Phân tích khổ thơ thứ 4-5 bài Mùa xuân nho nhỏ và khổ 4 bài Viếng Lăng Bác | Ngữ Văn 9

Ôi văn học! Nó là thú vui của con người chúng ta, nó là nghệ thuật vĩnh hằng. Những thi nhân như những kẻ lang thang trên con đường bất tận, mỗi người họ đều tìm thấy nguồn cảm hứng để sáng tác, mỗi người họ đều tự tạo nên những phong cách sáng tác riêng biệt. Ý tưởng là vô tận, nhưng trùng hợp thì không phải là không có. Thực tế điều này là rất nhiều, và đó là một sự đồng cảm thú vị vô cùng. Chúng ta có thể thấy điều này qua hai bài thơ hiện đại nổi tiếng của văn học Việt Nam: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem ! 

Chủ đề:

Văn mẫu 9 373 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 9 854 tài liệu

Thông tin:
4 trang 2 ngày trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích khổ thơ thứ 4-5 bài Mùa xuân nho nhỏ và khổ 4 bài Viếng Lăng Bác | Ngữ Văn 9

Ôi văn học! Nó là thú vui của con người chúng ta, nó là nghệ thuật vĩnh hằng. Những thi nhân như những kẻ lang thang trên con đường bất tận, mỗi người họ đều tìm thấy nguồn cảm hứng để sáng tác, mỗi người họ đều tự tạo nên những phong cách sáng tác riêng biệt. Ý tưởng là vô tận, nhưng trùng hợp thì không phải là không có. Thực tế điều này là rất nhiều, và đó là một sự đồng cảm thú vị vô cùng. Chúng ta có thể thấy điều này qua hai bài thơ hiện đại nổi tiếng của văn học Việt Nam: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem ! 

5 3 lượt tải Tải xuống
Phân tích khổ thơ thứ 4-5 bài Mùa xuân nho nhỏ và khổ 4 bài Viếng
Lăng Bác .
Bài làm:
Ôi văn học! Nó là thú vui của con người chúng ta, nó là nghệ thuật vĩnh hằng.
Những thi nhân như những kẻ lang thang trên con đường bất tận, mỗi người họ đều
tìm thấy nguồn cảm hứng để sáng tác, mỗi người họ đều tự tạo nên những phong
cách sáng tác riêng biệt. Ý tưởng là vô tận, nhưng trùng hợp thì không phải là
không có. Thực tế điều này là rất nhiều, và đó là một sự đồng cảm thú vị vô cùng.
Chúng ta có thể thấy điều này qua hai bài thơ hiện đại nổi tiếng của văn học Việt
Nam: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
Đặc biệt, trong hai khổ thơ gần cuối bốn và năm của “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ
thơ thứ tư của “Viếng Lăng Bác”, người đọc cảm nhận được ý tưởng độc đáo mà
các thi nhân đã ngầm gửi gắm.
MÙA XUÂN NHO NHỎ
‘Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến’
‘Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc’
VIẾNG LĂNG BÁC
‘Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này’
Vậy, ta xúc cảm ra sao cùng họ trong những nỗi niềm thơ ấy ?
Trước hết, ta hãy thử quan sát và cùng suy ngẫm về những nét đẹp trên từng dòng
thơ cũng mỗi tác giả, qua đó thấu hiểu được cảm xúc của họ, cách bày tỏ tình cảm
của họ, để rồi tìm hiểu những nét gặp gỡ trong quan điểm của hai thi sĩ trên, cũng
như sự phân biệt trong một vài nét tư tưởng khác của họ trong hai bài thơ trên.
Về bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’, đây là tác phẩm được Thanh Hải viết trên giường
bệnh vào mùa đông trước khi từ trần. Mùa xuân của ông chỉ là mường tượng,
nhưng mùa xuân ấy rất đẹp và thơ mộng. Với hai khổ thơ thứ tư và thứ năm, nhà
thơ đã nói lên ước nguyện được dâng hiến cho mùa xuân của thiên nhiên, đất nước,
và con người.
‘Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến’
Khổ thơ thứ tư đã bộc lộ một ước nguyện được hóa thân rất cao cả. Trong khổ thơ
này, tác giả đã sự dụng điệp từ xưng hô ‘ta’ nhằm thể hiện rằng đó là ước nguyện
chung của mọi người. Hơn nữa, kết hợp với các động từ ‘làm’ và ‘nhập’, tác giả
muốn nhấn mạnh rằng đó là một ước nguyện mãnh liệt, tha thiết, cao quý và thiêng
liêng. Và trong cái ước nguyện ấy, có lẽ tác giả muốn đem cái tôi riêng để nhập, để
hòa vào cái ta chung phục vụ cho đất nước. Cộng với việc sử dụng câu chủ động,
ta hiểu đây là sự tự nguyện của bản thân, không phải bị ép buộc hay sai bảo. Việc
sử dụng phép liệt kê cũng giúp hiện lên nỗi mong muốn được hóa thân thành
những sự vật nhỏ bé, nhưng là những thứ không thể thiếu của mùa xuân: Là con
chim, để góp tiếng hát mang niềm vui, sức xuân đến muôn nhà ; là một cành hoa,
để dâng hương sắc của mình làm đẹp cho đời. Tiếng hát và hương sắc đều là
những thứ đẹp đẽ nhất làm nên chính sự vật đó, và có lẽ trong thâm tâm của Thanh
Hải, ông luôn sẵn sàng cống hiến những điều đó, những thứ đẹp nhất của cuộc đời
mình cho đất nước, cho quê hương. Và thứ cuối cùng tác giả muốn được hóa thân
thành lại một nốt nhạc, một nốt nhạc trong bản hòa ca lớn của cuộc đời. Nốt nhạc
ấy không phải là nốt nhạc với âm sắc cao, nó chỉ là một nốt trầm. Nốt nhạc gợi cho
ta một vẻ khiêm nhường, giản dị, một nốt nhạc gợi cho chúng ta về những con
người lao động âm thầm, lặng lẽ dâng hiến cho đời, đó là một nốt trầm ‘xao
xuyến’, có sức mạnh lay động con tim và lòng người, rất đáng quý và đáng trọng
vô cùng. Khổ thơ đã nêu lên ước nguyện chân thành, giản dị nhưng đáng mến, vì
nhà thơ đã nguyện dâng hiến những gì cao đẹp nhất của mình cho cuộc đời.
‘Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc’
Ngay ở câu thơ đầu tiên, chúng ta bắt gặp một hình ảnh ẩn dụ: ‘Mùa xuân nho
nhỏ’. Xuất hiện ở nhan đề bài thơ, đây chính là trung tâm và là điểm sáng của bài
thơ. Nó là hình ảnh cho ước nguyện giản dị, khiêm nhường mà rất đáng quí, đáng
trân trọng. Các bạn sẽ tự hỏi vì sao lại là giản dị, khiêm nhường? Ta sẽ liên kết với
khổ thơ trước. Tác giả đã sử dụng số từ ‘một’ hai lần trong khổ thơ thứ tư, bao
gồm ‘một cành hoa’ và ‘một nốt trầm’. Và ở đây, ta lại gặp số từ này một lần nữa
trong ‘một mùa xuân’. Số một chỉ số lượng ít ỏi, chỉ có một mà thôi. Đồng thời
việc sử dụng tính từ láy ‘nho nhỏ’ và ‘lặng lẽ đã thể hiện sự giản dị đáng nâng niu
của ‘mùa xuân’ ấy. Đó là tất cả những gì đẹp đẽ nhất, được tác giả ‘dâng’ lên với
tất cả sự trân trọng, ước nguyện thiêng liêng. Tiếp theo, tác giả đã sử dụng phép
điệp cấu trúc ‘Dù là’, cộng thêm việc sử dụng chọn lọc cái cụm từ rất đặc sắc:
‘Tuổi hai mươi’ thay cho ‘tuổi trẻ’, ‘khi tóc bạc’ thay cho ‘tuổi già’, tác giả muốn
khẳng định rằng đây là ước nguyện cao đẹp, không của riêng ai. Sự cống hiến ấy
không phân biệt công việc lao động hay chiến đấu, nó cũng không phân biệt tuổi
tác: nó không là độc quyền của tuổi trẻ, và cũng không dừng nghỉ đối với tuổi già.
Cả khổ thơ đã thể hiện một quan niệm sống cao đẹp và rất mực nhân văn của
Thanh Hải.
Vậy còn những dòng thơ của Viễn Phương ?
Bài thơ ‘Viếng Lăng Bác’ được sáng tác năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ kết thúc, đất nước được thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
vừa khánh thành. Tác giả ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ. Và khổ thơ
cuối đã đánh dấu sự ra về đầy tiếc nuối của tác giả.
‘Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này’
Ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng khẩu ngữ Nam Bộ ‘thương’ cùng với đó là
cụm từ ‘trào nước mắt’, thể hiện rằng tình cảm, nỗi nhớ, niềm thương… trào dâng
ở mức độ cao qua những dòng lệ rơi xúc động; đó là cách thể hiện cảm xúc rất mực
tự nhiên, chân thành, tạo sự đồng cảm của người đọc. Và đặc biệt, tác giả đã điệp
từ ‘muốn làm’ ngay đầu của ba câu cuối. Các độc giả chúng ta hiểu rằng đó là một
ước nguyện mãnh liệt và da diết. Vị thi nhân ấy muốn hóa thân thành một con
chim để hát cho Bác vui; thành một đóa hoa tỏa hương để Bác thưởng thức. Và
cuối cùng, việc hóa thân thành một cây tre ‘trung hiếu’ sắt son đã khép lại bài thơ:
Nhà thơ nguyện đi theo con đường Bác đã chỉ, làm theo những gì Bác đã dạy bảo,
đó là trung; muốn giữ cho Bác ngủ yên bình, tĩnh lặng ngàn đời, đó là hiếu. Nhưng
trong những sự hóa thân ấy, các cụm từ ‘quanh lăng Bác’, ‘đâu đây’ và ‘chốn này’
giúp ta nhận ra rằng ước nguyện của Viễn Phương là mãi mãi ở gần bên Bác, là sự
lưu luyến không bao giờ muốn rời xa Người.
Thế thì, hai thi sĩ trên đã có điểm giao trong điều gì, và đã khác nhau ở điểm nào?
Với bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương bộc lộ niềm mong ước thiết tha được
hóa thân vào những sự vật quanh Lăng, để luôn luôn được ở bên cạnh giấc ngủ của
Người, ước mơ, mong ước ấy chỉ là tình cảm giành cho lãnh tụ, là xúc cảm trong
một phút giây đặc biệt.
Với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, ước nguyện của Thanh Hải là niềm khao khát hóa
thân được thể hiện ở mức độ cao và một tầm bao quát hơn. Mong muốn đó không
hướng về một đời riêng mà hướng đến cả cuộc đời chung rộng lớn. Đó, là cả một
mùa xuân dân tộc.
Thế nhưng, điều kì diệu là, với bốn-năm khoảng cách giữa hai bài thơ, trong hai
hoàn cảnh khác biệt, hai thi nhân lại gặp gỡ trong ý tưởng thơ độc đáo: Chúng đều
là niềm mong mỏi được hóa thân thành cánh chim và bông hoa, những sự vật rất
bình dị giữa đời thường, những đóng góp rất nhỏ nhen trong cuộc đời. Và điều
cuối cùng họ đã gặp gỡ chính là những cảm xúc chân thành và tha thiết, là sự ngân
vang những giai điệu sống đẹp đẽ của con người.
Thế là, mặc dù được viết trong những thời điểm khác nhau, hai khổ thơ gần cuối
của bài ‘Mùa xuân nho nhỏ’ và khổ thơ cuối cùng trong bài ‘Viếng lăng Bác’ đã
chứng tỏ rằng một cuộc gặp gỡ trong ý tưởng của hai nhà thơ Thanh Hải và Viễn
Phương có thể thú vị đến nhường nào đối với chúng ta. Và những ước nguyện của
hai vị thi nhân sẽ luôn luôn được quý trọng, nâng niu mãi mãi.
| 1/4

Preview text:

Phân tích khổ thơ thứ 4-5 bài Mùa xuân nho nhỏ và khổ 4 bài Viếng Lăng Bác . Bài làm:
Ôi văn học! Nó là thú vui của con người chúng ta, nó là nghệ thuật vĩnh hằng.
Những thi nhân như những kẻ lang thang trên con đường bất tận, mỗi người họ đều
tìm thấy nguồn cảm hứng để sáng tác, mỗi người họ đều tự tạo nên những phong
cách sáng tác riêng biệt. Ý tưởng là vô tận, nhưng trùng hợp thì không phải là
không có. Thực tế điều này là rất nhiều, và đó là một sự đồng cảm thú vị vô cùng.
Chúng ta có thể thấy điều này qua hai bài thơ hiện đại nổi tiếng của văn học Việt
Nam: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
Đặc biệt, trong hai khổ thơ gần cuối bốn và năm của “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ
thơ thứ tư của “Viếng Lăng Bác”, người đọc cảm nhận được ý tưởng độc đáo mà
các thi nhân đã ngầm gửi gắm. MÙA XUÂN NHO NHỎ ‘Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến’ ‘Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc’ VIẾNG LĂNG BÁC
‘Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này’
Vậy, ta xúc cảm ra sao cùng họ trong những nỗi niềm thơ ấy ?
Trước hết, ta hãy thử quan sát và cùng suy ngẫm về những nét đẹp trên từng dòng
thơ cũng mỗi tác giả, qua đó thấu hiểu được cảm xúc của họ, cách bày tỏ tình cảm
của họ, để rồi tìm hiểu những nét gặp gỡ trong quan điểm của hai thi sĩ trên, cũng
như sự phân biệt trong một vài nét tư tưởng khác của họ trong hai bài thơ trên.
Về bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ’, đây là tác phẩm được Thanh Hải viết trên giường
bệnh vào mùa đông trước khi từ trần. Mùa xuân của ông chỉ là mường tượng,
nhưng mùa xuân ấy rất đẹp và thơ mộng. Với hai khổ thơ thứ tư và thứ năm, nhà
thơ đã nói lên ước nguyện được dâng hiến cho mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, và con người. ‘Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến’
Khổ thơ thứ tư đã bộc lộ một ước nguyện được hóa thân rất cao cả. Trong khổ thơ
này, tác giả đã sự dụng điệp từ xưng hô ‘ta’ nhằm thể hiện rằng đó là ước nguyện
chung của mọi người. Hơn nữa, kết hợp với các động từ ‘làm’ và ‘nhập’, tác giả
muốn nhấn mạnh rằng đó là một ước nguyện mãnh liệt, tha thiết, cao quý và thiêng
liêng. Và trong cái ước nguyện ấy, có lẽ tác giả muốn đem cái tôi riêng để nhập, để
hòa vào cái ta chung phục vụ cho đất nước. Cộng với việc sử dụng câu chủ động,
ta hiểu đây là sự tự nguyện của bản thân, không phải bị ép buộc hay sai bảo. Việc
sử dụng phép liệt kê cũng giúp hiện lên nỗi mong muốn được hóa thân thành
những sự vật nhỏ bé, nhưng là những thứ không thể thiếu của mùa xuân: Là con
chim, để góp tiếng hát mang niềm vui, sức xuân đến muôn nhà ; là một cành hoa,
để dâng hương sắc của mình làm đẹp cho đời. Tiếng hát và hương sắc đều là
những thứ đẹp đẽ nhất làm nên chính sự vật đó, và có lẽ trong thâm tâm của Thanh
Hải, ông luôn sẵn sàng cống hiến những điều đó, những thứ đẹp nhất của cuộc đời
mình cho đất nước, cho quê hương. Và thứ cuối cùng tác giả muốn được hóa thân
thành lại một nốt nhạc, một nốt nhạc trong bản hòa ca lớn của cuộc đời. Nốt nhạc
ấy không phải là nốt nhạc với âm sắc cao, nó chỉ là một nốt trầm. Nốt nhạc gợi cho
ta một vẻ khiêm nhường, giản dị, một nốt nhạc gợi cho chúng ta về những con
người lao động âm thầm, lặng lẽ dâng hiến cho đời, đó là một nốt trầm ‘xao
xuyến’, có sức mạnh lay động con tim và lòng người, rất đáng quý và đáng trọng
vô cùng. Khổ thơ đã nêu lên ước nguyện chân thành, giản dị nhưng đáng mến, vì
nhà thơ đã nguyện dâng hiến những gì cao đẹp nhất của mình cho cuộc đời. ‘Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc’
Ngay ở câu thơ đầu tiên, chúng ta bắt gặp một hình ảnh ẩn dụ: ‘Mùa xuân nho
nhỏ’. Xuất hiện ở nhan đề bài thơ, đây chính là trung tâm và là điểm sáng của bài
thơ. Nó là hình ảnh cho ước nguyện giản dị, khiêm nhường mà rất đáng quí, đáng
trân trọng. Các bạn sẽ tự hỏi vì sao lại là giản dị, khiêm nhường? Ta sẽ liên kết với
khổ thơ trước. Tác giả đã sử dụng số từ ‘một’ hai lần trong khổ thơ thứ tư, bao
gồm ‘một cành hoa’ và ‘một nốt trầm’. Và ở đây, ta lại gặp số từ này một lần nữa
trong ‘một mùa xuân’. Số một chỉ số lượng ít ỏi, chỉ có một mà thôi. Đồng thời
việc sử dụng tính từ láy ‘nho nhỏ’ và ‘lặng lẽ đã thể hiện sự giản dị đáng nâng niu
của ‘mùa xuân’ ấy. Đó là tất cả những gì đẹp đẽ nhất, được tác giả ‘dâng’ lên với
tất cả sự trân trọng, ước nguyện thiêng liêng. Tiếp theo, tác giả đã sử dụng phép
điệp cấu trúc ‘Dù là’, cộng thêm việc sử dụng chọn lọc cái cụm từ rất đặc sắc:
‘Tuổi hai mươi’ thay cho ‘tuổi trẻ’, ‘khi tóc bạc’ thay cho ‘tuổi già’, tác giả muốn
khẳng định rằng đây là ước nguyện cao đẹp, không của riêng ai. Sự cống hiến ấy
không phân biệt công việc lao động hay chiến đấu, nó cũng không phân biệt tuổi
tác: nó không là độc quyền của tuổi trẻ, và cũng không dừng nghỉ đối với tuổi già.
Cả khổ thơ đã thể hiện một quan niệm sống cao đẹp và rất mực nhân văn của Thanh Hải.
Vậy còn những dòng thơ của Viễn Phương ?
Bài thơ ‘Viếng Lăng Bác’ được sáng tác năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ kết thúc, đất nước được thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
vừa khánh thành. Tác giả ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ. Và khổ thơ
cuối đã đánh dấu sự ra về đầy tiếc nuối của tác giả.
‘Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này’
Ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng khẩu ngữ Nam Bộ ‘thương’ cùng với đó là
cụm từ ‘trào nước mắt’, thể hiện rằng tình cảm, nỗi nhớ, niềm thương… trào dâng
ở mức độ cao qua những dòng lệ rơi xúc động; đó là cách thể hiện cảm xúc rất mực
tự nhiên, chân thành, tạo sự đồng cảm của người đọc. Và đặc biệt, tác giả đã điệp
từ ‘muốn làm’ ngay đầu của ba câu cuối. Các độc giả chúng ta hiểu rằng đó là một
ước nguyện mãnh liệt và da diết. Vị thi nhân ấy muốn hóa thân thành một con
chim để hát cho Bác vui; thành một đóa hoa tỏa hương để Bác thưởng thức. Và
cuối cùng, việc hóa thân thành một cây tre ‘trung hiếu’ sắt son đã khép lại bài thơ:
Nhà thơ nguyện đi theo con đường Bác đã chỉ, làm theo những gì Bác đã dạy bảo,
đó là trung; muốn giữ cho Bác ngủ yên bình, tĩnh lặng ngàn đời, đó là hiếu. Nhưng
trong những sự hóa thân ấy, các cụm từ ‘quanh lăng Bác’, ‘đâu đây’ và ‘chốn này’
giúp ta nhận ra rằng ước nguyện của Viễn Phương là mãi mãi ở gần bên Bác, là sự
lưu luyến không bao giờ muốn rời xa Người.
Thế thì, hai thi sĩ trên đã có điểm giao trong điều gì, và đã khác nhau ở điểm nào?
Với bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương bộc lộ niềm mong ước thiết tha được
hóa thân vào những sự vật quanh Lăng, để luôn luôn được ở bên cạnh giấc ngủ của
Người, ước mơ, mong ước ấy chỉ là tình cảm giành cho lãnh tụ, là xúc cảm trong
một phút giây đặc biệt.
Với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, ước nguyện của Thanh Hải là niềm khao khát hóa
thân được thể hiện ở mức độ cao và một tầm bao quát hơn. Mong muốn đó không
hướng về một đời riêng mà hướng đến cả cuộc đời chung rộng lớn. Đó, là cả một mùa xuân dân tộc.
Thế nhưng, điều kì diệu là, với bốn-năm khoảng cách giữa hai bài thơ, trong hai
hoàn cảnh khác biệt, hai thi nhân lại gặp gỡ trong ý tưởng thơ độc đáo: Chúng đều
là niềm mong mỏi được hóa thân thành cánh chim và bông hoa, những sự vật rất
bình dị giữa đời thường, những đóng góp rất nhỏ nhen trong cuộc đời. Và điều
cuối cùng họ đã gặp gỡ chính là những cảm xúc chân thành và tha thiết, là sự ngân
vang những giai điệu sống đẹp đẽ của con người.
Thế là, mặc dù được viết trong những thời điểm khác nhau, hai khổ thơ gần cuối
của bài ‘Mùa xuân nho nhỏ’ và khổ thơ cuối cùng trong bài ‘Viếng lăng Bác’ đã
chứng tỏ rằng một cuộc gặp gỡ trong ý tưởng của hai nhà thơ Thanh Hải và Viễn
Phương có thể thú vị đến nhường nào đối với chúng ta. Và những ước nguyện của
hai vị thi nhân sẽ luôn luôn được quý trọng, nâng niu mãi mãi.