Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Xin gửi tới các bạn bài viết Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trữ tình: bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), bao gồm dàn ý chung hướng dẫn cách làm, bài văn mẫu tham khảo. 

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHM TR TÌNH: BÀI THƠ TÂY TIN -
QUANG DŨNG
I. Dàn ý chung cho kiểu bài phân tích, đánh giá tác phẩm tr tình
A. M bài
- Gii thiu tác gi, tác phm tr tình (tên tác phm, th loi, tác giả,…)
- Nêu ni dung khái quát cn phân tích, đánh giá
B. Thân bài
1. Phân tích, đánh giá chủ đề
- Xác đnh ch đề ca tác phm.
- Phân tích, đánh giá ch đề ca tác phm.
2. Phân tích, đánh giá hình thức ngh thut
- Phân tích mt s nét đặc sc v hình thc ngh thut ca tác phm (phù hp với đặc
trưng của thơ/văn xuôi trữ tình)
- Đánh giá tác dụng ca những nét đặc sc v hình thc ngh thut trong vic th hin
ch đề ca tác phm.
C. Kết bài
- Khẳng định li mt cách khái quát những đặc sc v ngh thuật và nét độc đáo về ch
đề ca tác phm.
- Nêu tác động ca tác phẩm đối vi bn thân hoc cảm nghĩ sau khi đọc, thưng thc tác
phm.
II. Bài văn mẫu phân tích, đánh giá bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
Bài mu s 1: Phân tích, đánh giá kh thơ thứ nhất trong bài thơ Tây Tiến
Nhng cuc chiến tranh phủi đầy bom đn rồi cũng sẽ qua đi, nhưng c v mt
thi khc lit, gian kh hi sinh s mãi mãi đọng li trong tâm thc những người con
đất Vit tng tri qua. Rt nhiều nhà thơ, nghệ đã tái hiện li nhng cuc chiến vào
trang viết ca mình, trong đó Quang Dũng vi thi phm ni bt nht: y Tiến. Bài
thơ nỗi nh ca tác gi v những năm tháng hành quân trên núi rừng Vit Bc cùng
binh đoàn Tây Tiến. Kh thơ đầu ni nh v chặng đường nh quân gian kh, khc
liệt nơi núi rừng Tây Bc, thông qua đó làm ni bt hình ảnh ngưi chiến sĩ lạc quan, can
trưng.
Hai câu thơ đu là ni nh hướng v sông Mã và rng núi:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nh v rng núi nh chơi vơi”
Sông Mã, Tây Tiến rừng núi đích đến ca ni nh trong tâm hn nhà thơ -
chiến sĩ. Đó ni nh “chơi vơi” - lửng lơ, bng bềnh, không đu không cui, va
mênh mang, sâu lắng. Đó nỗi nh “chơi vơi” gia hai b - ảo. Điệp t nh kết hp
vi ty “chơi vơi” diễn đạt ni nh tha thiết, cồn cào đến cháy bng.
Nh v chặng đường hành quân nh v núi rng Tây Bắc hoang sơ, hiểm tr
những cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
ng Lát hoa v trong đêm hơi
Dc lên khúc khuu, dc thăm thm
Heo hút cn mây, súng ngi tri
Ngàn thưc lên cao, ngàn thước xung
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông nhng miền đất xa xôi, him tr đã in đậm
du chân những người lính. Tác gi đã dùng những t y sc to hình cao: “khúc
khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” din t chân thực độ cao, sâu ca dc núi, vc thm
Tây Bắc. Người đọc như cảm giác được đường dc quanh co, gi cm giác rợn người,
như nghe được nhng tiếng th nng nhc của người chiến sĩ. Hình nh nhân hóa “súng
ngi tri”m ni bật tư thế làm chủ, đng thời cũng th hin s ngang tàn, có chút hóm
hnh của người lính. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” vi cách ngt
nhp 4/3 khiến u thơ như bị b đôi, vừa t lên cao vừa đổ xuống thăm thẳm. Thiên
nhiên đưc m ra theo chiu không gian và thi gian, tt c đều hoang sơ, hiểm, thách
thức con người. Tiếp ni nhng gian nan ca núi cao, vc thm những cơn mưa rừng
but lnh: “mưa xa khơi”. Sau những cơn mưa mờ mt, mối đe dọa min y Bc
mang đến còn là nhng d di ca núi rng, nhng tiếng gm thét của thác nước “cp
trêu ngưi”:
“Chiu chiu oai linh thác gm thét
Đêm đêm Mưng Hch cọp trêu ngưi”.
Min y hoang di vi núi cao vc thm, còn những thác c gm thét
không ngơi, những cp, beo với bưc chân rình rập đầy đe dọa.
Gia nhng gian nguy, him tr, hình ảnh người lính Tây Tiến hin lên vi nhng
vt v, gian nan:
“Anh bn dãi du không bước na
Gc lên súng mũ b quên đời”
Cuc hành quân “dãi dầu” khiến ngưi lính không tránh khi nhng mi mên và
“không bước nữa” - phút dng chân ngh ngơi, hay giấc ng dài ca kiếp người đã
cng hiến hết mình cho T quc. Hình ảnh người chiến “gục lên súng mũ” phng pht
nét buồn nhưng không hề bi ly. Người lính “b quên đi” đy hiên ngang, kiêu bc.
th h không th bước na, nhưng đến hơi thở cui cùng vn gi trn vn li th “Quyết
t cho T quc quyết sinh”. Các anh đã tr thành người anh hùng sng mãi trong lòng
dân tc.
Thiên nhiên Tây Bc còn mang nhng v đẹp lãng mạn đầy chất thơ:
“Mường Lát hoa v trong đêm hơi”
Hình nh “hoa về” không ch hoa, sương còn mang hình dáng ca con
người. Đó những ngn đuốc soi đường hành quân ca những người lính, nhìn t xa
như những bông hoa chp chn, lung linh. “Hoa” còn là hương hoa rừng thơm ngát, mộc
mc, tỏa hương trong đêm. “Hoa” cũng th n d cho những người lính - nhng
chàng trai vi lí tưởng cao đẹp dành trn cho T quc.
Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” gi khong không gian mênh mang,
mt cm giác bâng khuâng. Cùng vi hình nh nhng ngôi nhà của người dân bn làng
Pha Luông, cơn mưa rừng đã khiến cho những người lính không tránh khi cm giác nh
nhà thiết tha. Nhà thơ la chọn điểm nhìn t xa để ng v bản làng trong làn mưa nhẹ,
những mái nhà dân yêu thương - nơi các anh sẽ đến, đem xương máu đ bo v, gi gìn.
Song hành ng s khc nghiệt, hoang sơ, y Bắc còn đọng li trong ức người
lính những điều m áp, chan cha tình quân dân với hương nếp xôi:
“Nh ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Câu thơ đậm đà tình quân dân hương vị bản mường vi “cơm lên khói”
“mùa em thơm nếp xôi”. Hai tiếng “mùa em” cha biết bao tình thương, nỗi nh. Sau
nhng chặng đường hành quân giữa mưa rừng but lnh, gia núi cao vc sâu, thú d
rình rp, phút dng chân bên bn làng với bát cơm mới thơm ngào ngạt cùng làn khói
bếp ấm áp đã đem đến cho người chiến những cm giác thanh bình hiếm hoi tht quý
giá. Giống như âm thanh tiếng trưa trong bài thơ ca Xuân Quỳnh, hương thơm bát
xôi nếp đầu mùa Mai Châu s mãi k nim khó quên v nh quân dân m áp trong
cuc đời người lính.
i bốn câu thơ trên đã khc ha thành ng bc tranh thiên nhiên hùng tráng,
trên đó nổi bt lên hình ảnh người chiến can trường lạc quan, đang dấn thân vào
máu la vi nim t hào, kiêu hãnh. Đoạn t để li du ấn cùng đẹp đẽ v thơ ca
kháng chiến s thành ng ni bt s kết hp hài hòa giữa khuynh hướng hin
thc lãng mn Cách mng ca Quang ng. Kh thơ cũng sự sáng to tài hoa v
hình nh, ngô ng, giọng điệu thơ. Hình ảnh thơ chân thc, chn lc nhng nét tiêu biu,
đặc trưng cho vùng núi y Bắc hành trình hành quân gian kh ca những người
chiến y Tiến. Các bin pháp ngh thut được s dng sáng to kết hp cùng h
thng t y giàu giá tr biểu đạt,... Tt c kết hp to thành chnh th đoạn thơ đặc sc,
chân thc.
Bng ngòi bút lãng mạn, hào hoa, nhà thơ đã khắc ha chân thc chặng đường
hành quân va him tr, gian nan vừa thơ mộng, tr tình, thông qua đó m ni bt nh
nh những người chiến binh Tây Tiến lc quan, can trường, hết lòng s nghip ca T
Quốc. Trích đoạn thơ không chỉ là kết tinh giá tr ni dung mà còn có s kết hp ca hình
thc ngh thuật đặc sc.
Bài mu s 2: Phân tích, đánh giá kh thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến
“Khi ta ch là nơi đất
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
l vy t lúc nào không hay, mảnh đất l y Bắc đã tr thành nơi đ
nhớ, để thương yêu sâu sắc trong lòng ngưi ngh đa tài Quang Dũng. Nỗi nh ấy đã
được ông gi gm vào thi phm y Tiến. Nh v y Bc, nhà thơ không ch nh đến
chặng đường hành quân him tr, khc liệt mình đã từng cùng binh đoàn y Tiến vượt
qua, nh v những người đồng đội anh dũng còn nhớ đến nhng k nim m áp tình
quân dân: đêm hội liên hoan doanh tri và mt bui chiều sương chia ly.
“Doanh tri bng lên hi đuc hoa
Kìa em xiêm áo t bao gi
Khèn lên man điệu nàng e p
Nhc v Viên Chăn xây hồn thơ”
Những câu thơ đầy ánh sáng, âm thanh, đối lp hoàn toàn vi những con đường
hành quân gian lao, nguy him, vi nhng thiếu thn, nhc nhn... Bên trong b quân
phc xanh nghiêm ngh ca nhà binh là nhng trái tim ngh sĩ đy hào hoa, lãng t.
Doanh tri” đưc biết là nơi đóng quân của binh đoàn Tây Tiến. Đây cũng là nơi
đang diễn ra l hội văn hóa đậm đà tình quân dân. ờng như đồng bào dân tộc đã tụ hp
v đây đ sinh hoạt như đã góp vui tinh thần vi b đội Tây Tiến. th nói “bừng”
là nhãn t của câu thơ, như một “nét vẽ thần”. “Bừng ch ánh ng của đuốc hoa,
cũng như của la tri sáng bng lên (ánh sáng đột ngt ca la, của đuốc, xua đi cái
tăm tối, lnh lo ca núi rng). cũng còn nghĩa tiếng khèn, tiếng hát, tiếng i
nói tưng bừng, rn rã. Như vậy, t “bừng” không ch đem đến ấn ng v ánh sáng
còn th hin nim vui ro rực trong lòng người. “Đuốc hoa” hoa chúc y nến đốt
lên trong phòng ới, đêm tân hôn, gi không khí m cúng, gi nim vui lan tỏa, đó còn
chính nim hnh phúc trong lòng các chiến sĩ. Hình nh y xut hiện trong đêm vui
liên hoan của người lính đã tạo nên mt màu sc va c kính, va hiện đại, va thiêng
liêng li va m áp tình quân dân gn bó, keo sơn.
T “kìa” trong câu t“Kìa em xiêm áo t bao giờ” th hin s ngc nhiên, nim
vui thích, tình t ca chàng lính tr Tây Tiến khi nhìn thy các “em”, các nàng đến d
hội đuốc hoa trong b xiêm áo xinh đp. Đó cảm giác rt chân thc trong mt dp vui
hiếm hoi sau bao ngày hành quân gia rng già vi núi cao, dc thẳm, sương dày, vi
mưa rừng thú d. th khẳng định chính trong không khí ca âm nhạc, cũng như c
“man điệu” ca miền đt l ấy đã chp cánh cho tâm hn những người lính Tây Tiến thăng
hoa, mi mi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó còn chính lòng yêu đi, yêu miền đất l xa
xôi này. Mi cm giác mi mt, mi vt v đều như tan biến. đ thay o đó niềm lc
quan, yêu đời nâng bước h mnh m hơn trên con đường hướng v “Viên Chăn xây hồn
thơ”.
Bn câu sau là khung cnh chia tay trên nền sông nước Tây Bc:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thy hn lau no bến b
Có nh dáng người trên độc mc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
Đất Châu Mc bui chiều sương năm ấy đã trở thành điểm hn ca ni nh - x s
lắm sương nhiều khói, sương ph kín lòng người, như tấm áo choàng bao trùm tng con
sông, ngn suối, sườn đèo. l sương khói của thi gian không đ để a nhòa đi
ngược lại sương khói Châu Mộc đã cắt hình nét trong c. Câu hỏi thấy hn lau
no bến bờ” càng làm lay động lòng người. Hoa lau thường mc ven sông, trin núi, nhng
nơi vắng người qua li. Trong nhng ngày tháng hành quân gia núi rng, lau như linh hn
ca Tây Bc, chia s mi vui buồn đời lính. Nay người lính đi xa, ngàn lau vẫn li gia
mênh mông đất tri.
Gia cảnh sông nước mênh mang vn thấp thoáng đâu đây bóng dáng con ngưi.
Hình ảnh con người nơi đây hin lên mang mt v đẹp khe khon, bt khuất, kiên cường:
“Có nhớ dáng người trên đc mc”. Độc mc mt loi thuyền được làm t thân cây g
ln và rất dài. Dường như dáng người trên độc mc đây là hình ảnh mm mi, uyn chuyn
ca nhng gái Thái, Mèo đang đưa các chiến vượt sông. Nhng cánh hoa rng không
h b vùi dp “Trôi dòng ớc hoa đong đưa”. Câu thơ không chỉ gi t nhng cánh
hoa rừng còn như miêu t s duyên dáng, tình t ca nhng gái miền sơn cước. Dù
hiểu theo nghĩa nào, ý thơ cũng tr nên thật đẹp.
Bng ngòi bút tài hoa, cm hng lãng mãn, tr tình, nhà thơ đã tái hiện li chân thc
nhng k nim m áp tình quân dân, nhng c y s mãi mãi lắng đọng, in sâu trong tâm
trí những người chiến Tây Tiến. Nhng hình nh thơ giản d, mc mc, những đặc
trưng nhất ca min núi Tây Bắc đã được nhà tchọn lọc: xiêm áo, man điệu, hồn lau, độc
mộc,… Đồng thi, trong kh thơ sự biến đổi linh hot ca giọng điu, khi rn ràng, náo
nc với đêm liên hoan, khi nhẹ nhàng, trm lắng trong không khí chia tay,… Có th nói đoạn
thơ trên đoạn thơ trữ tình mộng nhất bài thơ, th hin s cm nhn din t tinh tế,
tài hoa v đẹp thiên nhiên tình người, đồng thời cũng rất mc hn nhiên làm say lòng
người đọc và sau đó là mt khong tri riêng dành cho ni nh.
| 1/6

Preview text:


PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM TRỮ TÌNH: BÀI THƠ TÂY TIẾN - QUANG DŨNG
I. Dàn ý chung cho kiểu bài phân tích, đánh giá tác phẩm trữ tình A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá B. Thân bài
1. Phân tích, đánh giá chủ đề

- Xác định chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.
2. Phân tích, đánh giá hình thức nghệ thuật
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc
trưng của thơ/văn xuôi trữ tình)
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện
chủ đề của tác phẩm. C. Kết bài
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
II. Bài văn mẫu phân tích, đánh giá bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
Bài mẫu số 1: Phân tích, đánh giá khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Tây Tiến
Những cuộc chiến tranh phủi đầy bom đạn rồi cũng sẽ qua đi, nhưng kí ức về một
thời khốc liệt, gian khổ và hi sinh sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm thức những người con
đất Việt từng trải qua. Rất nhiều nhà thơ, nghệ sĩ đã tái hiện lại những cuộc chiến vào
trang viết của mình, trong đó có Quang Dũng với thi phẩm nổi bật nhất: Tây Tiến. Bài
thơ là nỗi nhớ của tác giả về những năm tháng hành quân trên núi rừng Việt Bắc cùng
binh đoàn Tây Tiến. Khổ thơ đầu là nỗi nhớ về chặng đường hành quân gian khổ, khốc
liệt nơi núi rừng Tây Bắc, thông qua đó làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lạc quan, can trường.
Hai câu thơ đầu là nỗi nhớ hướng về sông Mã và rừng núi:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Sông Mã, Tây Tiến và rừng núi là đích đến của nỗi nhớ trong tâm hồn nhà thơ -
chiến sĩ. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” - lửng lơ, bồng bềnh, không đầu không cuối, vừa
mênh mang, sâu lắng. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” giữa hai bờ hư - ảo. Điệp từ nhớ kết hợp
với từ láy “chơi vơi” diễn đạt nỗi nhớ tha thiết, cồn cào đến cháy bỏng.
Nhớ về chặng đường hành quân là nhớ về núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hiểm trở
những cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông là những miền đất xa xôi, hiểm trở đã in đậm
dấu chân những người lính. Tác giả đã dùng những từ láy có sức tạo hình cao: “khúc
khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” diễn tả chân thực độ cao, sâu của dốc núi, vực thẳm
Tây Bắc. Người đọc như cảm giác được đường dốc quanh co, gợi cảm giác rợn người,
như nghe được những tiếng thở nặng nhọc của người chiến sĩ. Hình ảnh nhân hóa “súng
ngửi trời” làm nổi bật tư thế làm chủ, đồng thời cũng thể hiện sự ngang tàn, có chút hóm
hỉnh của người lính. Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” với cách ngắt
nhịp 4/3 khiến câu thơ như bị bẻ đôi, vừa vút lên cao vừa đổ xuống thăm thẳm. Thiên
nhiên được mở ra theo chiều không gian và thời gian, tất cả đều hoang sơ, bí hiểm, thách
thức con người. Tiếp nối những gian nan của núi cao, vực thẳm là những cơn mưa rừng
buốt lạnh: “mưa xa khơi”. Sau những cơn mưa mờ mịt, mối đe dọa mà miền Tây Bắc
mang đến còn là những dữ dội của núi rừng, những tiếng gầm thét của thác nước và “cọp trêu người”:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Miền Tây hoang dại với núi cao vực thẳm, còn có những thác nước gầm thét
không ngơi, những cọp, beo với bước chân rình rập đầy đe dọa.
Giữa những gian nguy, hiểm trở, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với những vất vả, gian nan:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Cuộc hành quân “dãi dầu” khiến người lính không tránh khỏi những mỏi mên và
“không bước nữa” - là phút dừng chân nghỉ ngơi, hay là giấc ngủ dài của kiếp người đã
cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Hình ảnh người chiến sĩ “gục lên súng mũ” phảng phất
nét buồn nhưng không hề bi lụy. Người lính “bỏ quên đời” đầy hiên ngang, kiêu bạc. Có
thể họ không thể bước nữa, nhưng đến hơi thở cuối cùng vẫn giữ trọn vẹn lời thề “Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Các anh đã trở thành người anh hùng sống mãi trong lòng dân tộc.
Thiên nhiên Tây Bắc còn mang những vẻ đẹp lãng mạn đầy chất thơ:
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Hình ảnh “hoa về” không chỉ là hoa, sương mà còn mang hình dáng của con
người. Đó là những ngọn đuốc soi đường hành quân của những người lính, nhìn từ xa
như những bông hoa chập chờn, lung linh. “Hoa” còn là hương hoa rừng thơm ngát, mộc
mạc, tỏa hương trong đêm. “Hoa” cũng có thể là ẩn dụ cho những người lính - những
chàng trai với lí tưởng cao đẹp dành trọn cho Tổ quốc.
Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” gợi khoảng không gian mênh mang,
một cảm giác bâng khuâng. Cùng với hình ảnh những ngôi nhà của người dân bản làng
Pha Luông, cơn mưa rừng đã khiến cho những người lính không tránh khỏi cảm giác nhớ
nhà thiết tha. Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn từ xa để hướng về bản làng trong làn mưa nhẹ,
những mái nhà dân yêu thương - nơi các anh sẽ đến, đem xương máu để bảo về, giữ gìn.
Song hành cùng sự khắc nghiệt, hoang sơ, Tây Bắc còn đọng lại trong kí ức người
lính những điều ấm áp, chan chứa tình quân dân với hương nếp xôi:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Câu thơ đậm đà tình quân dân và hương vị bản mường với “cơm lên khói”
“mùa em thơm nếp xôi”. Hai tiếng “mùa em” chứa biết bao tình thương, nỗi nhớ. Sau
những chặng đường hành quân giữa mưa rừng buốt lạnh, giữa núi cao vực sâu, thú dữ
rình rập, phút dừng chân bên bản làng với bát cơm mới thơm ngào ngạt cùng làn khói
bếp ấm áp đã đem đến cho người chiến sĩ những cảm giác thanh bình hiếm hoi thật quý
giá. Giống như âm thanh tiếng gà trưa trong bài thơ của Xuân Quỳnh, hương thơm bát
xôi nếp đầu mùa ở Mai Châu sẽ mãi là kỉ niệm khó quên về tình quân dân ấm áp trong cuộc đời người lính.
Mười bốn câu thơ trên đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên hùng tráng,
trên đó nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ can trường và lạc quan, đang dấn thân vào
máu lửa với niềm tự hào, kiêu hãnh. Đoạn thơ để lại dấu ấn vô cùng đẹp đẽ về thơ ca
kháng chiến mà sự thành công nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng hiện
thực và lãng mạn Cách mạng của Quang Dũng. Khổ thơ cũng có sự sáng tạo tài hoa về
hình ảnh, ngô ngữ, giọng điệu thơ. Hình ảnh thơ chân thực, chọn lọc những nét tiêu biểu,
đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc và hành trình hành quân gian khổ của những người
chiến sĩ Tây Tiến. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng sáng tạo kết hợp cùng hệ
thống từ láy giàu giá trị biểu đạt,... Tất cả kết hợp tạo thành chỉnh thể đoạn thơ đặc sắc, chân thực.
Bằng ngòi bút lãng mạn, hào hoa, nhà thơ đã khắc họa chân thực chặng đường
hành quân vừa hiểm trở, gian nan vừa thơ mộng, trữ tình, thông qua đó làm nổi bật hình
ảnh những người chiến binh Tây Tiến lạc quan, can trường, hết lòng vì sự nghiệp của Tổ
Quốc. Trích đoạn thơ không chỉ là kết tinh giá trị nội dung mà còn có sự kết hợp của hình
thức nghệ thuật đặc sắc.
Bài mẫu số 2: Phân tích, đánh giá khổ thơ thứ hai trong bài thơ Tây Tiến
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Có lẽ vì vậy mà từ lúc nào không hay, mảnh đất lạ Tây Bắc đã trở thành nơi để
nhớ, để thương yêu sâu sắc trong lòng người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng. Nỗi nhớ ấy đã
được ông gửi gắm vào thi phẩm Tây Tiến. Nhớ về Tây Bắc, nhà thơ không chỉ nhớ đến
chặng đường hành quân hiểm trở, khốc liệt mình đã từng cùng binh đoàn Tây Tiến vượt
qua, nhớ về những người đồng đội anh dũng mà còn nhớ đến những kỉ niệm ấm áp tình
quân dân: đêm hội liên hoan doanh trại và một buổi chiều sương chia ly.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Những câu thơ đầy ánh sáng, âm thanh, đối lập hoàn toàn với những con đường
hành quân gian lao, nguy hiểm, với những thiếu thốn, nhọc nhằn... Bên trong bộ quân
phục xanh nghiêm nghị của nhà binh là những trái tim nghệ sĩ đầy hào hoa, lãng tử.
“Doanh trại” được biết là nơi đóng quân của binh đoàn Tây Tiến. Đây cũng là nơi
đang diễn ra lễ hội văn hóa đậm đà tình quân dân. Dường như đồng bào dân tộc đã tụ họp
về đây để sinh hoạt và như đã góp vui tinh thần với bộ đội Tây Tiến. Có thể nói “bừng”
là nhãn tự của câu thơ, như một “nét vẽ có thần”. “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, và
cũng như là của lửa trại sáng bừng lên (ánh sáng đột ngột của lửa, của đuốc, xua đi cái
tăm tối, lạnh lẽo của núi rừng). Nó cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười
nói tưng bừng, rộn rã. Như vậy, từ “bừng” không chỉ đem đến ấn tượng về ánh sáng mà
còn thể hiện niềm vui rạo rực trong lòng người. “Đuốc hoa” là hoa chúc – cây nến đốt
lên trong phòng cưới, đêm tân hôn, gợi không khí ấm cúng, gợi niềm vui lan tỏa, đó còn
chính là niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ. Hình ảnh này xuất hiện trong đêm vui
liên hoan của người lính đã tạo nên một màu sắc vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa thiêng
liêng lại vừa ấm áp tình quân dân gắn bó, keo sơn.
Từ “kìa” trong câu thơ “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” thể hiện sự ngạc nhiên, niềm
vui thích, tình tứ của chàng lính trẻ Tây Tiến khi nhìn thấy các “em”, các nàng đến dự
hội đuốc hoa trong bộ xiêm áo xinh đẹp. Đó là cảm giác rất chân thực trong một dịp vui
hiếm hoi sau bao ngày hành quân giữa rừng già với núi cao, dốc thẳm, sương dày, với
mưa rừng và thú dữ. Có thể khẳng định chính trong không khí của âm nhạc, cũng như các
“man điệu” của miền đất lạ ấy đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thăng
hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, thêm vào đó còn chính là lòng yêu đời, yêu miền đất lạ xa
xôi này. Mọi cảm giác mỏi mệt, mọi vất vả đều như tan biến. Và để thay vào đó là niềm lạc
quan, yêu đời nâng bước họ mạnh mẽ hơn trên con đường hướng về “Viên Chăn xây hồn thơ”.
Bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
Đất Châu Mộc buổi chiều sương năm ấy đã trở thành điểm hẹn của nỗi nhớ - xứ sở
lắm sương nhiều khói, sương phủ kín lòng người, như tấm áo choàng bao trùm từng con
sông, ngọn suối, sườn đèo. Có lẽ sương khói của thời gian không đủ để xóa nhòa đi mà
ngược lại sương khói Châu Mộc đã cắt hình rõ nét trong kí ức. Câu hỏi “Có thấy hồn lau
nẻo bến bờ” càng làm lay động lòng người. Hoa lau thường mọc ở ven sông, triền núi, những
nơi vắng người qua lại. Trong những ngày tháng hành quân giữa núi rừng, lau như linh hồn
của Tây Bắc, chia sẻ mọi vui buồn đời lính. Nay người lính đi xa, ngàn lau vẫn ở lại giữa mênh mông đất trời.
Giữa cảnh sông nước mênh mang vẫn thấp thoáng đâu đây bóng dáng con người.
Hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường:
“Có nhớ dáng người trên độc mộc”. Độc mộc là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ
lớn và rất dài. Dường như dáng người trên độc mộc ở đây là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển
của những cô gái Thái, Mèo đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Những cánh hoa rừng không
hề bị vùi dập mà “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Câu thơ không chỉ gợi tả những cánh
hoa rừng mà còn như miêu tả sự duyên dáng, tình tứ của những cô gái miền sơn cước. Dù
hiểu theo nghĩa nào, ý thơ cũng trở nên thật đẹp.
Bằng ngòi bút tài hoa, cảm hứng lãng mãn, trữ tình, nhà thơ đã tái hiện lại chân thực
những kỉ niệm ấm áp tình quân dân, những kí ức ấy sẽ mãi mãi lắng đọng, in sâu trong tâm
trí những người chiến sĩ Tây Tiến. Những hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, là những gì đặc
trưng nhất của miền núi Tây Bắc đã được nhà thơ chọn lọc: xiêm áo, man điệu, hồn lau, độc
mộc,… Đồng thời, trong khổ thơ có sự biến đổi linh hoạt của giọng điệu, khi rộn ràng, náo
nức với đêm liên hoan, khi nhẹ nhàng, trầm lắng trong không khí chia tay,… Có thể nói đoạn
thơ trên là đoạn thơ trữ tình mơ mộng nhất bài thơ, thể hiện sự cảm nhận và diễn tả tinh tế,
tài hoa vẻ đẹp thiên nhiên và tình người, đồng thời cũng rất mực hồn nhiên làm say mê lòng
người đọc và sau đó là một khoảng trời riêng dành cho nỗi nhớ.