Phân tích lý luận kết hợp các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Các mặt đối lập là khái niệm chỉ các bộ phận, các thuộc tính… có khuynhhướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sựvật, hiện tượng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Anh MSSV: 31221020004
Mã học phần: 22C1PHI51002355 CT6, B2-311
ĐỀ BÀI: Hãy phân tích lý luận kết hợp các mặt đối lập theo tinh thần phép
biện chứng duy vật. Lênin đã vận dụng lý luận này như thế nào trong chính
sách kinh tế mới của Người. BÀI LÀM
I. Lý luận kết hợp các mặt đối lập theo tinh thần phép biện chứng duy vật 1.1. Các mặt đối lập
Các mặt đối lập là khái niệm chỉ các bộ phận, các thuộc tính… có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng.
* Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện:
- Các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia.
- Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau.
- Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối
lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
* Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động
qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, còn thống nhất giữa các
mặt đối lập chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện.
1.2. Phép biện chứng duy vật
Biện chứng là khái niệm để chỉ về cái liên quan tới sự vận động, biến đổi
phát triển, sự quan hệ, liên hệ lẫn nhau xảy ra trong thế giới. Nó cũng dùng để
chỉ quan điểm biện chứng và phương pháp tư duy biện chứng.
Phép biện chứng là khái niệm dùng để chỉ học thuyết về sự vận động, biến
đổi, phát triển và sự tác động, chuyển hóa của thế giới vạn vật, bao gồm một
hệ thống các quan điểm , tư tưởng biện chứng nhất định.
Phép biện chứng duy vật là nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính
quyết định tới sức sống bất diệt của Triết học Mác - Lênin nói riêng, chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung bởi chức năng phương pháp luận phổ biến của
nó cho mọi hoạt động chủ thể
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt
là quy luật mâu thuẫn (trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen còn gọi là
“Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập”[1], là quy luật phổ
quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng
chính tư duy của con người.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất
và hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như
vậy. Ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự
thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng”[2]. Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức
các bộ phận đối lập của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng” . [3]
Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn;
sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Cần thiết phải nói rõ rằng, mâu thuẫn không phải là tri thức của riêng chủ
nghĩa duy vật biện chứng hay của chủ nghĩa Mác. Mặc dù chủ nghĩa Mác đã
có công cải tạo phép biện chứng từ duy tâm trở thành duy vật, làm cho quy
luật mâu thuẫn đạt tới trình độ “mô hình tư tưởng” gần như vạn năng để con
người giải thích và cải tạo thế giới, tuy nhiên việc phê phán triết học Mác -
Lênin nhằm vào học thuyết mâu thuẫn là sự phê phán không đúng địa chỉ và không đúng đối tượng.
* Ý nghĩa phương pháp luận từ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Muốn phát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải phân
tích được mâu thuẫn vốn có của sự vật. Muốn vậy, cần phải xác định được
những xu hướng vận động đối lập của mỗi sự vật mà ta phân tích, đồng thời
phân tích xu hướng đối lập ấy trong tính thống nhất biện chứng của nó.
- Giải quyết mâu thuẫn chính là giải quyết vấn đề động lực của sự phát triển.
Về nguyên tắc, chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh của
các mặt đối lập. Tuy nhiên, biện pháp giải quyết rất đa dạng. điều đó phụ
thuộc vào bản chất của sự vật và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. Như vậy,
nguyên tắc tổng quát là: Phát hiện và giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự
vận động phát triển. Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải
thấy được nguồn gốc vận động, phát triển của nó.
- Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập để phát hiện ra mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó.
- Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn
biện chứng ( đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên
trong…) đang chi phối sự vận động, phát triển của bản thân sự vật.
II. Lênin đã vận dụng lý luận này trong chính sách kinh tế mới của Người.
Chính sách kinh tế mới (NEP) là một chính sách kinh tế mới của Liên Xô
được đề xuất bởi Lênin vào năm 1921 như một biện pháp tạm thời. Lênin đã
miêu tả NEP vào năm 1922 như là một hệ thống kinh tế mà có thể bao gồm
"một thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản, cả hai đối tượng đều thuộc sự quản
lý của nhà nước", trong khi những doanh nghiệp xã hội hóa nhà nước sẽ hoạt
động trên "một cơ sở lợi nhuận".
Việc kết hợp các mặt đối lập trong NEP được biểu hiện tập trung chủ yếu ở
chế độ kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước và chính sách thuế lương thực. Lý
luận về sự kết hợp các mặt đối lập được V.I.Lênin vận dụng để giải quyết các
mâu thuẫn xã hội, nhất là trong thực hiện “Chính sách kinh tế mới”. Sự kết
hợp các mặt đối lập không phải là xóa bỏ mâu thuẫn,cũng không phải là điều
hòa mâu thuẫn một cách vô nguyên tắc, mà đó là sự mềm dẻo trong chính
sách của Nhà nước Xô Viết trong việc tìm bạn đồng minh để đấu tranh chống
kẻ thù chung, trong việc sử dụng một loạt những nhân tố tích cực của cái cũ
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong việc giải quyết những mâu
thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng CNXH, như kết hợp chính sách dàn
đều với chính sách có trọng điểm, nhiệt tình cộng sản với hạch toán kinh tế,
dân chủ với tập trung, thuyết phục với cưỡng bức, động viên tư tưởng với
khuyến khích vật chất... bằng cách không phải thủ tiêu một trong hai mặt đối
lập, mà kết hợp chúng lại trong một thể thống nhất biện chứng, vừa đấu tranh
với nhau, vừa thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. [4]
Kết hợp các mặt đối lập là một phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xuất
phát từ thực tế là các mặt đối lập đang tồn tại một cách tất yếu khách quan,
mâu thuẫn chưa phát triển đến đỉnh điểm để có thể bị xóa bỏ. Khi mâu thuẫn
phát triển đến độ chín muồi và được giải quyết một cách hợp quy luật thì cả
hai mặt đều mất đi hoặc chuyển sang một hình thức mâu thuẫn mới. Ví dụ,
trong CNXH, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đều mất đi vì họ đã trở thành
những người lao động chân chính và không còn “bị tha hóa” nữa. Mâu thuẫn
giữa họ không còn là mâu thuẫn giữa bóc lột và bị bóc lột, mà chỉ là mối
quan hệ giữa người quản lý và người chịu sự quản lý. Trong điều kiện mâu
thuẫn vẫn còn tồn tại một cách khách quan thì việc giải quyết mâu thuẫn
không phải là xóa bỏ mâu thuẫn mà là tạo ra sự thống nhất, hài hòa của các
mặt đối lập, bảo đảm cho sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra một cách
hợp quy luật, làm cho mâu thuẫn trở thành động lực cho sự phát triển xã hội.
Tư tưởng nhất quán song cũng rất thận trọng của V.I.Lênin trong vấn đề
kết hợp giữa CNXH và CNTB trong hoạt động kinh tế được thể hiện rất rõ
khi Người bàn về vấn đề tô nhượng - một nội dung, một hình thức của chủ
nghĩa tư bản nhà nước. Theo V.I.Lênin, việc kết hợp giữa nhà nước Xô viết
với CNTB dưới một hình thức CNTB.
Trong NEP, tư tưởng kết hợp các mặt đối lập trong việc giải quyết mâu
thuẫn của V.I.Lênin cũng còn được thể hiện trong vấn đề thuế lương thực.
Bằng việc cho người dân được phép tự do buôn bán, trao đổi sản phẩm trên
thị trường sau khi đã nộp thuế cho nhà nước, trên thực tế, nhà nước Xô viết
đã thực hiện sự kết hợp giữa công tác kế hoạch hóa của nhà nước với sự điều
tiết của thị trường. Giờ đây khi chuyển từ chính sách trưng thu lương thực
thừa sang chính sách thuế lương thực, V.I.Lênin và Đảng Bônsêvich đã nhận
thức được yêu cầu khách quan của sự tồn tại một nền kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường với việc tuân thủ quy luật cung - cầu,
quy luật giá trị. Từ đó V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích tiến hành xây dựng nền
kinh tế mới theo tinh thần kết hợp giữa việc cho phép tự do buôn bán, trao
đổi trong một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường với sự điều tiết có
kế hoạch của nhà nước Xô Viết.
Có thể khẳng định rằng trong quá trình lãnh đạo đất nước trên con đường
tiến lên CNXH, V.I.Lênin đã thể hiện khả năng tư duy biện chứng, linh hoạt,
luôn chú trọng tới việc khai thác tất cả những mặt, những yếu tố nào có lợi
cho cách mạng, cho công cuộc xây dựng CNXH. Đặc biệt ở đây, V.I.Lênin đã
thể hiện sự cố gắng cao độ, một tư duy biện chứng hiếm thấy và một bản lĩnh
chính trị vững vàng, thể hiện ở chủ trương kết hợp các mặt đối lập CNXH và
CNTB, giữa công tác kế hoạch hoá của nhà nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế
thị trường nhằm giải quyết những mâu thuẫn nóng bỏng của nước Nga Xô
viết lúc bấy giờ. Bằng việc thực hiện kết hợp biện chứng, có nguyên tắc,
nghiêm túc, khoa học - V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đã đưa nước Nga Xô
viết ra khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng, phục hồi nền kinh tế, đáp ứng
được nhu cầu vật chất của nhân dân Từ đó đảm bảo cho việc thực hiện xây
dựng CNXH, đảm bảo một nền tảng kinh tế vững chắc cho chế độ xã hội chủ
nghĩa. Mặc dù giờ đây Liên Xô không còn tồn tại nữa do nhiều nguyên nhân,
song tư tưởng biện chứng của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập biểu
hiện trong NEP, vẫn là một nét độc đáo và còn nguyên giá trị trong kho tàng
lý luận vô giá của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời đó cũng là một bài học
lớn cho các quốc gia trên con đường tiến lên CNXH của mình. Bởi vì, trên
thực tế, NEP có giá trị phổ biến chứ không phải chỉ có giá trị đặc thù ở nước
Nga. Tư tưởng kết hợp các mặt đối lập trong NEP chính là sự cụ thể hóa tư
tưởng kết hợp các mặt đối lập của chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của
nước Nga Xô viết những năm 20, thế kỷ XX. [5]
Lý luận của V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập được các nhà khoa học
ở Liên Xô trước đây và ở nước ta coi là một trong những phương pháp giải
quyết mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ và trong công cuộc xây dựng CNXH. NGUỒN TRÍCH DẪN
[1] Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.510
[2] V.I.Lênin (1981), Toàn tập, t.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.240 [3] V.I.Lênin (1981), ., t.29, tr Sđd .378
[4]http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/2314-van-
dung-ly-luan-cua-vilenin-ve-su-ket-hop-cac-mat-doi-lap-de-giai-quyet-cac-moi- quan-he-lon-hien-nay.html
[5] Xem: Sự kết hợp các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay, tr.52, tr.54