Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?

Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?

với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 1. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc
hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?
a. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Những năm 40 của TK XIX,sự xuất hiện nền đại công nghiệp làm cho phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc. Từ đó, tạo ra được một lượng
lớn của cải vật chất. Bước tiến này hơn hẳn so với chế độ phong kiến: trong quá trình
thống trị, giai cấp tư sản đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực
lượng của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.
- Sự ra đời của hai giai cấp cơ bản (đối lập về lợi ích nhưng nương tựa vào nhau): giai
cấp tư sản và giai cấp công nhân. Mâu thuẫn giữa 2 giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
Giai cấp tư sản áp bức, bóc lột đối với giai cấp công nhân về nhiều mặt trong xã hội.
Bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
trên quy mô rộng khắp. Giai cấp công nhân xuất hiện như một lực lượng chính trị
độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng, hướng thẳng mũi nhọn đấu
tranh của mình vào giai cấp tư sản. Qua đó đòi hỏi phải có một hệ thống lý luận
soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động.
- Điều kiện KT-XH vừa đặt ra yêu cầu đồi với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân
vừa hiện thực cho sự ra đời của một lý luận mới.
b. Vai trò của Các-Mác và Ph.Ăngghen:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội là điều kiện cần cho sự ra đời của một học thuyết mới,
song, điều kiện đủ chính là vai trò của Các-Mác và Ăngghen.
+ Trưởng thành ở Đức – đất nước có nền triết học phát triển rực rỡ với tiền đề là
những thành tựu nổi bật của Phoiobac (chủ nghĩa duy vật) và Hêghen (phép biện
chứng). Với trí tuệ uyên bác và sự dấn thân trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, Mác và Ăngghen gặp nhau, tiếp nhận những giá trị
đã có để trở thành những nhà khoa học thiên tài, những nhà cách mạng vĩ đại.
- Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị:
Chịu ảnh hưởng từ quan điểm triết học của Phoiobac và Heghen nhưng sớm
nhận thấy mặt tích cực – hạn chế trong triết học của Heghen và Phoiobac.
Kế thừa cái “hạt nhân hợp lý”, cải tạo và loại bỏ cái duy tâm, siêu hình, xây
dựng lên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Quá trình này diễn ra chỉ trong một
thời gian ngắn (1843 – 1848).
- Ba phát kiến vĩ đại:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng chính
là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Bằng phép biện chứng duy vật,
C.Mac và Ph. Angghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử - là sự khẳng
định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau.
Học thuyết về giá trị thặng dư: Phát kiến vĩ đại thứ hai – sự khẳng định về
phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự
ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân: Trên cơ sở
của hai phát kiến trên, phát kiến thứ ba ra đời, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới
của giai cấp công nhân – giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Tuyên ngôn của đảng cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
2/1848: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – tác phẩm kinh điển chủ yếu của
CNXHKH, đánh dấu sự hình thành cơ bản lý luận bao gồm 3 bộ phận: Triết
học, Kinh tế chính trị học, CNXHKH – do C.Mac và Ph.Angghen soạn thảo
được công bố trên toàn thế giới.
Tác phẩm trên là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động, là ngọn cờ dẫn
dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, giải phóng loài
người khỏi áp bức, bóc lột.
Giai cấp vô sản để hoàn thành sứ mệnh lịch sử cần tổ chức ra chính đảng của
giai cấp, Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
Logic phát triển tất yếu cũng là lúc chủ nghĩa tư bản sụp đổ, chủ nghĩa xã hội
thắng lợi.
Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong quá trình xây dựng CNXH,
CNCS. Những người cộng sản cần thiết lập sự liên minh với các lực lượng dân
chủ để đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đấu tranh cho mục tiêu cuối
cùng là Chủ nghĩa cộng sản. Tiến hành cách mạng không ngừng nhưng cần có
chiến lược, sách lược khôn khéo và tiên quyết.
| 1/2

Preview text:

Câu 1. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc
hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?
a. Điều kiện kinh tế - xã hội: -
Những năm 40 của TK XIX,sự xuất hiện nền đại công nghiệp làm cho phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa có bước phát triển vượt bậc. Từ đó, tạo ra được một lượng
lớn của cải vật chất. Bước tiến này hơn hẳn so với chế độ phong kiến: trong quá trình
thống trị, giai cấp tư sản đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực
lượng của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. -
Sự ra đời của hai giai cấp cơ bản (đối lập về lợi ích nhưng nương tựa vào nhau): giai
cấp tư sản và giai cấp công nhân. Mâu thuẫn giữa 2 giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
Giai cấp tư sản áp bức, bóc lột đối với giai cấp công nhân về nhiều mặt trong xã hội.
 Bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
trên quy mô rộng khắp. Giai cấp công nhân xuất hiện như một lực lượng chính trị
độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng, hướng thẳng mũi nhọn đấu
tranh của mình vào giai cấp tư sản. Qua đó đòi hỏi phải có một hệ thống lý luận
soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động. -
Điều kiện KT-XH vừa đặt ra yêu cầu đồi với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân
vừa hiện thực cho sự ra đời của một lý luận mới.
b. Vai trò của Các-Mác và Ph.Ăngghen:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội là điều kiện cần cho sự ra đời của một học thuyết mới,
song, điều kiện đủ chính là vai trò của Các-Mác và Ăngghen.
+ Trưởng thành ở Đức – đất nước có nền triết học phát triển rực rỡ với tiền đề là
những thành tựu nổi bật của Phoiobac (chủ nghĩa duy vật) và Hêghen (phép biện
chứng). Với trí tuệ uyên bác và sự dấn thân trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, Mác và Ăngghen gặp nhau, tiếp nhận những giá trị
đã có để trở thành những nhà khoa học thiên tài, những nhà cách mạng vĩ đại. -
Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị: 
Chịu ảnh hưởng từ quan điểm triết học của Phoiobac và Heghen nhưng sớm
nhận thấy mặt tích cực – hạn chế trong triết học của Heghen và Phoiobac. 
Kế thừa cái “hạt nhân hợp lý”, cải tạo và loại bỏ cái duy tâm, siêu hình, xây
dựng lên chủ nghĩa duy vật biện chứng. Quá trình này diễn ra chỉ trong một
thời gian ngắn (1843 – 1848). - Ba phát kiến vĩ đại: 
Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Việc sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng chính
là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Bằng phép biện chứng duy vật,
C.Mac và Ph. Angghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử - là sự khẳng
định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau. 
Học thuyết về giá trị thặng dư: Phát kiến vĩ đại thứ hai – sự khẳng định về
phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự
ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội. 
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân: Trên cơ sở
của hai phát kiến trên, phát kiến thứ ba ra đời, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới
của giai cấp công nhân – giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. -
Tuyên ngôn của đảng cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học: 
2/1848: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – tác phẩm kinh điển chủ yếu của
CNXHKH, đánh dấu sự hình thành cơ bản lý luận bao gồm 3 bộ phận: Triết
học, Kinh tế chính trị học, CNXHKH – do C.Mac và Ph.Angghen soạn thảo
được công bố trên toàn thế giới. 
Tác phẩm trên là cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động, là ngọn cờ dẫn
dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, giải phóng loài
người khỏi áp bức, bóc lột. 
Giai cấp vô sản để hoàn thành sứ mệnh lịch sử cần tổ chức ra chính đảng của
giai cấp, Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 
Logic phát triển tất yếu cũng là lúc chủ nghĩa tư bản sụp đổ, chủ nghĩa xã hội thắng lợi. 
Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong quá trình xây dựng CNXH,
CNCS. Những người cộng sản cần thiết lập sự liên minh với các lực lượng dân
chủ để đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đấu tranh cho mục tiêu cuối
cùng là Chủ nghĩa cộng sản. Tiến hành cách mạng không ngừng nhưng cần có
chiến lược, sách lược khôn khéo và tiên quyết.