chăn nuôi lợn năm 2019 chịu ảnh hưởng của nặng nề của dịch tả lợn Châu Phi nên
nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm mặc dù thu nhập tăng. * Năm 2020
Năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao
động của Việt Nam tăng cao làm cho thu nhập bình quân năm 2020 giảm nhẹ, đây là lần
đầu tiên sau nhiều năm thu nhập của người dân có xu hướng giảm, đạt khoảng 4,23 triệu
đồng/ người/ tháng, giảm khoảng 1% so với năm 2019. Thu nhập bình quân đầu người
thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,75 triệu đồng). Năm 2020, Covid-19 11
làm thay đổi cơ cấu chi tiêu, thu nhập giảm nên buộc người dân phải giảm chi tiêu, bên
cạnh đó giá thịt lợn tăng đột biến (tăng 57,23% sau khi tăng 11.79% vào năm 2019) điều
đó làm cho nhu cầu tiêu dùng thịt lợn giảm. * Năm 2021
Dịch Covid-19 bùng phát và thời gian giãn cách xã hội kéo dài tại một số địa
phương trên cả nước từ cuối tháng tư với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra
nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống
dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Tính chung 9 tháng năm 2021, thu nhập bình quân
tháng của người lao động là 5,9 triệu đồng, gần như tương đương so với cùng kỳ năm
2020 và giảm 34 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2019. Nhìn chung do tình hình phức tạp
trong đại dịch, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế tăng nhưng thu nhập của người dân vẫn
dậm chân tại chỗ. Trên địa bàn Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD
không tăng nhiều so với năm 2020 nhưng vẫn dậm chân tại chỗ do giãn cách xã hội kéo
dài người dân không thể hoạt động. Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung không có
biến đổi lớn trong thu nhập của người dân trong năm 2020.
Qua theo dõi tình hình thị trường chính như Hà Nội, tại một số hệ thống siêu thị đặc
biệt trên địa bàn thành phố như Vinmart, Intimex, Hapro… và tại một số chợ, Sở Công
Thương Hà Nội cho biết, thịt lợn bán ra từ đầu tháng 12/2019 đến nay tiêu thụ chậm,
lượng bán giảm từ 5% - 20% so với tháng 11/2019; thời điểm hiện tại người dân cũng
chủ động sử dụng các thực phẩm thay thế khác như thịt gia cầm, thủy sản…
2.4. Giá cả hàng hóa liên quan
Kể từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao hơn khoảng 30-40%, thậm
chí có lúc gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.Bản chất của vấn đề này là do mất cân
đối cung cầu ngay tại thị trường trong nước đẩy giá thịt lợn tăng cao tuân theo đúng quy
luật thị trường. Trong khi đó giá thịt, trứng gia cầm đang ở mức rất thấp, thậm chí dưới
giá thành. Nguyên nhân của vấn đề này là vẫn là tâm lý đám đông, khi khó khăn về nuôi
lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi người chăn nuôi đổ xô vào nuôi gà theo trào
lưu chung dẫn tới nguồn cung bị dư thừa như hiện nay. Số liệu vừa công bố của Tổng cục
Thống kê cho thấy, giá thịt lợn trong tháng 4 đã giảm 1,75% so với tháng trước đó. Giá
thịt lợn giảm do dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, nguồn cung thịt lợn đảm bảo. Tổng
cục Thống kê cho biết, trong tháng 4, giá thịt gà và trứng các loại giảm lần lượt 0,22% và
1,2% so với tháng trước do nguồn cung dồi dào. Tổng số gia cầm của cả nước đến thời
điểm cuối tháng 4/2021 ước tính tăng 7,4% so với cùng thời điểm năm trước.
2.5. Chính sách của chính phủ
Trước thực trạng thị trường, Phó thủ tướng cho biết, Thủ tướng Chính Phủ, các bộ,
ngành, địa phương sẽ khẩn trương có các biện pháp hỗ trợ. Bộ công thương khẩn trương
tổ chức các cuộc họp, làm việc với các địa phương để khôi phục chợ đầu mối, chợ truyền 12
thống, mở các cửa hàng bình ổn giá cả để thúc đẩy tiêu dùng. Phó thủ tướng yêu cầu tổ
chức thanh, kiểm tra, làm rõ chi phí từng khâu trong chuỗi giá trị, thanh kiểm tra chênh
lệch giá bán đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng. Giai đoạn cuối 2019 đầu 2020, Chính
phủ nhập khẩu thịt lợn đông lạnh từ nước ngoài với giá thành rẻ hơn thịt lợn Việt Nam.
Mặt hàng thực phẩm đông lạnh là giải pháp đáp ứng nguồn cầu cho thị trường trong bối
cảnh giá các mặt hàng tươi sống bị leo thang theo thịt lợn. Hơn nữa, đây cũng là giải
pháp góp phần ngăn chặn tình trạng thịt lợn nhập lậu không qua các bước kiểm dịch.
2.6. Kỳ vọng của người tiêu dùng
Thời kỳ 2019-2020 khi dịch tả lợn hoành hành làm cho số lượng lợn khan hiếm dẫn
đến giá cả thịt lợn tăng nhanh. Người tiêu dùng kỳ vọng trong thời gian tới khi dịch bệnh
được kiểm soát giá thịt lợn sẽ ổn định, làm cho cầu thịt lợn lúc đó giảm. Đến năm 2021
dịch tả lại tiếp tục xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc như ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên
Quang với số lượng lợn nhiễm bệnh lớn, giá thịt lợn lại có xu hướng tiếp tục tăng lên.
Người tiêu dùng dự đoán dịch bệnh sẽ chưa thể kiểm soát ngay lập tức sẽ khiến giá thịt
lợn trong tương lai sẽ tăng cao hơn, vì vậy lượng cầu lúc này sẽ tăng.
Người tiêu dùng kỳ vọng về thu nhập sẽ tăng. Trước tình hình dịch bệnh Covid
đang diễn biến phức tạp, nhưng ngành kinh tế miền Bắc vẫn giữ mức tăng trưởng dương
làm cho người tiêu dùng kỳ vọng hơn việc tăng thu nhập trong thời gian tới. Với kỳ vọng
ấy, lượng cầu hiện tại có xu hướng giảm do người tiêu dùng sẽ để dành tiền tiêu dùng trong tương lai.
2.7. Yếu tố khác
Dịch bệnh: Ở miền Bắc hiện nay tập trung chủ yếu ở các tỉnh bị dịch nặng nhất như:
Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Lào Cai, Thái Nguyên, cùng các tỉnh mới bị dịch như:
Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Tuyên Quang… Theo thống kê đến 3/2019, tổng số lợn
bị tiêu huỷ lên đến gần 64000, trong đó dịch nặng gồm Thái Bình bị tiêu huỷ 32401 con,
Hải Phòng 10721 con lợn, Hưng Yên bị tiêu huỷ 11600, Hà Nội tiêu huỷ 1339 con…
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) tính đến tháng 10/2021,Trong đó, một số, Lạng Sơn
10.205 con, Cao Bằng 8.102 con, Tuyên Quang 3.932 con,... Số lượng lợn bị nhiễm bệnh,
bị tiêu huỷ gây hoang mang, sợ hãi cho người tiêu dùng làm giảm lượng cầu thịt lợn. KẾT LUẬN
Qua phân tích cụ thể về cầu và giá cả thịt lợn ở thị trường miền Bắc giai đoạn 2019-2021,
chúng ta có thể thấy rõ sự biến động liên tục và khó lường về cầu và giá của thịt lợn trên 13
thị trường. Hơn nữa ta cũng phần nào hiểu rõ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa cầu và
giá cả của hàng hóa dịch vụ nói chung và thịt lợn nói riêng- đó là mối quan hệ nghịch.
Mối quan hệ này không phải luôn luôn chính xác trong mọi trường hợp bởi cầu và giá cả
thị trường chịu rất nhiều tác động của các yếu tố khác. Chính vì vậy, nhà nước cần có
nhiều giải pháp để làm bình ổn giá, cũng như giải quyết vấn đề cầu một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Kinh tế vi mô 1 (Trường Đại học Thương Mại – nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2019)
[2]. http://channuoivietnam.com
[3]. http://cdn.vietnam.biz.vn [4]. https://www.gso.gov.vn/
[5]. http://nhachannuoi.vn/nghich-ly-gia-lon-ga-nguyen-nhan-va-loi-thoat/
[6]. https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/gia-thit-lon-giam-trong-khi-thit-gia-cam-co-the-se- tang-gia-854166.vov
[7]. https://cand.com.vn/Thi-truong/de-nguoi-dan-duoc-su-dung-hang-hoa-chat-luong-
tuong-duong-hang-xuat-khau-i632480/
[8]. https://vietnambiz.vn/cau-demand-la-gi-cac-nhan-to-anh-huong-den-cau- 20190820105942561.htm
[9]. https://baodansinh.vn/bac-ninh-thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-dat-733-trieu-dong- 20200115223911443.htm
[10]. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/thong-cao-bao-chi-ve-
tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/
[11]. http://consosukien.vn/tong-quan-thi-truong-gia-ca-thang-9-quy-iii-va-9-thang-nam- 2021.htm
[12]. https://cdn.vietnambiz.vn/2020/2/4/bao-cao-thi-truong-heo-nam-2019- 1580791666002897564664.pdf
[13]. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/04/chan-nuoi-lon-dang- da-hoi-phuc/
[14]. https://vnexpress.net/nguoi-viet-tieu-thu-gan-25-kg-thit-heo-moi-nam-4155891.html
[15]. https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/giam-tieu-thu-gia-thit-lon-co-xu-huong-giam- nhe-640530/ 14
[16]. https://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=450552
[17]. http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc---su-kien-noi-bat/thit-lon-khong-the-thieu-trong- bua-an-gia-dinh.html
[18]. https://tienphong.vn/dich-ta-lon-chau-phi-bung-phat-manh-tro-lai-tai-nhieu-dia- phuong-post1383377.tpo
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Mã sinh viên Thành viên Nhiệm vụ Đánh giá 51 21D210124 Phan Thị Mỹ Linh Tìm hiểu nội dung (nhóm trưởng) 52 21D210177 Trần Mai Linh Tìm hiểu nội dung 53 21D210125
Nguyễn Thị Thanh Loan Tìm hiểu nội dung Sửa word Phản biện 54 21D210015 Đỗ Tuyên Long Tìm hiểu nội dung Làm powerpoint 55 21D210178 Trần Thị Lụa Tìm hiểu nội dung Sửa word 56 21D210126 Phạm Đình Luyện Tìm hiểu nội dung (thư ký) 57 21D210127 Nguyễn Mai Ly Tìm hiểu nội dung Làm powerpoint Thuyết trình Phản biện 58 21D210179 Vũ Thị Kim Lý Tìm hiểu nội dung Làm powerpoint 59 21D210128 Nguyễn Thanh Mai Tìm hiểu nội dung 60 21D210180 Nguyễn Thị Xuân Mai Tìm hiểu nội dung Phản biện 15