Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất | Văn mẫu lớp 9

TOP 16 bài Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương SIÊU HAY, kèm theo 3 dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và những nhận định hay, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ những bất hạnh, nỗi oan khất mà nhân vật Vũ Nương phải gánh chịu.

Chủ đề:

Văn mẫu 9 360 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 830 tài liệu

Thông tin:
58 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất | Văn mẫu lớp 9

TOP 16 bài Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương SIÊU HAY, kèm theo 3 dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và những nhận định hay, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ những bất hạnh, nỗi oan khất mà nhân vật Vũ Nương phải gánh chịu.

46 23 lượt tải Tải xuống
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
1
TOP 16 bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
2
Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý 1
(1) M bài
Gii thiu v tác gi Nguyn D tác phm Chuyện người con gái Nam
Xương.
(2) Thân bài
a. Cuc sng của Vũ Nương khi được g v nhà Trương Sinh
- Vũ Nương tính thùy mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp.
- Trong làng chàng Trương Sinh đem lòng yêu mến, lin xin m đem trăm
lạng vàng cưới v.
- Nương biết chồng tính đa nghi, phòng nga v quá sức. Nhưng nàng
cũng giữ gìn khuôn phép, v chng không có gì phi bt hòa.
- Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh tuy nhà hào phú nhưng vn b bắt đi lính.
- Khi chng ra chiến trường, nàng nhà hết mc lo lắng cho gia đình: sinh con,
chăm sóc mẹ chng, khi m chng mất thì lo ma chay chu đáo.
=> Nương một người v đảm đang, hiền thc hết lòng chng, gia
đình nhà chồng.
b. S hiu lm của Trương Sinh dẫn đến ni oan khut của Vũ Nương
- Hoàn cnh:
Trương Sinh đi lính trở v, biết tin m mt lin bế con ra m thăm mẹ.
Đứa con không chu nghe lời, ngây thơ hỏi: “Hóa ra ông cũng cha tôi
ư?...”
=> Trương Sinh hiểu nhm v nhà có người khác.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
3
- Din biến: V nhà, Trương Sinh la um cho h giận. Nương tìm cách gii
thích nhưng không được.
- Kết qu: Biết không th giải thích đưc nỗi oan, Vũ Nương tm gi chay sch,
ra bến Hoàng Giang, nga mt lên tri than rằng: “Kẻ bc mệnh này… rồi
nhy xung sông t vn.
=> Nương đau đớn, tht vọng trước s nghi ng ca chng. Nàng la chn
cái chết để ra sch ni ti nhục. Qua đây, thấy được s phn bt hnh ca
ngưi ph n trong xã hội xưa.
c. Vũ Nương được gii oan
* Trc tiếp:
- Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé ch vào cái
bóng mình bảo: “Cha Đn lại đến kìa”. Chàng hỏi đâu, đa bé lin ch vào cái
bóng trên tường.
- Khi hi ra mi biết nhng lúc nhà mt mình, v thường đùa con trỏ vào
cái bóng ca mình và bảo đấy là cha Đản.
=> S hi hn mun màng.
* Gián tiếp:
- Cùng làng ngưi tên Phan Lan cứu Linh Phi trước đó nên khi gp nn
chết đuối đã được Linh Phi cu sng, tình c gặp Vũ Nương ở thy cung.
- Phan Lang tr v trần gian Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng li nhn
Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.
- Trương Sinh làm theo li, lp một đàn tràng ba ngày đêm bến Hoàng Giang,
ri thấy Vũ Nương hiện v lúc n lúc hin.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
4
=> Nương đã giải được ni oan khuất nhưng vẫn không th tiếp tc cuc
sống nơi trần thế na.
(3) Kết bài
Khẳng định giá tr ni dung và ngh thuật “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Dàn ý 2
1. M bài
Gii thiu tác gi Nguyn D, và tác phm Chuyện người con gái Nam Xương”.
2. Thân bài
a. V đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy m, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới v làm v.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chng bình an tr v.
Khi chng ra trn: nhà mt lòng mt d chăm sóc con trai chăm sóc m
chng nhng ngày cuối đời.
người v hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng
ngưng m.
biểu tượng của người ph n Vit Nam trong hội với nhng phm
hnh tốt đẹp.
b. S phn bi kch của Vũ Nương
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
5
Nguyên nhân: khi chng bế con ra thăm m mẹ, đứa nh đã tiết l b đêm
nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh v nhà đã chửi mắng nàng đuổi nàng đi mặc cho nàng van
xin và thanh minh.
Người ph n không được t quyết định s phn ca mình phi ph
thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Tuy mình b oan nhưng không đưc
thanh minh.
Để chng minh tm lòng chung thy của mình Vũ Nương đã nhảy sông t t.
→ Đau khổ, xót thương trước s phn bt hnh ca nàng sau những điều tt đẹp
nàng đã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiu ra oan khut của nàng đã vô cùng đau xót nhưng
nàng không th tr v nhân gian đưc na mãi lại nơi thủy cung. Đây
đưc coi là cái kết va có hu vừa đoản hu của Vũ Nương: có hu vì cui cùng
nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh
nhn ra li lm, ân hn v li lm đó; đoản hậu nàng không đưc quay li
nhân gian để sng tiếp kiếp người, để nhn lại phúc đức sau những nghĩa cử cao
đẹp nàng đã làm.
3. Kết bài
Khẳng định li v đẹp, s phn của Vũ Nương và giá trị ca tác phm.
Dàn ý 3
I. Mở bài: Giới thiệu Chuyện người con gái Nam Xương
Ví dụ:
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
6
Để nói lên số phận của người phụ nữ ở xã hội xưa được nhiều người, đặc biệt là
những tác giả nhà văn nhắc đến. Những tác phẩm nổi tiếng đều nói về thân phận
đau khổ và xót xa của những người phụ nữ đáng thương ấy. Một trong những
tác phẩm thể hiện nổi bật nội dung này là tác phẩm Người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ. Tác phẩm nói về một người phụ nữ bị vu oan là ngoại tình
khiến nhiều tình huống trớ trêu xảy ra.
II. Thân bài: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
1. Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong truyện:
Một người vợ rất chung thủy.
Vũ Nương là một người con hiếu thảo.
Cô gái đẹp người, đẹp nết.
Là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
Vũ Nương luôn thủy chung với chồng, chăm sóc con chu đáo.
Chồng Vũ Nương chỉ vì một lời nói của con mà đã nghi oan cho Vũ
Nương.
Khiến Vũ Nương chịu oan và chịu nhiều đau khổ.
Qua đó thể hiện định kiến của xã hội ngày xưa, những lý do lạc hậu, hủ
tục mê tín của người xưa.
3. Những hình ảnh, yếu tố kì ảo trong truyện:
Chồng Vũ Nương nằm mơ rồi thả rùa.
Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi.
Vũ Nương hiện về khi Phan Lang lập đàn giải oan.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về Chuyện người con gái Nam Xương
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
7
Ví dụ:
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm nói lên số phận, tấm bi kịch
của người phụ nữ xưa. Thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với thân phận
người phụ nữ xưa. Qua đó, những hình ảnh về Vũ Nương ta nhận ra được số
phận đau thương và chua xót của những người phụ nữ thời xưa.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong
những tác phẩm của ông, có lẽ “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu
chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy
được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.
Vũ Nương là người con gái “tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
Chồng nàng là Trương Sinh, một người đa nghi và hay ghen. Mặc dù vậy, với
tính cách dung hòa của mình, “nàng luôn giữ gìn khuôn phép”, cuộc sống gia
đình của hai người luôn ổn định, không hề xảy ra bất hòa. Khi Trương Sinh phải
sung binh, nàng lại là người vợ chung thủy, một lòng một dạ với chồng, chỉ
mong chàng lên đường bình an trở về, không mong đeo được ấn phong hầu.
Tình yêu và ước mơ của nàng thật giản dị và ý nghĩa. Chồng đi xa, nàng sinh
con và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Khi mẹ ốm, “nàng hết sức thuôc
thang, lễ Phật cầu thần”, câu nói “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc
trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ
con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.” của mẹ chồng nàng đã cho ta thấy Vũ
Nương là một người vợ chu đáo, một người con hiếu thảo biết chừng nào. Khi
mẹ chồng mất, nàng đau xót, lo liệu ma chay như với cha mẹ đẻ của mình.
Tuy nhiên, người phụ nữ đức hạnh ấy lại phải chịu đựng một nỗi oan và dẫn đến
cái chết thương tâm của nàng. Trong thời gian chồng đi tòng quân, nàng thường
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
8
hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình trên tường và nói đó là cha Đản.
Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng vẫn cố gắng hỏi rõ sự tình và thanh minh
với chàng: “Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình
chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô
son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có
sự mất nết hư thân như lời chàng nói.” Tuy nhiên, khi Trương Sinh một mực
không tin, nàng đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang mà chết. Chi tiết này đã
nói lên nét đẹp con người Vũ Nương, nàng sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh
sự trong sạch của mình. Hành động mà Vũ Nương nhờ Phan Lang về nói với
Trương Sinh yêu cầu của nàng cũng một lần nữa nói nên tấm lòng chung thủy,
một lòng son sắt của nàng. Khi hiểu ra sự tình, Trương Sinh đã vô cùng ân hận,
đàn giải oan đã khiến cho Vũ Nương được trả lại sự trong sạch, yên lòng, nàng
đã được đức Linh Phi cho hiện về, dẫu không thể trở lại cõi trần được nữa.
Tác phẩm của Nguyễn Dữ, một tác phẩm truyền kỳ có sử dụng những yếu tố
hoang đường kỳ ảo. Nhưng từ đó lại thấy được cái nhìn, sự trân trọng và cảm
thông của tác giả đối với số phận người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp
của họ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
Mt trong những áng văn được coi "thiên c bút" vừa đặc sc v ni dung
vừa độc đáo về ngh thuật trong văn học trung đại Vit Nam phi k đến
Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyn mn lc) của nhà văn
Nguyn Dữ. Khi đọc tác phm này, ý kiến cho rng: Tuy nhiu yếu t
hoang đường, ảo nhưng tác phẩm vn có gtr t cáo và cha chan tinh thn
nhân đạo sâu sc.
Tác phm Truyn mn lc ca Nguyn D tng hp tt c nhng câu
chuyn l trong thế gian đương thi vi ni dung phn ánh tình hình hi
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
9
lúc by gi vi nhng ri ren, nhiễu nhương của chế độ quan quyn khiến cho
đời sng nhân dân kh cực, điêu đứng. Bng cách s dng nhng ct truyn
sn trong dân gian s sáng tạo độc đáo, mi m ca mình, Nguyn D đã
sáng tác nhng câu chuyn không ch hp dn bi ni dung n thu hút bi
yếu t hoang đường, o. Truyn ngn Chuyện người con gái Nam Xương
mt trong s câu chuyn nm trong tp Truyn mn lc, bi vy áng
văn cổ cha những nét hoang đường, kì ảo đặc sc.
Yếu t hoang đưng, o nhng yếu t không thật, cấu hoàn toàn
do tác gi ởng tượng nhm giúp cho câu chuyn thêm thú v, hp dn, mang
màu sc mi l cho vic th hin nội dung tưởng tác phm. Trong phn sau
ca Chuyện người con gái Nam Xương, khi viết v cuc sng của Nương
thủy cung sau khi quyên sinh dưi dòng Hoàng Giang s tr lại dương gian
ca nàng, tác gi Nguyn D đã hoàn toàn sáng to ra nhng chi tiết kì o nhm
to nên giá tr thẩm mĩ đầy mi m cho truyn k.
Nhng chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Nương nm mng th rùa,
khi b chết đuối, được cứu, được Linh Phi đãi yến tic, ti thy cung chàng gp
được Nương, được nghe câu chuyện đầy oan khut của nàng; nàng đưc s
gi ca Linh Phi r ớc đưa v dương gian và hin v khi Trương Sinh lập đàn
giải oan; đc bit cảnh Nương trở v dương thế: "Vũ Nương ngồi trên mt
chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe c tán,
võng lng, rc r đầy sông lúc n lúc hiện" đu nhng yếu t ảo, tưởng
ng mang màu sc c tích cùng đc sc. Nếu như kết thúc câu chuyn ch
dng li việc Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông, Trương Sinh hi hận đã
quá mun, thì truyn s không còn hp dn.
Vic sáng to thêm yếu t c tích không ch th hiện tài năng, trí tưởng tượng
phong phú ca tác gi n mang giá tr nhân văn, nhân đo sâu sc. Li nói
của Nương khi tạ t chng: "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã th sng
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
10
chết cũng không bỏ. Đa t tình chàng, thiếp chng th tr v nhân gian được
na" khung cảnh sau khi nàng đi "bóng nàng loang loáng m nht dn
biến đi mất" đã cho thy Nguyn D cùng trân trng tài sc, v đẹp phm
hnh của người ph n này. Nương khi sống phm cht tốt đẹp khi
mất đi, lúc trở v cũng hiện diện cùng đẹp đẽ, điều này chng t tm lòng
ca nàng luôn trinh bch, trong sch thế giới nào đi chăng nữa, nàng
vn gi đưc nhng gtr cao đẹp nht của mình. Nhưng tác gi cũng thể hin
nỗi đau xót, niềm thương cm sâu sắc đối vi nhân vt khi nhng yếu t o
mang li màu sc mi m, c tích cho màn tr v ca Nương chỉ xut hin
trong khonh khc vô cùng ngn ngi và hin thc vn mãi là hin thc, gi đây
âm dương đã cách biệt, hnh phúc by lâu nay nàng trân trng gi gìn
khao khát cũng theo làn sương khói đó bay đi.
Trong li nói của Vũ Nương, nàng không tr v do cm t tm lòng ca Linh
Phi nhưng thc cht, lí do quan trng nht hội đó đâu xứng đáng để
nàng quay li, hội cường quyền đầy nhng h tc phong kiến đã khiến cho
những người ph n tài sc vẹn toàn như Nương phi chu ni bt hnh, ai
oán. Nàng ưc mt cuc sng hạnh phúc nơi trn thế nhưng không được,
đành phải gi bóng mình chn thy cung. Ni oan ca nàng ch theo sương khói
bay đi trong s ởng tượng, ch ni oan trái ca người ph n hi hin
thc vi nhng h tc không th nào gii hết được, cho người chng lp
đàn giải oan, hi hận nhưng đã quá muộn màng. Li t bit ca Nương
hay cũng chính li t cáo đầy đanh thép của tác gi trước chế độ nam quyn
đầy bt công, vô lí ca xã hi phong kiến lúc by gi.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 1
Nguyn D nvăn lỗi lc của đất nước ta trong thế k 16. Vn hc trò
gii ca Trng Trình - Nguyn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn đ li tập văn
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
11
xuôi viết bng ch Hán, gm 20 truyn ghi chép nhng mu chuyn hoang
đường lưu truyền trong dân gian; cui mi truyện thường có li bình ca tác gi.
Đằng sau mi câu chuyn thn k. "Truyn kì mn lc" chứa đựng ni dung phê
phán nhng hin thc hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo ca
tác gi.
"Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyn mn lc" ghi li
cuộc đi thảm thương của Nương, quê Nam Xương thuộc tnh Nam
ngày nay.
Nương một người đàn nhan sắc đc hạnh "có dung tốt đẹp" tính
tình "thu m nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng v, sum
hp gia tht. Thi bui chiến tranh lon lc, chng phải đi lính đánh gic Chiêm.
Nương nhà lo b gia tht. Phụng dưỡng m già nuôi dy con trẻ, đạo dâu
con, nghĩa vợ chng, tình m con, nàng gi trn vn, chu tt. Khi m chng già
yếu qua đời, mt mình nàng lo vic tang ma, phn dâu con gi tròn đạo hiếu. Có
th nói Nương một người đàn phm cht tốt đẹp, đáng được trân
trng ngợi ca. Ước của nàng rt bình d. Tin chng ra trn, nàng không h
tưởng "đeo n phong hu", ch mong ngày đoàn tụ, chng tr v "được hai
ch bình yên".
Cũng như số đông người ph n ngày xưa. Cuộc đi của Nương những
trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh tr v, con
thơ vừa học nói. Tưởng rng hnh phúc s mỉm cười với đôi vợ chng tr.
Nhưng rồi chuyn "cãi bóng" t miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh
ng vực, "đinh ninh vợ hư, mi nghi ng ngày càng sâu, không ý g ra
đưc". Vn tính hay ghen, lại gia trưởng, phu, ít được học hành, Trương
Sinh đã đối x vi v hết sc tàn nhn. Giu bit lời con nói. Trương Sinh đã
"mng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vợ phân trn, không tin; hàng xóm khuyên
can cũng chẳng ăn thua cả! Chính chng con - những người thân yêu
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
12
nht của Vũ Nương đã xô đẩy nàng đến bên b vc thm. Thi chiến tranh lon
lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước ni oan, nàng
ch biết nuốt nước mắt vào lòng... Nương chỉ một con đường đ bo toàn
danh tiết: nhy xung sông Hoàng Giang t t để làm sáng ngi "ngc M
Nương ", toả hương "cỏ Ngu Mĩ".
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 2
Mỗi một câu chuyện viết ra đều mang một ý nghĩa tự thân của nó, có tác dụng
cảm hoá cuộc đời và con người. Nếu một tác phẩm văn học không mang được
những ý nghĩa sâu xa như vậy, nó sẽ vẫn nằm trong sự băng hoại của thời gian.
Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã vượt qua được quy
luật của thời gian và không gian để đến với chúng ta ngày hôm nay.
“Chuyện người con gái Nam Xương” nằm trong tập “Truyền kì mạn lục”, một
trong những câu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian được ghi chép lại. Lạ
nhưng câu chuyện ấy không viển vông đến xa rời thực tế, mà nó như một tấm
gương soi chiếu xã hội bấy giờ, là khúc ca cho tấm lòng nhân đạo của tác giả
Nguyễn Dữ. Bởi những giá trị ấy mà đã hàng ngàn năm trôi qua, vẫn còn một
tác phẩm đồng hành với chúng ta ngày hôm nay.
Truyện kể về người con gái vùng Nam Xương, tính đã dịu hiền nết na, lại thêm
tư dung tốt đẹp. Nàng được gả cho Trương Sinh, một chàng trai giàu có nhưng
ít học, tính tình lại cục cằn hay ghen. Và chiến tranh nổ ra, Trương Sinh bị bắt
đi lính, để mẹ già vợ trẻ ở nhà ngày đêm mong nhớ. Trương Sinh đi để lại cho
Vũ Nương một người con trai, vì thương nhớ chồng nên nàng chỉ chiếc bóng
trên tường và nói với con đó là cha.
Ba năm sau, Trương Sinh trở về, nghi ngờ vợ mình thất tiết và đuổi đánh vợ,
khiến nàng nhảy xuống sông mà tự vẫn. Một thời gian sau, Trương Sinh phát
hiện ra sự thật, muốn vợ quay trở về nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Cả câu
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
13
chuyện như một vở kịch đau thương về số phận của người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến, tủi nhục, đau khổ đến nhường nào!
“Chuyện người con gái Nam Xương” còn tồn tại đến ngày hôm nay có lẽ là nhờ
vào giá trị hiện thực sâu sắc của nó. Đó là bức tranh về hiện thực xã hội phong
kiến chứa đầy những uất ức bất công, đặc biệt là với người phụ nữ. Vũ Nương
dù mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhưng cũng không được lựa chọn
hạnh phúc cho cuộc đời mình.
Nàng vì trăm lạng bạc của mẹ Trương Sinh mà về làm dâu làm vợ của người,
không ai biết nàng có hạnh phúc hay không. Rồi khi bị chồng nghi oan, nàng
cũng không có quyền nói lên nỗi lòng của mình. Dù bị đánh đập, bị đuổi đi mà
không được nói một lời giải thích. Chính chế độ nam quyền khi ấy là nguyên
nhân dẫn đến cuộc đời bi kịch của Vũ Nương.
Trong tác phẩm, ta còn nhận ra một hiện thực tàn khốc hơn nữa, chính là chiến
tranh phong kiến phi nghĩa. Cuộc chiến ấy khiến mẹ mất con, vợ mất chồng,
con mất cha. Dù cho một người giàu có như Trương Sinh, cũng không tránh
khỏi vòng vây đao kiếm. Tất cả đều là để phục vụ cho nhu cầu của những thế
lực phong kiến tranh giành quyền lực mà đổ lên đầu con đỏ dân đen.
Nếu như không có chiến tranh phong kiến, cũng không có ba năm xa cách đằng
đẵng giữa Vũ Nương và chồng, cũng không có sự hiểu lầm đáng tiếc ấy. Vũ
Nương phải chết, cũng một phần vì chiến tranh mà ra. Có thể nói, tác phẩm đã
phản ánh chân thực được những hiện thực còn nhức nhối trong xã hội bấy giờ,
để sau này người đời còn nhìn vào và hiểu rằng, đã có một thời lầm than n
thế.
Nhưng một tác phẩm văn học sẽ không thể sống nếu nó chỉ là sự sao chép lại
hiện thực một cách giản đơn. Trong hiện thực, ta còn phải thấy được cả tấm
lòng của tác giả gửi gắm, hay chính là tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ trong
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
14
tác phẩm của mình. Tiếng nói nhân đạo ấy trước hết thể hiện ở sự ca ngợi, trân
trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Vũ Nương được miêu tả là một cô gái, đã có tư dung tốt đẹp lại dịu hiền nết na.
Nguyễn Dữ nhìn ra được những phẩm chất cao quý nhất trong tâm hồn người
con gái ấy. Chính vẻ ngoài xinh đẹp và tính tình của nàng đã chiếm được trái
tim chàng Trương Sinh, để chàng phải bắt mẹ hỏi cưới cho bằng được. Kể từ
đó, Vũ Nương nổi bật lên là một người con hiếu thảo. Chồng đi lính, nàng hết
lòng phụng sự, chăm lo cho mẹ chồng.
Khi bà ốm, nàng tất tả lo toan thuốc thang, khi bà mất, nàng lo toan ma chay
cho thật chu đáo. Dẫu chỉ là mẹ chồng, nàng vẫn toàn tâm chăm sóc như bố mẹ.
Đó là một tấm lòng thơm thảo, luôn dành sự biết ơn cho đấng sinh thành. Phẩm
chất ấy thật đáng quý biết nhường nào.Khi đã làm mẹ, Vũ Nương lại hết lòng
yêu thương và chăm sóc con.
Thương con lớn lên trong cảnh thiếu cha, ngày ngày nàng chỉ chiếc bóng trên
tường và nói với con đó là cha nó. Ta có thể thấy một khao khát gia đình trọn
vẹn để con được đủ đầy yêu thương. Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương, có chăng
cũng là từ tình yêu thương con ấy mà ra.
Nét nổi bật nhất trong vẻ đẹp của Vũ Nương có lẽ chính là tấm lòng chung thuỷ
một lòng với chồng. Khi chồng ở nhà, nàng khôn khéo đảm đang không để
chồng phật ý, khi chồng ra trận, nàng lại một lòng chăm sóc mẹ già con nhỏ.
Nàng sống trong nỗi nhớ chồng, khao khát được gặp lại người chồng của mình.
Nàng luôn giữ được hai chữ “tiết hạnh” để không có lỗi với chồng.
Chiếc bóng xuất hiện mỗi đêm có lẽ là minh chứng rõ nhất cho sự thủy chung
của Vũ Nương. Và đặc biệt, khi chết đi, nàng quay trở lại gặp chồng lần nữa,
một mặt là khẳng định tấm lòng chung thủy, một mặt vẫn còn lưu luyến tình
xưa nghĩa cũ. Tấm lòng chung thủy của Vũ Nương, không ai có thể phủ nhận.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
15
Đó chính là vẻ đẹp tiêu biểu nhất cho người phụ nữ Việt Nam, dù chịu bất công
nhưng một lòng chung thủy.
Tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ, ta còn gặp ở sự đồng cảm với khát vọng
hạnh phúc của con người. Cuộc đời Vũ Nương luôn là những chuỗi ngày bị ép
buộc, chờ đợi. Nàng luôn khát khao về một mái ấm gia đình có đủ đầy tình yêu
thương nhưng không thành hiện thực. Nguyễn Dữ để nàng sống hạnh phúc ở
một thế giới khác, không còn khổ đau hờn ghen, chính là để hiện thực hóa ước
mơ hạnh phúc của con người.
“Chuyện người con gái Nam Xương”, với những giá trị hiện thực và nhân đạo
của mình, đã thực sự chạm được đến phần sâu kín nhất của trái tim con người.
Đó là nỗi lòng của chính Nguyễn Dữ, là cặp mắt nhìn đời tinh anh sắc sảo và
tấm lòng nồng ấm yêu thương. Tác phẩm đã cho ta thấy được cái tâm và cái tài
của một nghệ sĩ lớn, đó mới là nghệ thuật chân chính mà muôn đời con người
theo đuổi.
Thời gian vẫn sẽ tuần hoàn theo quy luật của nó, nhưng ta sẽ vẫn còn nhớ về tác
phẩm để hoài niệm về quá khứ xa vắng, để đau xót, để yêu thương!
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 3
Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra
làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi
mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”,
ông viết “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ
Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất
cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ
đức” của đạo đức phong kiến, mà “Chuyện người con gái Nam Xương” là một.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
16
Truyện kể lại Vũ Thị Thiết vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh, một người
kém học, đất nước gặp cảnh đao binh nên Trương Sinh phải ra trận. Một tuần
sau, Vũ Nương sinh con đầu lòng. Một mình chị chăm lo mẹ chồng, lo tang ma
khi mẹ chồng chết, nuôi dạy con và lo công việc đồng áng. Giặc tan, Trương
Sinh về, nghe lời con mà nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ. Vũ Nương không
minh oan được nên đành trẫm mình xuống sông. Nàng được hoàng hậu ở động
Rùa giúp đỡ. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu hoàng hậu
động Rùa. Phan Lang về kể lại cho Trương Sinh nghe. Trương Sinh hối cải lập
đàn cầu xin theo lời của nàng. Nàng hiện lên gặp chồng con nhưng lại quay về
sống ở động Rùa vì hai người ở hai thế giới khác biệt.
Cũng như truyện cổ, những kho truyện của Trung Hoa có ảnh hưởng nhiều đến
nhà Nho đương thời (thế kỉ XVI). “Thiếu phụ Nam Xương” cũng có hai tuyến
nhân vật, có những hoàn cảnh điển hình, có người giàu kẻ nghèo ở trong xã hội
đang thời loạn lạc, nhiễu nhương. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào thì người
tốt vẫn không hề thay đổi bản chất của mình, mà Vũ Thị Thiết là nhân vật tiêu
biểu. Vũ Nương nhà nghèo nhưng “tư dung tốt đẹp”, “thuỳ mị, nết na”. Thời
phong kiến, con gái “tại gia tòng phụ” để có “công, dung, ngôn, hạnh’’, Vũ
Nương được như thế chứng tỏ nàng có sắc đẹp (dung) trời cho nhưng “thuỳ mị,
nết na” thì ắt là do sự giáo dục của gia đình.
Nàng nghèo nhưng không mất nề nếp gia phong. Trái lại “Trương Sinh tuy con
nhà hào phú nhưng không có học”. Một loạt các nhân vật tốt xuất thân từ những
hoàn cảnh sống khác nhau như mẹ chồng, người láng giềng Phan Lang, hoàng
hậu động Rùa Linh Phi ... đủ chứng tỏ giàu nghèo tuy có ảnh hưởng đến hình
thức sống nhưng khó thay đổi được bản chất của họ.
“Nam Xương tử nữ truyện” không chỉ giới thiệu những nhân vật tốt, xấu ấy mà
còn thông qua họ Nguyễn Dữ muốn đề cao sự chung thuỷ và lòng bao dung
luôn được nhân vật này thể hiện trong từng lời nói đến từng sự việc. Vâng lời
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
17
cha mẹ chịu lấy Trương Sinh làm chồng, nàng đã trước sau như một làm người
con hiếu thảo. Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ ruột. Vũ Nương còn hiếu thảo
với mẹ chồng. Nàng một mình đã lo toan đỡ đần mẹ chồng lúc ốm đau, rồi mẹ
chồng chết lại lo chôn cất. Người phụ nữ có con mọn như nàng mà vẫn chu toàn
những công việc nặng nhọc ấy thay chồng mà không tiếng kêu than thì quả thật
là hiếm có. Mẹ chết, một mình ở vậy nuôi con chờ ngày chồng trở về thì bảo
nàng không chung thuỷ sao cho được?! Chồng với vợ như bóng với hình, nàng
đã mượn chiếc bóng của mình để an ủi con, muốn đứa con nhỏ dại luôn nghĩ
rằng mình cũng là đứa trẻ có cha. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng đã bao lần
hỏi rõ dù bị dằn vặt, chửi mắng, đánh đập. Nàng đã từng tâm sự với chồng:
“Thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu ... Đâu có hư thân như lời
chàng nói. Khi nhận thấy không thể nào xóa tan được mối nghi ngờ nhục nhã,
hạ thấp phẩm giá một cách oan khuất, nàng đã quyết định tự trẫm mình, mượn
dòng nước trong để rửa sạch những oan khiên. Xét cho cùng, kiên quyết bảo
toàn danh dự của con người cũng là lòng chung thuỷ sắt son! Lại nữa khi gặp
được Phan Lang, người hàng xóm tốt bụng ở động Rùa, Vũ Nương vẫn không
quên chồng khi nàng tâm sự cùng Phan Lang và nhờ Phan Lang về nói lại với
Trương Sinh yêu cầu của nàng, điều đó vừa thể hiện sự chung thuỷ, vừa tỏ ra
bao dung đối với Trương Sinh.
Cả đến Phan Lang, hoàng hậu Linh Phi cũng đều là những người có lòng bao
dung, chung thuỷ. Chỉ riêng có Trương Sinh là có lòng ích kỷ, hẹp hòi, tối dạ vì
thuở nhỏ không lo chuyện sách đèn. Chỉ cần nghĩ đến công lao của vợ lúc chàng
đang ở ngoài mặt trận, chỉ cần sống gần gũi với láng giềng, chỉ cần có lòng tin
vào lòng chung thuỷ của vợ thì nghi vấn xuất phát từ lời nói của con nít “Trước
đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng…” đã được giãi bày để rồi vợ
chồng lại sống trong cảnh đầm ấm, thương yêu.
Một nội dung khác thật rõ ràng trong chuyện là ân oán phân minh. Vũ Nương là
người phụ nữ, có lẽ mang đặc tính ấy trong cuộc sống. Vì lẽ đó, khi nàng không
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
18
còn đủ kiên nhẫn chờ đợi chồng biểu lộ ấy thì nàng tự biểu lộ. Cái chết của nàng
hàm chứa ý nghĩa ấy, làm cho Trương Sinh phải nhận ra ân tình nàng đã mang
đến cho chàng và nỗi oan khiên mà nàng phải chịu. Trường hợp giữa hoàng hậu
Linh Phi và Phan Lang cũng vậy. Hoàng hậu đã được Phan Lang cứu nên khi
Phan Lang gặp nạn khi lên thuyền ra biển tránh sự truy đuổi của quân giặc thì
đã được Linh Phi hết lòng cứu chữa, lại thếp tiệc đãi, tặng thêm ngọc ngà ...
trước khi tiễn chân chàng trở về làng quê.
Như thế, ngay truyện ngắn thuộc văn viết, dù là chữ Hán trong buổi sơ khai
cũng đang mang hoàn cảnh điển hình, con người điển hình của đời thường vào
tác phẩm; cũng có đầy đủ người giàu, kẻ nghèo, hỉ - nộ - ái - ố với kết thúc có
hậu ở nội dung là ở hiền gặp lành.
Truyện có rất nhiều chi tiết nhưng được liên kết bởi quan hệ nhân quả nên có
kết cấu khá chặt chẽ. Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ đã khéo léo giới thiệu Vũ Thị
Thiết và Trương Sinh, hai nhân vật chính có hoàn cảnh, tính cách trái ngược
nhau để làm cơ sở cho việc khai thác nhân vật sau này. Tính tình, hoàn cảnh
sống trái ngược nhau nhưng lại nên vợ nên chồng chỉ vì vâng lời cha mẹ. Quan
hệ nhân quả thể hiện từ đầu. Từ đó, quan hệ nhân quả của hai nhân vật diễn ra
một cách tự nhiên, hợp lý. Vì nước có loạn binh đao nên chàng mới ra trận. Vì
chàng vào nơi gió cát nên nàng phải nặng gánh giang san nhà chồng. Vì con t
nói đến cha nên mẹ đã mượn cái bóng của mình thay thế; cho con đỡ hổ thẹn
với bạn bè. Vì nghe lời con trẻ nên Trương Sinh mới nghi ngờ vợ ... Chuỗi
nguyên nhân và kết quả đầy kịch tính ấy đã dần đến đỉnh điểm là Vũ Nương
quyết định trầm mình. Nếu chuyện kết thúc ở đây thì quả là bi đát, không có
hậu. Có lẽ vì thế mà những chi tiết thần kỳ được thêm vào. Ấy là Phan Lang
nằm mơ thấy con rùa xanh kêu cứu. Rồi Phan Lang nhớ lại và thả rùa để rồi sau
đó là được rùa cứu mạng trả ân và gặp Vũ Nương ở động Rùa. Những chi tiết
thần kỳ ấy ở vào thời buổi mà vua quan, thần dân đều tin vào sự hiện hữu của
Trời, Thần, Quỷ, Ma... giống như trong những truyện cổ thì cũng là điều không
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
19
mấy ngạc nhiên. Có những chi tiết đó, Vũ Nương mới gặp được chồng để giải
mối oan khiên, nhục nhã nhất của đời làm vợ. Và dù ra đời sau “Hịch tướng sĩ”
của Trần Quốc Tuấn ba thế kỷ, “Nam Xương tử nữ truyện” vẫn còn những câu
văn biền ngẫu cổ xưa.
Dù có những hạn chế ấy nhưng truyện Người con gái Nam Xương không những
có giá trị đạo lý, lịch sử (phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà cũng có
giá trị nghệ thuật xây dựng truyện.
Cho tới nay, “Người con gái Nam Xương” vẫn còn lôi cuốn người đọc. Giữa
hội nam nữ bình quyền thì nó là cột mốc để so sánh vai trò của người phụ nữ
trong văn học xưa và nay. Giữa xã hội suy đồi về đạo đức, nhất là với nữ giới
thì nội dung truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 4
Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò
giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn
xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang
đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác
giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội
dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân
đạo của tác giả.
“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” ghi lại
cuộc đời thảm thương của Vũ Nương. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam
Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem
lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng
có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước
có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi
dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
20
Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác.
Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn.
Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái
bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã
muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp
nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.
Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn
Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương
hiện ra và nói lời đa tạ chàng, rồi biến mất.
Có thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân
trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề
mơ tưởng “đeo ấn phong hầu”, chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về “được hai
chữ bình yên”. Nhưng người phụ nữ ấy lại không được hưởng một cuộc sống
hạnh phúc. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về cũng là lúc con thơ vừa
học nói. Tưởng rằng ngày đoạn tụ cũng là ngày hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi
vợ chồng trẻ. Nhưng câu chuyện “cái bóng” từ miệng đứa con thơ đã làm cho
Trương Sinh hiểu lầm và cho rằng “vợ hư”. Mối nghi ngờ ngày càng sâu, không
có ý gỡ ra được”. Vốn đa nghi lại hay phòng ngừa vợ. Giấu biệt lời con nói.
Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi”. Cho dù Vũ Nương kết mực
giải thích cũng không được. Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để chứng
minh sự trong sạch của mình. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những
năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào
lòng…
Thông qua cuộc đời của Vũ Nương, nhà văn muốn gửi gắm những giá trị nhân
văn cao cả. Truyện là lời khẳng định sự trân trọng đối với những ước mơ chính
đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công
bằng trong xã hội. Cùng với đó là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác
giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
21
phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối
cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
trong xã hội phong kiến
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm xuất sắc góp
phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 5
“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (ghi
chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI.
Tác phẩm này có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Nhưng
điều làm nên sự khác biệt cho tác phẩm chính là tư tưởng mà nhà văn muốn gửi
gắm trong câu chuyện.
Vũ Nương vốn là một người phụ nữ “người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư
dung tốt đẹp”. Những tưởng con người ấy sẽ có được cuộc sống hạnh phúc
nhưng nàng lại gặp phải nhiều bất hạnh. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp dung
dị, cao cả của người phụ nữ cũng như đồng cảm với những bất hạnh mà cuộc
đời họ phải hứng chịu.
Người phụ nữ Việt Nam muôn đời nay được ngợi ca bởi vẻ đẹp dịu dàng, kín
đáo và tâm hồn đôn hậu bao dung. Người phụ nữ hiện lên trong “Chuyện người
con gái Nam Xương” cũng vậy. Đó là nàng Vũ Nương đẹp nết đẹp người và đầy
tự trọng.
Nàng có một “tư dung tốt đẹp” nức tiếng xa gần. Chẳng vậy mà Trương Sinh -
một người “con nhà hào phú” phải xin mẹ trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ.
Chẳng những vậy, nàng còn là người phụ nữ hiền hậu nết na, người vợ hiền, dâu
thảo, người mẹ thương con.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
22
Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ
phòng ngừa quá sức”. Vũ Nương đã luôn “giữ gìn khuôn phép, không lần nào
vợ chồng phải đến nỗi thất hoà”. Hai vợ chồng chia ly, Vũ Nương một lòng
nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong
đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo
được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. [...] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo
rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương
người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay
bổng”. Như vậy là nàng không hề nghĩ đến vinh hoa phú quý, chỉ nghĩ đến chân
thành với tình vợ chồng keo sơn. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng
luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi
thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không
thể nào ngăn được”.
Trương Sinh trở về, nghi cho Vũ Nương một cái oan thảm khốc và dùng những
lời lẽ tàn nhẫn mà nhiếc móc nàng. Nhưng ngay cả khi ấy, Vũ Nương vẫn nói
năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình
hạnh phúc.
Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm
đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo
khuyên lơn”. Khi mẹ chồng mất, nàng thương yêu, lo lắng chu toàn: “Nàng hết
lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời
cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu. Xưa
nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “mẹ chồng con dâu” để chỉ mối quan
hệ vốn không yên ấm giữa hai đối tượng này nhưng qua thái độ của người mẹ
chồng đối với Vũ Nương người đọc thấu hiểu tấm lòng chân thành, sâu sắc đối
với mẹ chồng của nàng.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
23
Với con, Vũ Nương đã hết sức nuôi dạy, bảo ban, thương yêu và chiều chuộng
con (để đến nỗi một trong những hành động vô tư của nàng đã trở thành nguyên
nhân buộc nàng tự vẫn...).
Không chỉ vậy, với tư cách là một cá nhân trong xã hội, ở Vũ Nương còn nổi
bật lên lòng tự trọng đầy cảm động. Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, dẫu
vẫn còn khao khát hạnh phúc trần gian nhưng Vũ Nương đã chọn cái chết để
chứng minh phẩm tiết trong sạch của mình. Hành động này cho thấy lòng tự
trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ đáng trân trọng này.
Ngợi ca vẻ đẹp của “người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã góp tiếng nói
chung vào cảm hứng ngợi ca người phụ nữ đầy nhân văn của văn học trung đại.
Bên cạnh Vũ Nương của Nguyễn Dữ ta còn có thể kể đến chị em Thúy Kiều,
Thúy Vân của Nguyễn Du, người chinh phụ trong thơ của Đặng Trần Côn
Đoàn Thị Điểm…
Nhưng trong xã hội phong kiến thời kỳ suy sụp, thối nát, cái đẹp thường đi liền
với nỗi bất hạnh và những tai họa khôn lường: “Chữ tài liền với chữ tai một
vần”. Khi ấy, văn học lại cất lên tiếng nói đồng cảm với những thân phận bị
“gió dập sóng vùi” chẳng biết “tấp vào đâu”. Nàng Vũ Nương của Nguyễn Dữ
cũng phải hứng chịu nhiều bất hạnh.
Trước hết, nàng có một cuộc hôn nhân không được lựa chọn. Với vẻ đẹp vốn
có, đáng ra nàng phải được kén một tấm chồng đức tài tương xứng. Nhưng đáng
tiếc thay, cuộc đời lại chỉ dành cho nàng một gã Trương Sinh. Đó là một kẻ vô
học nhưng giàu có “con nhà hào phú” đã “xin mẹ trăm lạng vàng” lấy nàng về
làm vợ. Người phụ nữ vẹn toàn này không có quyền lựa chọn cho mình một
người chồng tương xứng. Cuộc hôn nhân của nàng do vàng bạc mở đường, đó
như một cuộc trao đổi, mua bán đầy tính thương mại.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
24
Về đến nhà chồng, Vũ Nương phải hết sức giữ gìn trước con người rất mực đa
nghi của Trương Sinh: “Đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Nhưng hạnh phúc
phải do cả hai bên vợ chồng cùng đắp vun gìn giữ. Sau mấy năm dài đằng đẵng
mong ngóng chồng về, cái giá Vũ Nương nhận được thật quá chua xót.
Khi chồng đi lính, đêm đêm để con đỡ tủi và lòng mình đỡ nhớ, Vũ Nương chỉ
bóng mình trên vách rồi bảo con đó là cha nó. Nhưng thiện ý của nàng đã bị
hiểu lầm. Nghe con nói kể về người cha đêm đêm vẫn đến của nó, Trương Sinh
với tính đa nghi sẵn có đã hiểu oan cho tấm lòng thủy chung của Vũ Nương.
Chàng ta vội nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen,
nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì
gỡ ra được”. Rồi hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của
vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “Chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà
mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”.
Trước nỗi oan không gì giãi bày được (vì Trương Sinh không nói rõ nguyên cớ
việc nổi giận của mình), cuộc đời Vũ Nương bế tắc: Nếu sống thì phải mang cái
tiếng phản chồng đầy ô nhục. Bởi vậy, dẫu vẫn còn khao khát vương vấn hạnh
phúc trần gian, nàng đành chấp nhận cái chết, trầm mình xuống sông Hoàng
Giang.
Thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến là vậy,
họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu
những oan khiên, cay đắng. Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi đến bao phong
ba bão táp đã đi qua cuộc đời của những Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh,
người cung nữ, người chinh phụ... trong văn học trung đại.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm của Nguyễn Dữ không tiến xa hơn câu
chuyện dân gian là mấy. Nguyễn Dữ đã vô cùng trăn trở với số phận của người
con gái đa đoan trong tác phẩm của mình. Tin tưởng và yêu mến nhân vật, nhà
văn đã để nàng gửi mình chốn cung mây dưới nước của Linh Phi. Chốn ấy dẫu
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
25
chẳng được sum vầy cùng con trẻ, người thân song vẫn là nơi biết trọng những
tâm hồn trong đẹp. Vũ Nương trở về nhân gian trong ánh sáng lung linh kì ảo
của ánh nến, mặt nước diệu kỳ.
Ngoài nhân vật Vũ Nương, ta cũng không thể quên một Trương Sinh hồ đồ đã
đẩy người đầu gối tay ấp với mình đến chỗ chết. Trương Sinh là con nhà trọc
phú, lại ít học cũng như đa nghi. Do ít học nên khi chiến tranh xảy ra tuy nhà
giàu có nhưng Trương Sinh vẫn phải đi lính. Do đa nghi, hay ghen đã làm cho
Trương Sinh mờ mắt, chỉ nghe lời từ đứa con ngây thơ không chịu nghe lời
phân trần của vợ. Trương Sinh là người trực tiếp đẩy Vũ Nương vào bi kịch và
phải tìm đến cái chết. Đến khi hiểu ra và hối hận thì đã quá muộn màng.
Bên cạnh nội dung, tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, chi
tiết mang tính thắt nút, đẩy câu chuyện lên cao trào, đỉnh điểm: cái bóng trở
thành chi tiết thắt nút cũng như cởi nút cho diễn biến tác phẩm. Nghệ thuật kể
chuyện đặc sắc: việc dẫn dắt tình huống hợp lý. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
cũng là một điểm nhấn. Bước đầu nhà văn đã miêu tả nội tâm nhân vật khá
phong phú.
Qua phân tích trên, có thể thấy “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác
phẩm giàu giá trị của nhà văn Nguyễn Dữ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 6
Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại
Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn
Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện “Truyền kì mạn lục” nhưng tập truyện lại có một
vị trí đặc biệt, được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ nghìn đời), “là áng văn
hay của bậc đại gia”. Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện
cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. “Chuyện người con
gái Nam Xương” là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
26
lục”. Thông qua bi kịch Vũ Nương, nhà văn đã thể hiện niềm cảm thương đối
với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến,
đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc
đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân
vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.
Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa thành công vẻ đẹp
truyền thống và số phận oan nghiệt của người phụ nữ đương thời. Điều này
được thể hiện qua nghệ thuật dựng truyện và xây dựng hình tượng nhân vật Vũ
Nương. Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp
của người phụ nữ thời kì phong kiến: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung
tốt đẹp”. Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy nên đã xin mẹ trăm lạng
vàng để cưới về làm vợ. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh
của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các
mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là
Đản, từ đó góp phần bộc lộ trọn vẹn tính cách, phẩm hạnh của nàng.
Đầu tiên là Vũ Nương trong mối quan hệ với người chồng - Trương Sinh. Nàng
hiện lên là một người vợ nhất mực thủy chung, yêu thương chồng tha thiết.
Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, khi mới lấy nhau, nàng hiểu tính chồng
có thói đa nghi, thường đề phòng vợ quá mức nên Vũ Nương đã cư xử khéo léo,
đúng mực, nhường nhịn và giữ đúng khuôn phép, không bao giờ để xảy ra nỗi
bất hòa trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể thấy, nàng là người phụ nữ hiểu
chồng, biết mình và rất đức hạnh. Khi người chồng chuẩn bị đi lính, Vũ Nương
rót chén rượu đầy và dặn dò Trương Sinh bằng những lời nói đầy nghĩa tình,
thắm thiết. Nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình
yên”. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết. Mỗi lần thấy “bướm lượn
đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình", nhớ thương
chồng nơi biên ải xa xôi. Tiết hạnh của nàng còn được khẳng định khi nàng bị
chồng nghi oan: “cách biệt ba năm, giữ trọn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
27
nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”. Khi Trương Sinh đi lính trở
về, một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần
để cho chồng hiểu, nói lên thân phận của mình, nhắc tới tình nghĩa phu thê và
khẳng định một lòng nhất mực thủy chung, son sắt với chồng. Thậm chí, nàng
còn cầu xin chồng “đừng nghi oan cho thiếp”. Có nghĩa là Vũ Nương đang ra
sức giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Điều đó cho
thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình đang có và càng
làm nổi bật lên niềm khát khát hướng tới hạnh phúc gia đình ấm êm của người
phụ nữ Vũ Nương.
Tiếp đến, Vũ Nương trong mối quan hệ với mẹ chồng và bé Đản. Nàng hiện lên
là một người con hiếu thảo, một người mẹ rất mực tâm lý, yêu thương con cái.
Chồng đi lính, ở nhà, nàng một mình sinh con, nuôi dạy con, vừa đóng vai trò là
một nguời mẹ, lại vừa đóng vai trò là một người cha. Nàng sợ con mình thiếu
thốn tình cảm của người cha nên đêm đêm thường mượn bóng mình, chỉ vào
tường mà bảo là cha Đản. Nàng thay chồng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của
một người con hiền, dâu thảo: chăm sóc, thuốc thang, lễ bái thần Phật, hết lòng
khuyên lơn mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng mất, nàng tổ chức ma chay tế lễ chu
đáo như với cha mẹ đẻ của mình vậy. Vì thế, bà mẹ chồng đã viện cả trời xanh
để chứng minh cho lòng hiếu thảo của cô con dâu: “Xanh kia quyết chẳng phụ
con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Điều đó đã cho thấy nhân cách tuyệt vời
và công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng này.
Như vậy, một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đảm đang, hiếu thảo, nhất mực
thủy chung và hết lòng vun vén, trân trọng hạnh phúc gia đình như thế, đáng lẽ
ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, tìm được một người chồng tâm lý, cảm
thông và sẻ chia những nỗi lo toan cho vợ, nhưng thật éo le và nghịch lý thay,
nàng lại phải chịu một cuộc sống gia đình bất hạnh và phải chết trong đau đớn,
xót xa, đầy nước mắt. Đó là khi Trương Sinh sau ba năm đi lính trở về, bé Đản
không chịu nhận cha, nghe lời nói của con “Trước đây, thường có một người
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
28
đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng
chẳng bao giờ bế Đản cả”, Trương Sinh nhất nhất cho rằng “vợ hư”. Mặc dù
Nương đã tìm cách để giải thích lại thêm họ hàng, làng xóm bênh vực và biện
bạch cho nàng nhưng mối nghi ngờ vợ của Trương Sinh ngày càng sâu, không
có gì gỡ ra được. Cuối cùng “cái thú vui nghi gia nghi thất” đã không còn “bình
rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau
chờ chồng đến hóa đá cũng không còn có thể được: “đâu còn có thể lại lên núi
Vọng Phu kia nữa”. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh
lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi
đau tuyệt vọng cùng cực, đau đớn.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Đó trước hết
là do chi tiết cái bóng và những lời nói ngây thơ của bé Đản. Nhưng nguyên
nhân sâu xa đằng sau đó là từ người chồng đa nghi, thô bạo. Ngay từ đầu
truyện, nhà văn đã giới thiệu Trương Sinh là “con nhà hào phú nhưng không có
học”, lại có tính đa nghi, đối với vợ thì hay phòng ngừa quá mức, thiếu cả lòng
tin và tình thương với người tay ấp má kề với mình. Đó chính là mầm mống của
bi kịch để rồi trong hoàn cảnh đi lính ba năm xa nhà, xa vợ, thói ghen tuông, ích
kỷ của bản thân chàng nổi lên và giết chết người vợ của mình. Đồng thời, chế
độ phong kiến hà khắc, nam quyền độc đoán đã dung túng cho thói gia trưởng
của người đàn ông, cho phép người đàn ông có thể đối xử tệ bạc với người phụ
nữ của mình. Và người phụ nữ không có quyền được lên tiếng, không có quyền
tự bảo vệ ngay cả khi có “họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho”... Tất
cả đã đẩy Vũ Nương - người phụ nữ đẹp đương thời vào con đường bi kịch, phá
tan đi những hạnh phúc gia đình của người phụ nữ, dồn đẩy họ vào con đường
cùng không lối thoát.
Cũng cần nói thêm, sự thành công của “Chuyện người con gái Nam Xương”
còn được thể hiện ở chỗ, Nguyễn Dữ đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện trên cơ sở
cốt truyện có sẵn, ông đã sắp xếp lại, tô đậm, thêm bớt làm cho câu chuyện trở
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
29
nên sinh động, mang tính kịch và tăng cường tính bi kịch. Có thể nói, dưới ngòi
bút của Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã có sự thành công
vượt bậc so với bản kể dân gian “Vợ chàng Trường”. Điều này được thể hiện
qua chi tiết chiếc bóng và lời nói của bé Đản. Từ đó, tạo nên sự thắt nút và mở
nút của câu chuyện, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, tình tiết lôi cuốn, chặt chẽ.
Đầu tiên là “thắt nút” câu chuyện: chỉ một câu nói ngây thơ của một đứa trẻ lên
ba nói với cha mà như một cơn bão dây chuyền, đã tạo nên biết bao nhiêu là
giống lốc cuộc đời, lật nhào hết tất cả mọi sự bình yên thủa trước. Để rồi, trong
một chốc nóng giận, thói nghi kị trong lòng người đàn ông độc đoán, chuyên
quyền đã phá tan đi hạnh phúc yên ấm mà mình đang có; đẩy cuộc đời của
người phụ nữ đẹp người, đẹp nết vào cái chết thương tâm, thấm đẫm nước mắt.
Và cũng thật bất ngờ thay, câu chuyện lại được “gỡ nút” bằng một câu nói tr
thơ non dại. Khi thấy cái bóng của Trương Sinh in trên vách, bé Đản liền nói:
“Cha Đản lại đến kia kìa!” thì bao nhiêu oan khuất lại được lật nhào sáng tỏ. Vũ
Nương vô tội!
Bên cạnh đó, truyện còn thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối thoại, lời
tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh
động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật: lời nói của bà
mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân
thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lý, có tình - lời của người phụ nữ hiền thục,
đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.
Cuối truyện, Vũ Nương hiện về thấp thoáng trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, võng
lọng, cờ kiệu rực rỡ đầy sông, nàng nói lời đa tạ Linh Phi và tạ từ Trương Sinh
rồi biến mất. Đây là những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn
Dữ về mặt kết cấu truyện bằng việc sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường, góp
phần tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, làm nên đặc
trưng của thể loại truyền kì. Nếu như trong truyện kể dân gian, sau khi
Nương chết, Trương Sinh tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm của mình thì cũng là lúc
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
30
truyện cổ tích khép lại, điều đó đã để lại niềm xót xa đau đớn cho người đọc về
thân phận bất hạnh oan khiên của người phụ nữ tiết hạnh, thì trong “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ông đã sáng tạo thêm phần đuôi
của truyện, góp phần làm lên những giá trị thẩm mĩ và tư tưởng mới của truyện.
Đó là làm hoàn thiện thêm nét đẹp tính cách, phẩm chất của nhân vật và chứng
tỏ được Vũ Nương trong sạch. Ở thế giới bên kia, nàng được đối xử xứng đáng
với phẩm giá của mình. Vì thế, Nguyễn Dữ đã đáp ứng được ước mơ của con
người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao
hạnh phúc trong một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người
lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ đương thời.
Tóm lại, “Truyền kì mạn lục” nói chung và “Chuyện người con gái Nam
Xương” nói riêng của Nguyễn Dữ là một tác phẩm độc đáo, đánh dấu một bước
phát triển đột khởi của nền văn xuôi tự sự chữ Hán trong nền văn học trung đại
Việt Nam. Tác phẩm đã đạt được thành tựu nghệ thuật nổi bật trên ba phương
diện: xây dựng tình tiết, kết cấu; xây dựng nhân vật; sự kết hợp giữa yếu tố hiện
thực và yếu tố kì ảo. Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương,
tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca
những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với
một xã hội phi nhân đã gây ra biết bao khổ đau cho con người. Mặc dù truyện
cũng cách xa chúng ta vào thế kỉ rồi nhưng tính thời sự của truyện vẫn còn vang
vọng tới ngày hôm nay.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 7
“Truyền kỳ mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ
XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. “Chuyện
người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích
trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
31
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh
Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung
thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở
phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ
nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng
trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh
Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị
oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện
trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng
ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của
người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan
tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có
tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn
khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay
ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng
thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người
chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người
chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ … làm mọi người trong tiệc đều
ra hai hàng lệ.
Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt
ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi
thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời
không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
32
tụy chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu
như đối với mẹ đẻ mình).
Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi
oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con
kẻ khó … mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến
thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng
tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng,
làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ
Nương thống thiết: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng … đâu có thể lên núi
vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng
giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hóa
đá….
Tuyệt vọng vì phải gánh chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu
chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời
khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,
trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm c
Nga Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi
cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”
lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi cảnh ngộ bế tắc,
không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh
chứng giám.
Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc,
nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên
dòng nước cho thỏa lòng nhớ chồng, con.
Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của
nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam - một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát,
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
33
rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết
lòng vun đắp hạnh phúc gia đình… lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà
phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực
nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ
thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chồng, thói hung
bạo, gia trưởng của chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp
vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng
“nam quyền”, hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng
ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của
Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua
đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ
kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “Trước đây, thường có một người
đàn ông đêm nào cũng đến…
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy.
Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần
của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ
ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ
và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ
Nương.
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một
thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt
trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu
nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
34
Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất
hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong "Truyện
Kiều'' của Nguyễn Du, người cung nữ trong “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn
Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương...
Phải nhận thấy rõ ràng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ
đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những
đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút
thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với
tất cả nét thảm khốc.
“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của
trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kỵ trong một đầu
óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc
của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiến phá nát cuộc đời của một người con
gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông.
“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của
chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa”) thì bao nhiêu oan gây thảm
kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp
xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn
biến tâm lí và tính cách nhân vật; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng
trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lý,
có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên,
ngây thơ, thật thà.
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng Trương Sinh tỉnh
ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần
Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
35
“Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện
lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn
của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của
nhân dân là “ở hiền gặp lành”, người tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có
hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như
con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi
hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có
thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.
Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì
không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ
Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê
hương mà không thể trở về được.
Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong
xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng
thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt
đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc
với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 8
Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông sống trong thời gian nhà Lê bắt đầu
khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt vị với nhau. Bởi vậy
ông ra làm quan không lâu sau đó lui về ở ẩn. Thời gian lui về ở ẩn, ông sưu
tầm các truyện dân gian để sáng tác lại thành tập “Truyền kì mạn lục”. Trong số
hai mươi truyện của truyền kì mạn lục, nổi bật nhất là tác phẩm Chuyện người
con gái Nam Xương. Tác phẩm vừa giàu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị
nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
36
Tác phẩm xoay quanh số phận và cuộc đời nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là
người con gái xinh đẹp: “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, nàng
mang vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức và tâm hồn. Nàng là đại diện tiêu biểu
cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chi tiết Trương Sinh
“mến về dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” càng nhấn mạnh,
tô đậm hơn nữa vẻ đẹp nhan sắc và phẩm hạnh của nàng.
Vũ Nương là người mang trong mình nhiều phẩm chất cao quý. Trước hết, nàng
là một người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo, tận tụy với mẹ
chồng. Khi chồng đi lính, thân là phụ nữ nhưng nàng đã một mình đứng ra gánh
vác công việc gia đình. Mẹ chồng già yếu, nhớ con mà đổ bệnh nàng hết sức
chăm sóc, “thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên
lơn” mong cho mẹ mau mau khỏi bệnh.
Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu thường chỉ
mang tính chất ràng buộc, ông cha ta vẫn thường có câu: “Trời mưa ướt lá đài
bi/ Con mẹ, mẹ xót, xót gì con đâu” hay “Thật thà cũng thể lái trâu/ Yêu nhau
cũng thể nàng dâu mẹ chồng”,…
Nhưng những lời bà mẹ trăng trối cuối cùng trước khi mất đã khẳng định lòng
hiếu thảo, tình cảm chân thành, sâu nặng của Vũ Nương với mẹ chồng. Những
lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy tấm lòng yêu thương hết mực của nàng với
bởi vậy bà cũng coi Vũ Nương như con gái của mình vậy. Mấy ai trong xã hội
đó lại được lòng mẹ chồng yêu mến đến như vậy. Khi bà mất, nàng lo tang ma
chu đáo như cho cha mẹ đẻ của mình.
Qua những hành động đó ta thấy Vũ Nương là nàng dâu hết sức nết na, hiếu
thảo, tiếng thơm của nàng còn để lại mãi muôn đời.Không chỉ vậy nàng còn là
người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha. Khi mới cưới, Vũ Nương hiểu rõ
chồng mình có tinh đa nghi, hay ghen và hay phòng ngừa quá mức, bởi vậy
nàng luôn giữ gìn khuôn phép, để hai vợ chồng không phải chịu cảnh bất hòa.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
37
Chính vậy, trong suốt những năm tháng chung sống bên nhau, trước khi Trương
Sinh ra trận gia đình nàng luôn được sống trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc.
Ngày Trương Sinh ra trận, tiễn chồng những lời dặn dò không phải công danh
phú quý mà là “chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
Ba năm xa chồng, một mình sinh con, nàng nhớ chồng khôn nguôi, nàng bỏ c
điểm trang, dành tất cả thời gian chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của
người vợ, người mẹ. Ngay cả khi Trương Sinh trở về nghi ngờ nàng thất tiết
nàng cũng chỉ biết khóc và thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng
mong chồng hiểu cho tấm lòng của mình.
Khi bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, không cho cơ hội giãi bày,
giải thích nàng chỉ đau khổ, cố gắng thanh minh mà không hề oán hận với người
chồng hẹp hòi, ích kỉ. Được Linh Phi cứu, sống cuộc đời an nhàn, bất tử nhưng
lòng nàng lúc nào cũng hướng về quê hương, về gia đình bé nhỏ của mình. Việc
nàng gặp lại Phan Lang dưới thủy cung và gửi chiếc thoa về cho chồng cho thấy
nàng đầy vị tha, sẵn sàng tha thứ cho chồng.
Khoảnh khắc ẩn hiện, mờ ảo trên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương không một
lời oán hận, trách móc: “Đa tạ tình chàng. Thiếp chẳng thể trở về nhân gian
được nữa”. Qua đây ta có thể thấy, Vũ Nương không chỉ là người phụ nữ đức
hạnh, người con dâu tốt nết mà còn là một người phụ nữ bao dung, giàu lòng vị
tha với người chồng đã đẩy đến bước đường cùng. Vũ Nương là hiện thân cho
vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.
Mặc dù mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp để được hưởng cuộc
sống êm đềm, hạnh phúc nhưng cuộc đời Vũ Nương lại đầy oan nghiệt, trái
ngang. Bắt đầu ngay từ cuộc hôn nhân của nàng, không có sự đăng đối giữa hai
gia đình, về phẩm chất giữa hai con người: nàng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp phẩm
chất: công-dung-ngôn-hạnh, nhưng Trương Sinh lại là kẻ ít học, đa nghi, hay
ghen.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
38
Lấy chồng không bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, nàng sống trong nỗi cô
đơn, vất vả: gánh vác việc gia đình, nuôi dạy con thơ và chăm sóc mẹ già; nỗi
nhớ chồng, lo lắng cho chồng nơi biên ải tha thiết đêm ngày. Đến khi chồng về
lại phải gánh nỗi oan lạ, oan thất tiết mà không có cơ hội tìm hiểu nguyên do.
Cuối cùng nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh tấm lòng thủy chung, trong
sạch của mình. Đây là phản ứng dữ dội và quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ
nhân phẩm cũng như cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.
Dù sống bất tử dưới thủy cung nhưng nàng không hề hạnh phúc, bởi hạnh phúc
thực sự của con người là ở trần thế, được chung sống, được hưởng không khí
đầm ấm của gia đình. Nhưng điều ấy đối với nàng mãi mãi không thể làm được
nữa. Thân ở thủy cung, lòng lại một mực hướng về dương gian, nơi có chồng,
có con khiến cho nỗi bất hạnh của nàng càng được đậm tô hơn nữa. Vũ Nương
là tiêu biểu cho phận bạc của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công,
tàn bạo, nặng nề lễ giáo phong kiến.
Ngoài nhân vật Vũ Nương, ta cũng không thể quên một Trương Sinh hồ đồ đã
đẩy người đầu gối tay ấp với mình đến chỗ chết. Trương Sinh là con nhà trọc
phú, ít học, tính tình cục cằn, hay ghen. Cũng bởi do ít học nên khi chiến tranh
xảy ra anh ta là người đầu tiên trong danh sách đi lính. Cũng bởi tính đa nghi,
hay ghen đã làm cho Trương Sinh mờ mắt, chỉ nghe lời từ đứa con ngây thơ
không chịu nghe lời phân trần của vợ.
Chính Trương Sinh là người đã trực tiếp đẩy Vũ Nương phải tìm đến cái chết.
Khi hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn màng. Trương Sinh phải ôm nỗi ân
hận, nỗi đau trong suốt phần đời còn lại. Trương Sinh chính là đại diện tiêu biểu
cho những người đàn ông vũ phu, những lễ giáo phong kiến hà khắc đã đẩy
người phụ nữ rơi vào bi kịch.
Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, chi tiết mang tính thắt
nút, đẩy câu chuyện lên cao trào, đỉnh điểm: cái bóng là mấu chốt của câu
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
39
chuyện, là chi tiết thắt nút cũng như cởi nút cho diễn biến tác phẩm. Nghệ thuật
kể chuyện đặc sắc: dẫn dắt tình huống hợp lí. Kết hợp hài hòa giữa hiện thực và
kì ảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một điểm nhấn, nhân vật được
miêu tả nội tâm khá phong phú. Những yếu tố đó góp phần tạo nên sự thành
công cho tác phẩm.
Chuyện người con gái Nam Xương thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo. Tác
phẩm là tiếng nói cảm thương cho số phận những người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Đồng thời cũng lên án tố cáo xã hội nam quyền và chiến tranh phi
nghĩa đã tước đoạt hạnh phúc và đẩy con người đến bước đường cùng.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 9
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đúng như nhận định của
Nguyễn Du. Người phụ nữ dù được sinh ra trong gia đình thuộc thành phần giai
cấp nào, dù tốt đẹp nết na cũng đều cùng chung số phận “bạc mệnh” như nhau.
Số phận hẩm hiu đáng thương ấy đã được các nhà văn phản ánh lại trong tác
phẩm của mình.
Có lẽ tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một
tác phẩm nổi tiếng của thế kỉ XVI (Trong tập Truyền kì mạn lục). Đây là một
tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt và đã gây được cảm xúc trong lòng
người đọc ở mọi thế hệ.
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc.
Xã hội thời ấy là một xã hội loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên đã làm cho
cuộc sống của người dân thật điêu linh khốn khổ. Vì vậy mà họ rất chán ghét
chiến tranh. Qua buổi tiễn đưa Trương Sinh ra trận, với những lời dặn dò của bà
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
40
mẹ, lời tâm sự của Vũ Nương với chồng, ta cũng thấy được thái độ kinh sợ
chiến tranh của người dân lúc bấy giờ.
Chính chiến tranh đã làm cho vợ phải xa chồng, cha phải xa con... và nó còn là
nguyên nhân gây ra bao nỗi bất hạnh cho người 1 vợ nữa. Trương Sinh đi lính,
Vũ Thị Thiết ở nhà một mực thủy chung với chồng, thay chồng gánh vác hết
mọi công việc gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, lo toan mọi công việc
trước sau. Mẹ chồng bệnh lo thuốc thang, mẹ mất lo ma chay, cúng tế đàng
hoàng.
Vậy mà khi chồng trở về, nàng chưa được vui sum họp lại gặp tai họa bất ngờ.
Bởi anh chồng thất học lại có tính đa nghi, ghen tuông mù quáng chỉ nghe theo
lời đứa trẻ ngây thơ không biết xét suy đã vội nghi oan cho vợ. Chỉ vì “cái
bóng” vô hình mà Vũ Nương bị mắc oan. Nỗi oan động đất trời lại không thể
giãi bày được cùng ai. Bởi cái lễ giáo phong kiến, cái thế lực nam quyền không
cho phép người phụ nữ được lên tiếng minh oan. Họ không có một quyền hành
gì cả, không được ai bênh vực hay chở che. Cuối cùng nàng phải mang mối oan
tình xuống dòng nước bạc.
Số phận của người phụ nừ trong xã hội phong kiến là như thế đó! Sợi dây lễ
giáo trói buộc người phụ nữ, họ phải mang số phận “bạc mệnh” đến hết cuộc
đời. Thậm chí khi được giải oan, dẫu Vũ Nương rất thương nhớ chồng con
nhưng cũng không thể nào trở lại cõi trần được vì nơi đó luôn gieo tai họa cho
người phụ nữ. Đây là một chi tiết mang giá trị tố cáo cao.
Nó khẳng định được bản chất xấu xa của xã hội phong kiến, một nhà tù giam
hãm cuộc đời của người phụ nữ suốt bao thế kỉ. Cả tác phẩm là một bức tranh
hiện thực sinh động phản ánh được thân phận đáng thương của người phụ nữ
trong xã hội xưa kia.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
41
Đằng sau nỗi khổ của Vũ Nương, ta còn thấy tấm lòng nhân đạo đáng quý của
nhà văn. Xuất phát từ tấm lòng yêu thương trân trọng người phụ nữ, Nguyễn Dữ
tập trung ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người con gái Nam Xương: đảm đang,
hiếu nghĩa, thủy chung. Khi chồng đi lính, nàng một mình làm hết cả vai trò của
chồng lẫn vợ không một chút than vãn: nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.
Nàng luôn giữ trọn đạo hiếu đối với cha mẹ, phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ
ruột. Đối với chồng, trước sau nàng vẫn giữ trọn nghĩa tình. Biết chồng vốn tính
đa nghi, “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải
đến bất hòa”. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày được, nàng đã lấy cái
chết để chứng thực nghĩa tình của mình.
Lời nguyện thề của Vũ Nương trước khi chết cũng chứng tỏ được tấm lòng
trong trắng, thủy chung của nàng. “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn
lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin
làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ Nương tin ở
tấm lòng thủy chung trong trắng của mình nên sau khi chết đã được như lời
nguyền.
Tiết nghĩa của người con gái Nam Xương như thế! Câu chuyện càng thương
tâm, tấm lòng nàng lại càng sáng tỏ. Vũ Thị Thiết là hiện thân của tâm hồn cao
đẹp. Trong lòng nàng như không hề gợn một mảy may vẩn đục nào ngoài lòng
yêu thương chồng, thương con. Tinh thần nhân đạo của tác phẩm còn bộc lộ rõ
rệt trong việc phản ánh nỗi oan của Vũ Nương. Trong khi chế độ phong kiến coi
thường quyền sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ,
nguyện vọng của họ, thì truyện ngắn này đã đề cập tới nỗi khổ ấy, xót thương
đến nỗi oan ấy.
Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ còn đề cao một khát vọng của họ: được tôn trọng. Sau
khi vợ chết không chỉ chàng Trương hiểu ra nỗi oan của nàng và lập đàn giải
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
42
oan, mà tấm lòng trong sáng thủy chung ấy, nỗi khổ ấy còn cảm động đến thần
linh. Hình ảnh “Vũ Nương ngồi kiệu hoa, theo sau đó có hơn năm mươi chiếc
xe, cờ tán võng lọng rực rỡ” thật là đẹp đẽ. Đó là phần thưởng, là niềm an ủi
cho nàng. Đồng thời nó cũng thể hiện được ước mơ của tác giả, của nhân dân ta
ngày xưa.
Bên cạnh đó, truyện còn có nhiều thành công về mặt nghệ thuật.
Đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện giàu kịch tính. Những chỗ thắt nút, mở nút,
bất ngờ mà vẫn hợp lí. Người đọc bất ngờ vì những câu nói ngây thơ của đứa trẻ
lần đầu gặp cha, sửng sốt và thương tâm trước cái chết của người vợ, càng bàng
hoàng khi đọc đến chi tiết: đứa con chỉ bóng cha in trên vách mà nói: “Cha Đản
lại đến kia kìa!”. Thì ra nguyên nhân nỗi đau khổ, nỗi oan ức của một con
người, sự tan nát của một gia đình chỉ vì một “cái bóng” qua lời nói của trẻ thơ.
Chính chi tiết đó làm nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó.
Các nhân vật trong truyện tuy chưa thật sự có cá tính rõ rệt nhưng cũng biểu
hiện được với một vài đặc điểm khá sắc sảo: đứa trẻ thì vô tư, người vợ thảo
hiền thủy chung cam chịu, người chồng vừa nóng nảy hay ghen lại vừa cả tin
nhẹ dạ. Truyện lại kết hợp chất hiện thực với những yếu tố hoang đường kì diệu
gây hứng thú cho người đọc.
Tuy nhiên do được viết bằng chữ Hán, với những cách diễn đạt bóng bẩy và ít
nhiều công thức, ngôn ngữ của truyện còn gây cho ta cảm giác thiếu tự nhiên ta
chưa biết được thực sự lời nói của cha ông ta ngày ấy. Nhưng dẫu sao, đây cũng
là một truyện ngắn đầu tiên của văn học Việt Nam có những thành công sắc sảo.
Tóm lại, Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện tình đầy oan
khuất. Qua truyện, ta hiểu được sự bất công phi lí của xã hội phong kiến đã đem
đến nỗi đau khổ cho người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI
làm sáng ngời phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Dẫu đã trải qua
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
43
nhiều thế kỉ, nhưng thời gian vẫn không làm giảm đi giá trị của tác phẩm văn
học đặc sắc này. Tác phẩm là một trong những viên đá đầu tiên đã góp phần xây
dựng nên ngôi nhà lớn văn xuôi Việt Nam.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 10
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện được trích t
tập “Truyền kì mn lục” của Nguyn D do ông sưu tầm và sáng tác li da trên
ct truyện “Vợ chàng Trương”. Ông vốn là người tnh Hải Dương, hc trò
ca Tuyết Giang phu t Nguyn Bnh Khiêm, sng đầu thế kh XVI. Ông hc
rộng, tài cao nhưng li xin ngh để v nhà đ viết sách. “Chuyện người con gái
Nam Xương” cũng là một tác phẩm đặc sc ca Nguyn D.
Qua truyn ngn, truyn nhng li ngi ca, trân trng v đẹp truyn thng
của người ph n Vit Nam qua hình nh nhân vật Nương. Ngay t đầu tác
phm, Nguyn D đã dành hết li ngi ca nhân vật Vũ Nương - là mt cô gái tài
đức vn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, đã thế “tính đã thùy mị nết na li
thêm dung tốt đẹp”. Chỉ vi vài t ngn gn thế nhưng hình ảnh Nương
đã hin lên mt cô gái nhan sắc xinh đẹp, li còn có phm cht tốt đẹp cao
quý, đó v đẹp vn toàn. Chính thế nên dẫu nghèo khó nhưng Nương
vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin m đem trăm
lạng vàng cưới về”, điu này th hiện Nương người con gái xinh đẹp, để
cho Trương Sinh phải trân trng. Không ch đẹp người, nàng còn đp nết,
ngưi v chung thu, hết mực thương yêu chồng. c mi kết duyên vi
Trương Sinh, Nương hết mực thương yêu lo nghĩ cho chng, biết chng
có tính hay ghen li nghi k thế nên trong cuc sng v chng nàng hết sức “giữ
gìn khuôn phép, không lúc nào đ v chng phi thất hòa”. ràng phi
ngưi v khéo léo, hết mực thương yêu, chăm sóc gia đình thì Nương mi
th làm như vậy. Rồi khi Trương Sinh đi lính, hnh phúc chng v sum vy
chưa được bao lâu, chiến tranh xy ra, chng phi ra trn, nàng tin chng lên
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
44
đưng vi tâm trạng đau khổ. Li nói vi chng trong gi phút chia tay tht
chân tình, cảm động làm cho "mọi người đu a hai hàng lệ". Như nhng phu
nhân khác ch mong chng công danh còn nàng chng cu mong chồng đeo
n phong hu ch cu chồng được hai ch bình an, cũng bày tỏ ni mong
nh, lo lng, s đồng cm, chia s ca mình khi chồng đi vào nơi him tr
chng may c s. Li nàng thiết tha, sâu sc bc l tình cm v dành cho
ngưi chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi.
Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày tNương li sinh con thế nhưng
nàng vn mt d một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày gic tan. Ri
đằng đẵng thi gian trôi qua, chng ra lính tr v, cùng lúc nàng b nghi oan.
Nương đã phân trần đ chng hiu tm lòng mình: "Thiếp vn con k
khó ... mong chàng đng mt mc nghi oan cho thiếp".Nàng nh nhàng, khuyên
nh, hết sức van lơn, phân trần cùng mi lí l để thuyết phc chng. Dù h hàng,
làng xóm đều bênh vực nhưng bản tính Trương Sinh vn không tin. Bt đắc
Nương đành thống thiết, đành dùng cái chết để minh oan. S phn oan trái,
đắng cay của nàng còn đưc th hin trong chi tiết mang v đẹp lung linh, kì o
nơi khói sóng Trường Giang. Cái v đp lung linh, lng lẫy đến đâu cũng không
th kha lấp được s tht là nàng n mình chn không có thc, rồi khói hương
của đàn tràng gii oan dẫu nghi ngút khói sương cũng không xoá nhoà đưc
khoảng cách âm dương đôi ngả, v chng chia lìa, m con xa cách.
Truyn s đan xen ca các yếu t hoang đường o nhng chi tiết
tht làm câu chuyn thêm hp dn. Cách xây dng truyn vi tình tiết độc đáo,
đẩy mâu thun lên cao trào, ri li gii quyết cách hp lí, các yếu t t s, miêu
t biu cm kết hp hài hoà.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 11
Theo mọi thứ theo thời gian sẽ bị bào mòn và băng hoại. Chỉ có duy nhất nghệ
thuật, mình nó không thừa nhận cái chết. Có những tác phẩm dù trải qua bao
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
45
nhiêu thế kỉ, qua sự thách thức của dòng đời, nó vẫn còn nguyên sức sống của
mình. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một câu chuyện như thế.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong
“Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây
bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ
chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo
nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua
câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã thể
hiện giá trị hiện thực và cảm hứng nhân đạo sâu sắc.
Trước hết. “Chuyện người con gái Nam Xương” là bản án đanh thép tố cáo xã
hội phong kiến nam quyền, bất công bấy giờ qua số phận bi kịch của Vũ Nương
cũng như sự độc đoán của nhân vật Trương Sinh. Ngay khi bắt đầu, Vũ Nương
đã phải chịu một tình duyên ngang trái. Nàng- người con gái thùy mị, nết na, tư
dung tốt đẹp lại phải lấy Trương Sinh- một kẻ thất học, rất đa nghi, với vợ
thường phòng ngừa quá sức. Cuộc tình duyên ấy đã chứa đựng mầm mống của
của mâu thuẫn.
Lấy chồng chưa được bao lâu, Vũ Nương lại phải sống trong cảnh chờ đợi vất
vả. Vợ chồng phải chia phôi vì “động việc lửa binh”. Cảnh nàng tiễn chồng đi
lính thật ái ngại, xót xa: nàng rót chén rượu đầy mà ứa hai hàng lệ. Rồi khi
chồng đi lính, nàng phải sống vò võ một mình ngóng trông tin chồng. Nàng thay
chồng lo toan gánh vác công việc gia đình: nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc, phụng
dưỡng mẹ già lúc ốm đau, ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất. Ái ngại
thay cho nàng, sau khi mẹ chồng mất, trong căn nhà trống vắng cô đơn, chỉ có
người vợ trẻ và đứa con thơ dại.
Hơn nữa, người phụ nữ ấy còn phải chịu nỗi oan và cái chết thương tâm. Chỉ vì
một lời nói của đứa con nhỏ mà Trương Sinh đã đinh ninh vợ mình hư hỏng,
một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Hỏi nguyên cớ thì Trương Sinh giấu,
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
46
nàng hết lời minh oan nhưng chồng không nghe, bà con làng xóm biện minh
cho nàng cũng chẳng ích gì. Nàng bị chồng đẩy vào bi kịch: “người vợ mất nết
hư thân”, dồn đẩy nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn sau, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ thì “việc đã trót qua
rồi”. Người đọc chỉ biết ngậm ngùi thở dài xót thương cho người phụ nữ bạc
mệnh.
Vũ Nương còn phải chịu nỗi oan cách trở. Sống dưới thủy cung, cuộc sống đầy
đủ, xứng đáng với nàng nhưng đó không phải cuộc sống nàng mong ước. Nàng
vẫn khao khát cuộc sống gia đình, quê hương. Việc nàng trở về nhưng không
thể trở về trần gian được nữa, âm dương cách biệt, nàng không còn được làm
vợ, làm mẹ nữa.
Còn nhân vật Trương Sinh được xây dựng là con nhà hào phú nhưng thất học và
rất đa nghi. Chính lòng ghen tuông mù quáng, cách cư xử hồ đồ, Trương Sinh
đã đẩy vợ mình đến cái chết oan nghiệt. Bi kịch của Vũ Nương tiêu biểu cho bi
kịch của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: số phận nhỏ bé,
không có tiếng nói và cũng không được quyền quyết định số phận cuộc đời
mình.
Trương Sinh chính là sản phẩm của xã hội phong kiến bất công với thói gia
trưởng độc đoán, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ đến với
bi kịch. Qua đó chính là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, cổ hủ với những
định kiến xã hội, với cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan nát bao gia đình,
cuộc đời.
Nhưng đằng sau sự xót xa, phẫn uất trước chế độ phong kiến lại là thái độ trân
trọng, là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ dành cho con người. Tác giả thể
hiện sự trân trọng, ngợi ca cho vẻ đẹp của người phụ nữ: Vũ Nương. Vũ Nương
là người con gái đẹp người đẹp nết. Ngay phần đầu giới thiệu, tác giả đã dùng
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
47
những từ ngợi ca để dành riêng cho nàng. Vì vậy mà Trương Sinh mới xin với
mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
Nàng còn là người vợ thủy chung. Trong cuộc sống gia đình, nàng luôn giữ gìn
khuôn phép. Dù chồng có tính đa nghi nhưng gia đình chưa từng đến thất hòa.
Trong buổi tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Với nàng,
mọi vinh hoa phú quý không có nghĩa lí bằng hạnh phúc gia đình. Nàng còn
cảm thông với những gian khổ hiểm nguy mà chồng phải trải qua nơi chiến trận,
đồng thời bày tỏ nỗi nhớ nhung của mình.
Khi chồng đi lính, nàng luôn hướng về chồng, nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng.
Khi bị chồng nghi oan, nàng đã hết lời phân trần: dùng thân phận, tấm lòng. Nỗi
đau đớn tuyệt vọng khi hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Nàng đã tìm
đủ mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình, để minh oan cho mình. Hành động
nhảy xuống sông tự vẫn để tỏ rõ với đời người phụ nữ đoan trang, giữ tiết, trinh
bạch, gìn lòng.
Sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn hướng về gia đình, quê hương. Việc nàng
trở về để được minh oan nhưng nàng không trở về được nữa để giữ mãi lòng
thủy chung với Linh Phi- người đã cưu mang nàng. Hơn nữa, Vũ Nương còn là
một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo.
Nàng đảm đang, lo toan mọi công việc gia đình khi chồng đi vắng. Lời trăng
trối của người mẹ chồng là sự ghi nhận cao nhất cho phẩm hạnh làm dâu, làm
con của nàng: bà cảm ơn công lao của nàng với gia đình nhà chồng, bà cầu
mong đứa con của mình sẽ được hạnh phúc: “xanh kia quyết chẳng phụ con
cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Có thể nói, Vũ Nương là người phụ nữ lí tưởng, ở nàng xuất hiện cả ba con
người: người vợ thủy chung, người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. Tất cả
đều hoàn hảo, sáng tỏ đến mức tuyệt vời. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
48
phụ nữ, vốn không được coi trọng trong xã hội chính là giá trị nhân văn của tác
phẩm. Đặc biệt, tác giả còn sáng tạo so với cổ tích khi để Vũ Nương có thể trở
về để minh oan.
Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của
người nông dân, rằng cuộc đời này vẫn còn công lí, người tốt dù chịu oan khuất
rồi cũng sẽ được trả lại sự trong sạch, cái thiện rồi cũng sẽ chiến thắng. Cũng
chính vì vậy mà tác phẩm vơi đi phần nào sự bi thương, đau đớn để đánh thức
trong người đọc niềm tin, lạc quan hướng về tương lai.
Ngoài những giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn có những thành tựu nghệ
thuật đặc sắc. Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận nhân vật đều xoay quanh
chi tiết chiếc bóng. Nó không xuất hiện ngay từ đầu nhưng là yếu tố để câu
chuyện lên đến cao trào và cũng nó để cởi nút cho câu chuyện.
Nhờ cách sắp xếp tình huống mà câu chuyện trở nên bất ngờ, hồi hộp, căng
thẳng. Cùng với đó là nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình, đại diện cho
những đặc điểm tầng lớp và số phận con người trong xã hội. Giọng văn cùng
những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tuy có ước lệ nhưng vẫn sinh động, chân thực và
hài hòa.
Như vậy, “Chuyện người con gái Nam Xương” là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội
phong kiến bất công, vô lí. Đồng thời lên tiếng nói thương cảm, ngợi ca với vẻ
đẹp con người, niềm tin vào công bằng và công lí xã hội. Tấm lòng đau đáu của
Nguyễn Dữ nhìn vào thực tại và dành cho con người đã khởi nguồn cho tiếng
nói nhân đạo của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, ... sau này.
Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm đẫm cảm hứng nhân văn, mở ra
cho chúng ta biết bao nhiêu bài học về tình người, về cuộc sống. Đây là một áng
“thiên cổ kì bút” đáng tìm hiểu và suy ngẫm.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
49
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 12
Nguyn D nvăn lỗi lc của đất nước ta trong thế k 16. Vn hc trò
gii ca Trng Trình - Nguyn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn đ li tập văn
xuôi viết bng ch Hán, gm 20 truyn ghi chép nhng mu chuyn hoang
đường lưu truyền trong dân gian; cui mi truyện thường có li bình ca tác gi.
Đằng sau mi câu chuyn thn k. "Truyn kì mn lc" chứa đựng ni dung phê
phán nhng hin thc hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo ca
tác gi.
"Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyn mn lc" ghi li
cuộc đi thảm thương của Nương, quê Nam Xương thuộc tnh Nam
ngày nay.
Nương một người đàn nhan sắc đc hạnh "có dung tốt đẹp" tính
tình "thu m nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng v, sum
hp gia tht. Thi bui chiến tranh lon lc, chng phải đi lính đánh gic Chiêm.
Nương nhà lo b gia tht. Phụng dưỡng m già nuôi dy con trẻ, đạo dâu
con, nghĩa vợ chng, tình m con, nàng gi trn vn, chu tt. Khi m chng già
yếu qua đời, mt mình nàng lo vic tang ma, phn dâu con gi tròn đạo hiếu. Có
th nói Nương một người đàn phm cht tốt đẹp, đáng được trân
trng ngợi ca. Ước của nàng rt bình d. Tin chng ra trn, nàng không h
tưởng "đeo n phong hu", ch mong ngày đoàn tụ, chng tr v "được hai
ch bình yên".
Cũng như số đông người ph n ngày xưa. Cuộc đi của Nương những
trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh tr v, con
thơ vừa học nói. Tưởng rng hnh phúc s mỉm cười với đôi vợ chng tr.
Nhưng rồi chuyn "cãi bóng" t miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh
ng vực, "đinh ninh vợ hư, mi nghi ng ngày càng sâu, không ý g ra
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
50
đưc". Vn tính hay ghen, lại gia trưởng, phu, ít được học hành, Trương
Sinh đã đối x vi v hết sc tàn nhn. Giu bit lời con nói. Trương Sinh đã
"mng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vợ phân trn, không tin; hàng xóm khuyên
can cũng chẳng ăn thua cả! Chính chng con - những người thân yêu
nht của Vũ Nương đã xô đẩy nàng đến bên b vc thm. Thi chiến tranh lon
lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước ni oan, nàng
ch biết nuốt nước mắt vào lòng... Nương chỉ một con đường đ bo toàn
danh tiết: nhy xung sông Hoàng Giang t t để làm sáng ngi "ngc M
Nương ", toả hương "cỏ Ngu Mĩ".
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 13
Truyện “Người con gái Nam Xương” là mt tác phẩm được tác gi Nguyn D
viết li da trên câu chuyện được lưu truyn thông dân gian. Tác gi Nguyn
D muốn mượn câu chuyện này để t cáo ti ác ca chế độ hội “Trọng nam
khinh nữ” coi trọng người đàn ông trong hội, còn người ph n chu nhiu
oan c thiệt thòi cay đắng.
Đồng thi, thông qua truyn này tác gi cũng muốn t cáo ti ác ca nhng
cuc chiến tranh phi nghĩa gieo tang thương lên nhiều gia đình.
Truyện được xoay quanh cái chết ca người con gái đất Nam Xương tên tht
Thị Thiết thường được gọi Nương. Vũ Th Thiết vn là gái xinh
đẹp, nết na, ni tiếng ngoan hiền đảm đang trong làng.
Mt ngày, khi tui vừa tròn đôi chín, Thị Thiết được cha m hai bên
mai làm mi kết tóc se duyên với anh chàng Trương Sinh làng bên vi giá
một trăm lượng vàng.
T đó, Th Thiết v nhà chồng làm dâu làm v tên Nương.
Nương là người v hin dâu thảo, chăm sóc chồng và m chồng chu đáo, lo vun
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
51
vén nhà cửa sau trước chu toàn. Cuc sng v chng giữa Vũ Nương và Trương
Sinh cũng êm trôi đi, cho tới khi Vũ Nương mang thai, thì Trương Sinh theo
lnh ca quan ln phải lên đường tòng quân lên đường đi đánh giặc.
Nương tiễn bit chng trong nước mt, hai v chng cùng bn rn chia
tay. Nhng ngày tháng xa chồng Nương bun lắm. Nhưng vẫn chăm sóc
m chồng, nuôi con thơ chu đáo, chung thy ch chồng. Nhưng Trương Sinh đi
đưc mt thi gian m chng của Vũ Nương vì thương nhớ, lo lng cho con trai
lâm bnh nặng, Nương hết hc chy cha, thuốc thang nhưng
không qua khỏi lìa đời.
Nương đau xót cùng, làm ma, chôn cht m chng m yên m đẹp
cùng chu đáo. Ri mt mình nuôi con ch chng tr v đoàn tụ. Nhng
ngày tháng mt mình với con trai ngây thơ Nương buồn đơn lắm, nên
thường ch bóng mình trên chiếc vách nói vi con trai nh rng cha con
đó. Thằng kh kho không biết tưởng chiếc bóng m chính cha
mình tht.
Nên khi chiến tranh kết thúc, ngày Trương Sinh tr v đã tới, Vũ Nương
cùng mng rỡ. Nhưng va v ti nhà nghe tin m qua đời Trương Sinh cùng
đau xót, anh gào khóc rất nhiu, ri anh bế đứa con trai đi thăm mộ mẹ. Nhưng
thng không chịu trên đường đi c khóc sut không chu nhận Trương
Sinh làm cha. Nó bo ông không phải là cha tôi, cha tôi đêm nào cũng tới.
Trương Sinh nổi điên, máu ghen dâng lên sôi sc, anh ta tr v nhà mng nhiếc,
s nhc Nương, không cho Nương hi thanh minh. Trương Sinh
xua đuổi Nương ra khỏi nhà mình không cho cô trong nhà anh na, không
nhn cô làm v.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
52
Nương không còn cách nào cách nào khác, quá ti nhc ê ch, vi ni oan
khut lớn lao Nương đã khn tri cao ri nhy xung sông Nh t vn
kết liễu đời mình trong oan khut.
Tuy nhiên, ni oan của Nương được tri pht chứng giám nên đã đưc tiên
đưa về Thy Cung sinh sng vi bà Linh Phi v vua Thy T.
Ri tình c cô gp lại người chuyên kéo lưới trong làng cũ ca mình tên là Phan
Lang, Vũ Nương đã nhờ Phan Lang nhn với Trương Sinh rằng, Vũ Nương chết
oan hn không siêu thoát nh Trương Sinh lập đàn cầu siêu cho nàng hóa kiếp
đầu thai.
Nói v Trương Sinh sau khi Nương chết mt thi gian, một đêm nhìn thấy
bóng Trương Sinh trên vách nhà đứa con trai đã mừng r kêu lên rằng “Cha con
đó”. Lúc này, Trương Sinh đã biết mình vu oan cho v nên cùng hi hn
nhưng đã quá mun màng. Nên khi nghe Phan Lang nói ý nguyn của
Nương, Trương Sinh lập tức đồng ý, anh lập đàn cầu siêu cho Vũ Nương.
Trên sông Nh trong làn sương khói m ảo Trương Sinh nhìn thy mt kiu
hoa, võng lng, vô cùng cao quý, trong kiệu hoa đó chính là Vũ Nương, Trương
Sinh gọi to nhưng chiếc kiu hoa biến mt.
Hồn Nương được siêu thoát đầu thai làm tiên sng hnh phúc trọn đời, còn
Trương Sinh thì chu nhiu day dt trong cuc sng của mình nơi trn gian
đã quá nóng nảy không tin vào người v tào kha dn ti cái chết ca nàng.
Người con gái Nam Xương đưc tác gi Nguyn D phn ánh trong câu chuyn
chính là hin thực phũ phàng của xã hi phong kiến thi nát. Coi trng trinh tiết,
đức hnh của người ph n mt cách quáng ti nỗi ngưi ph n chu oan
khuất mà lìa đời.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
53
Mt hi trng nam khinh n, nam gii quyn hành cùng ln th
ới năm thê bảy thiếp cũng chẳng làm sao, còn người con gái c cuộc đời ch
đưc tuân lnh, phc v, chung thy vi một người đàn ông. người đàn ông
ấy gia trưởng, phu, t bc thì vn phi nhn nhịn cay đắng sng hết kiếp
ngưi.
Thông qua câu chuyn của nàng Nương tác gi th hin giá tr nhân văn
nhân đạo ca mình khi cảm thông trước s phn của người ph n phong kiến,
xinh đẹp, đoan trang, đc hạnh nhưng chịu nhiều cay đắng thit thòi trong cuc
sng.
Kết thúc ca truyện nói lên mong ước ca tác gi Nguyn D cũng như người
dân thời xưa mong mun thế gii thn tiên, th cu vt những người hin
thì gp hạnh phúc được hưởng sung sướng. Còn ai làm sai thì phi chu ân hn,
cay đắng, thm chí là qu báo.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 14
Truyn k mn lc mt tác phm giá tr của văn học c c ta thế k
XVI, mt tp truyện văn xuôi bằng ch Hán đầu tiên Vit Nam. Truyn
"Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyn hay trong tác phẩm đó được
trích trong Truyn kì mn lc ca Nguyn D.
Truyn k v một người ph n tên Th Thiết huyện Nam Xương, tỉnh
Nam. Vn một người v đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung
thu, hu h m chồng, chăm sóc con thơ trong sut thi gian chồng đi lính
phương xa. Khi trở v nghe lời ngây thơ ca con trẻ, người chng nghi ng
nàng tht tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng
trm mình sông Hoàng Giang. Cảm động lòng trung thc ca nàng, Linh
Phi (v vua bin) cu vt nàng và cho lại Long Cung. Người chng biết v b
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
54
oan nên rt hi hn, lập đàn giải oan cho nàng. Nương hin lên, n hin
trong chc lát ri tr li Long Cung.
Chuyn ca ngi một người ph n phm cht, tâm hn trong sáng, sáng
ngời như ngọc li b ni oan tày tri mt chuyn ghen tuông v vn ca
ngưi chng nông ni. Cui cùng nàng phải tìm đến cái chết để gii ni oan tình.
Tác gi đặt nhân vật Vũ Nương vào nhng hoàn cảnh khác nhau, qua đó bc l
nhng phm cht tốt đp của người ph nữ. Vũ Nương vốn là người con gái
dung tốt đẹp, tính tình thu m, nết na. Khi ly chng, nàng luôn gi gìn
khuôn phép, không đ v chng phi thất hoà Trương Sinh vn tính hay
ghen. Khi chồng đi lính, Nương rót chén ợu đầy tin chng. Li ca nàng
thật xúc động, nói v niềm yêu thương, mong nh của mình đối với người
chng s đi xa, rồi bày t ni lo lắng trước nhng gian lao nguy hiểm người
chng s tri qua, niềm mong ước được đoàn tụ ... làm mọi người trong tiệc đều
a hai hàng l.
Chồng đi đánh gic ngoài biên i, nàng mt lòng son st, thu chung, "cách bit
ba năm, giữ gìn mt tiết", mong đi chng v trong đơn mòn mỏi "mi khi
thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì ni bun góc b, chân tri
không th nào ngăn được". Hơn nữa, nàng một người con dâu hiếu kính, tn
tu chăm sóc khi mẹ chng còn sng, chôn ct m chng khi m qua đời.
Rồi đằng đẵng thi gian trôi qua, chng ra nh tr v, cùng lúc nàng b nghi
oan. Nương đã phân trần đ chng hiu tm lòng mình: "Thiếp vn con
k khó ... mong chàng đng mt mc nghi oan cho thiếp". Nàng đã nói đến thân
phận mình, tình nghĩa v chng và khẳng định lòng chung thu, hết lòng tìm
cách hàn gn hạnh phúc gia đình đang nguy b tan v. h hàng, làng
xóm bênh vc bin bạch, Trương Sinh vn không tin. Bất đắc
Nương thống thiết: "Thiếp s dĩ nương tựa vào chàng ... đâu có th lên núi vng
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
55
phu kia nữa!". Đó hạnh phúc gia đình, niềm khao khát ca c đời nàng gi
đây tan vỡ. Tình yêu không còn, c nỗi đau khổ ch chng gi đây hóa đá....
Tuyt vng vì phi gánh chu ni oan khut tày trời không phương giãi bày, cu
chữa nàng đành n cái chết để chng t tiết hnh trong sáng ca mình. li
khn nguyn vi thn linh cùng thm thiết: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,
trinh bạch gìn lòng, vào c xin làm ngc M Nương, xuống đất xin làm c
Nga . Nhược bng lòng chim, d cá, la di chồng con, được xin làm mi
cho tôm, trên xin làm cơm cho diu qu xin chu khp mọi người ph
nh ..." li khn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi cảnh ng
bế tc, không th tiếp tc sống để t gii oan tình phải tìm đến cái chết đ
thn linh chng dám.
Sau một năm thu cung, khi nghe k chuyện nhà, nàng đã ứa nước mt khóc,
nghĩ đến câu "nga H gm gBc, chim Việt đu cành Nam" ri hin v trên
dòng nước cho tha lòng nh chng, con.
Qua nhng hoàn cnh khác nhau của vũ Nương, vi nhng li t thoi ca nàng,
truyện đã khẳng định những nét đẹp truyn thng của người ph n Vit Nam -
một người ph n đẹp người, li nết na, hin thục, đảm đang, tháo vát, rất mc
hiếu kính vi m chng, gi vn lòng chung thu st son vi chng, hết lòng
vun đắp hạnh phúc gia đình, .... l ra phải được hnh phúc trn vn thế phi
chết mt cách oan uổng, đau đớn.
Cái chết của Nương nhiu nguyên nhân sâu xa, bt ngun t hin thc
nghit ngã ca l giáo phong kiến ca xã hội cũ, với chế độ "nam quyn", coi r
thân phn của người ph n, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chng, thói hung
bạo, gia trưởng ca chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người ph n.
Cuc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đng (thiếp
vốn con nhà khó, được nương ta nhà giàu). hi phong kiến li coi trng
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
56
"nam quyền", hơn nữa Trương Sinh lại tính đa nghi, đối vi v thì phòng
nga quá mc. Nhng chi tiết này chun b cho những hành động độc đoán của
Trương Sinh sau này.
Khi đánh gic tr về, Trương Sinh cũng mang một tâm trng nng n: m qua
đời, con va hc nói, lòng bun bã. Trong hoàn cảnh như thế, li của Bé Đản d
kích động tính hay ghen của Trương Sinh: "trước đây, thường có một người đàn
ông đêm nào cũng đến..."
Điều đáng trách thái độ hành động độc đoán của Trương Sinh khi y.
Không đủ bình tĩnh đ tìm hiu vấn đề, chàng b ngoài tai nhng li phân trn
ca v, nhng li bênh vc ca h hàng, làng xóm, không chu nói ra duyên c
ghen hn. Cui cùng, Sinh li mng nhiếc nàng đánh đuổi nàng đi. Thái độ
và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghit của Vũ
Nương.
Hành động gieo mình xung sông Hoàng Giang của Nương phản ánh mt
thc trng v thân phận người ph n trong hi phong kiến. H b buc cht
trong khuôn kh kht khe ca l giáo, b đối x bt công, b áp bc chu
nhiu kh đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị t cáo hin thc ca tác phm.
Đằng sau ni oan của người thiếu ph Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bt
hạnh người ph n ngày xưa phải gánh chu: Nàng Kiu trong "Truyn
Kiu'' ca Nguyễn Du, người cung n trong "cung oán ngâm khúc" ca Nguyn
Gia Thiều, người ph n l duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương, ...
Phi nhn thy ràng vi truyn ngắn đầu tiên viết bng ch Hán, Nguyn D
đã có nhng mt thành công trong ngh thut xây dng truyn, xây dng nhng
đoạn đối thoi. Cách k chuyn hp dn, xây dng tình tiết, tht nút g nút
tht bt ngờ, đầy kch tính, càng làm cho ni oan tình ca nhân vt hin ra vi
tt c nét thm khc.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
57
"Tht nút" truyn bng yếu t bt ng. Một câu nói ngây tnghe như tht ca
tr thơ gây bão tố dây chuyn trong cuộc đi. Bão t nghi k trong một đầu
óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tu; bão t bt hoà d di phá tan hnh phúc
ca một gia đình êm m. Bão t oan khiến phá nát cuộc đời ca mt người con
gái trong trng, phi kết thúc bi thm trên mt dòng sông.
"G nút" cũng bất ng bng mt câu nói tr thơ non dại (khi ch cái bóng ca
chàng Trương trên vách: "cha Đn lại đến kia kìa") thì bao nhiêu oan gây thm
kch trong phút chc bỗng được sáng t.
Truyn những đoạn đối thoi nhng li tâm tình ca nhân vật được sp
xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyn tr nên sinh động, góp phn khc ha din
biến tâm lí và tính cách nhân vt; li nói ca bà m Trương Sinh nhân hu, tng
tri; li l của Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mm mng, lí,
tình - li của ngưi ph n hin thc, đoan chính; lời của Bé Đn hn nhiên,
ngây thơ, thật thà.
Chuyện đáng lẽ th kết thúc đon "g nút" truyện, chàng Trương Sinh tỉnh
ng, thu hiu ni oan của Nương nhưng Nguyn D đã thêm phần
Nương trở v dương thế, gp chng trong thoáng chc. So vi truyn c tích
"V chàng Trương", Nguyễn D đã tái to truyn t c tích để nâng truyn
lên nhng giá tr tưởng thẩm mới. Điều đó, làm tăng thêm sc hp dn
ca truyn hoàn chnh tính cách nhân vật Nương, thoả mãn ước của
nhân dân là " hin gặp lành", ngưi tt s được đền bù. Truyn kết thúc có hu.
Trong truyn, nhng yếu t truyn tp trung phn sau ca truyện như con
rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Nương được li Thu Cung, ri hin
v vi kiu hoa rc r trên sông... đó nhng tình tiết o, không thc
nhưng đã tạo ra mt thế gii ngh thut lung linh huyn o.
Văn mẫu lp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
58
S phn và cuộc đời thc s vn là thực xưa nay. Yếu t hoang đưng truyn kì
không th cứu được cuộc đời Nương vi s phn bi thm của nàng.
Nương muốn sng lại không được sng, mun tr v vi chng con quê
hương mà không thể tr v đưc.
Truyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị hin thc t cáo và ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc. Nghĩ v Nương biết bao thân phận người ph n khác trong
hi phong kiến được phn ánh trong các tác phẩm văn hc c, chúng ta càng
thy rõ giá tr cuc sng ca những người ph n Vit Nam trong mt xã hi tt
đẹp hôm nay. H đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hnh phúc
vi chồng con và được đề cao nhân phm trong xã hi ca thời đại mi.
Những nhận định hay về Chuyện người con gái Nam Xương
1. Nhà phê bình Đng Th Sáo cho rng hnh phúc trong cuộc đời Vũ Th Thiết
mt th hnh phúc cùng mong manh, ngn ngủi. Mong manh như sương
như khói và ngắn ngủi như kiếp sng của đóa phù dung sớm n, ti tàn.
2. Là mt áng Thiên C K Bút.
3. ý kiến cho rng: Tác phm không ch phn ánh s phn oan nghit ca
ngưi ph n Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn khẳng đnh v đẹp
truyn thống đáng quý của h.
4. Là một áng văn hay của mt bậc đại gia.
5. đỉnh cao ca s sáng to ngh thut chứa đng giá tr hin thc, giá tr
nhân đạo ln lao.
6. Là một đỉnh cao, mt tác phm kit xut của Văn Học Trung Đi nói riêng và
văn học dân tc nói chung
| 1/58

Preview text:

Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
TOP 16 bài phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương 1
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương Dàn ý 1 (1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. (2) Thân bài
a. Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh
- Vũ Nương tính thùy mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp.
- Trong làng có chàng Trương Sinh đem lòng yêu mến, liền xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Vũ Nương biết chồng có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức. Nhưng nàng
cũng giữ gìn khuôn phép, vợ chồng không có gì phải bất hòa.
- Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh tuy nhà hào phú nhưng vẫn bị bắt đi lính.
- Khi chồng ra chiến trường, nàng ở nhà hết mực lo lắng cho gia đình: sinh con,
chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thì lo ma chay chu đáo.
=> Vũ Nương là một người vợ đảm đang, hiền thục và hết lòng vì chồng, gia đình nhà chồng.
b. Sự hiểu lầm của Trương Sinh dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương - Hoàn cảnh: •
Trương Sinh đi lính trở về, biết tin mẹ mất liền bế con ra mộ thăm mẹ. •
Đứa con không chịu nghe lời, ngây thơ hỏi: “Hóa ra ông cũng là cha tôi ư?...”
=> Trương Sinh hiểu nhầm vợ ở nhà có người khác. 2
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
- Diễn biến: Về nhà, Trương Sinh la um cho hả giận. Vũ Nương tìm cách giải
thích nhưng không được.
- Kết quả: Biết không thể giải thích được nỗi oan, Vũ Nương tắm gội chay sạch,
ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời than rằng: “Kẻ bạc mệnh này…” rồi
nhảy xuống sông tự vẫn.
=> Vũ Nương đau đớn, thất vọng trước sự nghi ngờ của chồng. Nàng lựa chọn
cái chết để rửa sạch nỗi tủi nhục. Qua đây, thấy được số phận bất hạnh của
người phụ nữ trong xã hội xưa.
c. Vũ Nương được giải oan * Trực tiếp:
- Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái
bóng mình bảo: “Cha Đản lại đến kìa”. Chàng hỏi đâu, đứa bé liền chỉ vào cái bóng ở trên tường.
- Khi hỏi rõ ra mới biết những lúc ở nhà một mình, vợ thường đùa con trỏ vào
cái bóng của mình và bảo đấy là cha Đản.
=> Sự hối hận muộn màng. * Gián tiếp:
- Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn
chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.
- Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn
Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.
- Trương Sinh làm theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang,
rồi thấy Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện. 3
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
=> Vũ Nương đã giải được nỗi oan khuất nhưng vẫn không thể tiếp tục cuộc
sống nơi trần thế nữa. (3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật “Chuyện người con gái Nam Xương”. Dàn ý 2 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương”. 2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ
chồng những ngày cuối đời.
→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ.
→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương 4
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm
nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.
→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ
thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp
nàng đã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng
nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây
được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng
nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh
nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại
nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. 3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm. Dàn ý 3
I. Mở bài: Giới thiệu Chuyện người con gái Nam Xương Ví dụ: 5
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Để nói lên số phận của người phụ nữ ở xã hội xưa được nhiều người, đặc biệt là
những tác giả nhà văn nhắc đến. Những tác phẩm nổi tiếng đều nói về thân phận
đau khổ và xót xa của những người phụ nữ đáng thương ấy. Một trong những
tác phẩm thể hiện nổi bật nội dung này là tác phẩm Người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ. Tác phẩm nói về một người phụ nữ bị vu oan là ngoại tình
khiến nhiều tình huống trớ trêu xảy ra.
II. Thân bài: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
1. Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong truyện:
● Một người vợ rất chung thủy.
● Vũ Nương là một người con hiếu thảo.
● Cô gái đẹp người, đẹp nết.
● Là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
● Vũ Nương luôn thủy chung với chồng, chăm sóc con chu đáo.
● Chồng Vũ Nương chỉ vì một lời nói của con mà đã nghi oan cho Vũ Nương.
● Khiến Vũ Nương chịu oan và chịu nhiều đau khổ.
● Qua đó thể hiện định kiến của xã hội ngày xưa, những lý do lạc hậu, hủ
tục mê tín của người xưa.
3. Những hình ảnh, yếu tố kì ảo trong truyện:
● Chồng Vũ Nương nằm mơ rồi thả rùa.
● Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi.
● Vũ Nương hiện về khi Phan Lang lập đàn giải oan.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về Chuyện người con gái Nam Xương 6
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương Ví dụ:
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm nói lên số phận, tấm bi kịch
của người phụ nữ xưa. Thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với thân phận
người phụ nữ xưa. Qua đó, những hình ảnh về Vũ Nương ta nhận ra được số
phận đau thương và chua xót của những người phụ nữ thời xưa.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng về truyện truyền kỳ. Trong
những tác phẩm của ông, có lẽ “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu
chuyện đặc sắc nhất. Tác phẩm viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của học. Đồng thời, qua đó ta thấy
được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với hoàn cảnh của họ.
Vũ Nương là người con gái “tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
Chồng nàng là Trương Sinh, một người đa nghi và hay ghen. Mặc dù vậy, với
tính cách dung hòa của mình, “nàng luôn giữ gìn khuôn phép”, cuộc sống gia
đình của hai người luôn ổn định, không hề xảy ra bất hòa. Khi Trương Sinh phải
sung binh, nàng lại là người vợ chung thủy, một lòng một dạ với chồng, chỉ
mong chàng lên đường bình an trở về, không mong đeo được ấn phong hầu.
Tình yêu và ước mơ của nàng thật giản dị và ý nghĩa. Chồng đi xa, nàng sinh
con và chăm sóc mẹ chồng một cách chu đáo. Khi mẹ ốm, “nàng hết sức thuôc
thang, lễ Phật cầu thần”, câu nói “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc
trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ
con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.” của mẹ chồng nàng đã cho ta thấy Vũ
Nương là một người vợ chu đáo, một người con hiếu thảo biết chừng nào. Khi
mẹ chồng mất, nàng đau xót, lo liệu ma chay như với cha mẹ đẻ của mình.
Tuy nhiên, người phụ nữ đức hạnh ấy lại phải chịu đựng một nỗi oan và dẫn đến
cái chết thương tâm của nàng. Trong thời gian chồng đi tòng quân, nàng thường 7
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
hay đùa với con bằng cách trỏ vào bóng mình trên tường và nói đó là cha Đản.
Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng vẫn cố gắng hỏi rõ sự tình và thanh minh
với chàng: “Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình
chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô
son điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có
sự mất nết hư thân như lời chàng nói.” Tuy nhiên, khi Trương Sinh một mực
không tin, nàng đã gieo mình xuống bến Hoàng Giang mà chết. Chi tiết này đã
nói lên nét đẹp con người Vũ Nương, nàng sẵn sàng lấy cái chết để chứng minh
sự trong sạch của mình. Hành động mà Vũ Nương nhờ Phan Lang về nói với
Trương Sinh yêu cầu của nàng cũng một lần nữa nói nên tấm lòng chung thủy,
một lòng son sắt của nàng. Khi hiểu ra sự tình, Trương Sinh đã vô cùng ân hận,
đàn giải oan đã khiến cho Vũ Nương được trả lại sự trong sạch, yên lòng, nàng
đã được đức Linh Phi cho hiện về, dẫu không thể trở lại cõi trần được nữa.
Tác phẩm của Nguyễn Dữ, một tác phẩm truyền kỳ có sử dụng những yếu tố
hoang đường kỳ ảo. Nhưng từ đó lại thấy được cái nhìn, sự trân trọng và cảm
thông của tác giả đối với số phận người phụ nữ xưa, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của họ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
Một trong những áng văn được coi là "thiên cổ kì bút" vừa đặc sắc về nội dung
vừa độc đáo về nghệ thuật trong văn học trung đại Việt Nam phải kể đến
Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục) của nhà văn
Nguyễn Dữ. Khi đọc tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: Tuy có nhiều yếu tố
hoang đường, kì ảo nhưng tác phẩm vẫn có giá trị tố cáo và chứa chan tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tổng hợp tất cả những câu
chuyện kì lạ trong thế gian đương thời với nội dung phản ánh tình hình xã hội 8
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
lúc bấy giờ với những rối ren, nhiễu nhương của chế độ quan quyền khiến cho
đời sống nhân dân khổ cực, điêu đứng. Bằng cách sử dụng những cốt truyện có
sẵn trong dân gian và sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ của mình, Nguyễn Dữ đã
sáng tác những câu chuyện không chỉ hấp dẫn bởi nội dung mà còn thu hút bởi
yếu tố hoang đường, kì ảo. Truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương là
một trong số câu chuyện nằm trong tập Truyền kì mạn lục, bởi vậy nó là áng
văn cổ chứa những nét hoang đường, kì ảo đặc sắc.
Yếu tố hoang đường, kì ảo là những yếu tố không có thật, hư cấu và hoàn toàn
do tác giả tưởng tượng nhằm giúp cho câu chuyện thêm thú vị, hấp dẫn, mang
màu sắc mới lạ cho việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Trong phần sau
của Chuyện người con gái Nam Xương, khi viết về cuộc sống của Vũ Nương ở
thủy cung sau khi quyên sinh dưới dòng Hoàng Giang và sự trở lại dương gian
của nàng, tác giả Nguyễn Dữ đã hoàn toàn sáng tạo ra những chi tiết kì ảo nhằm
tạo nên giá trị thẩm mĩ đầy mới mẻ cho truyện kể.
Những chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa,
khi bị chết đuối, được cứu, được Linh Phi đãi yến tiệc, tại thủy cung chàng gặp
được Vũ Nương, được nghe câu chuyện đầy oan khuất của nàng; nàng được sứ
giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương gian và hiện về khi Trương Sinh lập đàn
giải oan; đặc biệt cảnh Vũ Nương trở về dương thế: "Vũ Nương ngồi trên một
chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán,
võng lọng, rực rỡ đầy sông lúc ẩn lúc hiện" đều là những yếu tố kì ảo, tưởng
tượng mang màu sắc cổ tích vô cùng đặc sắc. Nếu như kết thúc câu chuyện chỉ
dừng lại ở việc Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông, Trương Sinh hối hận đã
quá muộn, thì truyện sẽ không còn hấp dẫn.
Việc sáng tạo thêm yếu tố cổ tích không chỉ thể hiện tài năng, trí tưởng tượng
phong phú của tác giả mà còn mang giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Lời nói
của Vũ Nương khi tạ từ chồng: "Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống 9
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được
nữa" và khung cảnh sau khi nàng đi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà
biến đi mất" đã cho thấy Nguyễn Dữ vô cùng trân trọng tài sắc, vẻ đẹp phẩm
hạnh của người phụ nữ này. Vũ Nương khi sống có phẩm chất tốt đẹp và khi
mất đi, lúc trở về cũng hiện diện vô cùng đẹp đẽ, điều này chứng tỏ tấm lòng
của nàng luôn trinh bạch, trong sạch và dù có ở thế giới nào đi chăng nữa, nàng
vẫn giữ được những giá trị cao đẹp nhất của mình. Nhưng tác giả cũng thể hiện
nỗi đau xót, niềm thương cảm sâu sắc đối với nhân vật khi những yếu tố kì ảo
mang lại màu sắc mới mẻ, cổ tích cho màn trở về của Vũ Nương chỉ xuất hiện
trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi và hiện thực vẫn mãi là hiện thực, giờ đây
âm dương đã cách biệt, hạnh phúc mà bấy lâu nay nàng trân trọng giữ gìn và
khao khát cũng theo làn sương khói đó bay đi.
Trong lời nói của Vũ Nương, nàng không trở về là do cảm tạ tấm lòng của Linh
Phi nhưng thực chất, lí do quan trọng nhất là xã hội đó đâu có xứng đáng để
nàng quay lại, xã hội cường quyền đầy những hủ tục phong kiến đã khiến cho
những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn như Vũ Nương phải chịu nỗi bất hạnh, ai
oán. Nàng mơ ước một cuộc sống hạnh phúc nơi trần thế nhưng không được,
đành phải gửi bóng mình chốn thủy cung. Nỗi oan của nàng chỉ theo sương khói
bay đi trong sự tưởng tượng, chứ nỗi oan trái của người phụ nữ ở xã hội hiện
thực với những hủ tục không thể nào giải hết được, cho dù người chồng có lập
đàn giải oan, có hối hận nhưng đã quá muộn màng. Lời từ biệt của Vũ Nương
hay cũng chính là lời tố cáo đầy đanh thép của tác giả trước chế độ nam quyền
đầy bất công, vô lí của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 1
Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò
giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn 10
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang
đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả.
Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. "Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê
phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.
"Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục" ghi lại
cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương thuộc tỉnh Nam Hà ngày nay.
Vũ Nương là một người đàn bà nhan sắc và đức hạnh "có tư dung tốt đẹp" tính
tình "thuỳ mị nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, sum
họp gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi lính đánh giặc Chiêm.
Vũ Nương ở nhà lo bề gia thất. Phụng dưỡng mẹ già nuôi dạy con trẻ, đạo dâu
con, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng giữ trọn vẹn, chu tất. Khi mẹ chồng già
yếu qua đời, một mình nàng lo việc tang ma, phận dâu con giữ tròn đạo hiếu. Có
thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân
trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề
mơ tưởng "đeo ấn phong hầu", chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về "được hai chữ bình yên".
Cũng như số đông người phụ nữ ngày xưa. Cuộc đời của Vũ Nương là những
trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh trở về, con
thơ vừa học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ.
Nhưng rồi chuyện "cãi bóng" từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh
ngờ vực, "đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có ý gỡ ra
được". Vốn tính hay ghen, lại gia trưởng, vũ phu, ít được học hành, Trương
Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói. Trương Sinh đã
"mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên
can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính vì chồng và con - những người thân yêu 11
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
nhất của Vũ Nương đã xô đẩy nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn
lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng
chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng... Vũ Nương chỉ có một con đường để bảo toàn
danh tiết: nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để làm sáng ngời "ngọc Mị
Nương ", toả hương "cỏ Ngu Mĩ".
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 2
Mỗi một câu chuyện viết ra đều mang một ý nghĩa tự thân của nó, có tác dụng
cảm hoá cuộc đời và con người. Nếu một tác phẩm văn học không mang được
những ý nghĩa sâu xa như vậy, nó sẽ vẫn nằm trong sự băng hoại của thời gian.
Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã vượt qua được quy
luật của thời gian và không gian để đến với chúng ta ngày hôm nay.
“Chuyện người con gái Nam Xương” nằm trong tập “Truyền kì mạn lục”, một
trong những câu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian được ghi chép lại. Lạ
nhưng câu chuyện ấy không viển vông đến xa rời thực tế, mà nó như một tấm
gương soi chiếu xã hội bấy giờ, là khúc ca cho tấm lòng nhân đạo của tác giả
Nguyễn Dữ. Bởi những giá trị ấy mà đã hàng ngàn năm trôi qua, vẫn còn một
tác phẩm đồng hành với chúng ta ngày hôm nay.
Truyện kể về người con gái vùng Nam Xương, tính đã dịu hiền nết na, lại thêm
tư dung tốt đẹp. Nàng được gả cho Trương Sinh, một chàng trai giàu có nhưng
ít học, tính tình lại cục cằn hay ghen. Và chiến tranh nổ ra, Trương Sinh bị bắt
đi lính, để mẹ già vợ trẻ ở nhà ngày đêm mong nhớ. Trương Sinh đi để lại cho
Vũ Nương một người con trai, vì thương nhớ chồng nên nàng chỉ chiếc bóng
trên tường và nói với con đó là cha.
Ba năm sau, Trương Sinh trở về, nghi ngờ vợ mình thất tiết và đuổi đánh vợ,
khiến nàng nhảy xuống sông mà tự vẫn. Một thời gian sau, Trương Sinh phát
hiện ra sự thật, muốn vợ quay trở về nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Cả câu 12
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
chuyện như một vở kịch đau thương về số phận của người phụ nữ dưới chế độ
phong kiến, tủi nhục, đau khổ đến nhường nào!
“Chuyện người con gái Nam Xương” còn tồn tại đến ngày hôm nay có lẽ là nhờ
vào giá trị hiện thực sâu sắc của nó. Đó là bức tranh về hiện thực xã hội phong
kiến chứa đầy những uất ức bất công, đặc biệt là với người phụ nữ. Vũ Nương
dù mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhưng cũng không được lựa chọn
hạnh phúc cho cuộc đời mình.
Nàng vì trăm lạng bạc của mẹ Trương Sinh mà về làm dâu làm vợ của người,
không ai biết nàng có hạnh phúc hay không. Rồi khi bị chồng nghi oan, nàng
cũng không có quyền nói lên nỗi lòng của mình. Dù bị đánh đập, bị đuổi đi mà
không được nói một lời giải thích. Chính chế độ nam quyền khi ấy là nguyên
nhân dẫn đến cuộc đời bi kịch của Vũ Nương.
Trong tác phẩm, ta còn nhận ra một hiện thực tàn khốc hơn nữa, chính là chiến
tranh phong kiến phi nghĩa. Cuộc chiến ấy khiến mẹ mất con, vợ mất chồng,
con mất cha. Dù cho một người giàu có như Trương Sinh, cũng không tránh
khỏi vòng vây đao kiếm. Tất cả đều là để phục vụ cho nhu cầu của những thế
lực phong kiến tranh giành quyền lực mà đổ lên đầu con đỏ dân đen.
Nếu như không có chiến tranh phong kiến, cũng không có ba năm xa cách đằng
đẵng giữa Vũ Nương và chồng, cũng không có sự hiểu lầm đáng tiếc ấy. Vũ
Nương phải chết, cũng một phần vì chiến tranh mà ra. Có thể nói, tác phẩm đã
phản ánh chân thực được những hiện thực còn nhức nhối trong xã hội bấy giờ,
để sau này người đời còn nhìn vào và hiểu rằng, đã có một thời lầm than như thế.
Nhưng một tác phẩm văn học sẽ không thể sống nếu nó chỉ là sự sao chép lại
hiện thực một cách giản đơn. Trong hiện thực, ta còn phải thấy được cả tấm
lòng của tác giả gửi gắm, hay chính là tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ trong 13
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
tác phẩm của mình. Tiếng nói nhân đạo ấy trước hết thể hiện ở sự ca ngợi, trân
trọng vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Vũ Nương được miêu tả là một cô gái, đã có tư dung tốt đẹp lại dịu hiền nết na.
Nguyễn Dữ nhìn ra được những phẩm chất cao quý nhất trong tâm hồn người
con gái ấy. Chính vẻ ngoài xinh đẹp và tính tình của nàng đã chiếm được trái
tim chàng Trương Sinh, để chàng phải bắt mẹ hỏi cưới cho bằng được. Kể từ
đó, Vũ Nương nổi bật lên là một người con hiếu thảo. Chồng đi lính, nàng hết
lòng phụng sự, chăm lo cho mẹ chồng.
Khi bà ốm, nàng tất tả lo toan thuốc thang, khi bà mất, nàng lo toan ma chay
cho thật chu đáo. Dẫu chỉ là mẹ chồng, nàng vẫn toàn tâm chăm sóc như bố mẹ.
Đó là một tấm lòng thơm thảo, luôn dành sự biết ơn cho đấng sinh thành. Phẩm
chất ấy thật đáng quý biết nhường nào.Khi đã làm mẹ, Vũ Nương lại hết lòng
yêu thương và chăm sóc con.
Thương con lớn lên trong cảnh thiếu cha, ngày ngày nàng chỉ chiếc bóng trên
tường và nói với con đó là cha nó. Ta có thể thấy một khao khát gia đình trọn
vẹn để con được đủ đầy yêu thương. Bi kịch của cuộc đời Vũ Nương, có chăng
cũng là từ tình yêu thương con ấy mà ra.
Nét nổi bật nhất trong vẻ đẹp của Vũ Nương có lẽ chính là tấm lòng chung thuỷ
một lòng với chồng. Khi chồng ở nhà, nàng khôn khéo đảm đang không để
chồng phật ý, khi chồng ra trận, nàng lại một lòng chăm sóc mẹ già con nhỏ.
Nàng sống trong nỗi nhớ chồng, khao khát được gặp lại người chồng của mình.
Nàng luôn giữ được hai chữ “tiết hạnh” để không có lỗi với chồng.
Chiếc bóng xuất hiện mỗi đêm có lẽ là minh chứng rõ nhất cho sự thủy chung
của Vũ Nương. Và đặc biệt, khi chết đi, nàng quay trở lại gặp chồng lần nữa,
một mặt là khẳng định tấm lòng chung thủy, một mặt vẫn còn lưu luyến tình
xưa nghĩa cũ. Tấm lòng chung thủy của Vũ Nương, không ai có thể phủ nhận. 14
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Đó chính là vẻ đẹp tiêu biểu nhất cho người phụ nữ Việt Nam, dù chịu bất công
nhưng một lòng chung thủy.
Tiếng nói nhân đạo của Nguyễn Dữ, ta còn gặp ở sự đồng cảm với khát vọng
hạnh phúc của con người. Cuộc đời Vũ Nương luôn là những chuỗi ngày bị ép
buộc, chờ đợi. Nàng luôn khát khao về một mái ấm gia đình có đủ đầy tình yêu
thương nhưng không thành hiện thực. Nguyễn Dữ để nàng sống hạnh phúc ở
một thế giới khác, không còn khổ đau hờn ghen, chính là để hiện thực hóa ước
mơ hạnh phúc của con người.
“Chuyện người con gái Nam Xương”, với những giá trị hiện thực và nhân đạo
của mình, đã thực sự chạm được đến phần sâu kín nhất của trái tim con người.
Đó là nỗi lòng của chính Nguyễn Dữ, là cặp mắt nhìn đời tinh anh sắc sảo và
tấm lòng nồng ấm yêu thương. Tác phẩm đã cho ta thấy được cái tâm và cái tài
của một nghệ sĩ lớn, đó mới là nghệ thuật chân chính mà muôn đời con người theo đuổi.
Thời gian vẫn sẽ tuần hoàn theo quy luật của nó, nhưng ta sẽ vẫn còn nhớ về tác
phẩm để hoài niệm về quá khứ xa vắng, để đau xót, để yêu thương!
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 3
Nguyễn Dữ, một học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành tài, đỗ đạt, ông ra
làm quan. Một năm sau, vì chán cảnh triều đình thối nát, ông đã lấy cớ phải nuôi
mẹ già mà xin từ quan. Trong những ngày sống “cảnh điền viên vui tuế nguyệt”,
ông viết “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học cổ
Việt Nam gồm những truyện có những chi tiết li kì. Phần lớn ca ngợi phẩm chất
cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam phải sống trong khuôn mẫu “tam tòng, tứ
đức” của đạo đức phong kiến, mà “Chuyện người con gái Nam Xương” là một. 15
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Truyện kể lại Vũ Thị Thiết vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh, một người
kém học, đất nước gặp cảnh đao binh nên Trương Sinh phải ra trận. Một tuần
sau, Vũ Nương sinh con đầu lòng. Một mình chị chăm lo mẹ chồng, lo tang ma
khi mẹ chồng chết, nuôi dạy con và lo công việc đồng áng. Giặc tan, Trương
Sinh về, nghe lời con mà nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ. Vũ Nương không
minh oan được nên đành trẫm mình xuống sông. Nàng được hoàng hậu ở động
Rùa giúp đỡ. Sau đó, nàng gặp Phan Lang, người hàng xóm đã cứu hoàng hậu ở
động Rùa. Phan Lang về kể lại cho Trương Sinh nghe. Trương Sinh hối cải lập
đàn cầu xin theo lời của nàng. Nàng hiện lên gặp chồng con nhưng lại quay về
sống ở động Rùa vì hai người ở hai thế giới khác biệt.
Cũng như truyện cổ, những kho truyện của Trung Hoa có ảnh hưởng nhiều đến
nhà Nho đương thời (thế kỉ XVI). “Thiếu phụ Nam Xương” cũng có hai tuyến
nhân vật, có những hoàn cảnh điển hình, có người giàu kẻ nghèo ở trong xã hội
đang thời loạn lạc, nhiễu nhương. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh nào thì người
tốt vẫn không hề thay đổi bản chất của mình, mà Vũ Thị Thiết là nhân vật tiêu
biểu. Vũ Nương nhà nghèo nhưng “tư dung tốt đẹp”, “thuỳ mị, nết na”. Thời
phong kiến, con gái “tại gia tòng phụ” để có “công, dung, ngôn, hạnh’’, Vũ
Nương được như thế chứng tỏ nàng có sắc đẹp (dung) trời cho nhưng “thuỳ mị,
nết na” thì ắt là do sự giáo dục của gia đình.
Nàng nghèo nhưng không mất nề nếp gia phong. Trái lại “Trương Sinh tuy con
nhà hào phú nhưng không có học”. Một loạt các nhân vật tốt xuất thân từ những
hoàn cảnh sống khác nhau như mẹ chồng, người láng giềng Phan Lang, hoàng
hậu động Rùa Linh Phi ... đủ chứng tỏ giàu nghèo tuy có ảnh hưởng đến hình
thức sống nhưng khó thay đổi được bản chất của họ.
“Nam Xương tử nữ truyện” không chỉ giới thiệu những nhân vật tốt, xấu ấy mà
còn thông qua họ Nguyễn Dữ muốn đề cao sự chung thuỷ và lòng bao dung
luôn được nhân vật này thể hiện trong từng lời nói đến từng sự việc. Vâng lời 16
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
cha mẹ chịu lấy Trương Sinh làm chồng, nàng đã trước sau như một làm người
con hiếu thảo. Không chỉ hiếu thảo với cha mẹ ruột. Vũ Nương còn hiếu thảo
với mẹ chồng. Nàng một mình đã lo toan đỡ đần mẹ chồng lúc ốm đau, rồi mẹ
chồng chết lại lo chôn cất. Người phụ nữ có con mọn như nàng mà vẫn chu toàn
những công việc nặng nhọc ấy thay chồng mà không tiếng kêu than thì quả thật
là hiếm có. Mẹ chết, một mình ở vậy nuôi con chờ ngày chồng trở về thì bảo
nàng không chung thuỷ sao cho được?! Chồng với vợ như bóng với hình, nàng
đã mượn chiếc bóng của mình để an ủi con, muốn đứa con nhỏ dại luôn nghĩ
rằng mình cũng là đứa trẻ có cha. Khi bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng đã bao lần
hỏi rõ dù bị dằn vặt, chửi mắng, đánh đập. Nàng đã từng tâm sự với chồng:
“Thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu ... Đâu có hư thân như lời
chàng nói. Khi nhận thấy không thể nào xóa tan được mối nghi ngờ nhục nhã,
hạ thấp phẩm giá một cách oan khuất, nàng đã quyết định tự trẫm mình, mượn
dòng nước trong để rửa sạch những oan khiên. Xét cho cùng, kiên quyết bảo
toàn danh dự của con người cũng là lòng chung thuỷ sắt son! Lại nữa khi gặp
được Phan Lang, người hàng xóm tốt bụng ở động Rùa, Vũ Nương vẫn không
quên chồng khi nàng tâm sự cùng Phan Lang và nhờ Phan Lang về nói lại với
Trương Sinh yêu cầu của nàng, điều đó vừa thể hiện sự chung thuỷ, vừa tỏ ra
bao dung đối với Trương Sinh.
Cả đến Phan Lang, hoàng hậu Linh Phi cũng đều là những người có lòng bao
dung, chung thuỷ. Chỉ riêng có Trương Sinh là có lòng ích kỷ, hẹp hòi, tối dạ vì
thuở nhỏ không lo chuyện sách đèn. Chỉ cần nghĩ đến công lao của vợ lúc chàng
đang ở ngoài mặt trận, chỉ cần sống gần gũi với láng giềng, chỉ cần có lòng tin
vào lòng chung thuỷ của vợ thì nghi vấn xuất phát từ lời nói của con nít “Trước
đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng…” đã được giãi bày để rồi vợ
chồng lại sống trong cảnh đầm ấm, thương yêu.
Một nội dung khác thật rõ ràng trong chuyện là ân oán phân minh. Vũ Nương là
người phụ nữ, có lẽ mang đặc tính ấy trong cuộc sống. Vì lẽ đó, khi nàng không 17
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
còn đủ kiên nhẫn chờ đợi chồng biểu lộ ấy thì nàng tự biểu lộ. Cái chết của nàng
hàm chứa ý nghĩa ấy, làm cho Trương Sinh phải nhận ra ân tình nàng đã mang
đến cho chàng và nỗi oan khiên mà nàng phải chịu. Trường hợp giữa hoàng hậu
Linh Phi và Phan Lang cũng vậy. Hoàng hậu đã được Phan Lang cứu nên khi
Phan Lang gặp nạn khi lên thuyền ra biển tránh sự truy đuổi của quân giặc thì
đã được Linh Phi hết lòng cứu chữa, lại thếp tiệc đãi, tặng thêm ngọc ngà ...
trước khi tiễn chân chàng trở về làng quê.
Như thế, ngay truyện ngắn thuộc văn viết, dù là chữ Hán trong buổi sơ khai
cũng đang mang hoàn cảnh điển hình, con người điển hình của đời thường vào
tác phẩm; cũng có đầy đủ người giàu, kẻ nghèo, hỉ - nộ - ái - ố với kết thúc có
hậu ở nội dung là ở hiền gặp lành.
Truyện có rất nhiều chi tiết nhưng được liên kết bởi quan hệ nhân quả nên có
kết cấu khá chặt chẽ. Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ đã khéo léo giới thiệu Vũ Thị
Thiết và Trương Sinh, hai nhân vật chính có hoàn cảnh, tính cách trái ngược
nhau để làm cơ sở cho việc khai thác nhân vật sau này. Tính tình, hoàn cảnh
sống trái ngược nhau nhưng lại nên vợ nên chồng chỉ vì vâng lời cha mẹ. Quan
hệ nhân quả thể hiện từ đầu. Từ đó, quan hệ nhân quả của hai nhân vật diễn ra
một cách tự nhiên, hợp lý. Vì nước có loạn binh đao nên chàng mới ra trận. Vì
chàng vào nơi gió cát nên nàng phải nặng gánh giang san nhà chồng. Vì con thơ
nói đến cha nên mẹ đã mượn cái bóng của mình thay thế; cho con đỡ hổ thẹn
với bạn bè. Vì nghe lời con trẻ nên Trương Sinh mới nghi ngờ vợ ... Chuỗi
nguyên nhân và kết quả đầy kịch tính ấy đã dần đến đỉnh điểm là Vũ Nương
quyết định trầm mình. Nếu chuyện kết thúc ở đây thì quả là bi đát, không có
hậu. Có lẽ vì thế mà những chi tiết thần kỳ được thêm vào. Ấy là Phan Lang
nằm mơ thấy con rùa xanh kêu cứu. Rồi Phan Lang nhớ lại và thả rùa để rồi sau
đó là được rùa cứu mạng trả ân và gặp Vũ Nương ở động Rùa. Những chi tiết
thần kỳ ấy ở vào thời buổi mà vua quan, thần dân đều tin vào sự hiện hữu của
Trời, Thần, Quỷ, Ma... giống như trong những truyện cổ thì cũng là điều không 18
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
mấy ngạc nhiên. Có những chi tiết đó, Vũ Nương mới gặp được chồng để giải
mối oan khiên, nhục nhã nhất của đời làm vợ. Và dù ra đời sau “Hịch tướng sĩ”
của Trần Quốc Tuấn ba thế kỷ, “Nam Xương tử nữ truyện” vẫn còn những câu văn biền ngẫu cổ xưa.
Dù có những hạn chế ấy nhưng truyện Người con gái Nam Xương không những
có giá trị đạo lý, lịch sử (phản ánh sự rối ren của xã hội phong kiến) mà cũng có
giá trị nghệ thuật xây dựng truyện.
Cho tới nay, “Người con gái Nam Xương” vẫn còn lôi cuốn người đọc. Giữa xã
hội nam nữ bình quyền thì nó là cột mốc để so sánh vai trò của người phụ nữ
trong văn học xưa và nay. Giữa xã hội suy đồi về đạo đức, nhất là với nữ giới
thì nội dung truyện là một bài học đạo đức truyền thống tốt.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 4
Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ XVI. Vốn là học trò
giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn
xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang
đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác
giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. “Truyền kì mạn lục” chứa đựng nội
dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.
“Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong “Truyền kì mạn lục” ghi lại
cuộc đời thảm thương của Vũ Nương. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam
Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem
lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng
có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước
có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi
dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi 19
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác.
Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn.
Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái
bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã
muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp
nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.
Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn
Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương
hiện ra và nói lời đa tạ chàng, rồi biến mất.
Có thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân
trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề
mơ tưởng “đeo ấn phong hầu”, chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về “được hai
chữ bình yên”. Nhưng người phụ nữ ấy lại không được hưởng một cuộc sống
hạnh phúc. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về cũng là lúc con thơ vừa
học nói. Tưởng rằng ngày đoạn tụ cũng là ngày hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi
vợ chồng trẻ. Nhưng câu chuyện “cái bóng” từ miệng đứa con thơ đã làm cho
Trương Sinh hiểu lầm và cho rằng “vợ hư”. Mối nghi ngờ ngày càng sâu, không
có ý gỡ ra được”. Vốn đa nghi lại hay phòng ngừa vợ. Giấu biệt lời con nói.
Trương Sinh đã “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi”. Cho dù Vũ Nương kết mực
giải thích cũng không được. Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để chứng
minh sự trong sạch của mình. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những
năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng…
Thông qua cuộc đời của Vũ Nương, nhà văn muốn gửi gắm những giá trị nhân
văn cao cả. Truyện là lời khẳng định sự trân trọng đối với những ước mơ chính
đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công
bằng trong xã hội. Cùng với đó là niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác
giả đối với số phận của người phụ nữ. Không chỉ vậy, nhà văn cũng lên án, phê 20
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cuối
cùng là lời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm xuất sắc góp
phần vào tiếng nói chung đòi sự bình đẳng cho người phụ nữ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 5
“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (ghi
chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI.
Tác phẩm này có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Nhưng
điều làm nên sự khác biệt cho tác phẩm chính là tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm trong câu chuyện.
Vũ Nương vốn là một người phụ nữ “người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư
dung tốt đẹp”. Những tưởng con người ấy sẽ có được cuộc sống hạnh phúc
nhưng nàng lại gặp phải nhiều bất hạnh. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của tác giả đối với những vẻ đẹp dung
dị, cao cả của người phụ nữ cũng như đồng cảm với những bất hạnh mà cuộc
đời họ phải hứng chịu.
Người phụ nữ Việt Nam muôn đời nay được ngợi ca bởi vẻ đẹp dịu dàng, kín
đáo và tâm hồn đôn hậu bao dung. Người phụ nữ hiện lên trong “Chuyện người
con gái Nam Xương” cũng vậy. Đó là nàng Vũ Nương đẹp nết đẹp người và đầy tự trọng.
Nàng có một “tư dung tốt đẹp” nức tiếng xa gần. Chẳng vậy mà Trương Sinh -
một người “con nhà hào phú” phải xin mẹ trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ.
Chẳng những vậy, nàng còn là người phụ nữ hiền hậu nết na, người vợ hiền, dâu
thảo, người mẹ thương con. 21
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Trong mối quan hệ vợ chồng hằng ngày, biết chồng “có tính đa nghi, đối với vợ
phòng ngừa quá sức”. Vũ Nương đã luôn “giữ gìn khuôn phép, không lần nào
vợ chồng phải đến nỗi thất hoà”. Hai vợ chồng chia ly, Vũ Nương một lòng
nghĩ đến sự an nguy của chồng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong
đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo
được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. [...] Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo
rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương
người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay
bổng”. Như vậy là nàng không hề nghĩ đến vinh hoa phú quý, chỉ nghĩ đến chân
thành với tình vợ chồng keo sơn. Xa chồng, Vũ Nương thuỷ chung, tấm lòng
luôn tha thiết hướng về chồng: “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi
thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.
Trương Sinh trở về, nghi cho Vũ Nương một cái oan thảm khốc và dùng những
lời lẽ tàn nhẫn mà nhiếc móc nàng. Nhưng ngay cả khi ấy, Vũ Nương vẫn nói
năng đúng mực, tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Trong mối quan hệ với mẹ chồng, nàng hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm
đau: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo
khuyên lơn”. Khi mẹ chồng mất, nàng thương yêu, lo lắng chu toàn: “Nàng hết
lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”.
Tấm lòng nàng dành cho mẹ chồng khiến bà cảm động để khi mất, những lời
cuối cùng thiêng liêng của cuộc đời bà dành để chúc phúc cho con dâu. Xưa
nay, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “mẹ chồng con dâu” để chỉ mối quan
hệ vốn không yên ấm giữa hai đối tượng này nhưng qua thái độ của người mẹ
chồng đối với Vũ Nương người đọc thấu hiểu tấm lòng chân thành, sâu sắc đối
với mẹ chồng của nàng. 22
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Với con, Vũ Nương đã hết sức nuôi dạy, bảo ban, thương yêu và chiều chuộng
con (để đến nỗi một trong những hành động vô tư của nàng đã trở thành nguyên
nhân buộc nàng tự vẫn...).
Không chỉ vậy, với tư cách là một cá nhân trong xã hội, ở Vũ Nương còn nổi
bật lên lòng tự trọng đầy cảm động. Bị chồng hiểu lầm, bị hàm oan tức tưởi, dẫu
vẫn còn khao khát hạnh phúc trần gian nhưng Vũ Nương đã chọn cái chết để
chứng minh phẩm tiết trong sạch của mình. Hành động này cho thấy lòng tự
trọng, ý thức giữ gìn danh dự, tiết hạnh ở người phụ nữ đáng trân trọng này.
Ngợi ca vẻ đẹp của “người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã góp tiếng nói
chung vào cảm hứng ngợi ca người phụ nữ đầy nhân văn của văn học trung đại.
Bên cạnh Vũ Nương của Nguyễn Dữ ta còn có thể kể đến chị em Thúy Kiều,
Thúy Vân của Nguyễn Du, người chinh phụ trong thơ của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm…
Nhưng trong xã hội phong kiến thời kỳ suy sụp, thối nát, cái đẹp thường đi liền
với nỗi bất hạnh và những tai họa khôn lường: “Chữ tài liền với chữ tai một
vần”. Khi ấy, văn học lại cất lên tiếng nói đồng cảm với những thân phận bị
“gió dập sóng vùi” chẳng biết “tấp vào đâu”. Nàng Vũ Nương của Nguyễn Dữ
cũng phải hứng chịu nhiều bất hạnh.
Trước hết, nàng có một cuộc hôn nhân không được lựa chọn. Với vẻ đẹp vốn
có, đáng ra nàng phải được kén một tấm chồng đức tài tương xứng. Nhưng đáng
tiếc thay, cuộc đời lại chỉ dành cho nàng một gã Trương Sinh. Đó là một kẻ vô
học nhưng giàu có “con nhà hào phú” đã “xin mẹ trăm lạng vàng” lấy nàng về
làm vợ. Người phụ nữ vẹn toàn này không có quyền lựa chọn cho mình một
người chồng tương xứng. Cuộc hôn nhân của nàng do vàng bạc mở đường, đó
như một cuộc trao đổi, mua bán đầy tính thương mại. 23
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Về đến nhà chồng, Vũ Nương phải hết sức giữ gìn trước con người rất mực đa
nghi của Trương Sinh: “Đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Nhưng hạnh phúc
phải do cả hai bên vợ chồng cùng đắp vun gìn giữ. Sau mấy năm dài đằng đẵng
mong ngóng chồng về, cái giá Vũ Nương nhận được thật quá chua xót.
Khi chồng đi lính, đêm đêm để con đỡ tủi và lòng mình đỡ nhớ, Vũ Nương chỉ
bóng mình trên vách rồi bảo con đó là cha nó. Nhưng thiện ý của nàng đã bị
hiểu lầm. Nghe con nói kể về người cha đêm đêm vẫn đến của nó, Trương Sinh
với tính đa nghi sẵn có đã hiểu oan cho tấm lòng thủy chung của Vũ Nương.
Chàng ta vội nghe lời con trẻ mà không suy xét đúng sai: “Tính chàng hay ghen,
nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì
gỡ ra được”. Rồi hồ đồ, độc đoán không đếm xỉa đến những lời thanh minh của
vợ, đối xử tệ bạc, vũ phu với Vũ Nương: “Chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà
mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”.
Trước nỗi oan không gì giãi bày được (vì Trương Sinh không nói rõ nguyên cớ
việc nổi giận của mình), cuộc đời Vũ Nương bế tắc: Nếu sống thì phải mang cái
tiếng phản chồng đầy ô nhục. Bởi vậy, dẫu vẫn còn khao khát vương vấn hạnh
phúc trần gian, nàng đành chấp nhận cái chết, trầm mình xuống sông Hoàng Giang.
Thân phận nhỏ nhoi, bèo bọt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến là vậy,
họ không được làm chủ cuộc sống của mình, luôn luôn là kẻ bị động, hứng chịu
những oan khiên, cay đắng. Số phận bất hạnh của Vũ Nương gợi đến bao phong
ba bão táp đã đi qua cuộc đời của những Đạm Tiên, Thúy Kiều, Tiểu Thanh,
người cung nữ, người chinh phụ... trong văn học trung đại.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm của Nguyễn Dữ không tiến xa hơn câu
chuyện dân gian là mấy. Nguyễn Dữ đã vô cùng trăn trở với số phận của người
con gái đa đoan trong tác phẩm của mình. Tin tưởng và yêu mến nhân vật, nhà
văn đã để nàng gửi mình chốn cung mây dưới nước của Linh Phi. Chốn ấy dẫu 24
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
chẳng được sum vầy cùng con trẻ, người thân song vẫn là nơi biết trọng những
tâm hồn trong đẹp. Vũ Nương trở về nhân gian trong ánh sáng lung linh kì ảo
của ánh nến, mặt nước diệu kỳ.
Ngoài nhân vật Vũ Nương, ta cũng không thể quên một Trương Sinh hồ đồ đã
đẩy người đầu gối tay ấp với mình đến chỗ chết. Trương Sinh là con nhà trọc
phú, lại ít học cũng như đa nghi. Do ít học nên khi chiến tranh xảy ra tuy nhà
giàu có nhưng Trương Sinh vẫn phải đi lính. Do đa nghi, hay ghen đã làm cho
Trương Sinh mờ mắt, chỉ nghe lời từ đứa con ngây thơ không chịu nghe lời
phân trần của vợ. Trương Sinh là người trực tiếp đẩy Vũ Nương vào bi kịch và
phải tìm đến cái chết. Đến khi hiểu ra và hối hận thì đã quá muộn màng.
Bên cạnh nội dung, tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, chi
tiết mang tính thắt nút, đẩy câu chuyện lên cao trào, đỉnh điểm: cái bóng trở
thành chi tiết thắt nút cũng như cởi nút cho diễn biến tác phẩm. Nghệ thuật kể
chuyện đặc sắc: việc dẫn dắt tình huống hợp lý. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
cũng là một điểm nhấn. Bước đầu nhà văn đã miêu tả nội tâm nhân vật khá phong phú.
Qua phân tích trên, có thể thấy “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác
phẩm giàu giá trị của nhà văn Nguyễn Dữ.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 6
Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại
Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn
Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện “Truyền kì mạn lục” nhưng tập truyện lại có một
vị trí đặc biệt, được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ nghìn đời), “là áng văn
hay của bậc đại gia”. Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện
cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. “Chuyện người con
gái Nam Xương” là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn 25
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
lục”. Thông qua bi kịch Vũ Nương, nhà văn đã thể hiện niềm cảm thương đối
với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến,
đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc
đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân
vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.
Trước hết, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa thành công vẻ đẹp
truyền thống và số phận oan nghiệt của người phụ nữ đương thời. Điều này
được thể hiện qua nghệ thuật dựng truyện và xây dựng hình tượng nhân vật Vũ
Nương. Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp
của người phụ nữ thời kì phong kiến: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung
tốt đẹp”. Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy nên đã xin mẹ trăm lạng
vàng để cưới về làm vợ. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh
của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các
mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là
Đản, từ đó góp phần bộc lộ trọn vẹn tính cách, phẩm hạnh của nàng.
Đầu tiên là Vũ Nương trong mối quan hệ với người chồng - Trương Sinh. Nàng
hiện lên là một người vợ nhất mực thủy chung, yêu thương chồng tha thiết.
Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, khi mới lấy nhau, nàng hiểu tính chồng
có thói đa nghi, thường đề phòng vợ quá mức nên Vũ Nương đã cư xử khéo léo,
đúng mực, nhường nhịn và giữ đúng khuôn phép, không bao giờ để xảy ra nỗi
bất hòa trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể thấy, nàng là người phụ nữ hiểu
chồng, biết mình và rất đức hạnh. Khi người chồng chuẩn bị đi lính, Vũ Nương
rót chén rượu đầy và dặn dò Trương Sinh bằng những lời nói đầy nghĩa tình,
thắm thiết. Nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình
yên”. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết. Mỗi lần thấy “bướm lượn
đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình", nhớ thương
chồng nơi biên ải xa xôi. Tiết hạnh của nàng còn được khẳng định khi nàng bị
chồng nghi oan: “cách biệt ba năm, giữ trọn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã 26
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”. Khi Trương Sinh đi lính trở
về, một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần
để cho chồng hiểu, nói lên thân phận của mình, nhắc tới tình nghĩa phu thê và
khẳng định một lòng nhất mực thủy chung, son sắt với chồng. Thậm chí, nàng
còn cầu xin chồng “đừng nghi oan cho thiếp”. Có nghĩa là Vũ Nương đang ra
sức giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Điều đó cho
thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình đang có và càng
làm nổi bật lên niềm khát khát hướng tới hạnh phúc gia đình ấm êm của người phụ nữ Vũ Nương.
Tiếp đến, Vũ Nương trong mối quan hệ với mẹ chồng và bé Đản. Nàng hiện lên
là một người con hiếu thảo, một người mẹ rất mực tâm lý, yêu thương con cái.
Chồng đi lính, ở nhà, nàng một mình sinh con, nuôi dạy con, vừa đóng vai trò là
một nguời mẹ, lại vừa đóng vai trò là một người cha. Nàng sợ con mình thiếu
thốn tình cảm của người cha nên đêm đêm thường mượn bóng mình, chỉ vào
tường mà bảo là cha Đản. Nàng thay chồng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của
một người con hiền, dâu thảo: chăm sóc, thuốc thang, lễ bái thần Phật, hết lòng
khuyên lơn mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng mất, nàng tổ chức ma chay tế lễ chu
đáo như với cha mẹ đẻ của mình vậy. Vì thế, bà mẹ chồng đã viện cả trời xanh
để chứng minh cho lòng hiếu thảo của cô con dâu: “Xanh kia quyết chẳng phụ
con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Điều đó đã cho thấy nhân cách tuyệt vời
và công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng này.
Như vậy, một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đảm đang, hiếu thảo, nhất mực
thủy chung và hết lòng vun vén, trân trọng hạnh phúc gia đình như thế, đáng lẽ
ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, tìm được một người chồng tâm lý, cảm
thông và sẻ chia những nỗi lo toan cho vợ, nhưng thật éo le và nghịch lý thay,
nàng lại phải chịu một cuộc sống gia đình bất hạnh và phải chết trong đau đớn,
xót xa, đầy nước mắt. Đó là khi Trương Sinh sau ba năm đi lính trở về, bé Đản
không chịu nhận cha, nghe lời nói của con “Trước đây, thường có một người 27
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng
chẳng bao giờ bế Đản cả”, Trương Sinh nhất nhất cho rằng “vợ hư”. Mặc dù Vũ
Nương đã tìm cách để giải thích lại thêm họ hàng, làng xóm bênh vực và biện
bạch cho nàng nhưng mối nghi ngờ vợ của Trương Sinh ngày càng sâu, không
có gì gỡ ra được. Cuối cùng “cái thú vui nghi gia nghi thất” đã không còn “bình
rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau
chờ chồng đến hóa đá cũng không còn có thể được: “đâu còn có thể lại lên núi
Vọng Phu kia nữa”. Nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh
lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi
đau tuyệt vọng cùng cực, đau đớn.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Đó trước hết
là do chi tiết cái bóng và những lời nói ngây thơ của bé Đản. Nhưng nguyên
nhân sâu xa đằng sau đó là từ người chồng đa nghi, thô bạo. Ngay từ đầu
truyện, nhà văn đã giới thiệu Trương Sinh là “con nhà hào phú nhưng không có
học”, lại có tính đa nghi, đối với vợ thì hay phòng ngừa quá mức, thiếu cả lòng
tin và tình thương với người tay ấp má kề với mình. Đó chính là mầm mống của
bi kịch để rồi trong hoàn cảnh đi lính ba năm xa nhà, xa vợ, thói ghen tuông, ích
kỷ của bản thân chàng nổi lên và giết chết người vợ của mình. Đồng thời, chế
độ phong kiến hà khắc, nam quyền độc đoán đã dung túng cho thói gia trưởng
của người đàn ông, cho phép người đàn ông có thể đối xử tệ bạc với người phụ
nữ của mình. Và người phụ nữ không có quyền được lên tiếng, không có quyền
tự bảo vệ ngay cả khi có “họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho”... Tất
cả đã đẩy Vũ Nương - người phụ nữ đẹp đương thời vào con đường bi kịch, phá
tan đi những hạnh phúc gia đình của người phụ nữ, dồn đẩy họ vào con đường cùng không lối thoát.
Cũng cần nói thêm, sự thành công của “Chuyện người con gái Nam Xương”
còn được thể hiện ở chỗ, Nguyễn Dữ đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện trên cơ sở
cốt truyện có sẵn, ông đã sắp xếp lại, tô đậm, thêm bớt làm cho câu chuyện trở 28
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
nên sinh động, mang tính kịch và tăng cường tính bi kịch. Có thể nói, dưới ngòi
bút của Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” đã có sự thành công
vượt bậc so với bản kể dân gian “Vợ chàng Trường”. Điều này được thể hiện
qua chi tiết chiếc bóng và lời nói của bé Đản. Từ đó, tạo nên sự thắt nút và mở
nút của câu chuyện, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, tình tiết lôi cuốn, chặt chẽ.
Đầu tiên là “thắt nút” câu chuyện: chỉ một câu nói ngây thơ của một đứa trẻ lên
ba nói với cha mà như một cơn bão dây chuyền, đã tạo nên biết bao nhiêu là
giống lốc cuộc đời, lật nhào hết tất cả mọi sự bình yên thủa trước. Để rồi, trong
một chốc nóng giận, thói nghi kị trong lòng người đàn ông độc đoán, chuyên
quyền đã phá tan đi hạnh phúc yên ấm mà mình đang có; đẩy cuộc đời của
người phụ nữ đẹp người, đẹp nết vào cái chết thương tâm, thấm đẫm nước mắt.
Và cũng thật bất ngờ thay, câu chuyện lại được “gỡ nút” bằng một câu nói trẻ
thơ non dại. Khi thấy cái bóng của Trương Sinh in trên vách, bé Đản liền nói:
“Cha Đản lại đến kia kìa!” thì bao nhiêu oan khuất lại được lật nhào sáng tỏ. Vũ Nương vô tội!
Bên cạnh đó, truyện còn thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối thoại, lời
tự bạch của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh
động, góp phần khắc họa diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật: lời nói của bà
mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân
thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lý, có tình - lời của người phụ nữ hiền thục,
đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.
Cuối truyện, Vũ Nương hiện về thấp thoáng trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, võng
lọng, cờ kiệu rực rỡ đầy sông, nàng nói lời đa tạ Linh Phi và tạ từ Trương Sinh
rồi biến mất. Đây là những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn
Dữ về mặt kết cấu truyện bằng việc sử dụng yếu tố kì ảo, hoang đường, góp
phần tăng thêm giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, làm nên đặc
trưng của thể loại truyền kì. Nếu như trong truyện kể dân gian, sau khi Vũ
Nương chết, Trương Sinh tỉnh ngộ, nhận ra sai lầm của mình thì cũng là lúc 29
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
truyện cổ tích khép lại, điều đó đã để lại niềm xót xa đau đớn cho người đọc về
thân phận bất hạnh oan khiên của người phụ nữ tiết hạnh, thì trong “Chuyện
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ông đã sáng tạo thêm phần đuôi
của truyện, góp phần làm lên những giá trị thẩm mĩ và tư tưởng mới của truyện.
Đó là làm hoàn thiện thêm nét đẹp tính cách, phẩm chất của nhân vật và chứng
tỏ được Vũ Nương trong sạch. Ở thế giới bên kia, nàng được đối xử xứng đáng
với phẩm giá của mình. Vì thế, Nguyễn Dữ đã đáp ứng được ước mơ của con
người về sự bất tử, sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp, thể hiện nỗi khát khao
hạnh phúc trong một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho những con người
lương thiện, đặc biệt là người phụ nữ đương thời.
Tóm lại, “Truyền kì mạn lục” nói chung và “Chuyện người con gái Nam
Xương” nói riêng của Nguyễn Dữ là một tác phẩm độc đáo, đánh dấu một bước
phát triển đột khởi của nền văn xuôi tự sự chữ Hán trong nền văn học trung đại
Việt Nam. Tác phẩm đã đạt được thành tựu nghệ thuật nổi bật trên ba phương
diện: xây dựng tình tiết, kết cấu; xây dựng nhân vật; sự kết hợp giữa yếu tố hiện
thực và yếu tố kì ảo. Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương,
tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca
những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với
một xã hội phi nhân đã gây ra biết bao khổ đau cho con người. Mặc dù truyện
cũng cách xa chúng ta vào thế kỉ rồi nhưng tính thời sự của truyện vẫn còn vang vọng tới ngày hôm nay.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 7
“Truyền kỳ mạn lục” là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ
XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. “Chuyện
người con gái Nam Xương” là một truyện hay trong tác phẩm đó được trích
trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. 30
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh
Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung
thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở
phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ
nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng
trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh
Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị
oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện
trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng
ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của
người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có
tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn
khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay
ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng
thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người
chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người
chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ … làm mọi người trong tiệc đều ra hai hàng lệ.
Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt
ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi
thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời
không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận 31
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
tụy chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu
như đối với mẹ đẻ mình).
Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi
oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con
kẻ khó … mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến
thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng
tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng,
làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ
Nương thống thiết: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng … đâu có thể lên núi
vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng
giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hóa đá….
Tuyệt vọng vì phải gánh chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu
chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời
khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,
trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ
Nga Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi
cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”
lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi cảnh ngộ bế tắc,
không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng giám.
Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc,
nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên
dòng nước cho thỏa lòng nhớ chồng, con.
Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của
nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam - một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, 32
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết
lòng vun đắp hạnh phúc gia đình… lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà
phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực
nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ
thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chồng, thói hung
bạo, gia trưởng của chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp
vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng
“nam quyền”, hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng
ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua
đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ
kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “Trước đây, thường có một người
đàn ông đêm nào cũng đến…”
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy.
Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần
của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ
ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ
và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một
thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt
trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu
nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. 33
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất
hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong "Truyện
Kiều'' của Nguyễn Du, người cung nữ trong “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn
Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương...
Phải nhận thấy rõ ràng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ
đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những
đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút
thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với
tất cả nét thảm khốc.
“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của
trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kỵ trong một đầu
óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc
của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiến phá nát cuộc đời của một người con
gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông.
“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của
chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa”) thì bao nhiêu oan gây thảm
kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp
xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn
biến tâm lí và tính cách nhân vật; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng
trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lý,
có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng Trương Sinh tỉnh
ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ
Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích 34
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
“Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện
lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn
của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của
nhân dân là “ở hiền gặp lành”, người tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có
hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như
con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi
hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có
thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.
Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì
không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ
Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê
hương mà không thể trở về được.
Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong
xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng
thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt
đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc
với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 8
Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông sống trong thời gian nhà Lê bắt đầu
khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt vị với nhau. Bởi vậy
ông ra làm quan không lâu sau đó lui về ở ẩn. Thời gian lui về ở ẩn, ông sưu
tầm các truyện dân gian để sáng tác lại thành tập “Truyền kì mạn lục”. Trong số
hai mươi truyện của truyền kì mạn lục, nổi bật nhất là tác phẩm Chuyện người
con gái Nam Xương. Tác phẩm vừa giàu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị
nhân đạo sâu sắc của tác giả. 35
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Tác phẩm xoay quanh số phận và cuộc đời nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là
người con gái xinh đẹp: “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”, nàng
mang vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức và tâm hồn. Nàng là đại diện tiêu biểu
cho vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chi tiết Trương Sinh
“mến về dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” càng nhấn mạnh,
tô đậm hơn nữa vẻ đẹp nhan sắc và phẩm hạnh của nàng.
Vũ Nương là người mang trong mình nhiều phẩm chất cao quý. Trước hết, nàng
là một người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo, tận tụy với mẹ
chồng. Khi chồng đi lính, thân là phụ nữ nhưng nàng đã một mình đứng ra gánh
vác công việc gia đình. Mẹ chồng già yếu, nhớ con mà đổ bệnh nàng hết sức
chăm sóc, “thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên
lơn” mong cho mẹ mau mau khỏi bệnh.
Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu thường chỉ
mang tính chất ràng buộc, ông cha ta vẫn thường có câu: “Trời mưa ướt lá đài
bi/ Con mẹ, mẹ xót, xót gì con đâu” hay “Thật thà cũng thể lái trâu/ Yêu nhau
cũng thể nàng dâu mẹ chồng”,…
Nhưng những lời bà mẹ trăng trối cuối cùng trước khi mất đã khẳng định lòng
hiếu thảo, tình cảm chân thành, sâu nặng của Vũ Nương với mẹ chồng. Những
lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy tấm lòng yêu thương hết mực của nàng với bà
bởi vậy bà cũng coi Vũ Nương như con gái của mình vậy. Mấy ai trong xã hội
đó lại được lòng mẹ chồng yêu mến đến như vậy. Khi bà mất, nàng lo tang ma
chu đáo như cho cha mẹ đẻ của mình.
Qua những hành động đó ta thấy Vũ Nương là nàng dâu hết sức nết na, hiếu
thảo, tiếng thơm của nàng còn để lại mãi muôn đời.Không chỉ vậy nàng còn là
người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha. Khi mới cưới, Vũ Nương hiểu rõ
chồng mình có tinh đa nghi, hay ghen và hay phòng ngừa quá mức, bởi vậy
nàng luôn giữ gìn khuôn phép, để hai vợ chồng không phải chịu cảnh bất hòa. 36
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Chính vậy, trong suốt những năm tháng chung sống bên nhau, trước khi Trương
Sinh ra trận gia đình nàng luôn được sống trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc.
Ngày Trương Sinh ra trận, tiễn chồng những lời dặn dò không phải công danh
phú quý mà là “chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
Ba năm xa chồng, một mình sinh con, nàng nhớ chồng khôn nguôi, nàng bỏ cả
điểm trang, dành tất cả thời gian chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của
người vợ, người mẹ. Ngay cả khi Trương Sinh trở về nghi ngờ nàng thất tiết
nàng cũng chỉ biết khóc và thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng
mong chồng hiểu cho tấm lòng của mình.
Khi bị chồng nghi oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, không cho cơ hội giãi bày,
giải thích nàng chỉ đau khổ, cố gắng thanh minh mà không hề oán hận với người
chồng hẹp hòi, ích kỉ. Được Linh Phi cứu, sống cuộc đời an nhàn, bất tử nhưng
lòng nàng lúc nào cũng hướng về quê hương, về gia đình bé nhỏ của mình. Việc
nàng gặp lại Phan Lang dưới thủy cung và gửi chiếc thoa về cho chồng cho thấy
nàng đầy vị tha, sẵn sàng tha thứ cho chồng.
Khoảnh khắc ẩn hiện, mờ ảo trên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương không một
lời oán hận, trách móc: “Đa tạ tình chàng. Thiếp chẳng thể trở về nhân gian
được nữa”. Qua đây ta có thể thấy, Vũ Nương không chỉ là người phụ nữ đức
hạnh, người con dâu tốt nết mà còn là một người phụ nữ bao dung, giàu lòng vị
tha với người chồng đã đẩy đến bước đường cùng. Vũ Nương là hiện thân cho
vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.
Mặc dù mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp để được hưởng cuộc
sống êm đềm, hạnh phúc nhưng cuộc đời Vũ Nương lại đầy oan nghiệt, trái
ngang. Bắt đầu ngay từ cuộc hôn nhân của nàng, không có sự đăng đối giữa hai
gia đình, về phẩm chất giữa hai con người: nàng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp phẩm
chất: công-dung-ngôn-hạnh, nhưng Trương Sinh lại là kẻ ít học, đa nghi, hay ghen. 37
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Lấy chồng không bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, nàng sống trong nỗi cô
đơn, vất vả: gánh vác việc gia đình, nuôi dạy con thơ và chăm sóc mẹ già; nỗi
nhớ chồng, lo lắng cho chồng nơi biên ải tha thiết đêm ngày. Đến khi chồng về
lại phải gánh nỗi oan lạ, oan thất tiết mà không có cơ hội tìm hiểu nguyên do.
Cuối cùng nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh tấm lòng thủy chung, trong
sạch của mình. Đây là phản ứng dữ dội và quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ
nhân phẩm cũng như cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.
Dù sống bất tử dưới thủy cung nhưng nàng không hề hạnh phúc, bởi hạnh phúc
thực sự của con người là ở trần thế, được chung sống, được hưởng không khí
đầm ấm của gia đình. Nhưng điều ấy đối với nàng mãi mãi không thể làm được
nữa. Thân ở thủy cung, lòng lại một mực hướng về dương gian, nơi có chồng,
có con khiến cho nỗi bất hạnh của nàng càng được đậm tô hơn nữa. Vũ Nương
là tiêu biểu cho phận bạc của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công,
tàn bạo, nặng nề lễ giáo phong kiến.
Ngoài nhân vật Vũ Nương, ta cũng không thể quên một Trương Sinh hồ đồ đã
đẩy người đầu gối tay ấp với mình đến chỗ chết. Trương Sinh là con nhà trọc
phú, ít học, tính tình cục cằn, hay ghen. Cũng bởi do ít học nên khi chiến tranh
xảy ra anh ta là người đầu tiên trong danh sách đi lính. Cũng bởi tính đa nghi,
hay ghen đã làm cho Trương Sinh mờ mắt, chỉ nghe lời từ đứa con ngây thơ
không chịu nghe lời phân trần của vợ.
Chính Trương Sinh là người đã trực tiếp đẩy Vũ Nương phải tìm đến cái chết.
Khi hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn màng. Trương Sinh phải ôm nỗi ân
hận, nỗi đau trong suốt phần đời còn lại. Trương Sinh chính là đại diện tiêu biểu
cho những người đàn ông vũ phu, những lễ giáo phong kiến hà khắc đã đẩy
người phụ nữ rơi vào bi kịch.
Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, chi tiết mang tính thắt
nút, đẩy câu chuyện lên cao trào, đỉnh điểm: cái bóng là mấu chốt của câu 38
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
chuyện, là chi tiết thắt nút cũng như cởi nút cho diễn biến tác phẩm. Nghệ thuật
kể chuyện đặc sắc: dẫn dắt tình huống hợp lí. Kết hợp hài hòa giữa hiện thực và
kì ảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một điểm nhấn, nhân vật được
miêu tả nội tâm khá phong phú. Những yếu tố đó góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Chuyện người con gái Nam Xương thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân đạo. Tác
phẩm là tiếng nói cảm thương cho số phận những người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Đồng thời cũng lên án tố cáo xã hội nam quyền và chiến tranh phi
nghĩa đã tước đoạt hạnh phúc và đẩy con người đến bước đường cùng.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 9
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia đúng như nhận định của
Nguyễn Du. Người phụ nữ dù được sinh ra trong gia đình thuộc thành phần giai
cấp nào, dù tốt đẹp nết na cũng đều cùng chung số phận “bạc mệnh” như nhau.
Số phận hẩm hiu đáng thương ấy đã được các nhà văn phản ánh lại trong tác phẩm của mình.
Có lẽ tiêu biểu nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, một
tác phẩm nổi tiếng của thế kỉ XVI (Trong tập Truyền kì mạn lục). Đây là một
tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt và đã gây được cảm xúc trong lòng
người đọc ở mọi thế hệ.
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc.
Xã hội thời ấy là một xã hội loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên đã làm cho
cuộc sống của người dân thật điêu linh khốn khổ. Vì vậy mà họ rất chán ghét
chiến tranh. Qua buổi tiễn đưa Trương Sinh ra trận, với những lời dặn dò của bà 39
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
mẹ, lời tâm sự của Vũ Nương với chồng, ta cũng thấy được thái độ kinh sợ
chiến tranh của người dân lúc bấy giờ.
Chính chiến tranh đã làm cho vợ phải xa chồng, cha phải xa con... và nó còn là
nguyên nhân gây ra bao nỗi bất hạnh cho người 1 vợ nữa. Trương Sinh đi lính,
Vũ Thị Thiết ở nhà một mực thủy chung với chồng, thay chồng gánh vác hết
mọi công việc gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, lo toan mọi công việc
trước sau. Mẹ chồng bệnh lo thuốc thang, mẹ mất lo ma chay, cúng tế đàng hoàng.
Vậy mà khi chồng trở về, nàng chưa được vui sum họp lại gặp tai họa bất ngờ.
Bởi anh chồng thất học lại có tính đa nghi, ghen tuông mù quáng chỉ nghe theo
lời đứa trẻ ngây thơ không biết xét suy đã vội nghi oan cho vợ. Chỉ vì “cái
bóng” vô hình mà Vũ Nương bị mắc oan. Nỗi oan động đất trời lại không thể
giãi bày được cùng ai. Bởi cái lễ giáo phong kiến, cái thế lực nam quyền không
cho phép người phụ nữ được lên tiếng minh oan. Họ không có một quyền hành
gì cả, không được ai bênh vực hay chở che. Cuối cùng nàng phải mang mối oan
tình xuống dòng nước bạc.
Số phận của người phụ nừ trong xã hội phong kiến là như thế đó! Sợi dây lễ
giáo trói buộc người phụ nữ, họ phải mang số phận “bạc mệnh” đến hết cuộc
đời. Thậm chí khi được giải oan, dẫu Vũ Nương rất thương nhớ chồng con
nhưng cũng không thể nào trở lại cõi trần được vì nơi đó luôn gieo tai họa cho
người phụ nữ. Đây là một chi tiết mang giá trị tố cáo cao.
Nó khẳng định được bản chất xấu xa của xã hội phong kiến, một nhà tù giam
hãm cuộc đời của người phụ nữ suốt bao thế kỉ. Cả tác phẩm là một bức tranh
hiện thực sinh động phản ánh được thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội xưa kia. 40
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Đằng sau nỗi khổ của Vũ Nương, ta còn thấy tấm lòng nhân đạo đáng quý của
nhà văn. Xuất phát từ tấm lòng yêu thương trân trọng người phụ nữ, Nguyễn Dữ
tập trung ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người con gái Nam Xương: đảm đang,
hiếu nghĩa, thủy chung. Khi chồng đi lính, nàng một mình làm hết cả vai trò của
chồng lẫn vợ không một chút than vãn: nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.
Nàng luôn giữ trọn đạo hiếu đối với cha mẹ, phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ
ruột. Đối với chồng, trước sau nàng vẫn giữ trọn nghĩa tình. Biết chồng vốn tính
đa nghi, “nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải
đến bất hòa”. Khi bị chồng nghi oan, không thể giãi bày được, nàng đã lấy cái
chết để chứng thực nghĩa tình của mình.
Lời nguyện thề của Vũ Nương trước khi chết cũng chứng tỏ được tấm lòng
trong trắng, thủy chung của nàng. “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn
lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược
bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin
làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Vũ Nương tin ở
tấm lòng thủy chung trong trắng của mình nên sau khi chết đã được như lời nguyền.
Tiết nghĩa của người con gái Nam Xương như thế! Câu chuyện càng thương
tâm, tấm lòng nàng lại càng sáng tỏ. Vũ Thị Thiết là hiện thân của tâm hồn cao
đẹp. Trong lòng nàng như không hề gợn một mảy may vẩn đục nào ngoài lòng
yêu thương chồng, thương con. Tinh thần nhân đạo của tác phẩm còn bộc lộ rõ
rệt trong việc phản ánh nỗi oan của Vũ Nương. Trong khi chế độ phong kiến coi
thường quyền sống của người phụ nữ, không hề quan tâm đến nỗi khổ của họ,
nguyện vọng của họ, thì truyện ngắn này đã đề cập tới nỗi khổ ấy, xót thương đến nỗi oan ấy.
Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ còn đề cao một khát vọng của họ: được tôn trọng. Sau
khi vợ chết không chỉ chàng Trương hiểu ra nỗi oan của nàng và lập đàn giải 41
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
oan, mà tấm lòng trong sáng thủy chung ấy, nỗi khổ ấy còn cảm động đến thần
linh. Hình ảnh “Vũ Nương ngồi kiệu hoa, theo sau đó có hơn năm mươi chiếc
xe, cờ tán võng lọng rực rỡ” thật là đẹp đẽ. Đó là phần thưởng, là niềm an ủi
cho nàng. Đồng thời nó cũng thể hiện được ước mơ của tác giả, của nhân dân ta ngày xưa.
Bên cạnh đó, truyện còn có nhiều thành công về mặt nghệ thuật.
Đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện giàu kịch tính. Những chỗ thắt nút, mở nút,
bất ngờ mà vẫn hợp lí. Người đọc bất ngờ vì những câu nói ngây thơ của đứa trẻ
lần đầu gặp cha, sửng sốt và thương tâm trước cái chết của người vợ, càng bàng
hoàng khi đọc đến chi tiết: đứa con chỉ bóng cha in trên vách mà nói: “Cha Đản
lại đến kia kìa!”. Thì ra nguyên nhân nỗi đau khổ, nỗi oan ức của một con
người, sự tan nát của một gia đình chỉ vì một “cái bóng” qua lời nói của trẻ thơ.
Chính chi tiết đó làm nỗi oan nổi rõ lên với tất cả cái bi thảm của nó.
Các nhân vật trong truyện tuy chưa thật sự có cá tính rõ rệt nhưng cũng biểu
hiện được với một vài đặc điểm khá sắc sảo: đứa trẻ thì vô tư, người vợ thảo
hiền thủy chung cam chịu, người chồng vừa nóng nảy hay ghen lại vừa cả tin
nhẹ dạ. Truyện lại kết hợp chất hiện thực với những yếu tố hoang đường kì diệu
gây hứng thú cho người đọc.
Tuy nhiên do được viết bằng chữ Hán, với những cách diễn đạt bóng bẩy và ít
nhiều công thức, ngôn ngữ của truyện còn gây cho ta cảm giác thiếu tự nhiên ta
chưa biết được thực sự lời nói của cha ông ta ngày ấy. Nhưng dẫu sao, đây cũng
là một truyện ngắn đầu tiên của văn học Việt Nam có những thành công sắc sảo.
Tóm lại, Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện tình đầy oan
khuất. Qua truyện, ta hiểu được sự bất công phi lí của xã hội phong kiến đã đem
đến nỗi đau khổ cho người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI
làm sáng ngời phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Dẫu đã trải qua 42
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
nhiều thế kỉ, nhưng thời gian vẫn không làm giảm đi giá trị của tác phẩm văn
học đặc sắc này. Tác phẩm là một trong những viên đá đầu tiên đã góp phần xây
dựng nên ngôi nhà lớn văn xuôi Việt Nam.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 10
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện được trích từ
tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ do ông sưu tầm và sáng tác lại dựa trên
cốt truyện “Vợ chàng Trương”. Ông vốn là người tỉnh Hải Dương, là học trò
của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống ở đầu thế khỉ XVI. Ông học
rộng, tài cao nhưng lại xin nghỉ để về nhà để viết sách. “Chuyện người con gái
Nam Xương” cũng là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Dữ.
Qua truyện ngắn, truyện là những lời ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương. Ngay từ đầu tác
phẩm, Nguyễn Dữ đã dành hết lời ngợi ca nhân vật Vũ Nương - là một cô gái tài
đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, đã thế “tính đã thùy mị nết na lại
thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương
đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao
quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương
vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm
lạng vàng cưới về”, điều này thể hiện Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, để
cho Trương Sinh phải trân trọng. Không chỉ đẹp người, nàng còn đẹp nết, là
người vợ chung thuỷ, hết mực thương yêu chồng. Lúc mới kết duyên với
Trương Sinh, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng
có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ
gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Rõ ràng phải là
người vợ khéo léo, hết mực thương yêu, chăm sóc gia đình thì Vũ Nương mới
có thể làm như vậy. Rồi khi Trương Sinh đi lính, hạnh phúc chồng vợ sum vầy
chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên 43
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật
chân tình, cảm động làm cho "mọi người đều ứa hai hàng lệ". Như những phu
nhân khác chỉ mong chồng có công danh còn nàng chẳng cầu mong chồng đeo
ấn phong hầu mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong
nhớ, lo lắng, sự đồng cảm, chia sẻ của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở
chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho
người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi.
Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con thế nhưng
nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan. Rồi
đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan.
Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: "Thiếp vốn con kẻ
khó ... mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp".Nàng nhẹ nhàng, khuyên
nhủ, hết sức van lơn, phân trần cùng mọi lí lẽ để thuyết phục chồng. Dù họ hàng,
làng xóm đều bênh vực nhưng bản tính Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ
Vũ Nương đành thống thiết, đành dùng cái chết để minh oan. Số phận oan trái,
đắng cay của nàng còn được thể hiện trong chi tiết mang vẻ đẹp lung linh, kì ảo
nơi khói sóng Trường Giang. Cái vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy đến đâu cũng không
thể khỏa lấp được sự thật là nàng ẩn mình ở chốn không có thực, rồi khói hương
của đàn tràng giải oan dẫu có nghi ngút khói sương cũng không xoá nhoà được
khoảng cách âm dương đôi ngả, vợ chồng chia lìa, mẹ con xa cách.
Truyện có sự đan xen của các yếu tố hoang đường kì ảo và những chi tiết có
thật làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Cách xây dựng truyện với tình tiết độc đáo,
đẩy mâu thuẫn lên cao trào, rồi lại giải quyết cách hợp lí, các yếu tố tự sự, miêu
tả biểu cảm kết hợp hài hoà.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 11
Theo mọi thứ theo thời gian sẽ bị bào mòn và băng hoại. Chỉ có duy nhất nghệ
thuật, mình nó không thừa nhận cái chết. Có những tác phẩm dù trải qua bao 44
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
nhiêu thế kỉ, qua sự thách thức của dòng đời, nó vẫn còn nguyên sức sống của
mình. “Chuyện người con gái Nam Xương” là một câu chuyện như thế.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong
“Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây
bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ
chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo
nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua
câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã thể
hiện giá trị hiện thực và cảm hứng nhân đạo sâu sắc.
Trước hết. “Chuyện người con gái Nam Xương” là bản án đanh thép tố cáo xã
hội phong kiến nam quyền, bất công bấy giờ qua số phận bi kịch của Vũ Nương
cũng như sự độc đoán của nhân vật Trương Sinh. Ngay khi bắt đầu, Vũ Nương
đã phải chịu một tình duyên ngang trái. Nàng- người con gái thùy mị, nết na, tư
dung tốt đẹp lại phải lấy Trương Sinh- một kẻ thất học, rất đa nghi, với vợ
thường phòng ngừa quá sức. Cuộc tình duyên ấy đã chứa đựng mầm mống của của mâu thuẫn.
Lấy chồng chưa được bao lâu, Vũ Nương lại phải sống trong cảnh chờ đợi vất
vả. Vợ chồng phải chia phôi vì “động việc lửa binh”. Cảnh nàng tiễn chồng đi
lính thật ái ngại, xót xa: nàng rót chén rượu đầy mà ứa hai hàng lệ. Rồi khi
chồng đi lính, nàng phải sống vò võ một mình ngóng trông tin chồng. Nàng thay
chồng lo toan gánh vác công việc gia đình: nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc, phụng
dưỡng mẹ già lúc ốm đau, ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất. Ái ngại
thay cho nàng, sau khi mẹ chồng mất, trong căn nhà trống vắng cô đơn, chỉ có
người vợ trẻ và đứa con thơ dại.
Hơn nữa, người phụ nữ ấy còn phải chịu nỗi oan và cái chết thương tâm. Chỉ vì
một lời nói của đứa con nhỏ mà Trương Sinh đã đinh ninh vợ mình hư hỏng,
một mực mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Hỏi nguyên cớ thì Trương Sinh giấu, 45
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
nàng hết lời minh oan nhưng chồng không nghe, bà con làng xóm biện minh
cho nàng cũng chẳng ích gì. Nàng bị chồng đẩy vào bi kịch: “người vợ mất nết
hư thân”, dồn đẩy nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Nhưng chỉ trong một
thời gian ngắn sau, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ thì “việc đã trót qua
rồi”. Người đọc chỉ biết ngậm ngùi thở dài xót thương cho người phụ nữ bạc mệnh.
Vũ Nương còn phải chịu nỗi oan cách trở. Sống dưới thủy cung, cuộc sống đầy
đủ, xứng đáng với nàng nhưng đó không phải cuộc sống nàng mong ước. Nàng
vẫn khao khát cuộc sống gia đình, quê hương. Việc nàng trở về nhưng không
thể trở về trần gian được nữa, âm dương cách biệt, nàng không còn được làm vợ, làm mẹ nữa.
Còn nhân vật Trương Sinh được xây dựng là con nhà hào phú nhưng thất học và
rất đa nghi. Chính lòng ghen tuông mù quáng, cách cư xử hồ đồ, Trương Sinh
đã đẩy vợ mình đến cái chết oan nghiệt. Bi kịch của Vũ Nương tiêu biểu cho bi
kịch của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: số phận nhỏ bé,
không có tiếng nói và cũng không được quyền quyết định số phận cuộc đời mình.
Trương Sinh chính là sản phẩm của xã hội phong kiến bất công với thói gia
trưởng độc đoán, với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ đến với
bi kịch. Qua đó chính là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, cổ hủ với những
định kiến xã hội, với cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan nát bao gia đình, cuộc đời.
Nhưng đằng sau sự xót xa, phẫn uất trước chế độ phong kiến lại là thái độ trân
trọng, là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ dành cho con người. Tác giả thể
hiện sự trân trọng, ngợi ca cho vẻ đẹp của người phụ nữ: Vũ Nương. Vũ Nương
là người con gái đẹp người đẹp nết. Ngay phần đầu giới thiệu, tác giả đã dùng 46
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
những từ ngợi ca để dành riêng cho nàng. Vì vậy mà Trương Sinh mới xin với
mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
Nàng còn là người vợ thủy chung. Trong cuộc sống gia đình, nàng luôn giữ gìn
khuôn phép. Dù chồng có tính đa nghi nhưng gia đình chưa từng đến thất hòa.
Trong buổi tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Với nàng,
mọi vinh hoa phú quý không có nghĩa lí bằng hạnh phúc gia đình. Nàng còn
cảm thông với những gian khổ hiểm nguy mà chồng phải trải qua nơi chiến trận,
đồng thời bày tỏ nỗi nhớ nhung của mình.
Khi chồng đi lính, nàng luôn hướng về chồng, nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng.
Khi bị chồng nghi oan, nàng đã hết lời phân trần: dùng thân phận, tấm lòng. Nỗi
đau đớn tuyệt vọng khi hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Nàng đã tìm
đủ mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình, để minh oan cho mình. Hành động
nhảy xuống sông tự vẫn để tỏ rõ với đời người phụ nữ đoan trang, giữ tiết, trinh bạch, gìn lòng.
Sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn hướng về gia đình, quê hương. Việc nàng
trở về để được minh oan nhưng nàng không trở về được nữa để giữ mãi lòng
thủy chung với Linh Phi- người đã cưu mang nàng. Hơn nữa, Vũ Nương còn là
một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo.
Nàng đảm đang, lo toan mọi công việc gia đình khi chồng đi vắng. Lời trăng
trối của người mẹ chồng là sự ghi nhận cao nhất cho phẩm hạnh làm dâu, làm
con của nàng: bà cảm ơn công lao của nàng với gia đình nhà chồng, bà cầu
mong đứa con của mình sẽ được hạnh phúc: “xanh kia quyết chẳng phụ con
cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Có thể nói, Vũ Nương là người phụ nữ lí tưởng, ở nàng xuất hiện cả ba con
người: người vợ thủy chung, người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo. Tất cả
đều hoàn hảo, sáng tỏ đến mức tuyệt vời. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người 47
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
phụ nữ, vốn không được coi trọng trong xã hội chính là giá trị nhân văn của tác
phẩm. Đặc biệt, tác giả còn sáng tạo so với cổ tích khi để Vũ Nương có thể trở về để minh oan.
Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của
người nông dân, rằng cuộc đời này vẫn còn công lí, người tốt dù chịu oan khuất
rồi cũng sẽ được trả lại sự trong sạch, cái thiện rồi cũng sẽ chiến thắng. Cũng
chính vì vậy mà tác phẩm vơi đi phần nào sự bi thương, đau đớn để đánh thức
trong người đọc niềm tin, lạc quan hướng về tương lai.
Ngoài những giá trị nội dung sâu sắc, tác phẩm còn có những thành tựu nghệ
thuật đặc sắc. Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận nhân vật đều xoay quanh
chi tiết chiếc bóng. Nó không xuất hiện ngay từ đầu nhưng là yếu tố để câu
chuyện lên đến cao trào và cũng nó để cởi nút cho câu chuyện.
Nhờ cách sắp xếp tình huống mà câu chuyện trở nên bất ngờ, hồi hộp, căng
thẳng. Cùng với đó là nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình, đại diện cho
những đặc điểm tầng lớp và số phận con người trong xã hội. Giọng văn cùng
những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tuy có ước lệ nhưng vẫn sinh động, chân thực và hài hòa.
Như vậy, “Chuyện người con gái Nam Xương” là tiếng nói lên án, tố cáo xã hội
phong kiến bất công, vô lí. Đồng thời lên tiếng nói thương cảm, ngợi ca với vẻ
đẹp con người, niềm tin vào công bằng và công lí xã hội. Tấm lòng đau đáu của
Nguyễn Dữ nhìn vào thực tại và dành cho con người đã khởi nguồn cho tiếng
nói nhân đạo của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, ... sau này.
Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm đẫm cảm hứng nhân văn, mở ra
cho chúng ta biết bao nhiêu bài học về tình người, về cuộc sống. Đây là một áng
“thiên cổ kì bút” đáng tìm hiểu và suy ngẫm. 48
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 12
Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò
giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn
xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang
đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả.
Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. "Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê
phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả.
"Chuyện người con gái Nam Xương" trích trong "Truyền kì mạn lục" ghi lại
cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương thuộc tỉnh Nam Hà ngày nay.
Vũ Nương là một người đàn bà nhan sắc và đức hạnh "có tư dung tốt đẹp" tính
tình "thuỳ mị nết na". Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về, sum
họp gia thất. Thời buổi chiến tranh loạn lạc, chồng phải đi lính đánh giặc Chiêm.
Vũ Nương ở nhà lo bề gia thất. Phụng dưỡng mẹ già nuôi dạy con trẻ, đạo dâu
con, nghĩa vợ chồng, tình mẹ con, nàng giữ trọn vẹn, chu tất. Khi mẹ chồng già
yếu qua đời, một mình nàng lo việc tang ma, phận dâu con giữ tròn đạo hiếu. Có
thể nói Vũ Nương là một người đàn bà có phẩm chất tốt đẹp, đáng được trân
trọng ngợi ca. Ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng không hề
mơ tưởng "đeo ấn phong hầu", chỉ mong ngày đoàn tụ, chồng trở về "được hai chữ bình yên".
Cũng như số đông người phụ nữ ngày xưa. Cuộc đời của Vũ Nương là những
trang buồn đầy nước mắt. Năm tháng trôi qua, giặc tan, Trương Sinh trở về, con
thơ vừa học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ.
Nhưng rồi chuyện "cãi bóng" từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh
ngờ vực, "đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có ý gỡ ra 49
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
được". Vốn tính hay ghen, lại gia trưởng, vũ phu, ít được học hành, Trương
Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói. Trương Sinh đã
"mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên
can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính vì chồng và con - những người thân yêu
nhất của Vũ Nương đã xô đẩy nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn
lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng
chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng... Vũ Nương chỉ có một con đường để bảo toàn
danh tiết: nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để làm sáng ngời "ngọc Mị
Nương ", toả hương "cỏ Ngu Mĩ".
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 13
Truyện “Người con gái Nam Xương” là một tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ
viết lại dựa trên câu chuyện được lưu truyền thông dân gian. Tác giả Nguyễn
Dữ muốn mượn câu chuyện này để tố cáo tội ác của chế độ xã hội “Trọng nam
khinh nữ” coi trọng người đàn ông trong xã hội, còn người phụ nữ chịu nhiều
oan ức thiệt thòi cay đắng.
Đồng thời, thông qua truyện này tác giả cũng muốn tố cáo tội ác của những
cuộc chiến tranh phi nghĩa gieo tang thương lên nhiều gia đình.
Truyện được xoay quanh cái chết của người con gái đất Nam Xương tên thật là
Vũ Thị Thiết thường được gọi là Vũ Nương. Vũ Thị Thiết vốn là cô gái xinh
đẹp, nết na, nổi tiếng ngoan hiền đảm đang trong làng.
Một ngày, khi tuổi vừa tròn đôi chín, Vũ Thị Thiết được cha mẹ hai bên và bà
mai làm mối kết tóc se duyên với anh chàng Trương Sinh ở làng bên với giá một trăm lượng vàng.
Từ đó, Vũ Thị Thiết về nhà chồng làm dâu làm v có tên là Vũ Nương. Vũ
Nương là người vợ hiền dâu thảo, chăm sóc chồng và mẹ chồng chu đáo, lo vun 50
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
vén nhà cửa sau trước chu toàn. Cuộc sống vợ chồng giữa Vũ Nương và Trương
Sinh cũng êm ả trôi đi, cho tới khi Vũ Nương mang thai, thì Trương Sinh theo
lệnh của quan lớn phải lên đường tòng quân lên đường đi đánh giặc.
Vũ Nương tiễn biệt chồng trong nước mắt, hai vợ chồng vô cùng bịn rịn chia
tay. Những ngày tháng xa chồng Vũ Nương buồn lắm. Nhưng cô vẫn chăm sóc
mẹ chồng, nuôi con thơ chu đáo, chung thủy chờ chồng. Nhưng Trương Sinh đi
được một thời gian mẹ chồng của Vũ Nương vì thương nhớ, lo lắng cho con trai
mà lâm bệnh nặng, dù Vũ Nương hết học chạy chữa, thuốc thang nhưng bà
không qua khỏi lìa đời.
Vũ Nương đau xót vô cùng, cô làm ma, chôn chất mẹ chồng mồ yên mả đẹp vô
cùng chu đáo. Rồi một mình vò võ nuôi con chờ chồng trở về đoàn tụ. Những
ngày tháng một mình với con trai ngây thơ Vũ Nương buồn và cô đơn lắm, nên
cô thường chỉ bóng mình trên chiếc vách mà nói với con trai nhỏ rằng cha con
đó. Thằng bé khờ khạo không biết gì nó tưởng chiếc bóng mẹ nó chính là cha mình thật.
Nên khi chiến tranh kết thúc, ngày Trương Sinh trở về đã tới, Vũ Nương vô
cùng mừng rỡ. Nhưng vừa về tới nhà nghe tin mẹ qua đời Trương Sinh vô cùng
đau xót, anh gào khóc rất nhiều, rồi anh bế đứa con trai đi thăm mộ mẹ. Nhưng
thằng bé không chịu trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận Trương
Sinh làm cha. Nó bảo ông không phải là cha tôi, cha tôi đêm nào cũng tới.
Trương Sinh nổi điên, máu ghen dâng lên sôi sục, anh ta trở về nhà mắng nhiếc,
sỉ nhục Vũ Nương, không cho Vũ Nương có cơ hội thanh minh. Trương Sinh
xua đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mình không cho cô ở trong nhà anh nữa, không nhận cô làm vợ. 51
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Vũ Nương không còn cách nào cách nào khác, quá tủi nhục ê chề, với nỗi oan
khuất lớn lao Vũ Nương đã khấn trời cao rồi nhảy xuống sông Nhị Hà tự vẫn
kết liễu đời mình trong oan khuất.
Tuy nhiên, nỗi oan của Vũ Nương được trời phật chứng giám nên đã được tiên
đưa về Thủy Cung sinh sống với bà Linh Phi vợ vua Thủy Tề.
Rồi tình cờ cô gặp lại người chuyên kéo lưới trong làng cũ của mình tên là Phan
Lang, Vũ Nương đã nhờ Phan Lang nhắn với Trương Sinh rằng, Vũ Nương chết
oan hồn không siêu thoát nhờ Trương Sinh lập đàn cầu siêu cho nàng hóa kiếp đầu thai.
Nói về Trương Sinh sau khi Vũ Nương chết một thời gian, một đêm nhìn thấy
bóng Trương Sinh trên vách nhà đứa con trai đã mừng rỡ kêu lên rằng “Cha con
đó”. Lúc này, Trương Sinh đã biết mình vu oan cho vợ nên vô cùng hối hận
nhưng đã quá muộn màng. Nên khi nghe Phan Lang nói ý nguyện của Vũ
Nương, Trương Sinh lập tức đồng ý, anh lập đàn cầu siêu cho Vũ Nương.
Trên sông Nhị Hà trong làn sương khói mờ ảo Trương Sinh nhìn thấy một kiệu
hoa, võng lọng, vô cùng cao quý, trong kiệu hoa đó chính là Vũ Nương, Trương
Sinh gọi to nhưng chiếc kiệu hoa biến mất.
Hồn Vũ Nương được siêu thoát đầu thai làm tiên sống hạnh phúc trọn đời, còn
Trương Sinh thì chịu nhiều day dứt trong cuộc sống của mình nơi trần gian vì
đã quá nóng nảy không tin vào người vợ tào kha dẫn tới cái chết của nàng.
Người con gái Nam Xương được tác giả Nguyễn Dữ phản ánh trong câu chuyện
chính là hiện thực phũ phàng của xã hội phong kiến thối nát. Coi trọng trinh tiết,
đức hạnh của người phụ nữ một cách mù quáng tới nỗi người phụ nữ chịu oan khuất mà lìa đời. 52
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Một xã hội trọng nam khinh nữ, nam giới có quyền hành vô cùng lớn có thể
cưới năm thê bảy thiếp cũng chẳng làm sao, còn người con gái cả cuộc đời chỉ
được tuân lệnh, phục vụ, chung thủy với một người đàn ông. Dù người đàn ông
ấy có gia trưởng, vũ phu, tệ bạc thì vẫn phải nhẫn nhịn cay đắng sống hết kiếp người.
Thông qua câu chuyện của nàng Vũ Nương tác giả thể hiện giá trị nhân văn
nhân đạo của mình khi cảm thông trước số phận của người phụ nữ phong kiến,
xinh đẹp, đoan trang, đức hạnh nhưng chịu nhiều cay đắng thiệt thòi trong cuộc sống.
Kết thúc của truyện nói lên mong ước của tác giả Nguyễn Dữ cũng như người
dân thời xưa mong muốn có thế giới thần tiên, có thể cứu vớt những người hiền
thì gặp hạnh phúc được hưởng sung sướng. Còn ai làm sai thì phải chịu ân hận,
cay đắng, thậm chí là quả báo.
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 14
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỷ
XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Truyện
"Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyện hay trong tác phẩm đó được
trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh
Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung
thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở
phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ
nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng
trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh
Phi (vợ vua biển) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị 53
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện
trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng
ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của
người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có
tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn
khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay
ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng. Lời của nàng
thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người
chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người
chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ ... làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.
Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, "cách biệt
ba năm, giữ gìn một tiết", mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi "mỗi khi
thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời
không thể nào ngăn được". Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận
tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời.
Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi
oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: "Thiếp vốn con
kẻ khó ... mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp". Nàng đã nói đến thân
phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm
cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng, làng
xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ
Nương thống thiết: "Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng ... đâu có thể lên núi vọng 54
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
phu kia nữa!". Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ
đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hóa đá....
Tuyệt vọng vì phải gánh chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu
chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời
khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết,
trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ
Nga Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi
cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ
nhổ ..." lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi cảnh ngộ
bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng dám.
Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc,
nghĩ đến câu "ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam" rồi hiện về trên
dòng nước cho thỏa lòng nhớ chồng, con.
Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng,
truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam -
một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực
hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng
vun đắp hạnh phúc gia đình, .... lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải
chết một cách oan uổng, đau đớn.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực
nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ "nam quyền", coi rẻ
thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông của chồng, thói hung
bạo, gia trưởng của chồng đã làm khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp
vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng 55
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
"nam quyền", hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng
ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua
đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ
kích động tính hay ghen của Trương Sinh: "trước đây, thường có một người đàn
ông đêm nào cũng đến..."
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy.
Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần
của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ
ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ
và hành động của Trương Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một
thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt
trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu
nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm.
Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất
hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong "Truyện
Kiều'' của Nguyễn Du, người cung nữ trong "cung oán ngâm khúc" của Nguyễn
Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương, ...
Phải nhận thấy rõ ràng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ
đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những
đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút
thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với
tất cả nét thảm khốc. 56
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
"Thắt nút" truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của
trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu
óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc
của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiến phá nát cuộc đời của một người con
gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông.
"Gỡ nút" cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của
chàng Trương trên vách: "cha Đản lại đến kia kìa") thì bao nhiêu oan gây thảm
kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp
xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa diễn
biến tâm lí và tính cách nhân vật; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng
trải; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí,
có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà.
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn "gỡ nút" truyện, chàng Trương Sinh tỉnh
ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ
Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích
"Vợ chàng Trương", Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện
lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn
của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của
nhân dân là "ở hiền gặp lành", người tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có hậu.
Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con
rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện
về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có thực
nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo. 57
Văn mẫu lớp 9: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì
không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ
Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê
hương mà không thể trở về được.
Truyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong
xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng
thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt
đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc
với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hội của thời đại mới.
Những nhận định hay về Chuyện người con gái Nam Xương
1. Nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết
là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương
như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đóa phù dung sớm nở, tối tàn.
2. Là một áng Thiên Cổ Kỳ Bút.
3. Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của
người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp
truyền thống đáng quý của họ.
4. Là một áng văn hay của một bậc đại gia.
5. Là đỉnh cao của sự sáng tạo nghệ thuật và chứa đựng giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo lớn lao.
6. Là một đỉnh cao, một tác phẩm kiệt xuất của Văn Học Trung Đại nói riêng và
văn học dân tộc nói chung 58