Phân tích Khổ 4 Viếng lăng Bác - Ngữ Văn 9

Tâm trạng lưu luyến, muốn được ở mãi bên Bác và ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi phải rời lăng đã được khắc hoạ thật cảm động trong khổ thơ cuối của bài “Viếng lăng Bác”.(1) Câu thơ đầu tiên thật giản dị như như một lời giã biệt đã bộc lộ trực tiếp, cụ thể tâm trạng thương nhớ, lưu luyến không muốn rời xa Bác. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

 

Thông tin:
2 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích Khổ 4 Viếng lăng Bác - Ngữ Văn 9

Tâm trạng lưu luyến, muốn được ở mãi bên Bác và ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi phải rời lăng đã được khắc hoạ thật cảm động trong khổ thơ cuối của bài “Viếng lăng Bác”.(1) Câu thơ đầu tiên thật giản dị như như một lời giã biệt đã bộc lộ trực tiếp, cụ thể tâm trạng thương nhớ, lưu luyến không muốn rời xa Bác. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

 

Tâm trạng lưu luyến, muốn đượcmãi bên Bác ước nguyện của nhà
thơ Viễn Phương khi phải rời lăng đã được khắc hoạ thật cảm động trong khổ
thơ cuối của bài “Viếng lăng Bác”.(1) Câu thơ đầu tiên thật giản dị như như một
lời giã biệt đã bộc lộ trực tiếp, cụ thể tâm trạng thương nhớ, lưu luyến không muốn
rời xa Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt.”(2)
Tuy đã đến lúc phải ra về nhưng trong lòng nhà thơ vẫn bâng khuâng, xao xuyến
một cảm xúc mãnh liệt, điều này được thể hiện rất qua cụm từ “thương trào
nước mắt.(3)
+ Động từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn của nhà thơ,
dường như đó cũng tâm trạng của hàng triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau
với tác giả. (4) chỉ được gần Bác trong giây phút nhưng nhà thơ lại không bao
giờ muốn xa Bác, bởi Bác ấm áp quá, lớn lao quá(5)
Từ nỗi niềm xúc động này, Viễn Phương đã những ước nguyện chân thành, đó
cũng chính là mong ước chung của mỗi người dân Việt Nam với Bác:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.(6)
thể thấy, tác giả muốn được hóa thân hòa nhập vào cảnh vật xung quanh
lăng để mãi được bên Bác; “muốn làm con chim” cất tiếng hót làm vui lăng Bác,
“muốn làm đóa hoa” để tỏa hương thơm ngát, điểm cho nơi Bác yên nghỉ.(7)
Đặc biệt, nhà thơ còn muốn được làm “cây tre trung hiếu” để nhập vào “hàng tre
bát ngát” để tỏa bóng mát cho lăng, để canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.(8)
+ Điệp ngữ “muốn làm” được lặp lại những ba lần cùng các hình ảnh thiên nhiên
tươi đẹp đã biểu cảm cùng chân thực, cảm động tâm trạng lưu luyến, tấm lòng
thành kính, thủy chung ước muốn, nguyện dâng hiến để đền đáp lại công ơn to
lớn của Người.(9)
+ Khép lại bài thơ hình ảnh “cây tre” được lặp lại khổ đầu một cách khéo léo,
điều đó đã tạo ra kết cầu đầu đuôi tương ứng chặt chẽ cho bài thơ.(10) Thế nhưng
“cây tre” khố cuối lại mang ý nghĩa khác, làm dòng cảm xúc thêm trọn vẹn, gây
ấn tượng sâu sắc: “Cây tre” được nhân hóa với phẩm chất “trung hiếu”.(11)
- Không chỉ vậy, “Cây tre trung hiếu” còn hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng
thành kính lời thề thiêng liêng của tác giả nguyện “trung với nước, hiếu
với dân”, trung thành với sự nghiệp và lí tưởng cách mạng của Bác, hình ảnh
đó đã hoàn thiện thêm vẻ đẹp cho “hàng tre xanh xanh”, cho phẩm chất của
con người Việt Nam.(12)
Tóm lại, chỉ với bốn câu thơ tám chữ cùng với nghệ thuật điệp ngữ, liệt nhưng
Viễn Phương đã diễn tả thật cảm động tâm trạng lưu luyến nguyện ước chân
thành của bản thân trước khi rời lăng, đó cũng chính là tình cảm của mỗi người dân
Việt Nam khi đến viếng lăng Người (13).
| 1/2

Preview text:

Tâm trạng lưu luyến, muốn được ở mãi bên Bác và ước nguyện của nhà
thơ Viễn Phương khi phải rời lăng đã được khắc hoạ thật cảm động trong khổ
thơ cuối của bài “Viếng lăng Bác”.(1)
Câu thơ đầu tiên thật giản dị như như một
lời giã biệt đã bộc lộ trực tiếp, cụ thể tâm trạng thương nhớ, lưu luyến không muốn rời xa Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt.”(2)
Tuy đã đến lúc phải ra về nhưng trong lòng nhà thơ vẫn bâng khuâng, xao xuyến
một cảm xúc mãnh liệt, điều này được thể hiện rất rõ qua cụm từ “thương trào nước mắt.(3)
+ Động từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn của nhà thơ,
dường như đó cũng là tâm trạng của hàng triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau
với tác giả. (4) Dù chỉ được gần Bác trong giây phút nhưng nhà thơ lại không bao
giờ muốn xa Bác, bởi Bác ấm áp quá, lớn lao quá(5)
Từ nỗi niềm xúc động này, Viễn Phương đã có những ước nguyện chân thành, đó
cũng chính là mong ước chung của mỗi người dân Việt Nam với Bác:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.(6)
Có thể thấy, tác giả muốn được hóa thân và hòa nhập vào cảnh vật xung quanh
lăng để mãi được ở bên Bác; “muốn làm con chim” cất tiếng hót làm vui lăng Bác,
“muốn làm đóa hoa” để tỏa hương thơm ngát, tô điểm cho nơi Bác yên nghỉ.(7)
Đặc biệt, nhà thơ còn muốn được làm “cây tre trung hiếu” để nhập vào “hàng tre
bát ngát” để tỏa bóng mát cho lăng, để canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.(8)
+ Điệp ngữ “muốn làm” được lặp lại những ba lần cùng các hình ảnh thiên nhiên
tươi đẹp đã biểu cảm vô cùng chân thực, cảm động tâm trạng lưu luyến, tấm lòng
thành kính, thủy chung và ước muốn, nguyện dâng hiến để đền đáp lại công ơn to lớn của Người.(9)
+ Khép lại bài thơ là hình ảnh “cây tre” được lặp lại ở khổ đầu một cách khéo léo,
điều đó đã tạo ra kết cầu đầu đuôi tương ứng chặt chẽ cho bài thơ.(10) Thế nhưng
“cây tre” ở khố cuối lại mang ý nghĩa khác, làm dòng cảm xúc thêm trọn vẹn, gây
ấn tượng sâu sắc: “Cây tre” được nhân hóa với phẩm chất “trung hiếu”.(11)
- Không chỉ vậy, “Cây tre trung hiếu” còn là hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng
thành kính và lời thề thiêng liêng của tác giả nguyện “trung với nước, hiếu
với dân”, trung thành với sự nghiệp và lí tưởng cách mạng của Bác, hình ảnh
đó đã hoàn thiện thêm vẻ đẹp cho “hàng tre xanh xanh”, cho phẩm chất của con người Việt Nam.(12)
Tóm lại, chỉ với bốn câu thơ tám chữ cùng với nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê nhưng
Viễn Phương đã diễn tả thật cảm động tâm trạng lưu luyến và nguyện ước chân
thành của bản thân trước khi rời lăng, đó cũng chính là tình cảm của mỗi người dân
Việt Nam khi đến viếng lăng Người (13).