Phân tích đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng | Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

Giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. Với tài liệu này, mong rằng các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể hiểu hơn về đoạn trích, cũng như có thêm ý tưởng cho bài viết văn của mình.

Văn mẫu lớp 7
Phân tích đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng
Đoàn Giỏi một nhà văn thường viết về thiên nhiên, con người Nam Bộ. Một trong
những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Văn
bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết này.3
Đất rừng phương Nam tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của cậu
bé An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945,
sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Đoạn trích “Người đàn ông cô
độc giữa rừng” kể về việc cậu An theo tía nuôi đến thăm Tòng. Không ai biết
tên tuổi, lai lịch của Tòng. Chỉ biết rằng mười mấy năm về trước, một mình chú
bơi xuồng đến che lều nơi rừng hoang nhiều thú này từng đánh bại một con hổ.
Một lần, Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên
địa chủ đánh. Chú tình chém bị thương tên địa chú, nhưng không trốn chạy
đường hoàng đến chịu tội. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa
con trai độc nhất thì đã chết, Tòng liền bỏ làng đi. cuối đoạn trích, Tòng đã
đưa cho tía nuôi An những mũi tên tẩm độc để phòng thân cũng là để giết chết kẻ thù.3
Về nội dung, “Người đàn ông độc giữa rừng” đã khắc họa cùng chân thực
khung cảnh núi rừng rộng lớn, hoang sơ. Cùng với đó, nhân vật Tòng nhân vật
trung tâm đã đại diện cho tính cách tiêu biểu của con người Nam Bộ hồn hậu, chất
phác trọng nghĩa tình. Về nghệ thuật, nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật
Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé
an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Tòng.
Trong mắt cậu An, chú Tòng người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong
mắt người kể chuyện người dân, Tòng một người gan dạ, phần ngang
tàng, liều lĩnh nhưng cùng tốt bụng đáng quý. Tác giả sử dụng ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị và mang đậm màu sắc Nam Bộ.3
Với đoạn trích “Người đàn ông độc giữa rừng”, tác giả đã ca ngợi nhân vật
Tòng với phẩm chất hiền lành, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ - đại diện cho phẩm
chất của con người Nam Bộ, cùng với đó vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Nam Bộ
hiện lên đầy chân thực, sống động.33
| 1/1

Preview text:

Văn mẫu lớp 7
Phân tích đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng
Đoàn Giỏi là một nhà văn thường viết về thiên nhiên, con người Nam Bộ. Một trong
những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Văn
bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết này.
Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời của cậu
bé An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945,
sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Đoạn trích “Người đàn ông cô
độc giữa rừng” kể về việc cậu bé An theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng. Không ai biết
tên tuổi, lai lịch của Võ Tòng. Chỉ biết rằng mười mấy năm về trước, một mình chú
bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ.
Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên
địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chú, nhưng không trốn chạy mà
đường hoàng đến chịu tội. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa
con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi. Ở cuối đoạn trích, Võ Tòng đã
đưa cho tía nuôi An những mũi tên tẩm độc để phòng thân cũng là để giết chết kẻ thù.
Về nội dung, “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa vô cùng chân thực
khung cảnh núi rừng rộng lớn, hoang sơ. Cùng với đó, nhân vật Võ Tòng là nhân vật
trung tâm đã đại diện cho tính cách tiêu biểu của con người Nam Bộ hồn hậu, chất
phác và trọng nghĩa tình. Về nghệ thuật, nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ
Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất - cậu bé
an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng.
Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong
mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang
tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Tác giả sử dụng ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị và mang đậm màu sắc Nam Bộ.
Với đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, tác giả đã ca ngợi nhân vật Võ
Tòng với phẩm chất hiền lành, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ - đại diện cho phẩm
chất của con người Nam Bộ, cùng với đó là vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Nam Bộ
hiện lên đầy chân thực, sống động.