-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích khổ 1 bài Nói với con chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 9
Trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương, bài thơ Nói với con là một tác phẩm được hình thành bằng ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ của một người dân miền núi nhưng gửi gắm được bao ý nghĩa thật sâu xa về tình quê hương, dân tộc. Trong đó đoạn một bài thơ Nói với con thể hiện sâu sắc tấm lòng thiết tha ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 444 tài liệu
Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu
Phân tích khổ 1 bài Nói với con chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 9
Trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương, bài thơ Nói với con là một tác phẩm được hình thành bằng ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ của một người dân miền núi nhưng gửi gắm được bao ý nghĩa thật sâu xa về tình quê hương, dân tộc. Trong đó đoạn một bài thơ Nói với con thể hiện sâu sắc tấm lòng thiết tha ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!




Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Phân tích khổ 1 bài Nói với con chọn lọc hay nhất
Phân tích khổ 1 Nói với con như thế nào? Cùng tham khảo một số mẫu dưới đây của Luật Minh Khuê nhé.
Mục lục bài viết
Khi nhắc tới nhà thơ Y Phương, ta không thể nhắc tới bài thơ Nói với con đặc biệt là khổ thơ 1 là tâm
sự của người cha dành cho đứa con của mình.
1. Phân tích khổ 1 Nói Với Con Y Phương mẫu 1
Trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Y Phương, bài thơ Nói với con là một tác phẩm được hình thành
bằng ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ của một người dân miền núi nhưng gửi gắm được bao ý nghĩa thật
sâu xa về tình quê hương, dân tộc. Trong đó đoạn một bài thơ Nói với con thể hiện sâu sắc tấm lòng thiết tha ấy.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Tác phẩm Nói với con là một trong những tác phẩm văn học được Y Phương sáng tác sau khi được
chuyển về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin của tỉnh Cao Bằng. Bài thơ mang âm hưởng của một lời
người cha dặn dò đứa con trước lúc rời xa quê hương để lập chí, thành công. Bài thơ nói chung đoạn
thơ trên nói riêng đã khơi dậy để đứa con khắc ghi về cội nguồn của bản thân mình với những ngôn từ
mộc mạc, bình dị, giọng điệu thật thiết tha đầy tình yêu thương.
Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước. Chính từ những kỷ
niệm gần gũi giản dị mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ và dẫn dắt
một cách thật tự nhiên, mang tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía để nói về cội nguồn sinh dưỡng của
con. Điều đầu tiên người cha muốn nói tới là tình cảm gia đình, là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương sự đùm bọc mong chờ của cha mẹ. Đó là hình ảnh
một mái ấm gia đình ấm áp. Người con được nuôi dưỡng che chở trong vòng tay ấm áp của cha và
dòng giữa mát lành của người mẹ. Lời thơ đặc biệt, chân thành với hình ảnh giản dị nhưng mang đậm
sự trừu tượng của người dân miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà có phần gợi cảm bước chân chạm
tới tiếng cười tiếng nói.
Hai lời đầu tiên người cha nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn của mỗi con
người. Với nhịp thơ hai/ ba, cấu trúc đối xứng tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt "chân phải", "chân
trái", "một bước", "hai bước", "tiếng nói", "tiếng cười". Nhà thơ đã tạo ra được không khí gia đình
đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm
chút, vui mừng đón nhận và nâng niu. Đó chính là tình cảm ruột thịt, là công lao chứa biển mà ngợi
con phải khắc cốt ghi tâm.
Mở rộng ra từ cái nôi gia đình người cha nhắc con đã lớn lên từ sự yêu thương của người đồng mình
và nghĩa tình của quê hương, bản làng. Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình,
cuộc sống lao động cần cù và tươi vui được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng
Với một loạt các hình ảnh và công việc đặc trưng của người dân tộc miền núi và các động từ được sử
dụng thật tài tình, diễn tả động tác cụ thể, khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động
gắn bó, hòa quyện. Niềm vui con lớn lên trong sự đùm bọc che chở của con người và của núi rừng quê
hương. Rừng cho con sự sống nguồn sống của rừng hay chính là vẻ đẹp của thiên nhiên mà rừng ban
tặng. Rừng núi đem lại những vẻ đẹp niềm vui và hạnh phúc cho mỗi con người. Những con đường
khắp bản làng, rừng núi kết nối yêu thương và nâng đỡ bước chân con vào đời. Đọc đến đây ta đã
hiểu được người cha muốn nói cho con biết quê hương mình là một vùng quê giàu truyền thống văn
hóa và mang đậm nghĩa tình.
Quê hương là những gì thân thuộc, gần gũi nhất đối với mỗi con người, với tình yêu tổ quốc và người
cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với đứa con, để mong con luôn nhớ được con
đã sinh ra mà lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Con là kết quả của tình yêu
của hai trái tim cùng hướng về một nhịp
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Khi nói với con điều đó, người cha mong muốn con mình hình thành nên tình cảm cội nguồn bằng
chính tình yêu và lòng tự hào quê hương gia đình. Cha có thể tự hào nói với con về sức sống bền bỉ,
mãnh liệt về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục kế thừa những
truyền thống ấy. Khi nói về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương, nói về sức sống của người đồng
mình, của cả cộng đồng trong đó cha mẹ chính là những người cùng quê hương.
Qua đoạn một của bài thơ Nói với con, tác giả đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình ấm cúng, nguồn
gốc của cái nôi gia đình đối với mỗi con người. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm
hồn của người miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2. Phân tích khổ 1 Nói Với Con Y Phương mẫu 2
Y phương là nhà thơ dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở vùng đất núi cao với những tư duy mộc mạc,
giản dị, những vần thơ của ông cũng chân thành như chính con người miền núi vậy. Khi nhắc đến Y
Phương là nhắc tới bài thơ Nói với con nổi tiếng về tình cảm gia đình, thiên nhiên sâu đậm. Đặc biệt là khổ thơ thứ nhất.
Nói với con được Y Phương sáng tác khi đứa con đầu lòng của ông ra đời. Chính vì vậy bài thơ là sự
chứa đựng niềm hạnh phúc dạt dào của một người lần đầu được làm cha. Không chỉ vậy bài thơ còn
cho thấy ý thức của người cha muốn vun đắp muốn cho con hiểu rõ cội nguồn của bản thân và luôn tự
hào về nơi mình được sinh ra. Khổ thơ thứ nhất bài thơ đã cho người con thấy cội nguồn của mình
sinh ra chính là tình yêu thương, là kết tinh ngọt ngào của cha mẹ và sự đùm bọc của những người đồng mình
Chân phải bước tới
Cha chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Với những hình ảnh cụ thể cùng với đó là việc lặp lại cấu trúc liệt kê, nhà thơ đã tạo ra âm điệu tươi
vui, quấn quýt, hòa hợp trong một gia đình nhỏ đầy ắp hạnh phúc. Với bốn câu thơ xuất hiện nối tiếp,
có các động từ "bước", "chạm", "tới" và cái đích đến của người con chính là hai chữ mẹ, cha. Những
điều giản dị ấy phải chăng để bộc lộ ý nghĩa thật lớn lao và thiêng liêng. Với mỗi người mẹ, cha là đích
đến là nơi để các con tìm về, là điểm tựa để các con bước tiếp, là trốn bình yên để ta dựa vào trước
những giông bão cuộc đời. Không chỉ vậy, con còn được lớn lên trong tình cảm cưu mang, đùm bọc của bà con thôn xóm
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Với cách gọi mộc mạc nhưng chứa chan tình cảm. "Người đồng mình" thể hiện tình cảm thân thương,
trìu mến của người dân tộc Tày. Đó là những người vùng mình, miền mình. Chỉ với vẻn vẹn bảy câu
thơ, nhưng Y Phương đã cho người đọc thấy được cuộc sống cần cù, lao động của những người dân
tộc chân chất nơi đây.
Người đồng mình yêu lao động, yêu cái đẹp và biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên tươi vui.
Vậy nên trong nhà họ lúc nào cũng có những câu hát và những câu hát ấy đã nuôi con lớn lên từng ngày.
Với lời thơ mộc mạc, với tư duy giản dị, những lời thơ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người con. Đó
chính là lời dặn dò của người cha dành cho con yêu.
Trên đây là phân tích khổ thơ thứ nhất bài Nói Với Con của Y Phương luật Minh Khuê xin gửi tới bạn
đọc. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.