Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn gọn. | Văn mẫu lớp 9

Với tôn chỉ sáng tác hàng đầu là “Văn dĩ tải đạo”, cụ đồ Chiểu là một nhà văn nổi tiếng với các sáng tác hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp. “Truyện Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông với lý tưởng cao đẹp đó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
2 trang 6 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn gọn. | Văn mẫu lớp 9

Với tôn chỉ sáng tác hàng đầu là “Văn dĩ tải đạo”, cụ đồ Chiểu là một nhà văn nổi tiếng với các sáng tác hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp. “Truyện Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông với lý tưởng cao đẹp đó. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn gọn
1. Phânch Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn
Với tôn chỉ ng tác hàng đầu là “Văn dĩ tải đạo”, cụ đồ Chiểu là một nhà văn nổi tiếng với
các sáng tác hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp. “Truyện Lục Vân Tiên” là một trong
những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông với lý tưởng cao đẹp đó. Nổi bật trong tác phẩm này
và được nhiều người đặc biệt yêu tch chính là đoạn tch “Lục Vân Tiên cứu Kiu Nguyệt
Nga.
Đoạn tch này không chỉ giúp ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật, mà còn
th hin được quan nim ca Nguyễn Đình Chiu về người anh hùng trong cuộc sống.
ời bốn câu tđầu đoạn tch, thông qua trận chiến giữa phe chính nghĩa (Lục Vân Tiên)
và phe phi cnh nghĩa (đám cướp Phong Lai), tác gi thành công khắc họa nên một người
anh hùng vừa dũng mãnh, gan dạ, giỏi võ lại có hành động quang minh chính đại. Tuy chỉ có
một mình nhưng khi thấy người gặp nạn, Lục Vân Tn vẫn liền ra tay hỗ tr, không chút
chn chừ hay e ngi. Anh hét to lên để đám cướp biết sự hin diện của mình rồi mới ra tay
dẹp loạn, quyết không dở trò đánh lén sau lưng. Sự chính nhân quân tử đó khiến em vô
cùng nể phục. Trận đánh giữa anh và đám cướp được miêu tả ngn gọn trong vài dòng thơ,
nhưng chỉ với một điển cố ln quan đến hình ảnh Triu T, người đọc cũng có th ởng
ợng ra sự dũng mãnh, oai phong, một mình dẹp loạn của Lục Vân Tiên. Cùng với đó, s
oai hùng của anh còn được làm nổi bật thêm nhờ vào stht bại thảm hi của đám cướp.
Nhưng không chỉ dừng lại những phẩm chất đó. Khi bước sang phần còn lại của đoạn
tch, Nguyễn Đình Chiu còn giúp nời đọc cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp
khác của người anh hùng Lục Vân Tn. Đó là sthu hiểu lễ nghĩa, hành động đúng khuôn
phép lễ go phong kiến, khi anh ngăn không cho Kiu Nguyệt Nga xuống xe ngựa cảm ơn
mình. Đồng thời, anh cũng là một người có trái tim nhân hậu, gu tình yêu thương khi cố
dành thời gian hỏi han ân cn tình huống của người gp nạn. Ấn tượng nhất, phải k đến
thái độ tchối đầy hào sảng của anh trước đề nghị báo ân của Kiều Nguyệt Nga. Với anh,
vic cứu người khi gặp nạn là hành động hiển nhiên của người quân t, không hề quan trọng
báo đáp ơn nghĩa về sau. Có thể nói, ở Lục Vân Tiên đã hội tụ đy đủ vẻ đẹp lý tưởng của
một bậc nam nhi: không chỉ văn võ song toàn, lòng đầy chính nghĩa, nhân hậu mà còn giàu
tình yêu thương, quan tâm người khác. Cùng với Lục Vân Tiên, nhân vật Kiều Nguyệt Nga
cũng được khắc họa đầy chân thực sống động qua phần hội thoại với ân công của mình.
Cô hiện lên với vẻ đẹp của một người phụ nữ lí tưởng, vừa dịu dàng đoan trang, lại thấu tình
đạt nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ, cư xử mực thước theo lễ giáo. C Kiu Nguyệt Nga Lục
Vân Tn đều đượcy dựng với vẻ đẹp tn diện, hoàn hảo, mang đậm lý tưởng về đạo đức
con người của nhà văn.
Trong “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhà văn Nguyễn Đình Chiu đã sử dụng rt
nhiu những chất liệu từ văn hóa Nam Bộ, sử dụng lối miêu tả, kể chuyện và xây dựng hội
thoại rt gn gũi với lời ăn tiếng nói của bà con. Từ đó giúp cho tác phẩm không bị nặng nề
về lý tưởng người anh hùng mà trở nên hấp dẫn, thu hút, gn bó với người đọc hơn.
| 1/2

Preview text:

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn gọn
1. Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn
Với tôn chỉ sáng tác hàng đầu là “Văn dĩ tải đạo”, cụ đồ Chiểu là một nhà văn nổi tiếng với
các sáng tác hướng con người tới cái thiện, cái tốt đẹp. “Truyện Lục Vân Tiên” là một trong
những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông với lý tưởng cao đẹp đó. Nổi bật trong tác phẩm này
và được nhiều người đặc biệt yêu thích chính là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Đoạn trích này không chỉ giúp ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật, mà còn
thể hiện được quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về người anh hùng trong cuộc sống. Ở
mười bốn câu thơ đầu đoạn trích, thông qua trận chiến giữa phe chính nghĩa (Lục Vân Tiên)
và phe phi chính nghĩa (đám cướp Phong Lai), tác giả thành công khắc họa nên một người
anh hùng vừa dũng mãnh, gan dạ, giỏi võ lại có hành động quang minh chính đại. Tuy chỉ có
một mình nhưng khi thấy người gặp nạn, Lục Vân Tiên vẫn liền ra tay hỗ trợ, không chút
chần chừ hay e ngại. Anh hét to lên để đám cướp biết sự hiện diện của mình rồi mới ra tay
dẹp loạn, quyết không dở trò đánh lén sau lưng. Sự chính nhân quân tử đó khiến em vô
cùng nể phục. Trận đánh giữa anh và đám cướp được miêu tả ngắn gọn trong vài dòng thơ,
nhưng chỉ với một điển cố liên quan đến hình ảnh Triệu Tử, người đọc cũng có thể tưởng
tượng ra sự dũng mãnh, oai phong, một mình dẹp loạn của Lục Vân Tiên. Cùng với đó, sự
oai hùng của anh còn được làm nổi bật thêm nhờ vào sự thất bại thảm hại của đám cướp.
Nhưng không chỉ dừng lại ở những phẩm chất đó. Khi bước sang phần còn lại của đoạn
trích, Nguyễn Đình Chiểu còn giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp
khác của người anh hùng Lục Vân Tiên. Đó là sự thấu hiểu lễ nghĩa, hành động đúng khuôn
phép lễ giáo phong kiến, khi anh ngăn không cho Kiều Nguyệt Nga xuống xe ngựa cảm ơn
mình. Đồng thời, anh cũng là một người có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương khi cố
dành thời gian hỏi han ân cần tình huống của người gặp nạn. Ấn tượng nhất, phải kể đến
thái độ từ chối đầy hào sảng của anh trước đề nghị báo ân của Kiều Nguyệt Nga. Với anh,
việc cứu người khi gặp nạn là hành động hiển nhiên của người quân tử, không hề quan trọng
gì báo đáp ơn nghĩa về sau. Có thể nói, ở Lục Vân Tiên đã hội tụ đầy đủ vẻ đẹp lý tưởng của
một bậc nam nhi: không chỉ văn võ song toàn, lòng đầy chính nghĩa, nhân hậu mà còn giàu
tình yêu thương, quan tâm người khác. Cùng với Lục Vân Tiên, nhân vật Kiều Nguyệt Nga
cũng được khắc họa đầy chân thực và sống động qua phần hội thoại với ân công của mình.
Cô hiện lên với vẻ đẹp của một người phụ nữ lí tưởng, vừa dịu dàng đoan trang, lại thấu tình
đạt nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ, cư xử mực thước theo lễ giáo. Cả Kiều Nguyệt Nga và Lục
Vân Tiên đều được xây dựng với vẻ đẹp toàn diện, hoàn hảo, mang đậm lý tưởng về đạo đức con người của nhà văn.
Trong “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng rất
nhiều những chất liệu từ văn hóa Nam Bộ, sử dụng lối miêu tả, kể chuyện và xây dựng hội
thoại rất gần gũi với lời ăn tiếng nói của bà con. Từ đó giúp cho tác phẩm không bị nặng nề
về lý tưởng người anh hùng mà trở nên hấp dẫn, thu hút, gắn bó với người đọc hơn.