Phân tích lạm phát ở Việt Nam trước và sau dịch COVID 19 | Trường Đại học Kinh Tế - Luật

Trước đại dịch Covid-19, lạm phát ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt hơn trong những năm gần đây. Theo Thống kê Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng trung bình hàng năm từ năm 2016 đến 2019 là khoảng 3,5%. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45943468
3.1 Lạm phát ở Việt Nam trước và sau dịch COVID 19
3.1.1 Lạm phát Việt Nam trước đại dịch Covid – 19
Năm 2011: Tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao phi mã, chạm mc 18,58%. Đây là
mức lạm phát cao nhất trong vòng 11 năm kể từ 2010 đến 2020.
Giai đoạn 2011 – 2015: Trong giai đoạn này, các chính sách kinh tế được áp
dụng một cách hài hòa. Cụ thể là các chính sách tài khóa và tiền ttht cht,
gia tăng sản xuất, khuyến khích xuất khu và kiểm soát nhập khẩu… Nhờ đó
tác động tích cực lên nền kinh tế và giảm lạm phát. Tỷ lệ lạm phát đạt mức
thp kỷ lục 0,63% năm 2015. 0,63% là mt con số đáng kinh ngạc, mt mức
lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát. Tổng
cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh
dẫn đến mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức xuống thấp.
Giai đoạn 2016 – 2020: Nền kinh tế được điều hành cht chnên tỷ lệ lạm
phát luôn ổn định mức gần 4%. Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có
những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mnh mẽ đến sự tăng trưởng của
các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trước đại dịch Covid-19, lạm phát ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt hơn
trong những năm gần đây. Theo Thống kê Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ
tăng giá tiêu dùng trung bình hàng năm từ năm 2016 đến 2019 là khoảng
3,5%, thấp hơn so vi mức trung bình 5,9% trong giai đoạn 2011-2015. Điều
này chủ yếu nhờ vào các chính sách kinh tế ổn định và điều tiết được lm
phát. Trước đi dịch COVID-19, Việt Nam đã đạt được thành công trong việc
kiểm soát lạm phát. Theo số liu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam đã giảm từ mức cao nhất là 23,02% vào năm
2008 xuống còn dưới 4% trong các năm 2016-2019. Trong đó, năm 2019, CPI
chỉ tăng 2,79%, mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm. Đây là kết quả đáng
khích lệ, chứng t sự ổn định giá cả và việc kiểm soát lạm phát được thực
hin hiu quả.
Nguyên nhân gây ra sự kiểm soát lạm phát tt của Việt Nam. Theo phân tích
của các chuyên gia kinh tế, các yếu tchủ yếu bao gm:
Tăng cường năng suất lao động, việc nâng cao năng suất lao động
trong các ngành sản xuất, đc biệt là ngành công nghiệp, đã giúp giảm
chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phm.
Thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý, bao gồm việc kiểm soát tốc độ
tăng trưởng ngân hàng và giữ ổn định lãi sut.
Tăng cường quản lý giá và thị trưng đã giúp giảm các yếu tgây áp
lực lên giá cả, đng thời tăng tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và
bán lẻ.
lOMoARcPSD| 45943468
Giảm chi phí đầu vào, bao gồm giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển,
cũng đã giúp giảm giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến mức giá tiêu
dùng.
Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trước đại dịch COVID-19,
nhưng vẫn có một stác động tiêu cực của lạm phát đến nn kinh tế. nh
ởng đến mua sắm của người tiêu dùng: Nếu mức giá tăng cao, người tiêu
dùng sphải chi tiêu nhiều hơn để mua được những mặt hàng cần thiết, ảnh
ởng đến chi tiêu khác. Tác động đến sn xuất và đầu tư: Nếu lạm phát cao,
các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí và giá thành sn
phm, đồng thời, các nhà đầu tư sẽ khó có thể đưa ra quyết đnh đầu tư dài
hạn.
3.1.2 Phân tích lạm phát ở Việt Nam sau dịch COVID 19
Dịch COVID-19 đã có tác động mnh mẽ đến nn kinh tế Việt Nam cũng như
các nền kinh tế khác trên thế gii. Tác đng của đại dch này đã gây ra nhiều
khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Dưới đây là phân tích về
tình hình lạm phát ở Việt Nam sau dịch COVID-19.
Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung
khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm
2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình
quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu
do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm
2022 tăng 3,15% so với năm 2021.
Trong năm 2020, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá nhiều nhất là nhóm
hàng hóa và dịch vụ y tế (6,18%), nhóm dịch vụ giáo dục (4,6%), và nhóm
dịch vụ điện nước và nhiên liệu (4,25%).
Năm 2021, nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá nhiều nhất nhóm thực phm
và dịch vụ ăn uống (5,3%). Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tháng 12/2021, tăng 0,1% so với tháng trước tăng 0,19% so với cùng kỳ năm
trước. Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2020.
Tính chung quý IV/2021, CPI ng 0,22% so vi quý trước tăng 1,38% so
với quý IV/2020. giải chỉ số CPI tháng 12 ng, theo Tổng cục Thống kê thì
giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng
theo giá gạo xuất khẩu nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng những
yếu tố làm cho chỉ sCPI tăng 0,1%.Lạm phát bản bình quân năm 2021
tăng 2,31% so với bình quân năm 2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra dưới
4%. góc độ điều hành mô, Chính phủ luôn chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằm
khống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm. Cụ thể, Chính phủ triển khai hàng loạt
gói hỗ trdoanh nghiệp và người lao động, khắc phục tác động tiêu cực của
dịch COVID-19 ngiảm giá điện; bảo đảm cung cầu thịt lợn, kiềm chế đà
tăng giá… góp phần đáng kể vào mục tiêu khống chế lạm phát. CPI bình quân
năm 2021 ng do một số nguyên nhân chyếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương
lOMoARcPSD| 45943468
thực ng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá
gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; (ii)
Giá c mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung
tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được
đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá tht chế biến tăng 21,59%,
mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tác động
làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hỏng,
cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii) Giá thuốc và thiết b
y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu
cầu vmặt hàng này mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí
theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chsố giá nhóm dịch vgiáo dục năm
2021 tăng 4,32% so với năm 2020.
Năm 2022 Các nhóm hàng tăng giá: Nhóm giáo dục tháng 12/2022 tăng cao
nht với 11,8% so với cùng kỳ năm trước do một số tỉnh, thành phtrực thuộc
Trung ương tăng học phí năm học 2022-2023. Nhóm nhà ở và vật liệu xây
dựng tăng 7,14% do giá vật liu bảo dưỡng nhà ở và nhà ở thuê tăng. Nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,21%, chủ yếu do dịch Covid-19 được kim
soát, dịch vụ ăn ung ngoài gia đình tăng 6,7%; giá lương thực tăng 2,91%
thực phẩm tăng 5,01%. Nhóm văn hóa, gii trí và du lịch tăng 5,02% do dịch
Covid-19 được kiểm soát, giá tour, khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du
lịch trong nước tăng. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,79% chủ yếu do giá
nguyên liệu sản xuất đồ uống, chi phí vận chuyển và tỷ giá tăng. Nhóm hàng
hóa và dịch vụ khác tháng 12/2022 tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước;
nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,66%; nhóm may mặc, mũ nón, giày
dép tăng 2,43%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,59%.
Theo dự báo đưa ra thi điểm tháng 10/2022, tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) cả năm 2023 sẽ đạt trên 7%, cao hơn nhiều so với mức dự
báo lạm phát 4%.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát tại Việt Nam sau dịch
COVID19 bao gồm:
Tình trng thiếu hụt nguồn cung do ảnh hưởng ca dịch bệnh tới sn
xuất và vận chuyển hàng hóa, giá cả tăng do tình trạng tăng giá nguyên
liệu và chi phí vận hành, và tình trạng tăng cường chi tiêu công trình.
Tăng giá nguyên liệu: Giá nguyên liệu đu vào, như dầu, gas và các
sản phẩm nông nghiệp, đã tăng cao trong vài tháng qua. Điều này đã
làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, dẫn đến tăng giá các sản
phm.
Tăng giá nhà đất: Giá nhà đất tại Việt Nam cũng đã tăng trong vài năm
qua, và tăng nhanh hơn sau đi dịch COVID-19. Điều này đã làm tăng
chi phí sinh hoạt và sản xuất, dẫn đến tăng giá các sản phẩm.
Tăng giá các sản phẩm nhập khẩu: Việt Nam là một nn kinh tế xuất
khẩu, vì vậy tăng giá các sản phẩm nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến
lOMoARcPSD| 45943468
tình trng lạm phát. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có
thu nhp thp.
Tăng chi tiêu của chính phủ: Chính phủ cũng đã tăng chi tiêu cho các
chương trình hỗ trkinh tế và y tế để giảm thiểu tác động của dịch
COVID-19. Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu này cũng làm tăng lạm phát.
Điều này cho thấy rng, dù chính phủ đã có nhiều chính sách kiểm soát lạm
phát, tuy nhiên sự tác động của đi dịch COVID-19 đã khiến tình hình lạm
phát tăng cao hơn so với trước đó. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng,
nguyên nhân chính ca sự tăng giá này là do ảnh hưởng ca dịch COVID-19
đến chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa. Với vic giãn cách xã hội và giới
hạn sn xuất, lượng hàng hoá giảm và cầu tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng
khan hiếm hàng hóa và tăng giá. Một số chính sách hiệu qunhằm giảm áp
lực lạm phát như: Giảm thuế giá tr gia tăng vi mt số nhóm hàng hóa và
dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo v
môi trường đi vi nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày
31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022;
giảm thuế bảo vmôi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách htr
tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiu đi với ngưi
lao động làm việc theo hợp đồng lao động Kinh tế Việt Nam stiếp tục phục
hồi trong năm 2023 do tác động của các gói htrợ thúc đẩy tăng trưởng cùng
với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vtăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên
cao
Tóm lại: Trước dịch COVID-19, lạm phát Việt Nam đã giảm dần trong những
năm gần đây duy trì mức thấp. Tuy nhiên, sau khi dịch bùng phát, lạm phát
tăng trở lại do ảnh hưởng của việc cắt giảm sản xuất kinh doanh, giảm thu
nhập và nhu cầu tiêu dùng
3.1.3 Kch bn lạm phát của Việt Nam trước tình hình xung đột gia Nga
và Ukraine
Trước hết, ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga Ukraine đến Việt Nam
không quá lớn. Ảnh hưởng r ràng nhất tới nền kinh tế Việt Nam sẽ là giá xăng
dầu trong nước tăng lạm phát thể tăng theo. Thêm vào đó, n cân
thương mại của Việt Nam thể sẽ không được tích cực như kỳ vọng chi phí
nhập khẩu dầu tăng cao khả năng xuất khẩu giảm do sthiếu hụt của
nguyên phụ liệu trong sản xuất các mặt hàng điện t. Nhóm ngành hàng hóa
như nhôm, thép, phân bón có thể là đối tượng được hưởng lợi chính do Nga
nhà cung cấp thép, kim loại và phân bón lớn hàng đầu thế giới. Cuộc xung đột
giữa Nga Ukraine thể tác động đến thị trường hàng hóa toàn cầu, khiến
giá dầu Brent tăng cao ảnh hưởng tới nền lạm phát của Việt Nam. Hiện tại,
mặt hàng xăng dầu đóng góp 3,6% nhóm giao thông vận tải chiếm 9,7% r
lạm phát Việt Nam. Mặc dù tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại song
phương với Nga và Ukaine có thể không quá lo ngại nhưng rủi ro về gián đoạn
chuỗi cung ứng sản xuất đang dần xuất hiện. Cùng với đó, giá năng ợng
tăng thể tạo thêm áp lực về lạm phát. Chriêng mặt hàng xăng dầu trong
ớc bình quân 4 tháng năm 2022, tăng
lOMoARcPSD| 45943468
48,84% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tới 1,76 điểm phần trăm trong mức
lạm phát bình quân 2,1% của 4 tháng đầu năm nay; giá gas trong ớc biến
động theo giá xăng dầu giá gas thế giới, bình quân 4 tháng giá gas tăng
24,6% so với cùng knăm trước, làm CPI chung tăng 0,36 điểm phần trăm.
Bên cạnh xăng dầu và gas, giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức
ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép y dựng tăng cao sẽ
tạo áp lực rất lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay của nước ta. Áp
lực lạm phát năm nay của nước ta chịu tác động khá lớn do nhập khẩu lạm phát
từ bên ngoài và lạm phát chi phí đẩy. Giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật
liệu đầu vào cho sản xuất trong nước quý 1/2022 so với cùng kỳ năm trước
tăng cao như: giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%;
giá thức ăn gia súc nguyên liệu tăng 27,73%. Báo cáo đánh giá tác động của
căng thẳng chính trị thế giới đến kinh tế Việt Nam của Dragon Capital cho biết
xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tạo áp lực lạm phát qua việc tăng giá dầu khi
dầu thô giao thông hai lĩnh vực hiện chiếm tỉ trọng 3,6% 9,7% trong rổ
tính chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, diễn biến giá dầu cũng phthuộc vào tha
thuận liên quan đến phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Nhưng đơn vụ này d
báo giá dầu tăng có thể không ảnh hưởng lớn tới lạm phát của Việt Nam do giá
xăng trong nước không phải lúc nào cũng biến động cùng chiều với quốc tế. Lý
gii nhn định, đơn vnày cho biết giá nhiên liệu Việt Nam được cấu thành bởi
nhiều loại thuế khác nhau như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường. Đây
được xem như yếu tố bình ổn thị trường. Ngoài ra, chính phthể thc
hiện một sđiều chỉnh chính sách để kiểm soát lạm phát Cụ thể, chính phủ đã
tài trợ cho một công ty lọc dầu để giải quyết những khó khăn tài chính tạm thời
nâng sản lượng lên mức bình thường. Về thương mại, Dragon Capital cho
rằng căng thẳng Nga Ukraine tác động không đáng kvới thương mại Việt
Nam trong bối cảnh ttrọng thương mại của hai quốc gia này với Việt Nam chỉ
chiếm ttrọng lần lượt là 1% và 0,1% tính trên tổng kim ngạch xuất nhp khu.
Cụ thể, Việt nam chyếu mua phân n (150 triệu đô-la), sắt thép (500 triu
đô-la), than đá (500 triệu đô-la), nông sản (300 triệu đô-la) từ hai quốc gia này
và xuất khu điện thoại di động (1.230 triệu đô-la), hàng dệt may (480 triệu đô-
la) và thiết bđiện t (640 đô-la). Những con số này, là cực kỳ khiêm tốn so với
tổng giá trị thương mại của Việt Nam.
ới đây ba kịch bản lạm phát của Việt Nam trước tình nh xung đột giữa
Nga và Ukraine:
Kịch bản ổn định: Trong trường hợp này, Việt Nam duy trì mức độ ịnh
về lạm phát trong khoảng 3-4% trong năm 2023 các m tiếp theo.
Chính sách tiền tệ tài chính được quản hiệu quả, đầu nước ngoài
và thị trưng xuất khu tiếp tục phát triển, và sự kiện xung đột giữa Nga
và Ukraine không ảnh hưởng đến nn kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, động
thái của Cục dự trliên bang Mỹ về chính sách tiền tệ thể gây ảnh
ởng đến lạm phát của Việt Nam.
Kịch bản tăng trưởng cao nhưng lạm phát tăng: Trong trường hợp này,
nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, tăng trưởng GDP ng trưởng
67%, doanh thu xuất khẩu đầu nước ngoài tăng cao, tuy nhiên, lạm
lOMoARcPSD| 45943468
phát ng lên đáng kể, có thể lên đến 8-10% do tăng giá nguyên liệu đầu
vào sự tăng giá trong nước. Sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine
thảnh hưởng đến giá cđầu của Việt Nam. Kịch bản lạm phát
tăng cao: Trong trường hợp này, lạm phát tăng cao vượt quá mức kiểm
soát, dẫn đến khó khăn trong quản lý tiền tệ và tài chính, và sự phát trin
kinh tế bị ảnh hưởng. Sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine thể gây
ra sự biến động lớn trong giá cđầu tư của Việt Nam, các chính
sách quản lý tiền tệ và tài chính không thể kiểm soát được lạm phát.
Dự báo của JP Morgan, báo cáo cho biết 3 kịch bản có thxảy ra sẽ
tác động tới giá dầu. Thứ nhất, nếu Nga tiến hành các biện pháp trả đũa cộng
với việc không thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu sẽ tăng lên mức 105
USD/thùng. Thứ hai, nếu xung đột leo thang thỏa thuận hạt nhân Iran,
giá dầu sẽ quanh mức 100 USD/thùng. Cuối cùng, nếu rủi ro địa chính trị không
còn vẫn đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, giá dầu sẽ mức 88
USD/thùng. Dựa vào ba kịch bản trên, Dragon Capital nhận định lạm phát
bản của Việt Nam trong năm 2022 th tăng tương ứng 0,68%; 0,3%
0,08% so với ước tính hiện tại, dự kiến dao động từ 3,58% đến 3,8% và trong
trường hợp xu nhất có thể đạt mức 4,18% nếu giá dầu lên 105 USD/thùng.
Nguồn tài liệu tham khảo
https://www.vietnamplus.vn/khung-hoang-ngaukraine-lam-tang-ap-luc-
lamphat-voi-kinh-te-viet-nam/787894.vnp
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-
publications/economycovid19.html
https://24hmoney.vn/news/ba-kich-ban-lam-phat-nam-2022-truoc-cang-
thangnga-ukraine-c27a1369408.html https://vietnamnet.vn/4-dot-dich-covid-
19-tai-viet-nam-811468.html
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-gian-cach-xa-hoi-keo-dai-co-
thegay-suc-ep-lam-phat-trong-nam-2022/eb500534-3408-44a6-bb99-
1bf4cb210bec
https://tapchinganhang.gov.vn/du-bao-lam-phat-viet-nam-va-mot-so-
kiennghi.htm
https://tapchitaichinh.vn/ban-ve-cong-tac-du-bao-lam-phat-sau-dai-dich-covid-
19.html
https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/5761/ti-le-lam-phat-
cuaviet-nam
| 1/6

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45943468
3.1 Lạm phát ở Việt Nam trước và sau dịch COVID 19
3.1.1 Lạm phát ở Việt Nam trước đại dịch Covid – 19
Năm 2011: Tỷ lệ lạm phát năm 2011 cao phi mã, chạm mốc 18,58%. Đây là
mức lạm phát cao nhất trong vòng 11 năm kể từ 2010 đến 2020.
Giai đoạn 2011 – 2015: Trong giai đoạn này, các chính sách kinh tế được áp
dụng một cách hài hòa. Cụ thể là các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt,
gia tăng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu… Nhờ đó
tác động tích cực lên nền kinh tế và giảm lạm phát. Tỷ lệ lạm phát đạt mức
thấp kỷ lục 0,63% năm 2015. 0,63% là một con số đáng kinh ngạc, một mức
lạm phát thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát. Tổng
cục Thống kê, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trên thế giới giảm mạnh
dẫn đến mức tỷ lệ lạm phát năm 2015 đạt mức xuống thấp.
Giai đoạn 2016 – 2020: Nền kinh tế được điều hành chặt chẽ nên tỷ lệ lạm
phát luôn ổn định ở mức gần 4%. Năm 2020 là năm đại dịch Covid – 19 có
những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của
các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Trước đại dịch Covid-19, lạm phát ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt hơn
trong những năm gần đây. Theo Thống kê Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ
tăng giá tiêu dùng trung bình hàng năm từ năm 2016 đến 2019 là khoảng
3,5%, thấp hơn so với mức trung bình 5,9% trong giai đoạn 2011-2015. Điều
này chủ yếu nhờ vào các chính sách kinh tế ổn định và điều tiết được lạm
phát. Trước đại dịch COVID-19, Việt Nam đã đạt được thành công trong việc
kiểm soát lạm phát. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tại Việt Nam đã giảm từ mức cao nhất là 23,02% vào năm
2008 xuống còn dưới 4% trong các năm 2016-2019. Trong đó, năm 2019, CPI
chỉ tăng 2,79%, mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm. Đây là kết quả đáng
khích lệ, chứng tỏ sự ổn định giá cả và việc kiểm soát lạm phát được thực hiện hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra sự kiểm soát lạm phát tốt của Việt Nam. Theo phân tích
của các chuyên gia kinh tế, các yếu tố chủ yếu bao gồm:
• Tăng cường năng suất lao động, việc nâng cao năng suất lao động
trong các ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công nghiệp, đã giúp giảm
chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
• Thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý, bao gồm việc kiểm soát tốc độ
tăng trưởng ngân hàng và giữ ổn định lãi suất.
• Tăng cường quản lý giá và thị trường đã giúp giảm các yếu tố gây áp
lực lên giá cả, đồng thời tăng tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất và bán lẻ. lOMoAR cPSD| 45943468
• Giảm chi phí đầu vào, bao gồm giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển,
cũng đã giúp giảm giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến mức giá tiêu dùng.
Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát trước đại dịch COVID-19,
nhưng vẫn có một số tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế. Ảnh
hưởng đến mua sắm của người tiêu dùng: Nếu mức giá tăng cao, người tiêu
dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để mua được những mặt hàng cần thiết, ảnh
hưởng đến chi tiêu khác. Tác động đến sản xuất và đầu tư: Nếu lạm phát cao,
các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chi phí và giá thành sản
phẩm, đồng thời, các nhà đầu tư sẽ khó có thể đưa ra quyết định đầu tư dài hạn.
3.1.2 Phân tích lạm phát ở Việt Nam sau dịch COVID 19
Dịch COVID-19 đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam cũng như
các nền kinh tế khác trên thế giới. Tác động của đại dịch này đã gây ra nhiều
khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Dưới đây là phân tích về
tình hình lạm phát ở Việt Nam sau dịch COVID-19.
Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung
khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm
2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình
quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu
do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm
2022 tăng 3,15% so với năm 2021.
Trong năm 2020, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá nhiều nhất là nhóm
hàng hóa và dịch vụ y tế (6,18%), nhóm dịch vụ giáo dục (4,6%), và nhóm
dịch vụ điện nước và nhiên liệu (4,25%).
Năm 2021, nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá nhiều nhất là nhóm thực phẩm
và dịch vụ ăn uống (5,3%). Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tháng 12/2021, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm
trước. Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2020.
Tính chung quý IV/2021, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so
với quý IV/2020. Lý giải chỉ số CPI tháng 12 tăng, theo Tổng cục Thống kê thì
giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng
theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những
yếu tố làm cho chỉ số CPI tăng 0,1%.Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021
tăng 2,31% so với bình quân năm 2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới
4%. Ở góc độ điều hành vĩ mô, Chính phủ luôn chỉ đạo đúng đắn, kịp thời nhằm
khống chế đà tăng CPI ngay từ đầu năm. Cụ thể, Chính phủ triển khai hàng loạt
gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tác động tiêu cực của
dịch COVID-19 như giảm giá điện; bảo đảm cung – cầu thịt lợn, kiềm chế đà
tăng giá… góp phần đáng kể vào mục tiêu khống chế lạm phát. CPI bình quân
năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương lOMoAR cPSD| 45943468
thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá
gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; (ii)
Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung
tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được
đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%,
mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tác động
làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng,
cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii) Giá thuốc và thiết bị
y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu
cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí
theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm
2021 tăng 4,32% so với năm 2020.
Năm 2022 Các nhóm hàng tăng giá: Nhóm giáo dục tháng 12/2022 tăng cao
nhất với 11,8% so với cùng kỳ năm trước do một số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tăng học phí năm học 2022-2023. Nhóm nhà ở và vật liệu xây
dựng tăng 7,14% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và nhà ở thuê tăng. Nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,21%, chủ yếu do dịch Covid-19 được kiểm
soát, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 6,7%; giá lương thực tăng 2,91% và
thực phẩm tăng 5,01%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 5,02% do dịch
Covid-19 được kiểm soát, giá tour, khách sạn, nhà hàng tăng khi nhu cầu du
lịch trong nước tăng. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,79% chủ yếu do giá
nguyên liệu sản xuất đồ uống, chi phí vận chuyển và tỷ giá tăng. Nhóm hàng
hóa và dịch vụ khác tháng 12/2022 tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước;
nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,66%; nhóm may mặc, mũ nón, giày
dép tăng 2,43%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,59%.
Theo dự báo đưa ra ở thời điểm tháng 10/2022, tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) cả năm 2023 sẽ đạt trên 7%, cao hơn nhiều so với mức dự báo lạm phát 4%.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát tại Việt Nam sau dịch COVID19 bao gồm:
• Tình trạng thiếu hụt nguồn cung do ảnh hưởng của dịch bệnh tới sản
xuất và vận chuyển hàng hóa, giá cả tăng do tình trạng tăng giá nguyên
liệu và chi phí vận hành, và tình trạng tăng cường chi tiêu công trình.
• Tăng giá nguyên liệu: Giá nguyên liệu đầu vào, như dầu, gas và các
sản phẩm nông nghiệp, đã tăng cao trong vài tháng qua. Điều này đã
làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển, dẫn đến tăng giá các sản phẩm.
• Tăng giá nhà đất: Giá nhà đất tại Việt Nam cũng đã tăng trong vài năm
qua, và tăng nhanh hơn sau đại dịch COVID-19. Điều này đã làm tăng
chi phí sinh hoạt và sản xuất, dẫn đến tăng giá các sản phẩm.
• Tăng giá các sản phẩm nhập khẩu: Việt Nam là một nền kinh tế xuất
khẩu, vì vậy tăng giá các sản phẩm nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến lOMoAR cPSD| 45943468
tình trạng lạm phát. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp.
• Tăng chi tiêu của chính phủ: Chính phủ cũng đã tăng chi tiêu cho các
chương trình hỗ trợ kinh tế và y tế để giảm thiểu tác động của dịch
COVID-19. Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu này cũng làm tăng lạm phát.
Điều này cho thấy rằng, dù chính phủ đã có nhiều chính sách kiểm soát lạm
phát, tuy nhiên sự tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến tình hình lạm
phát tăng cao hơn so với trước đó. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng,
nguyên nhân chính của sự tăng giá này là do ảnh hưởng của dịch COVID-19
đến chuỗi cung ứng và sản xuất hàng hóa. Với việc giãn cách xã hội và giới
hạn sản xuất, lượng hàng hoá giảm và cầu tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng
khan hiếm hàng hóa và tăng giá. Một số chính sách hiệu quả nhằm giảm áp
lực lạm phát như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và
dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ
môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày
31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022;
giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ
tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục
hồi trong năm 2023 do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng
với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao
Tóm lại: Trước dịch COVID-19, lạm phát ở Việt Nam đã giảm dần trong những
năm gần đây và duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, sau khi dịch bùng phát, lạm phát
tăng trở lại do ảnh hưởng của việc cắt giảm sản xuất và kinh doanh, giảm thu
nhập và nhu cầu tiêu dùng
3.1.3 Kịch bản lạm phát của Việt Nam trước tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine
Trước hết, ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đến Việt Nam
không quá lớn. Ảnh hưởng rõ ràng nhất tới nền kinh tế Việt Nam sẽ là giá xăng
dầu trong nước tăng và lạm phát có thể tăng theo. Thêm vào đó, cán cân
thương mại của Việt Nam có thể sẽ không được tích cực như kỳ vọng vì chi phí
nhập khẩu dầu tăng cao và có khả năng xuất khẩu giảm do sự thiếu hụt của
nguyên phụ liệu trong sản xuất các mặt hàng điện tử. Nhóm ngành hàng hóa
như nhôm, thép, phân bón có thể là đối tượng được hưởng lợi chính do Nga là
nhà cung cấp thép, kim loại và phân bón lớn hàng đầu thế giới. Cuộc xung đột
giữa Nga và Ukraine có thể tác động đến thị trường hàng hóa toàn cầu, khiến
giá dầu Brent tăng cao và ảnh hưởng tới nền lạm phát của Việt Nam. Hiện tại,
mặt hàng xăng dầu đóng góp 3,6% và nhóm giao thông vận tải chiếm 9,7% rổ
lạm phát Việt Nam. Mặc dù tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại song
phương với Nga và Ukaine có thể không quá lo ngại nhưng rủi ro về gián đoạn
chuỗi cung ứng và sản xuất đang dần xuất hiện. Cùng với đó, giá năng lượng
tăng có thể tạo thêm áp lực về lạm phát. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong
nước bình quân 4 tháng năm 2022, tăng lOMoAR cPSD| 45943468
48,84% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp tới 1,76 điểm phần trăm trong mức
lạm phát bình quân 2,1% của 4 tháng đầu năm nay; giá gas trong nước biến
động theo giá xăng dầu và giá gas thế giới, bình quân 4 tháng giá gas tăng
24,6% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,36 điểm phần trăm.
Bên cạnh xăng dầu và gas, giá các loại nông sản như: lương thực, bông; thức
ăn chăn nuôi; phân bón; kim loại công nghiệp; sắt thép xây dựng tăng cao sẽ
tạo áp lực rất lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay của nước ta. Áp
lực lạm phát năm nay của nước ta chịu tác động khá lớn do nhập khẩu lạm phát
từ bên ngoài và lạm phát chi phí đẩy. Giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật
liệu đầu vào cho sản xuất trong nước quý 1/2022 so với cùng kỳ năm trước
tăng cao như: giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%;
giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 27,73%. Báo cáo đánh giá tác động của
căng thẳng chính trị thế giới đến kinh tế Việt Nam của Dragon Capital cho biết
xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tạo áp lực lạm phát qua việc tăng giá dầu khi
dầu thô và giao thông – hai lĩnh vực hiện chiếm tỉ trọng 3,6% và 9,7% trong rổ
tính chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, diễn biến giá dầu cũng phụ thuộc vào thỏa
thuận liên quan đến phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Nhưng đơn vụ này dự
báo giá dầu tăng có thể không ảnh hưởng lớn tới lạm phát của Việt Nam do giá
xăng trong nước không phải lúc nào cũng biến động cùng chiều với quốc tế. Lý
giải nhận định, đơn vị này cho biết giá nhiên liệu Việt Nam được cấu thành bởi
nhiều loại thuế khác nhau như thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường. Đây
được xem như là yếu tố bình ổn thị trường. Ngoài ra, chính phủ có thể thực
hiện một số điều chỉnh chính sách để kiểm soát lạm phát Cụ thể, chính phủ đã
tài trợ cho một công ty lọc dầu để giải quyết những khó khăn tài chính tạm thời
và nâng sản lượng lên mức bình thường. Về thương mại, Dragon Capital cho
rằng căng thẳng Nga – Ukraine tác động không đáng kể với thương mại Việt
Nam trong bối cảnh tỉ trọng thương mại của hai quốc gia này với Việt Nam chỉ
chiếm tỉ trọng lần lượt là 1% và 0,1% tính trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Cụ thể, Việt nam chủ yếu mua phân bón (150 triệu đô-la), sắt thép (500 triệu
đô-la), than đá (500 triệu đô-la), nông sản (300 triệu đô-la) từ hai quốc gia này
và xuất khẩu điện thoại di động (1.230 triệu đô-la), hàng dệt may (480 triệu đô-
la) và thiết bị điện tử (640 đô-la). Những con số này, là cực kỳ khiêm tốn so với
tổng giá trị thương mại của Việt Nam.
Dưới đây là ba kịch bản lạm phát của Việt Nam trước tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine:
• Kịch bản ổn định: Trong trường hợp này, Việt Nam duy trì mức độ ổnđịnh
về lạm phát trong khoảng 3-4% trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
Chính sách tiền tệ và tài chính được quản lý hiệu quả, đầu tư nước ngoài
và thị trường xuất khẩu tiếp tục phát triển, và sự kiện xung đột giữa Nga
và Ukraine không ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, động
thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ về chính sách tiền tệ có thể gây ảnh
hưởng đến lạm phát của Việt Nam.
• Kịch bản tăng trưởng cao nhưng lạm phát tăng: Trong trường hợp này,
nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, tăng trưởng GDP tăng trưởng
67%, doanh thu xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tăng cao, tuy nhiên, lạm lOMoAR cPSD| 45943468
phát tăng lên đáng kể, có thể lên đến 8-10% do tăng giá nguyên liệu đầu
vào và sự tăng giá trong nước. Sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine có
thể ảnh hưởng đến giá cả và đầu tư của Việt Nam. Kịch bản lạm phát
tăng cao: Trong trường hợp này, lạm phát tăng cao vượt quá mức kiểm
soát, dẫn đến khó khăn trong quản lý tiền tệ và tài chính, và sự phát triển
kinh tế bị ảnh hưởng. Sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine có thể gây
ra sự biến động lớn trong giá cả và đầu tư của Việt Nam, và các chính
sách quản lý tiền tệ và tài chính không thể kiểm soát được lạm phát.
Dự báo của JP Morgan, báo cáo cho biết có 3 kịch bản có thể xảy ra và sẽ có
tác động tới giá dầu. Thứ nhất, nếu Nga tiến hành các biện pháp trả đũa cộng
với việc không có thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu sẽ tăng lên mức 105
USD/thùng. Thứ hai, nếu xung đột leo thang và có thỏa thuận hạt nhân Iran,
giá dầu sẽ quanh mức 100 USD/thùng. Cuối cùng, nếu rủi ro địa chính trị không
còn và vẫn đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, giá dầu sẽ ở mức 88
USD/thùng. Dựa vào ba kịch bản trên, Dragon Capital nhận định lạm phát cơ
bản của Việt Nam trong năm 2022 có thể tăng tương ứng 0,68%; 0,3% và
0,08% so với ước tính hiện tại, dự kiến dao động từ 3,58% đến 3,8% và trong
trường hợp xấu nhất có thể đạt mức 4,18% nếu giá dầu lên 105 USD/thùng.
Nguồn tài liệu tham khảo
https://www.vietnamplus.vn/khung-hoang-ngaukraine-lam-tang-ap-luc-
lamphat-voi-kinh-te-viet-nam/787894.vnp
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-
publications/economycovid19.html
https://24hmoney.vn/news/ba-kich-ban-lam-phat-nam-2022-truoc-cang-
thangnga-ukraine-c27a1369408.html https://vietnamnet.vn/4-dot-dich-covid- 19-tai-viet-nam-811468.html
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-gian-cach-xa-hoi-keo-dai-co-
thegay-suc-ep-lam-phat-trong-nam-2022/eb500534-3408-44a6-bb99- 1bf4cb210bec
https://tapchinganhang.gov.vn/du-bao-lam-phat-viet-nam-va-mot-so- kiennghi.htm
https://tapchitaichinh.vn/ban-ve-cong-tac-du-bao-lam-phat-sau-dai-dich-covid- 19.html
https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/5761/ti-le-lam-phat- cuaviet-nam