Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng trong khoảng thời gian nhất định | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương mại
Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng trong khoảng thời gian nhất định | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN
Kinh tế vi mô I
Đề bài :
“Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng
trong khoảng thời gian nhất định.” Nhóm: 1
Mã lớp học phần: 2289MIEC0111
Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Lệ
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG II ........................................................................................................ 7
DIỄN BIẾN THỰC TRẠNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ........ 7
CHƯƠNG II: CUNG- CẦU THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM ...... 11
2.1. CẦU THỊ TRƯỜNG CỦA XĂNG DẦU .......................................................................... 11
2.1.1. Khái quát về cầu thị trường của xăng dầu ...................................... 11
2.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu ............................................................. 12
2.2. CUNG THỊ TRƯỜNG CỦA XĂNG DẦU ....................................................................... 17
2.2.1. Khái quát về cung thị trường của xăng dầu: ................................... 17
2.2.2 Các yếu tố tác động đến cung ............................................................ 18
DIỄN BIẾN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG XĂNG RON 95 .................................. 22
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................... 23
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
. ........................................................................................................................... 27
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đời sống xã hội được cải tiến, hiện đại như ngày hôm nay chính là nhờ sự
đóng góp to lớn của yếu tố lao động sản xuất. Lịch sử phát triển của nhân loài
gắn liền với quá trình lao động sản xuất, nhờ đó mà con người mới có thể đưa
xã hội lên một tầm cao mới, xuất hiện nhiều nền văn minh mới, khám phá khai
thác được nhiều nguồn năng lượng mới cho cuộc sống. Đặc biệt là sự xuất hiện
của “dầu mỏ”, một nguồn năng lượng vô cùng cần thiết cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Dầu mỏ được coi là thứ “vàng đen” quý báu của nhân loài, là động lực phát
triển và song hành cùng thế giới trên con đường tiến tới văn minh, song nó
cũng là nguyên nhân gây ra biết bao biến động chính trị. Từ cuối thế kỷ 19 đến
nay, dầu mỏ ít nhiều là tác nhân gây nên những cuộc tranh giành quyền lực,
dẫn đến những cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc
chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20.
Vào đầu những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới, nhất là
ở những nước công nghiệp tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng năng
lượng nghiêm trọng. Từ đó tới nay những biến động về giá dầu đã trở thành
mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Giá dầu tác động tới sự phát triển nền kinh
tế toàn cầu và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào
nguồn tài nguyên quý giá này.
Nước Việt Nam chúng ta cũng không thể tránh khỏi những biến động và
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường dầu mỏ do Việt Nam hiện nay là nước
nhập khẩu 100% các sản phẩm tinh chế từ dầu thô, lệ thuộc nhiều vào các nhà
cung cấp nước ngoài. Giá xăng và nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng
tới nền kinh tế quốc gia và đời sống của người dân.
Mặc dù cho đến nay đã không ít đề tài, bài luận nghiên cứu về vấn đề này,
tuy nhiên việc nghiên cứu một cách tổng quan về thực trạng cung, cầu và giá
cả thị trường của xăng dầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng từ đó
rút ra những bài học và đề xuất những giải pháp, chính sách giúp cho các
doanh nghiệp cũng như Nhà nước nắm bắt được tình hình vẫn là nhu cầu cấp
thiết. Vì vậy nhóm 1 chúng em đã chọn đề tài “Phân tích cung, cầu và giá cả
thị trường của xăng dầu” để làm bài thảo luận.
2. Đối tượng và phạm vi của đề tài: 3
- Về đối tượng: Báo cáo sẽ tập trung nghiên cứu về thị trường xăng RON 95
của thế giới và Việt Nam thời gian gần đây và các yếu tố gây ra sự biến động
trên thị trường này; tác động của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế của
thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng; ảnh hưởng của sự biến động giá
cả xăng dầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
người tiêu dùng, chỉ số CPI,...
- Về phạm vi nghiên cứu: Do kiến thức và thời gian có hạn nên báo cáo của
chúng em phân tích, đánh giá cung, cầu và giá cả thị trường của loại xăng
RON 95 trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến đầu năm 2022.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bản báo cáo sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê - so sánh,
v.v... và dựa trên cơ sở tham khảo những tư liệu thu thập được trên sách báo,
mạng Internet, các tài liệu hội thảo có liên quan đến việc biến động của thị
trường xăng dầu thời gian qua để phục vụ mục đích nghiên cứu.
5. Nội dung bản báo cáo
Bản báo cáo của nhóm chúng em gồm 3 chương chính:
+ Chương 1: Tổng quan về thị trường xăng dầu thế giới từ 2019 đến nay
+ Chương 2: Thực trạng thị trường xăng dầu ở Việt Nam
+ Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót do chưa có
kinh nghiệm làm đề tài thảo luận, vì vậy chúng em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ cô để bản báo cáo của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG II:
DIỄN BIẾN THỰC TRẠNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Theo như báo cáo “Triển vọng Năng lượng ngắn hạn” tháng 3/2022 của Cơ
quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ - EIA (Hình 1), sản xuất và tiêu thụ
dầu thô của thế giới năm 2019 tương đối cân bằng. Từ tháng 1 đến 5/2020, đại
dịch COVID-19 khiến cho tiêu thụ xăng dầu của thế giới giảm rất mạnh, trong
khi khai thác dầu thô cũng giảm theo nhưng không thể giảm quá mức nên lượng
dầu thô phải đưa vào tồn trữ rất lớn (bình quân từ tháng 1 – 5/2020 thế giới phải
đưa vào kho tồn trữ 6,85 triệu thùng/ngày, trong đó riêng tháng 4/2020 phải đưa
vào kho tồn trữ 17,13 triệu thùng/ngày).
Từ tháng 6/2020 đến nay, khi hoạt động phòng chống dịch COVID-19 của thế
giới ngày càng có dấu hiệu tốt lên, kinh tế - xã hội dần được khôi phục, nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu của thế giới cũng tăng theo, nhưng khai thác dầu thô lại không
thể khôi phục ngay để đáp ứng kịp nhu cầu. Do vậy, lượng dầu thô rút ra từ các
kho tồn trữ thường xuyên ở mức dương (chỉ có tháng 1/2021 là đưa được vào
kho tồn trữ 0,92 triệu thùng/ngày, tính bình quân từ tháng 6/2020 – 2/2022 thế
giới rút ra từ kho tồn trữ 1,75 triệu thùng/ngày). 5
Đặc biệt, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga với Ukraine diễn ra từ ngày
24/02/2022 đã góp phần làm tình trạng mất cân đối cung – cầu dầu thô trên thế
giới càng nặng nề hơn. Để phản đối các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine,
nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine,
một số quốc gia (dẫn đầu là Mỹ, Liên minh châu Âu…) áp dụng nhiều lệnh
trừng phạt nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga (trong đó có các biện pháp như:
Mỹ và Anh cấm nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế từ Nga, loại 1 số
ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT… khiến cho nhiều hoạt động
giao thương giữa Nga với các quốc gia khác bị ngừng trệ). Nga là quốc gia khai
thác và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên thế giới (cuối năm 2021 Nga khai
thác 11,2 triệu thùng/ngày, xuất khẩu khoảng 7,0 triệu thùng /ngày). Các lệnh
trừng phạt đối với Nga càng làm cho cung - cầu năng lượng trên thế giới mất cân đối.
Diễn biến cung – cầu dầu thô trên thị trường thế giới như vậy đã làm cho giá
xăng dầu trên thị trường thế giới và ở Việt Nam biến động (Hình 2, Hình 3 và Bảng 1).
Năm 2020, nguồn cung dầu dư thừa nhiều khiến cho giá dầu giao kỳ hạn
tháng 5/2020 lần đầu tiên trong lịch sử đã giảm xuống mức âm. Giá dầu WTI
vào cuối phiên giao dịch ngày 20/4/2020 đã giảm xuống còn -37,63 USD/thùng
(với số lượng dầu giao dịch rất nhỏ là 600 nghìn thùng, chiếm khoảng 0,57%
lượng dầu tiêu thụ bình quân 1 ngày của toàn thế giới năm 2019). Giá dầu thô
bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas Intermediate tháng 6
4/2020 đã về mức 21,04 USD/thùng (là mức giá bình quân tháng thấp nhất của
giai đoạn từ tháng 3/2002-12/2021)
Tuy nhiên, từ tháng 5/2020, giá dầu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi khi nhu cầu
tiêu thụ dầu tăng trở lại. Kết quả là năm 2021 so với năm 2020 trên thị trường
thế giới, giá dầu thô bình quân của 3 thị trường Brent, Dubai và West Texas
Intermediate tăng 67,41%; giá xăng RON 95 bình quân tăng 71,66%, giá dầu
Diesel bình quân tăng 56,47%...
Ba tháng đầu năm 2022, giá dầu trên thị trường thế giới tăng đột biến là do sự
tác động kép của nguồn cung dầu thiếu hụt so với nhu cầu và mối lo ngại trước
cuộc xung đột vũ trang giữa Nga với Ukraine…
So sánh biến động giá xăng dầu của Việt Nam với thế giới thời gian qua, cho
thấy 3 điểm nổi bật sau:
- Năm 2020 so với năm 2019 giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới
giảm từ 34,41 - 37,74% (Bảng 1), nhưng do ở Việt Nam tăng trích quỹ bình ổn
giá xăng dầu nên giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam chỉ giảm từ 22,23 - 25,55%.
- Năm 2021 so với năm 2020, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới
tăng từ 64,25 - 72,04%, nhưng do ở Việt Nam tăng sử dụng quỹ bình ổn giá
xăng dầu nên giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam chỉ tăng 28,87 - 37,09%. Lý do là
vì năm 2020 liên Bộ Công Thương - Tài chính đã tăng cường trích Quỹ Bình ổn
giá xăng dầu, nhưng lại hạn chế sử dụng quỹ trước hiện tượng giảm khá mạnh
của giá xăng dầu thế giới, cho nên số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam
vào cuối năm 2020 đã tăng khá mạnh so với đầu năm 2020; Ngược lại, năm
2021 liên Bộ Công Thương - Tài chính đã tăng cường sử dụng Quỹ Bình ổn giá
xăng dầu để kiềm chế tăng giá xăng dầu trong nước trước hiện tượng tăng rất 7
mạnh của giá xăng dầu thế giới, cho nên số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Việt
Nam vào cuối năm 2021 đã giảm rất mạnh so với những năm trước.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2020 chênh lệch giữa tổng trích lập với
tổng sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là 6.436 tỷ đồng (trong đó, trích lập là
10.220 tỷ đồng, chi sử dụng là 3.784 tỷ đồng), tức là thực chất đã tính 6.436 tỷ
đồng này vào làm tăng thêm giá bán lẻ xăng dầu; trong khi đó, năm 2021 chênh
lệch giữa tổng trích lập với tổng sử dụng Quỹ là (âm) -8.322 tỷ đồng, tức là thực
chất đã bù lỗ cho bán lẻ xăng dầu 8.322 tỷ đồng. Hoạt động này đã làm cho tổng
số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vào đầu năm 2020 là 2.780 tỷ đồng, vào cuối
năm 2020 tăng lên 9.235 tỷ đồng và vào cuối năm 2021 giảm xuống chỉ còn 899
tỷ đồng, tức là năm 2021 đã sử dụng số tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu số tiền
là 16.658 tỷ đồng (16.658 tỷ = 9.235 tỷ + 8.322 tỷ - 899 tỷ) nhằm kiềm chế tăng
giá xăng dầu trong nước.
- Ba tháng đầu năm 2022 so với năm 2021, giá xăng dầu thành phẩm trên thị
trường thế giới vẫn tăng khá mạnh (từ 58,50 - 79,79%), nhưng do ở Việt Nam,
số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không còn nhiều (nên không có nhiều nguồn
lực tài chính từ quỹ này để bù lỗ cho giá bán lẻ xăng dầu khi muốn giữ ở mức
thấp) nên giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam tăng 36,14 - 48,0% (tức là theo khá
sát với mức tăng của giá thế giới). 8
CHƯƠNG II: CUNG- CẦU THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM
Từ trước tới nay, xăng dầu là sản phẩm có vai trò thiết yếu trong tất cả các
lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi
sản phẩm hàng hoá dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu. Có thể
nói: Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn
và vai trò của xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng. Xăng dầu là một trong
những mặt hàng nhạy cảm trước những biến động về chính trị và kinh tế trên
thế giới vì vậy yếu tố cung, cầu cũng như giá cả của xăng dầu trên thị trường
đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước và quốc tế.
2.1. Cầu thị trường của xăng dầu
2.1.1. Khái quát về cầu thị trường của xăng dầu
*Biều cầu của xăng dầu trong những năm gần đây: Nguồn: tapchitaichinh.vn 2019 2020 2021 2022 Giá xăng RON 95-III 20,092 15,389 20,730 26,692 (đ/lít) Lượng cầu 31,2 18 20,5 20,6 xăng dầu 9 (triệu )
Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta thấy, giá và lượng cầu có mối quan hệ tỉ
lệ thuận với nhau, các điều kiện khác không đổi. Cụ thể từ năm 2019 đến năm
2020, giá xăng RON 95-III giảm 5,297 (đ/lít) thì lượng cầu giảm 13,2 triệu .
*Hàm cầu của xăng dầu:
- Khi giá xăng là 20,092 đ/lít, lượng cầu là 31,2 triệu
=> 31,2 = a - b×20,092 (1)
Khi giá xăng là 26,692 đ/lít, lượng cầu là 20,6 triệu
=> 20,6 = a - b×26,692 (2) Từ (1) và (2) ta có: *Đồ thị đường cầu:
Đường cầu của xăng dầu là đường dốc xuống về phía phải và có độ dốc âm.
Độ dốc của đường cầu = 1/ = - 1/1,6 = -5/8 = -0,625
2.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu:
Theo quy luật cầu, giả định tất cả các yếu tố khác nhau không đổi, nếu giá của
xăng dầu tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về xăng dầu giảm đi và ngược lại. Tuy
nhiên, điều kiện để các yếu tố ấy không đổi là rất khó, cho nên trên thực tế đôi
lúc giá hàng hóa tăng vẫn kéo theo lượng cầu tăng và ngược lại (biểu cầu của
xăng dầu trong năm 2019-2022). Một số các yếu tố tác động đến cầu:
a. Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố tác động trực tiếp đến cầu, qua đó nó
ảnh hưởng đến khả năng mua của người tiêu dùng. Vì xăng dầu là hàng hóa
thông thường, khi thu nhập của người dân tăng lên thì đòi hỏi mức sống và nhu
cầu mua hàng tăng lên. Theo thống kê, GDP/người toàn cầu năm 2019 ước tính
khoảng 7.000 USD, cuối năm 2019-đầu năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của 10
dịch COVID-19 mà mức thu nhập của người dân giảm đáng kể và bởi giãn cách
xã hội do dịch bệnh nên người dân ít đi lại nên nhu cầu sử dụng các phương tiện
giao thông giảm mạnh, vì thế mà lượng tiêu thụ xăng dầu cũng giảm (lượng cầu
của xăng dầu năm 2019 giảm từ gần 31,2 triệu xuống còn khoảng 18
triệu , giảm tận 42,3% so với năm trước).
b. Số lượng người mua:
Theo Thông cáo báo chí tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019 khoảng
96.2 triệu người và dự kiến trong vòng vài năm tới dân số sẽ tăng cao hơn nữa.
Vì thế, với số lượng người lao động và người có nhu cầu sử dụng xăng làm
nguồn nguyên liệu lớn như vậy sẽ làm cho lượng cầu xăng dầu ở nước ta có xu
hướng tăng cao. Mức tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đang tăng với tốc độ
nhanh từ 16,3 triệu tấn năm 2010 lên 20,5 triệu tấn năm 2021.
c. Giá của hàng hóa liên quan:
Trước áp lực của biến đổi khí hậu, xu hướng “sống xanh” ngày càng được lan
tỏa trên khắp thế giới. Sử dụng nhiên liệu sạch thay thế xăng dầu là một trong
những giải pháp để bảo vệ trái đất, làm giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng đến
môi trường. Chính vì vậy các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch nhận
được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng trong thời gian gần đây. Và xe điện
được xem là tương lai của xu hướng di chuyển trên toàn cầu. Điều này đã góp
phần làm cho cầu về xăng dầu giảm dần.
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, nhiều loại
nhiên liệu sạch được nghiên cứu, sản xuất và nhanh chóng được đưa vào sử
dụng để dần thay thế xăng dầu - một loại nhiên liệu đang ngày càng đắt đỏ và
cạn kiệt. Chẳng hạn như nhiên liệu hydro, ethanol, khí thiên nhiên hóa lỏng
(LNG), khí thiên nhiên CNG, dầu diesel sinh học,... 11
Hiện nay, VinFast tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe điện tại Việt Nam, đã
tung ra thị trường nhiều mẫu xe điện thân thiện với môi trường, được trang bị
nhiều tính năng thông minh, công nghệ an toàn giúp cải thiện công suất hoạt
động, tiết kiệm năng lượng và tối ưu chi phí trong thời điểm giá xăng dầu tăng.
Các dòng ô tô điện như VF e34, VF 8, VF 9 được đánh giá cao không chỉ vì
có thiết kế sang trọng, thời thượng, động cơ mạnh, với khả năng vận hành vượt
trội, mà còn được trang bị pin Lithium - ion cao cấp, có độ bền cao và đặc biệt
thân thiện với môi trường. Bên cạnh ô tô điện, VinFast cũng cho ra mắt các
dòng xe máy điện thế hệ mới như Theon S, Vento S, Klara S 2022, Feliz S cũng
được trang bị pin Lithium, cho phép xe vận hành trên mọi cung đường mà
không phát thải khí độc hại. Ngoài ra còn nhiều dòng xe điện phổ biến trên thị
trường Việt Nam như Vespa, DIBAO, Xmen,... cũng có nhiều tính năng hiện
đại, thân thiện với môi trường với giá cả hợp lí, chi phí thấp hơn xe chạy bằng động cơ. 12 d. Giá cả kỳ vọng:
Nếu người tiêu dùng nghĩ rằng sang năm 2020 giá xăng dầu sẽ tăng mạnh thì
cầu về xăng dầu trong năm 2019 sẽ tăng lên rất nhanh và mạnh. Ngược lại, khi
xăng dầu được người mua trên thế giới tích đủ thì cầu về xăng dầu sẽ giảm đi,
vì thế nên lượng cầu năm 2020 giảm tận 13,2 triệu m3 so với năm 2019, chỉ còn
18 triệu m3 theo như bảng thống kê. Qua đó, chúng ta thấy rằng giá cả kỳ vọng
của người tiêu dùng cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến cầu của xăng dầu.
Như chúng ta đã biết,thời gian gần đây tại thị trường xăng RON 95 của nước ta,
khi người mua biết giá xăng sẽ tăng trong 1 hoặc 2 ngày tới người dân đã đổ
dồn xếp hàng đi mua=> lượng cầu tăng mạnh vào thời điểm này
e. Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng:
Thị hiếu và sở thích là yếu tố tác động không nhỏ đến cầu. Thị hiếu, sở thích
tác động theo tỉ lệ thuận với cầu. Hiện nay, dù giá xăng dầu tăng kỷ lục nhưng
người tiêu dùng vẫn đa số có xu hướng dùng xăng dầu, nhất là xăng RON 95-III
và xăng E5 RON 92-II. Họ chi không ít cho những mặt hàng đó, thậm chí còn 13
mua với số lượng lớn để tích trữ dùng dần thay vì dùng các loại nhiên liệu sạch
hay điện và không dễ gì để thuyết phục họ thay đổi
Thị trường xe toàn cầu từ 2020 tới nay đã trải qua nhiều biến động lớn và đầy
phức tạp, từ ảnh hưởng của COVID-19 tới giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trên
toàn cầu. Xe điện với yếu tố tiết kiệm khi sử dụng lâu dài (một phần không nhỏ
nhờ chi phí sạc thấp hơn đáng kể so với tiền mua nhiên liệu) đang được nhiều
người cân nhắc chọn làm phương tiện kế tiếp thay thế xe xăng truyền thống.
Tuy nhiên thực sự rất khó để xóa đi lo ngại mà người dùng trăn trở khi phải sử
dụng xe điện ở thời điểm hiện giờ.
Trước tiên, về yếu tố công nghệ, chế tạo xe điện còn xa mới đạt tới mức
"hoàn chỉnh" như xe chạy động cơ. Chỉ khi chi phí chế tạo ắc quy giảm mạnh,
và công nghệ ắc quy thể rắn với mật độ năng lượng dày đặc trở nên phổ biến, xe
điện mới có thể hạ giá bán - một trong những rào cản không nhỏ trong việc
thuyết phục người dùng.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy mức giá khởi điểm cao của xe điện
(thường cao hơn vài ngàn tới vài chục ngàn USD so với xe xăng cùng phân
khúc) khiến người dùng phải sử dụng xe rất lâu mới bắt đầu bù lại được số tiền
mình phải chi trả ban đầu.
Ngoài ra, các trạm sạc điện cho xe hơi vẫn chưa phố biển hay có mặt ở mọi
nơi. Do vậy, sử dụng ô tô điện sẽ bị hạn chế về phạm vi di chuyển. Để có một
hành trình trọn vẹn, không bị hết năng lượng giữa chừng người dùng phải ước
chừng được quãng đường di chuyển.
Chi phí sửa chữa xe điện cũng là một vấn đề không nhỏ, chưa kể việc sửa
chữa và bảo dưỡng xe. Rất ít xưởng sửa chữa có đủ tay nghề và kinh nghiệm để
đối đầu với xe điện - phân khúc chỉ chiếm cùng lắm là vài phần trăm trong một
quốc gia. Chưa kể thay ắc quy điện là yếu tố gần như bắt buộc sau một thời gian
dài sử dụng, với chi phí mỗi lần có thể lên tới 5 chữ số.
Do đó, nhu cầu của về xăng dầu của người tiêu dùng trên thế giới không
những không giảm đi mà còn có khuynh hướng tăng mạnh và nhanh.
f. Chính sách của chính phủ:
- Khi tăng thuế: khi nhà nước tăng thuế các mặt hàng xăng dầu trên một đơn vị
sản phẩm, làm cho giá xăng dầu bán trên một đơn vị ra tăng lên khiến cho nhu
cầu về xăng dầu sẽ giảm đi và ngược lại. 14
=> Như vậy sẽ giúp tránh được tình trạng dư thừa cầu, thiếu hụt hàng hóa và kiềm chế lạm phát.
- Khi được trợ cấp: khi nhà nước trợ cấp các mặt hàng xăng dầu trên một đơn vị
sản phẩm, làm cho giá xăng dầu bán ra trên thị trường giảm đi, khiến cho nhu
cầu về xăng dầu tăng lên và ngược lại.
=> Chính sách giúp góp phần cải thiện đời sống cho người dân, bình ổn xã hội,
tránh tình trạng giá dầu tăng liên tục. g. Các điều kiện khác:
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế trên toàn thế giới đi xuống,
nhiều nước dự đoán hết năm 2020 có mức tăng trưởng kinh tế âm. Dịch bệnh là
nguyên nhân lớn nhất làm ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu hiện nay. Theo
như bảng thống kê ta có thể thấy, từ năm 2019 đến năm 2020 giá xăng RON 95-
III giảm rõ rệt từ 20,092 xuống còn 15,389, giảm 4,703 (đ/lít) do tác động kép
của dịch COVID-19 và cuộc chiến về giá nhằm giành giâṭ thị phần giữa các “đại
gia” dầu mỏ Saudi Arabia và Nga.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát cũng như các các
quốc gia trên thế giới đang nỗ lực triển khai vắc-xin phòng dịch, các hoạt động
kinh doanh ở nhiều nền kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, nhu cầu về xăng dầu
dần hồi phục và giá xăng dầu đã tăng trở lại. Cụ thể từ năm 2020 đến năm 2021
giá xăng tăng mạnh đột biến, tăng những 5,341 (đ/lít). Việc nới lỏng giãn cách
xã hội, đưa hoạt động sản xuất và sinh hoạt trở lại bình thường ở nhiều quốc gia
giúp nhu cầu xăng dầu tăng lên; trong khi nguồn cung được cắt giảm theo thỏa
thuận của OPEC+ đã giúp thị trường xăng dầu thế giới khởi sắc và thị trường
xăng dầu Việt Nam cũng khởi sắc theo. Đến năm 2022, giá xăng dầu tăng tận
5,962 (đ/lít) so với năm ngoái bởi lẽ gần đây các nền kinh tế đang dần mở cửa,
hoạt động giao thông vận tải, du lịch đang khởi sắc khiến nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng cao.
Thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động do xung đột vũ trang giữa
Nga và Ucraine, nguồn cung khan hiếm, giá xăng dầu liên tục tăng cao do sự
phục hồi kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới làm tổng nhu cầu đối với
mặt hàng xăng dầu tăng cao, sự cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia đang sở
hữu các nguồn tài nguyên về dầu mỏ và khí đốt, đứt gẫy về sản lượng khai thác
dầu lửa tại một số quốc gia, thiếu hụt về vật tư và lao động trong hoạt động khai
thác dầu mỏ và việc các quốc gia đưa ra các gói kích cầu, các gói hỗ trợ phục
hồi kinh tế gây ra tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao. Giá dầu thô và các mặt
hàng xăng dầu trên thị trường thế giới đã tăng rất mạnh, ảnh hưởng lớn đến các
hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
2.2. Cung thị trường của xăng dầu
2.2.1. Khái quát về cung thị trường của xăng dầu:
*Biểu cung của xăng dầu trong những năm gần đây: 15
Nguồn: tapchitaichinh.vn 2019 2020 2021 2022 Giá xăng RON 95-III 20,092 15,389 20,730 26,692 (đ/lít) Lượng cung xăng dầu 22,24 20,6 21,2 20,7 (triệu )
Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta thấy, giá và lượng cung có mối quan hệ tỉ
lệ thuận với nhau, các điều kiện khác không đổi. Cụ thể từ năm 2019 đến năm
2020, giá xăng RON 95-III giảm 5,297 (đ/lít) thì lượng cung giảm 1,64 triệu . *Hàm cung của xăng dầu:
- Khi giá xăng là 20,092 đ/lít, lượng cung là 22,24 triệu
=> 22,24 = a + b×20,092 (1)
- Khi giá xăng là 15,389 đ/lít, lượng cung là 20,6 triệu
=> 20,6 = a + b×15,389 (2) Từ (1) và (2) ta có: *Đồ thị đường cung:
Đường cung của xăng dầu là đường dốc lên phía bên phải và có độ dốc dương.
Độ dốc của đường cung = 1/ = 1/0,35 = 20/7 = 2,857
2.2.2 Các yếu tố tác động đến cung
Giá cả và lượng cung có mối quan hệ tỉ lệ thuận với các yếu tố khác là không
đổi,lượng cung về xăng có khuynh hướng tăng khi giá của hàng hóa tăng và
ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này có thể sẽ là giá tăng kéo theo 16
cung giảm hoặc ngược lại do điều kiện để các yếu tố này không đổi theo thời
gian là hầu như không có. Ta có thể tổng hợp một số yếu tố tác động đến nguồn
cung xăng dầu ở Việt Nam hiện nay như sau:
a) Số lượng nhà sản xuất trong ngành:
Theo Phó Thủ tướng, hiện chúng ta vẫn chưa tự chủ được nguồn cung xăng dầu
mà vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Hiện nay, cả nước mới có 2 nhà máy sản
xuất xăng dầu, bao gồm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đưa vào hoạt động từ
năm 2009 và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, đưa vào hoạt động năm 2018. Cả
2 nhà máy hiện đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xăng dầu cả nước. Không chỉ
vậy, nguồn dầu thô để đáp ứng cho 2 nhà máy vẫn phải nhập khẩu do không
đáp ứng được nhu cầu. b) Tiến bộ công nghệ
-Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa đầu ra. Công nghệ
tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó sản xuất nhiều hàng hóa hơn.
- Hiện nay, quy trình sản xuất những loại xăng thiết yếu cho người tiêu dùng
nước ta vẫn là một vấn đề nhức nhối. Bởi lẽ dầu thô có nhiều loại khác nhau và
có sự khác biệt về tính chất. Có loại dầu sản xuất ra nhiều xăng, có loại dầu thô
lại sản xuất ra nhiều D0, có loại có thể sản xuất được dầu nhờn nhưng có loại
không thể sản xuất được dầu nhờn. Có loại sản xuất được nhựa đường nhưng có
loại không thể sản xuất được nhựa đường. Ngoài ra, có loại dầu thô chứa nhiều
tạp chất, có loại dầu thô ít tạp chất. Mà một số loại dầu thô khai thác được
không phù hợp với nhà máy lọc dầu thông thường ở nước ta nên buộc phải nhập
khẩu từ nước ngoài. Đó chính là rào cản về công nghệ kĩ thuật mà chúng ta cần
khắc phục và cải tiến.
c) Giá các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
Để tiến hành sản xuất, các nhà máy cần mua các yếu tố đầu vào trên thị
trường các yếu tố sản xuất như tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê
vốn,… Giá các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó
ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp muốn bán. Nếu giá của
các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó,
doanh nghiệp sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi
phí sản xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản 17
phẩm hơn. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất
vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm sản lượng.
- Nói đến tình hình hiện nay, có loại dầu thô Việt Nam sản xuất ra không phù
hợp với nhà máy lọc dầu Dung Quất nên buộc phải xuất khẩu đi thu tiền về, và
mua loại dầu thô phù hợp về để chế biến, do vậy mới có tình trạng Việt Nam
xuất khẩu dầu thô nhiều hơn so với lượng nhập về. Vậy nên giá cả xăng dầu
Việt Nam còn phụ thuộc vào giá dầu thô nhập khẩu. d) Kỳ vọng về giá cả
- Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định
cung cấp của mình dựa vào kỳ vọng. - ?
e) Ảnh hưởng của dịch COVID-19
- Ngày 20/4, lần đầu tiên giá dầu thô thế giới rơi xuống mức âm ( dưới 0
USD/thùng) và đây là mức giá thấp nhất trên sàn giao dịch hàng hóa New York từ năm 1983.
- Nhu cầu tiêu thụ xăng trên thế giới sụt giảm nghiêm trọng , cung vượt cầu,
các DN tìm đủ mọi cách để giảm tồn kho. Trong khi đó, việc nhập khẩu
xăng dầu nước ta thời gian qua lại tăng, tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng
dầu đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình trạng khó khăn hơn khi
dối mặt với khủng hoảng kép.
- Ngoài ra do chính sách giãn cách xã hội của nhà nước đã làm cho nhu cầu
tiêu thụ xăng giảm dẫn đến số lượng hàng tồn kho tăng…
- Thống kê cho thấy lượng tồn kho xăng dầu tăng cao ở cả doanh nghiệp sản
xuất là nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn cũng như doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu. Lượng cung lớn nhưng cầu ngày càng giảm dẫn đến
giá xăng giảm, làm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp nhiều khó
khăn trong việc xử lí hàng tồn kho cũng như chi phí trong lưu trữ xăng dầu.
f) Chiến tranh Nga – Ukraina
Một tháng kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2, các
thị trường dầu khí vẫn đối mặt với những biến động đáng kể cả về nguồn cung
cũng như giá cả và hiện có rất ít tín hiệu cho thấy những biến động này sẽ sớm ổn định trở lại.
Xung đột là nguyên nhân làm tăng giá trên thị trường dầu mỏ do thị phần sản
xuất và xuất khẩu của Nga và Ukraine rất lớn
Giá dầu tăng cao đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, áp lực
lạm phát với kinh tế toàn cầu càng lớn hơn. Việt Nam nhập khẩu ròng giá trị dầu
mỏ và các sản phẩm từ dầu với gần 6 tỷ USD trung bình mỗi năm trong giai
đoạn 2017 - 2021. Khi giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng
theo khiến tăng chi phí vận chuyển, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào
của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang tìm các nhà cung
ứng từ Úc, Nam Mỹ và châu Phi. Việc giao dịch với các doanh nghiệp Nga trực
tiếp bị cấm vận hoặc gián tiếp vì khó khăn trong việc chi trả thanh toán sẽ trở 18
nên phức tạp hơn nhiều. Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chi
phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp.
g) Chính sách của chính phủ về nguồn cung xăng dầu
- Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách thuế,, chính sách trợ
cấp … Nhà nước sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Đối với các
doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế
hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại, nếu
chính phủ đánh thuế sẽ làm giảm sản xuất và giảm cung.
- Theo quy định hiện hành, xăng đang chịu 3 sắc thuế bao gồm thuế nhập
khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế giá trị gia tăng 10% cùng
với thuế bảo vệ môi trường 3500-4000 đồng/lít. Bên cạnh đó là các loại
chi phí định mức, lợi nhuận định mức,.. Vì vậy giá xăng dầu hiện nay,
thuế phí đã chiếm hơn một nửa giá bán ra. Chính vì vậy, việc chính phủ
giảm thuế xăng sẽ làm tăng sản lượng xăng trên thị trường.
- Một quy định mới được bổ sung trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị
định 83, do Bộ Công Thương quy định cho doanh nghiệp nước ngoài
tham gia phân phối xăng dầu Việt Nam. Việc này sẽ giúp ngành bán lẻ
xăng dầu bỏ dần tính độc quyền, thị trường sẽ sôi động hơn, tăng tính
cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Trước bối cảnh hội nhập kinh tế, chinh phủ phải thực hiện cắt giảm dần
thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và tăng thuế bảo vệ môi trường
để không ảnh hưởng đến giá bán lẻ thị trường 19
DIỄN BIẾN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG XĂNG RON 95
GIÁXĂNGGIAIĐOẠN2019-2022ỞVIỆTNAM 20
Cho đến ngày 13/5/2020, giá xăng đã bắt đầu tăng nhẹ, chấm dứt chuỗi giảm
sâu liên tục tới 8 phiên.
Theo Liên Bộ Công Thương- Tài chính, thời gian qua, giá xăng giảm liên tục do
giá xăng thế giới giảm vì chịu sự tác động nặng nề của dịch Covid-19, nền kinh
tế ngưng trệ. Trước diễn biến đời sống người dân và nền kinh tế đang gặp nhiều
khó khăn, việc xăng giảm nhiệt như một cứu cánh cho nền kinh tế, không chỉ
khiến đa phần người dân phấn khởi và thoải mái vì giảm thiểu chi phí sinh hoạt;
ngoài ra đã giúp cho nhiều lĩnh vực như vận tải, nhiệt điện khí, ngành nhựa,
phân bón, dệt may.. tiết giảm chi phí sản xuất, bù vào khoản chi phí sụt giảm do dịch.
Tuy nhiên việc giá xăng giảm cũng phát sinh một số bất cập, mặc dù xăng giảm
giá sâu nhưng giá cước vận tải vẫn cao. Ngoài ra, chi phí sản xuất, vận tải giảm
nhưng nhiều mặt hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu giảm tương xứng. 3.Năm 2021
Trong năm 2021, Việt Nam đối mặt với tình hình lây lan dịch bệnh Covid-19
trên khắp cả nước, các lệnh cấm, hạn chế đi lại được ban hành để nhằm phòng
chống dịch bệnh. Tuy nhiên, bất chấp tình hình dịch bệnh căng thẳng, giá xăng
trong nước vẫn có một năm tăng vọt. Cụ thể có 24 đợt 24 đợt điều chỉnh giá
xăng: 16 lần tăng giá, 5 lần giảm và 3 lần giữ nguyên giá bán lẻ. Mỗi lít xăng
RON95 đắt thêm 6.816 đồng trong năm 2021, có giai đoạn lên sát 25.000
đồng/lít; xăng E5RON92 cũng tăng 7.032 đồng so với 2020.
Lý giải về nguyên nhân giá xăng tăng cao, theo Bộ Công thương, thị trường thế
giới thời gian vừa qua đã phải chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các
nước nới lỏng dần lệnh cấm đi lại, thiếu nguồn cung về than khí và khí đốt tại
Trung Quốc, ấn Độ và Châu Âu, mức dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm... 21
Bên cạnh tác động trức tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng còn
làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức
cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh
tế, ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân.
Với tình hình thế giới tiếp tục biến động theo hướng có lợi cho giá xăng dầu,
điều này sẽ tạo áp lực khiến các nhà điều hành giá xăng dầu trong nước tiến
hành điều chỉnh tăng giá xăng trong nước là hoàn toàn có khả năng xảy ra và sẽ
đẩy mức giá bán lẻ xăng dầu tăng cao hơn nữa ngay trong những quý đầu tiên của năm 2022.
1. Năm 2022 (8 tháng đầu)
Tổng quan: Giá các mặt hàng xăng đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm.
Từ đầu năm 2022, chịu áp lực từ biến động giá dầu thế giới sau khi xung đột Nga-Ukraine
diễn ra, giá xăng trong nước đã liên tục tăng giá. Đỉnh điểm tới ngày 21/6, mỗi lít xăng
RON95 tăng lên mức cao nhất lịch sử là 32.870 đồng, xăng E5RON92 cũng vượt qua 32.000 đồng.
Thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, EU đưa ra đề xuất cấm vận đối với các sản
phẩm xăng dầu từ Nga, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn. Xăng dầu
vốn là chi phí đầu vào của hầu hết ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nên khi xăng tăng có
tác động rất lớn đến mặt bằng giá cả thị trường, hoạt động kinh doanh của các hãng kinh
doanh xăng dầu và đặc biệt là đời sống nhân dân. 22
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Vấn đề và giải pháp của cung, cầu và giá của mặt hàng xăng tại Việt Nam
1. Nêu vấn đề của cung, cầu và giá của mặt hàng xăng tại Việt Nam a. Vấn đề về cung
- Nguồn khai thác: 7 bồn trũng có triển vọng chứa dầu khí gồm: + Sông Hồng + Cửu Long + Nam Côn Sơn + Mã Lai - Thổ Chu + Tư Chính - Vũng Mây + Phú Khánh + Trường Sa - Hoàng Sa.
- Phần lớn được phát hiện gần đây đều nằm trong vùng có điều kiện địa chất
phức tạp, vùng nước sâu, xa bờ và có qui mô nhỏ hơn.
- Đến năm 2025, tổng tiềm năng dầu khí của Việt Nam được dự báo, đánh giá
khoảng 3,8÷ 4,2 tỷ tấn dầu qui đổi.
- Như vậy, với tốc độ thăm dò và khai thác như hiện nay, tổng trữ lượng khí
thiên nhiên (hiện có và sẽ được bổ sung) của Việt Nam chỉ đủ khai thác trong 18
÷ 20 năm nữa và đến sau 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí bổ sung cho
mức thiếu hụt trong khai thác.
- Chế biến dầu mỏ: Các dự án lọc dầu ở Việt Nam đang phát triển không theo
qui hoạch, 2 nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất và Nghi Sơn mới chỉ đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu trong nước.
- Mỗi năm thị trường Việt Nam vẫn thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn
xăng và 1,8 triệu tấn dầu do nguồn xăng dầu thiếu hụt này sẽ được nhập khẩu.
- Các vấn đề khách quan khác:
+ Những chất phụ gia, pha chế xăng được bày bán rất nhiều, dẫn đến hiện tượng
người mua xăng giả, xăng kém chất lượng mà giá tiền thì vẫn cao, dễ tiền mất tật mang.
+ Việc kiểm soát khối lượng xăng dầu đầu vào, đầu ra theo hóa đơn đối với đại
lý bán lẻ xăng dầu chưa chặt chẽ.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn còn nhiều
bất cập, chồng chéo, hiệu quả không cao
- ẢNH HƯỞNG DO DỊCH COVID:
+ Dịch covid đã gây nhiều biến động trên không chỉ nước ta và cả thế giới. Lần
đầu tiên trong lịch sử chúng ta chứng kiến giá một thùng dầu xuống mức âm.
+ Giá dầu thô sẽ chỉ giảm nhưng chỉ trong ngắn hạn và sẽ lại tang lên tại tháng
6.7. Dự kiến cuối năm 2020 khoảng 40 USD/thùng, cuối 2021 có thể đạt lại mức khoảng 60 USD/thùng. 23
+ Do dịch bệnh yêu cầu việc cách li xã hội nên nguồn cung chắc chắn sẽ giảm.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian sau dịch ở nước ta (cuối tháng 5) thì nhu cầu
của người dân lại tang mạnh mặc dù các nhà máy vẫn chưa thể hoạt động bình thường như trước.
+ Do đó đặt ra nghịch lý rằng trước dịch thì dư thừa xăng dầu (có những đại lý
thừa tới hơn 50% hàng nhập) nhưng ngay khi sau dịch thì lại thiếu hụt.
+ Trong tháng 5 sản lượng bán lẻ toàn tỉnh của Công ty tang khoảng gần 1 triệu
lít so với tháng 4 (petrolimex Lai Châu), các cửa hàng khác tăng khoảng 37%.
+ Trong dài hạn, do giá dầu ở mức thấp trong thời gian dài (dịch bệnh vẫn ảnh
hưởng), các công ty dầu khí đều cắt giảm đầu tư thăm dò và phát triển mỏ, dẫn đến nguồn cung giảm.
+ Việc hồi phục thị trường phụ thuộc nhiều vào kết quả khống chế dịch
COVID-19 (tìm ra vaccine/thuốc chữa), giá dầu sẽ tang khi nền kinh tế thế giới,
đặc biệt các nước G20 phục hồi.
- ẢNH HƯỞNG TỪ NGA VÀ UKRAINE
+ Nga tấn công quân sự Ukraine, giá dầu thô đã nhanh chóng thiết lập mức giá
kỷ lục kể từ năm 2014: Trên 102 USD/thùng. Hiện giá xăng tại thị trường trong
nước đã vượt mốc 26.000 đồng/lít. Như vậy, với việc giá dầu thô thế giới vẫn
đang duy trì trên 100 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm VN có nhiều khả
năng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. b. Vấn đề về cầu:
- Lượng xe máy nhiều ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xăng dầu. Hiện này thì Hà
Nội có đến 86% lượng phương tiện giao thông là xe máy, và con số này ngay
càng gia tăng. Tuy càng nhiều xe máy thì cung đồng nghĩa là sản lượng tiêu thụ
được tang mạnh nhưng đó cung sẽ dẫn đến những hệ lụy khác như ồn tắc giao
thông, ô nhiễm môi trường…
- Nhu cầu về các dòng xăng của người dân khá đa dạng, nhưng tập trung chủ
yếu vào dòng A92, A95 và một chút ở xăng sinh học E5. Tuy nhiên thực tế là,
người dân muốn sử dụng E5 càng ngày càng giảm, mặc dù đây là loại xăng
than thiện hơn với môi trường.
- ẢNH HƯỞNG DO DỊCH COVID:
+ Tính từ đầu tháng 2/2020, tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-
19 nên nhu cầu đi lại, vận tải giảm mạnh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
trong nước giảm khoảng 30% - 40% so với cùng kỳ các năm.
+ Tổng lượng nhập khẩu xăng dầu trong 2 tháng đầu và nửa đầu tháng 3 năm
2020 đã hơn 1,63 triệu tấn, chiếm hơn 35% lượng cung xăng dầu nội địa =>
Lượng cung nội địa vượt nhu cầu khoảng 35%.
+ Nhiều người dân hoảng loạn, muốn đầu cơ tích trữ mà đã mang can, thùng,
… để mua xăng với số lượng lớn để đầu cơ tích trữ. Nắm được tâm lí hoảng
loạn này, nhiều kẻ gian đã dung mánh khoe để thu tiền, kiếm lời bất chính.
Lượng gia tăng đột ngột của cầu về dầu cung kéo theo các hệ lụy về vấn đề cung.
- ẢNH HƯỞNG TỪ NGA VÀ UKRAINE 24
c. Vấn đề về giá cả:
- Giá cả là nhân tố rất lớn ảnh hưởng đến nhu cầu về xăng dầu. Tuy nhiên còn
rất nhiều bất cập trong công việc quản lí giá xăng hiện nay.
- Xăng dầu giả, thiệt hại thật: Nhiều loại xăng dầu giả, chưa đạt chất lượng (đến
từ các xưởng tự pha chế tư nhân, hay nhập khẩu lậu từ nước ngoài) nhưng vẫn
được bán giá cao, vừa thiệt cho người mua vừa phá vỡ sự cân bằng của giá cả thị trường.
- Quản lý vẫn còn nhiều bất cập: chưa theo dõi được sát sao quy trình quản lý
của các DN kinh doanh xăng dầu.
- Mặt khác, hiện tỷ lệ thuế, phí mỗi lít xăng hiện nay "cõng" khoảng 9.500-
10.000 đồng các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng và bảo vệ
môi trường, tương ứng tỷ trọng hơn 30%. Nếu cộng thêm các loại chi phí định
mức kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận định mức thì tỷ trọng thuế, các chi phí
trong mỗi lít xăng loại này khoảng 35%. Thuế bảo vệ môi trường đã được giảm
50%, tức 1.900-2.000 đồng một lít với xăng tuy nhiên việc giảm thuế BVMT
cho thấy không có nhiều tác dụng.
- Tuy giá xăng A95 cao hơn 2 loại xăng còn lại là A92 và E5, nhưng nhu cầu về
A95 luôn là lớn nhất, mặc dù xăng E5 được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn.
- ẢNH HƯỞNG DO DỊCH COVID:
+ Trong dịch covid vừa rồi, do giá sàn của xăng dầu thế giới đóng bang nên Việt
Nam cung bị ảnh hưởng rất nhiều. Lượng bán ra rất ít, ù các DN đã điều chỉnh
giá xăng xuống thấp nhưng lượng mua tăng ít nếu không muốn nói là rất yếu.
+ Tình hình hiện tại dịch bệnh đã ổn định nên các phương thức điều chỉnh giá
xăng đã được áp dụng. Gía cả phù hợp sẽ kích cầu của người dân, qua đó kéo
thị trường quay về như trước.
-ẢNH HƯỞNG TỪ NGA VÀ UKRAINE 25
+ Dầu thô đã tăng giá hơn 30% kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine
+ Nga tấn công Ukraine đã làm “rung chuyển” thị trường năng lượng, khiến giá
dầu bị đẩy lên gần 100 USD/thùng. 2. Giải pháp a. Giải pháp về cung
- Xây dựng, bảo trì các nhà máy lọc dầu sao cho hiệu quả nhất, nghiên cứu và
ứng dụng các công nghệ hiện đại vào khai thác và chế biến dầu khí trên thế giới.
- Đa dạng hóa nguồn nhập khẩu khí háo lỏng ở các mỏ trên thế giới.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường phối hợp với nhau, tuân theo quy định nhà nước ban ra.
- Chính phủ cần có giải pháp thích hợp để giúp đỡ doanh nghiệp, cung như kích
cầu tiêu dung trong cả nước.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào nghành khai thác và chế biến dầu khí
• Để cung không vượt quá cầu các nhà máy lọc dầu trong nước cần giảm công
suất đến mức có thể, giảm lượng hàng xuất bán nhưng đồng thời, các cơ quan
quản lý, bằng các cơ chế chính sách cần hạn chế tối đa hoặc tạm ngưng nhập
khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19
• Các cơ quan chức năng hỗ trợ doanh nghiệp về các giải pháp tài chính như hỗ
trợ giải ngân các khoản vay ưu đãi không tính lãi suất, miễn, giảm, giãn các loại thuế.
- Mặt khác, dành tối thiểu 3 cảng biển nước sâu trên cả 3 miền: Bắc, Trung,
Nam để phục vụ cho việc nhập khẩu than và khí hóa lỏng.
-Thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung mặt hàng dầu
toàn cầu hiện vẫn thấp hơn nhu cầu. Trong khi đó, nguồn cung trong nước chưa
ổn định, nên giá xăng dầu được nhận định có khả năng vẫn diễn biến theo chiều
hướng tăng. Để không bị đứt gãy nguồn cung, các cấp, ngành và địa phương
bám sát tình hình, đôn đốc, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu...
+ Giảm thuế nhập khẩu MFN với xăng giúp đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu
+ Giám sát chặt hoạt động kinh doanh xăng dầu
+ Xử phạt trường hợp kinh doanh xăng dầu không đúng quy định b. Giải pháp về cầu:
• Chung tay phòng, chống dịch bệnh, ổn định kinh tế - xã hội là việc ưu tiên cần làm đầu tiên.
- Triển khai tốt chính sách bình ổn giá thị trường để đảm bảo nguồn hang hóa
trong những trường hợp xấu nhất, hạn chế, tuyên truyền người dân tránh hoảng
loạn mua xăng dầu về tích trữ.
- Tích cực sử dụng các loại năng lượng sạch thay thế, dung phương tiện công cộng thay cho cá nhân. 26
• Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để thúc đẩy tăng tỉ trọng sử dụng xăng sinh
học trong lượng tiêu thụ xăng dầu nhằm giảm mặt bằng chung giá xăng dầu và bảo vệ môi trường.
• Triển khai chương trình bình ổn giá nên nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng
đủ yêu cầu người dân, giá cả không tăng đột biến, hạn chế tâm lí hoảng loạn
muốn mua tích trữ của người dân trong đại dịch. c. Giải pháp về giá:
- Để ngăn chặn hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả
hàng hóa do dịch bệnh hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính, các
bộ ngành đã có nhiều giải pháp về giảm thuế, tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trong nước.
+ Triển khai biện pháp kiểm soát chặt chẽ lượng xăng dầu trên thị trường, chống
hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, chống gian lận thương mại và phá giá xăng dầu.
+ Ưu tiên tiêu thụ xăng dầu nội địa thay vì nhập khẩu, thương nhân sản xuất
xăng dầu có chính sách bán giá linh hoạt.
+ Hàng hóa thay thế trong ngành nhiên liệu và năng lượng.
+ Dùng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
Cơ hội và thách thức: *Cơ hội:
-Thị trường được mở rộng, điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng bình
đẳng hơn giữa các doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán theo cơ chế thị trường. *Thách thức:
-do sự hấp dẫn cao của thị trường, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt
Nam, các tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên
thế giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
-Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khi kinh
doanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh
xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho các hãng
xăng dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ
còn là thời gian cụ thể.
**Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới:
Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước hướng tới 3 mục tiêu:
➢ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị
trường xăng dầu trong mọi tình huống; 27
• Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước;
• Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu : Người tiêu dùng được
mua với mức giá hợp lý : Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển;
➢ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu
thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh
tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất
lượng, dịch vụ, văn minh thương mại.
➢ Bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói
quen của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm
nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. 28