Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 9

Phân tích nhân vật Vũ Nương - Phẩm chất. + Vũ Nương là người con gái tính tình thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp; + Vũ Nương có chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen; + Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thuỷ chung với chồng, phục dưỡng mẹ già - Nỗi oan của Vũ Nương; + Chồng nghe lời con ghen và trách mắng Vũ Nương; + Nàng đau đớn, thất vọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 9 444 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 9

Phân tích nhân vật Vũ Nương - Phẩm chất. + Vũ Nương là người con gái tính tình thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp; + Vũ Nương có chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen; + Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thuỷ chung với chồng, phục dưỡng mẹ già - Nỗi oan của Vũ Nương; + Chồng nghe lời con ghen và trách mắng Vũ Nương; + Nàng đau đớn, thất vọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!

77 39 lượt tải Tải xuống
Phân ch Chuyện người con gái Nam Xương chọn lọc hay nhất
Chuyện người con gái Nam Xương lên án xã hội phong kiến mục nát, đồng cảm cho số phận người phụ
nữ. Cùng tham khảo bài phân ch Chuyện người con gái Nam Xương của Luật Minh Khuê ngay trong
bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm đặc sắc, lên án xã hội phong kiến hà khắc, cảm
thông cho số phn những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh.
1. Dàn ý phân ch chuyện người con gái Nam Xương
1.1 Mở bài
Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
1.2 Thân bài
* Phân ch nhân vật Nương
- Phẩm chất
+ Vũ Nương là người con gái nh nh thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp
+ Vũ Nương có chồng là Trương Sinh nh nh hay ghen
+ Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thuỷ chung với chồng, phục dưỡng mẹ già
- Nỗi oan của Vũ Nương
+ Chồng nghe lời con ghen và trách mắng Vũ Nương
+ Nàng đau đớn, thất vọng
+ Lựa chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân
+ Sống dưới thuỷ cung nhưng lòng vẫn luôn hướng về trần thế.
- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
+ Nguyên nhân gián ếp: lời nói của Đản
+ Nguyên nhân trực ếp: do thói đa nghi, hay ghen của người chng
+ Hủ tục của xã hội phong kiến
* Giá trị nội dung và nghệ thuật
+ Phê phán xã hội phong kiến bất công, chà đạp nên thân phận người phụ nữ, đồng thời ngợi ca phẩm
chất tốt đẹp và thương cảm cho số phận người phụ nữ
+ Xây dựng nh huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi ết chiếc bóng, hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân
cách cho nhân vật Vũ Nương, cốt truyện với nh huống éo le.
1.2 Kết bài
Khái quát lại nội dung bài viết.
2. Phân ch Chuyện người con gái Nam Xương
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có biết bao tác phẩm đã nói đến số phận bất hạnh, hẩm hiu của
những người phụ nữ sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc, không có ếng nói. Ta bắt gặp nàng Kiều
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với cuộc đời đầy sóng gió thì đối với truyện của Nguyễn Dữ, ta gặp
một Vũ Nương tài sắc vẹn toàn nhưng lại chết oan uổng.
Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, ông là một trong những nhà văn trung đại nổi ếng sống ở thế kỉ XVI.
Ông sống ở thời đại xã hội lúc này loạn lạc, lợi dụng triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng,
các tập đoàn phong kiến thi nhau tranh giành sự ảnh hưởng, dẫn tới các cuộc chiến tranh kéo dài. Ông
là một trong những học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong giai đoạn đất nước trải qua
nhiều biến động, chế độ đương triều mục nát, nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật chăm sóc mẹ già. Các
sáng tác của ông luôn ẩn chứa những lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, trái ngược với hình ảnh lui về ở
ẩn của ông.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong tác phẩm "Truyền kì mạn lục" ra đời
khoảng đầu thế kỉ XVI Truyện được viết bằng chữ Hán có cốt truyện từ "vợ chàng Trương" được
Nguyễn Dữ mô phỏng và sắp xếp xen lẫn những yếu tố kì ảo.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là thể loại truyện truyền kỳ - một loại truyện có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Đặc trưng của thể loại truyện này đó là mô phỏng các ch truyện lấy từ dân gian
hay dã sử, đặc biệt là sự xuất hiện của yếu tố kì ảo.
Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của người con gái Vũ Nương. Nàng là một người xinh đẹp "nh đã
thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Nàng mang vẻ đẹp toàn diện về hình thức và tâm hồn, đó
chính là vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng được rất nhiều người để ý. chi ết
Trương Sinh đem trăm lạng vàng xin cưới càng nhấn mạnh thêm nhan sắc và nhân phẩm của nàng.
Vũ Nương có nhiều phẩm chất cao quý, nàng là một người mẹ tốt, là một nàng dâu đảm. Khi chồng
lên đường ra trận, nàng một mình gồng gánh mọi việc trong gia đình. Nàng hết lòng chăm sóc, động
viên mẹ chồng mau chóng khỏi bệnh. Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
chưa bao giờ là hoà hợp:
"Thật thà cũng để lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng"
Tnhng lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi đã thể hiện lòng hiếu thảo, sự quan tâm chăm sóc mẹ
chồng của Vũ Nương, nàng đã xoá tan đi cái định kiến mẹ chồng nàng dâu từ bao đời nay. Những lời
cảm t của mẹ chồng cho thấy tấm lòng yêu thương của bà đối với Vũ Nương, coi Vũ Nương như con
gái. Khi mẹ mất, nàng lo toan ma chay cho mẹ chồng chu đáo như với bố mẹ ruột của mình.
Không chỉ là nàng dâu thảo, Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung. T lúc cưới nhau, nàng đã
biết nh chồng mình hay ghen, nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải to ếng.
Nhờ sự vụ vén của Vũ Nương mà gia đình nàng luôn được sống trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc.
Ngày ễn chồng ra trận, nàng không mong chồng giàu sang phú quý, nàng chỉ mong chồng lành lặn trở
về "chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên". Quãng thời gian dài xa chồng, nàng chu toàn
mọi việc, chăm sóc con cái, giữ tấm lòng son sắt chờ chồng. Ngay cả khi chồng về và có sự nghi ng,
nàng vẫn dành những lời lẽ thiết tha dịu dàng mong chồng hiểu cho tấm lòng của mình.
Khi bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi, không cho cơ hội giải thích, nàng đau khổ, cố gắng
thanh minh không một lời oán trách. Nàng chỉ còn biết m tới cái chết để chứng minh cho sự trong
sạch của mình. Trong quan niệm lễ giáo phong kiến xưa, đàn bà có chồng mà không chung thuỷ, được
coi như là một tội đáng trách. Những cô gái xinh đẹp như Vũ Nương khó thoát khỏi kiếp "hồng nhan
bạc mệnh".
Khi được Linh Phi ra tay cứu giúp, được sống một cuộc sống an nhàn, nàng vẫn không nguôi nhớ về
chồng con, về quê nhà. Việc gặp Phan Lang dưới thuỷ cung và gửi vật làm n về cho thấy nàng đã sẵn
sàng tha thứ cho người chồng của mình.
Hình ảnh Vũ Nương xuất hiện bến sông Hoàng Giang, không một lời trách móc mà nhẹ nhàng "đa tạ
nh chàng. Thiếp chẳng thể trvề nhân gian được nữa". Ta không chthấy Vũ Nương là một người
phụ nữ đức hạnh mà còn là một con người có tấm lòng vị tha, nhân hậu.
Mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nhưng cuộc đời nàng đầy oan nghiệt. Ngay từ lúc bắt đầu
cuộc hôn nhân của nàng đã khôn có sự môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, nàng là một người công
dung ngôn hạnh nhưng chồng nàng thì ngược lại, ít học, hay ghen. Lấy chồng chẳng được bao lâu,
chồng đi chinh chiến, một mình vò võ nuôi con. Cứ ngỡ khi chồng trở về sẽ được sống trong hạnh
phúc, nhưng bi kịch lại ập tới số phận nàng. Dù sống trong nhung lụa nhưng nỗi nhchồng con khôn
nguôi. Vũ Nương là hình ảnh êu biểu cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh, sống trong xã
hội phong kiến bất công.
Đẩy nàng tới cái chết trực ếp lại chính là người chồng Trương Sinh của nàng. Vì nh đa nghi, ít học,
hay ghen đã khiến Trương Sinh mờ mắt. Khi hiểu ra mọi chuyện đã quá muộn, Trương Sinh đành ôm
nỗi ân hận suốt đời. Hình ảnh Tơng Sinh đại diện cho những người đàn ông vũ phu, gia trưởng đẩy
người phụ nữ vào bi kịch mất mạng.
Đặc sắc nhất ở tác phẩm chính là nh huống truyện độc đáo, đẩy câu chuyện lên cao trào. Cái bóng
chính là sự hiểu lầm dẫn tới cái chết oan của Vũ Nương, nhưng cũng chính cái bóng đã giải oan cho
nàng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một điểm nhấn, bút pháp miêu tả nội tâm phong phú, mạch
truyện đặc sắc, hợp lý.
Thông qua tác phẩm, ta cảm nhận được số phận bất hạnh của Nương đồng thời phản ánh bi kịch
của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến mục nát.
| 1/3

Preview text:

Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương chọn lọc hay nhất
Chuyện người con gái Nam Xương lên án xã hội phong kiến mục nát, đồng cảm cho số phận người phụ
nữ. Cùng tham khảo bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương của Luật Minh Khuê ngay trong
bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm đặc sắc, lên án xã hội phong kiến hà khắc, cảm
thông cho số phận những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh.

1. Dàn ý phân tích chuyện người con gái Nam Xương 1.1 Mở bài
Giới thiệu tác giả và tác phẩm. 1.2 Thân bài
* Phân tích nhân vật Vũ Nương - Phẩm chất
+ Vũ Nương là người con gái tính tình thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp
+ Vũ Nương có chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen
+ Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thuỷ chung với chồng, phục dưỡng mẹ già
- Nỗi oan của Vũ Nương
+ Chồng nghe lời con ghen và trách mắng Vũ Nương
+ Nàng đau đớn, thất vọng
+ Lựa chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân
+ Sống dưới thuỷ cung nhưng lòng vẫn luôn hướng về trần thế.
- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
+ Nguyên nhân gián tiếp: lời nói của Đản
+ Nguyên nhân trực tiếp: do thói đa nghi, hay ghen của người chồng
+ Hủ tục của xã hội phong kiến
* Giá trị nội dung và nghệ thuật
+ Phê phán xã hội phong kiến bất công, chà đạp nên thân phận người phụ nữ, đồng thời ngợi ca phẩm
chất tốt đẹp và thương cảm cho số phận người phụ nữ

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng, hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân
cách cho nhân vật Vũ Nương, cốt truyện với tình huống éo le.
1.2 Kết bài
Khái quát lại nội dung bài viết.
2. Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có biết bao tác phẩm đã nói đến số phận bất hạnh, hẩm hiu của
những người phụ nữ sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc, không có tiếng nói. Ta bắt gặp nàng Kiều
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với cuộc đời đầy sóng gió thì đối với truyện của Nguyễn Dữ, ta gặp
một Vũ Nương tài sắc vẹn toàn nhưng lại chết oan uổng.

Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, ông là một trong những nhà văn trung đại nổi tiếng sống ở thế kỉ XVI.
Ông sống ở thời đại xã hội lúc này loạn lạc, lợi dụng triều đình nhà Lê bắt đầu rơi vào khủng hoảng,
các tập đoàn phong kiến thi nhau tranh giành sự ảnh hưởng, dẫn tới các cuộc chiến tranh kéo dài. Ông
là một trong những học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong giai đoạn đất nước trải qua
nhiều biến động, chế độ đương triều mục nát, nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật chăm sóc mẹ già. Các
sáng tác của ông luôn ẩn chứa những lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, trái ngược với hình ảnh lui về ở ẩn của ông.

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong tác phẩm "Truyền kì mạn lục" ra đời
khoảng đầu thế kỉ XVI Truyện được viết bằng chữ Hán có cốt truyện từ "vợ chàng Trương" được
Nguyễn Dữ mô phỏng và sắp xếp xen lẫn những yếu tố kì ảo.

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là thể loại truyện truyền kỳ - một loại truyện có nguồn
gốc từ Trung Quốc. Đặc trưng của thể loại truyện này đó là mô phỏng các tích truyện lấy từ dân gian
hay dã sử, đặc biệt là sự xuất hiện của yếu tố kì ảo.

Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của người con gái Vũ Nương. Nàng là một người xinh đẹp "tính đã
thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Nàng mang vẻ đẹp toàn diện về hình thức và tâm hồn, đó
chính là vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng được rất nhiều người để ý. chi tiết
Trương Sinh đem trăm lạng vàng xin cưới càng nhấn mạnh thêm nhan sắc và nhân phẩm của nàng.

Vũ Nương có nhiều phẩm chất cao quý, nàng là một người mẹ tốt, là một nàng dâu đảm. Khi chồng
lên đường ra trận, nàng một mình gồng gánh mọi việc trong gia đình. Nàng hết lòng chăm sóc, động
viên mẹ chồng mau chóng khỏi bệnh. Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
chưa bao giờ là hoà hợp:

"Thật thà cũng để lái trâu
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng"
Từ những lời mẹ chồng trăng trối trước lúc ra đi đã thể hiện lòng hiếu thảo, sự quan tâm chăm sóc mẹ
chồng của Vũ Nương, nàng đã xoá tan đi cái định kiến mẹ chồng nàng dâu từ bao đời nay. Những lời

cảm tạ của mẹ chồng cho thấy tấm lòng yêu thương của bà đối với Vũ Nương, coi Vũ Nương như con
gái. Khi mẹ mất, nàng lo toan ma chay cho mẹ chồng chu đáo như với bố mẹ ruột của mình.

Không chỉ là nàng dâu thảo, Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung. Từ lúc cưới nhau, nàng đã
biết tính chồng mình hay ghen, nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải to tiếng.
Nhờ sự vụ vén của Vũ Nương mà gia đình nàng luôn được sống trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc.

Ngày tiễn chồng ra trận, nàng không mong chồng giàu sang phú quý, nàng chỉ mong chồng lành lặn trở
về "chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên". Quãng thời gian dài xa chồng, nàng chu toàn
mọi việc, chăm sóc con cái, giữ tấm lòng son sắt chờ chồng. Ngay cả khi chồng về và có sự nghi ngờ,
nàng vẫn dành những lời lẽ thiết tha dịu dàng mong chồng hiểu cho tấm lòng của mình.

Khi bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi, không cho cơ hội giải thích, nàng đau khổ, cố gắng
thanh minh không một lời oán trách. Nàng chỉ còn biết tìm tới cái chết để chứng minh cho sự trong
sạch của mình. Trong quan niệm lễ giáo phong kiến xưa, đàn bà có chồng mà không chung thuỷ, được
coi như là một tội đáng trách. Những cô gái xinh đẹp như Vũ Nương khó thoát khỏi kiếp "hồng nhan bạc mệnh".

Khi được Linh Phi ra tay cứu giúp, được sống một cuộc sống an nhàn, nàng vẫn không nguôi nhớ về
chồng con, về quê nhà. Việc gặp Phan Lang dưới thuỷ cung và gửi vật làm tin về cho thấy nàng đã sẵn
sàng tha thứ cho người chồng của mình.

Hình ảnh Vũ Nương xuất hiện ở bến sông Hoàng Giang, không một lời trách móc mà nhẹ nhàng "đa tạ
tình chàng. Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Ta không chỉ thấy Vũ Nương là một người
phụ nữ đức hạnh mà còn là một con người có tấm lòng vị tha, nhân hậu.

Mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nhưng cuộc đời nàng đầy oan nghiệt. Ngay từ lúc bắt đầu
cuộc hôn nhân của nàng đã khôn có sự môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, nàng là một người công
dung ngôn hạnh nhưng chồng nàng thì ngược lại, ít học, hay ghen. Lấy chồng chẳng được bao lâu,
chồng đi chinh chiến, một mình vò võ nuôi con. Cứ ngỡ khi chồng trở về sẽ được sống trong hạnh
phúc, nhưng bi kịch lại ập tới số phận nàng. Dù sống trong nhung lụa nhưng nỗi nhớ chồng con khôn
nguôi. Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh, sống trong xã
hội phong kiến bất công.

Đẩy nàng tới cái chết trực tiếp lại chính là người chồng Trương Sinh của nàng. Vì tính đa nghi, ít học,
hay ghen đã khiến Trương Sinh mờ mắt. Khi hiểu ra mọi chuyện đã quá muộn, Trương Sinh đành ôm
nỗi ân hận suốt đời. Hình ảnh Trương Sinh đại diện cho những người đàn ông vũ phu, gia trưởng đẩy
người phụ nữ vào bi kịch mất mạng.

Đặc sắc nhất ở tác phẩm chính là tình huống truyện độc đáo, đẩy câu chuyện lên cao trào. Cái bóng
chính là sự hiểu lầm dẫn tới cái chết oan của Vũ Nương, nhưng cũng chính cái bóng đã giải oan cho
nàng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một điểm nhấn, bút pháp miêu tả nội tâm phong phú, mạch
truyện đặc sắc, hợp lý.

Thông qua tác phẩm, ta cảm nhận được số phận bất hạnh của Vũ Nương đồng thời phản ánh bi kịch
của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến mục nát.