Phân tích mô hình lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo? | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại
Phân tích mô hình lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo? Liên hệ thực tế với 1 doanh nghiệp cụ thể và cho biết sự thay đổi của giá thị trường tác động đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp đó như thế nào | Kinh tế vi mô được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING
BÀI THẢO LUẬN: KINH TẾ VI MÔ
Đề tài: Phân tích mô hình lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận
của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo? Liên hệ thực tế với 1
doanh nghiệp cụ thể và cho biết sự thay đổi của giá thị trường tác động
đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp đó như thế nào.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Lớp học phần: 2263PCOM0111 Hà Nội 11/2022 1 lOMoARcPSD|40534848 MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ ............................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI
NHUẬN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH HOÀN HẢO .................. 5
1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ............................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Đặc trưng 5
1.2. Lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo ................................................................................................................ 6
1.2.1. Lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn 6
1.2.2. Lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn 7
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ LỰA CHỌN MỨC SẢN
LƯỢNG TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN – TRƯỜNG HỢP NÔNG TRẠI
AFARM ............................................................................................................... 8
2.1. Giới thiệu về nông trại Afarm ................................................................................. 8
2.2. Phân tích thị trường kinh doanh rau củ ................................................................ 9
2.3. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp ................................ 9
2.3.1. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn 9
2.3.2. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn 10
2.4. Tác động của thay đổi của giá cả thị trường đến quyết định sản lượng
của doanh nghiệp .......................................................................................................... 10
2.4.1. Thay đổi của giá cả thị trường tác động đến quyết định sản lượng của
doanh nghiệp trong ngắn hạn 11
2.4.2. Thay đổi của giá cả thị trường tác động đến quyết định sản lượng của
doanh nghiệp trong dài hạn 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 14 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 15 lOMoARcPSD|40534848
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ STT Họ và tên
Nhiệm vụ Nhóm Chữ kí Đánh Ghi xếp các giá của chú loại thành giảng viên viên 101 Nguyễn Thu Thảo Chương 2: 2.2 + Thuyết trình
102 Đặng Thị Anh Thư Lời mở đầu + Chương 1: 1.2.2 103 Dương Hoài Anh Chương 2: Nhóm Thư 2.3 trưởng 104 Lê Thị Thanh Kết luận + Thủy Chương 2: 2.4 105 Phạm Thanh Thùy Chương 2: 2.4 + Soạn thảo word 106 Nguyễn Thu Thủy Chương 1: 1.1.2 + Powerpoint 107 Đồng Văn Toàn Chương 1: 1.2.1 108 Bùi Huyền Trang Chương 2: 2.1 + Thuyết trình 109 Bùi Thị Thu Trang Chương 1: Thư ký 1.1.1 + Powerpoint 110 Nguyễn Thị Thu Chương 2: Trang 2.3 3 lOMoARcPSD|40534848 LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang tiến tới hội nhập với nền kinh tế của các nước đang
phát triển với rất nhiều cơ hội đang chờ đợi phía trước.Tuy nhiên, bên cạnh đó,
chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế sẽ
không thể tăng trưởng bền vững nếu mỗi doanh nghiệp gặp hạn chế trong khả
năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng. Do vậy, cạnh tranh đã và đang là một vấn
đề bức thiết cần được chú trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp.
Trong nền sản xuất hàng hóa thì lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều
kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và mọi doanh nghiệp đều mong muốn
tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của
các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường do cung và cầu của toàn thể thị trường
quyết định. Bản thân mỗi người bán không thể chi phối giá cả của mặt hàng họ
cung ứng trên thị trường. Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo mỗi người
bán là người chấp nhận giá,không tự điều chỉnh được giá cả thị trường. Vậy để
đạt được lợi nhuận tối đa thì một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần phải làm
những gì? Họ phải điều chỉnh lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường như thế nào
để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp khi giá thị trường thay đổi
trong cả ngắn hạn và dài hạn?
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu môn Kinh tế học vi mô 1, để hiểu rõ hơn về lý
thuyết hành vi của doanh nghiệp trong thị trường hiện nay, chúng em đã thảo luận
và làm báo cáo về đề tài: Phân tích mô hình lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi
nhuận của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và liên hệ thực tế về lựa chọn
mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của nông trại Afarm. Trong phạm vi của bài
thảo luận này, chúng em xin trình bày những cơ sở khoa học để các doanh nghiệp
đưa ra quyết định cung có hiệu quả phù hợp với sự biến động giá trên thị trường
trong giai đoạn sản xuất ngắn hạn và dài hạn khi họ kinh doanh trong bối cảnh thị
trường cạnh tranh hoàn hảo.
Trong quá trình thực hiện đề tài này nhóm em còn có nhiều thiếu sót nên
chúng em rất mong được cô góp ý để giúp nhóm cải thiện, mở rộng phạm vi kiến
thức nhiều hơn nữa và sửa đổi những hạn chế còn tồn tại.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 lOMoARcPSD|40534848 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG ĐỂ TỐI ĐA HÓA
LỢI NHUÂN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1.1.1. Khái niệm
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo : Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường
trong đó có nhiều người mua, nhiều người bán và không người mua, người bán
nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
VD: Thị trường các mặt hàng nông sản, phế liệu, video cho thuê,... 1.1.2. Đặc trưng
Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mỗi một
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử như một người chấp
nhận giá, chấp nhận mức giá thị trường của sản phẩm, mức giá được xác định bởi
điểm giao của đường cung và đường cầu đã cho. Có ba đặc trưng xác định cạnh tranh hoàn hảo:
- Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá bởi
vì mỗi doanh nghiệp cá biệt trên thị trường là quá nhỏ so với toàn bộ thị
trường nên sự thay đổi của từng nhà sản xuất sẽ không quan trọng.
- Sản phẩm đồng nhất-hàng hoá thay thế hoàn hảo. Sản phẩm của doanh
nghiệp này phải giống với sản phẩm của mọi doanh nghiệp khác trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, để đảm bảo rằng những người mua bàng
quan với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm họ mua.
- Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh
tranh hoàn hảo mà không có bất kì rào cản nào.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo khác hẳn với khái niệm “tính cạnh tranh”, vì
các doanh nghiệp đều nhận thức rõ không có bất kì sự cạnh tranh nào giữa họ. Các
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất các sản phẩm giống
nhau và đứng trước một mức giá do thị trường quyết định, nên các nhà quản lý của
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sự khích lệ nào để “đánh bại đối thủ”
của họ. Các doanh nghiệp chấp nhận giá không thể cạnh tranh bằng bất kỳ một
loại chiến lược định giá nào. 5 lOMoARcPSD|40534848
1. 2. Lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
1.2.1. Lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
1.2.1.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
- Điều kiện chung để lựa chọn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp : MR=MC
- Đối với 1 doanh nghiệp CTHH thì P=MR
⇨ Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại sản lượng thỏa mãn : P=MC
- Dựa hình doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tại điểm A với lượng Q* vì
P=MC và đường doanh thu biên cắt với chi phí biên khi MC có độ dốc dương hay đang đi lên
- Tại Q1 thì MC < MR khi đó tăng Q sẽ tăng lợi nhuận
- Tại Q3 thì MC >MR khi đó giảm Q sẽ tăng lợi nhuận
1.2.1.2. Khả năng sinh lợi
- P0 > ATCmin: Tại mức sản lượng Q*, ta có lợi nhuận của doanh nghiệp thu
được là dương (doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương)
- P0 = ATCmin : Với mức sản lượng là Q*, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được bằng 0.doanh nghiệp hòa vốn
- AVCmin < P0 < ATCmin : Tại mức sản lượng Q*, doanh nghiệp bị thua lỗ →
Doanh nghiệp cần tiếp tục sản xuát để tối thiểu hóa chi phí lỗ 6 lOMoARcPSD|40534848
- P0 ≤ AVCmin: Tại mức sản lượng Q*, MC(Q*) = P1 < AVCmin. Điều đó có
nghĩa là lúc này đường MC nằm dưới đường AVC → MC(Q*) = P <
AVC(Q*). Do P < AVC, doanh nghiệp phải đóng cửa.
1.2.2. Lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
1.2.2.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào, kể cả quy
mô sản xuất, do đó không có chi phí cố định trong dài hạn. Do đó điều kiện để tối
đa hóa lợi nhuận trong dài hạn là: P = LMC = MR
Trong dài hạn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ điều chỉnh quy mô sao cho SMC = LMC = P
Do thời gian trong dài hạn đủ để hai đầu vào biến đổi nên doanh nghiệp dễ lựa
chọn quy mô sản xuất, vì vậy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn có
ưu thế hơn trong ngắn hạn.
1.2.2.2. Các trường hợp xảy ra
TH1: P > LACmin doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương
TH2: P = LACmin doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng 0
TH3: P < LACmin doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế âm ð Có động cơ rời bỏ ngành 7 lOMoARcPSD|40534848
Doanh nghiệp sẽ chỉ rời bỏ ngành nếu P < LAC min, doanh nghiệp còn tham gia
vào thị trường khi P ≥ LACmin.
1.2.2.3. Cân bằng cạnh tranh trong dài hạn
Trong dài hạn, các hãng cạnh tranh hoàn hảo chỉ thu được mức lợi nhuận kinh
tế bằng 0. Ngành (thị trường) cạnh tranh hoàn hảo sẽ đạt trạng thái cân bằng trong
dài hạn khi P = LACmin = LMC = ATCmin = SMC.
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ LỰA CHỌN MỨC SẢN
LƯỢNG TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN – TRƯỜNG HỢP NÔNG TRẠI AFARM
2.1. Giới thiệu về nông trại Afarm
- Đây là mô hình nông trại ứng dụng công nghệ trong việc tiêu thụ hàng hóa,
người tiêu dùng có thể mua rau sạch hoặc trồng hộ rau qua app trên điện thoại thông minh.
- Nông trại Afarm với diện tích 3ha cùng 2 hình thức trồng rau thủy canh và
hữu cơ, nông trại đạt chuẩn Global Gap và trải qua nhiều quy trình kiểm
soát vô cùng nghiêm ngặt.
- Sản phẩm gồm: 40 loại rau củ quả đa dạng.
- Afarm sở hữu hơn 200 khách hàng sử dụng sản phẩm.
- Afarm là doanh nghiệp quy mô nhỏ vì:
o Chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhỏ và vừa
o Nguồn vốn đầu tư : 8 tỷ VND đồng
o Số lượng nhân viên không quá 200 người 8 lOMoARcPSD|40534848
o Diện tích trồng rau củ quả và sản lượng rau củ quả được tiêu thụ của
Afarm chiếm phần rất nhỏ trong diện tích trồng và sản lượng rau củ quả của cả nước.
o Doanh nghiệp mới được xây dựng năm 2018, tuổi đời còn ít.
2.2. Phân tích thị trường kinh doanh rau muống
Xác định đây là thị trường CTHH vì:
- Có nhiều người bán và nhiều người mua rau
- Rau là đồng nhất: mớ rau không có sự khác biêṭ
- Thông tin là hoàn hảo: những người bán biết rõ giá của nhau, họ c甃̀ng biết
đăc điểm của những người hay mua rau ở chợ, thâm chí còn tạo mối quan
hê ̣quen biết với họ, họ biết hàng xóm mua mớ rau đó giá bao nhiêu.
- Viêc gia nhâp thị trường khá đơn giản. Người bán có thể thôi không bán vì
thấy kinh doanh coffee sang hơn, nhưng sau 1 tháng thấy coffee lỗ quá lại quay sang bán rau.
2.3. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Tương tự các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, nông trại Afarm – một
doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, c甃̀ng tìm cách tối đa hóa lợi
nhuận. Nông trại AFarm sản xuất một lượng rau muống Q và bán mỗi đơn vị rau
muống với mức giá thị trường là P. Tổng doanh thu của nông trại là TR = P.Q.
2.3.1. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn 9 lOMoARcPSD|40534848
Ta có hàm tổng chi phí của doanh nghiệp trong ngắn hạn: TC = + 2000Q + 1 200 000 SMC = + 2Q + 2000
Điều kiện để lựa chọn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo: P = MC
Áp dụng vào Afarm - Farm on Smartphone với
mức giá thị trường P = 35 000 (đồng) ta có: 35 000 = + 2Q+ 2000 Q = 104 (kg)
Doanh nghiệp Afarm - Farm on Smartphone sẽ không lựa chọn mức sản lượng nào
ngoài mức sản lượng 104 (kg)
Các hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn có xu hướng sản xuất hàng hóa tại mức sản
lượng mà lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất.
2.3.2. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
Ta có hàm tổng chi phí của doanh nghiệp trong dài hạn: LTC = + 3 + 2500Q LMC = LTC’ = 3 + 6 +2500
Doanh nghiệp chọn mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận bằng nguyên tắc giống
như trong ngắn hạn: P = MR = LMC =
35 000 = 3 + 6 +2500 ≈ 103 (kg)
Trong dài hạn, hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ điều chỉnh quy mô sao cho: SMC = LMC = P
2.4. Tác động của thay đổi của giá cả thị trường đến quyết định sản lượng của doanh nghiệp 10 lOMoARcPSD|40534848
2.4.1. Thay đổi của giá cả thị trường tác động đến quyết định sản lượng
của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, giá cả thị trường tại mặt hàng rau lại khác
nhau. Với số liệu đã có ở phần trước, chúng ta sẽ đi xét những mức giá khác nhau
trên thị trường để từ đó chỉ ra cách thức Afarm Farm on Smartphone đã lựa chọn
sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận
Từ những tìm hiểu trong thực tế thì bảng số liệu giá rau muống ở thị trường: P (đồng) 35 000 24 000 20 000
Dựa vào số liệu ở phần trước, ta có: ATC = = + 2000 +
khi ATC = MC + 2000 + = + 2Q+ 2000 2 + – 1 200 000 = 0 84 (kg) Vậy 23 425 AVC = = + + 2000
AVC = MC + + 2000 = + 2 + 2000 = 0 Vậy = 2000
Trước hết, ta tìm hiểu cách thức mà Afarm - Farm on Smartphone lựa chọn sản
lượng ở từng mức giá. 11 lOMoARcPSD|40534848
Trường hợp 1: P = 35 000 > 23 425.
Trường hợp 2: P = 23 425 thì lợi
Đây là thời điểm hãng kinh doanh có lãi. nhuận của hãng sẽ bằng không. Lúc
này mức giá đó gọi là mức giá đóng cửa.
Trường hợp 3: P = 20 000 < P < thì
Trường hợp 4: P < thì hãng nên đóng
hãng đang sản xuất với lợi nhuận âm cửa ngừng sản xuất.
(hãng đang bị lỗ). Do đó hãng sẽ tìm
cách để tối thiểu hóa chi phí lỗ bằng việc tiếp tục sản xuất. P = MC Q ≈ 77(kg)
Tổng kết hành vi của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn: 12 lOMoARcPSD|40534848 P Q TC TR (đồng) (kg) (đồng) (đồng) (đồng) 35 000 104 2 543 680 3 640 000 1 096 320 24 000 85 1 991 350 2 040 000 48 650 20 000 77 1 816 462 1 540 000 -276 462 23 425 84 1 967 760 1 967 700 - 60
2.4.2. Thay đổi của giá cả thị trường tác động đến quyết định sản lượng
của doanh nghiệp trong dài hạn LAC = = = 3 + 2500 Để LACmin LAC = LMC 3 + 2500 = 3 + 6 +2500 = 0 LACmin = 2500
Trường hợp 1: P > LACmin
Nông trại Afarm đang có lợi nhuận kinh tế dương nhưng trong dài hạn với điều
kiện như vậy sẽ thu hút các hãng khác cùng tham gia vào thị trường Trường hợp 2: P = LACmin
Ở mức giá này, hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0
Trường hợp 3: P < LACmin
Với mức giá của trường hợp này, Afarm sẽ có lợi nhuận kinh tế âm. Điều đó tạo
nên động cơ cho doanh nghiệp rời bỏ ngành.
Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ dần điều chỉnh đến mức giá P = LMC = SMC 13 lOMoARcPSD|40534848 KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày bài thảo luận của nhóm chúng em. Với những tìm
hiểu của nhóm cùng với các kiến thức về cạnh tranh hoàn hảo được học trong
chương 5, nhóm đã phân tích mô hình lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận
của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và đưa ra liên hệ thực tế về nông trại
Afarm - một mô hình cạnh tranh hoàn hảo. Từ đó đưa ra được đánh giá về sự thay
đổi của giá thị trường tác động đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp.
Cạnh tranh hoàn hảo có những ưu và nhược điểm riêng biệt song đây là một
yếu tố không thể thiếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển cũng như
đem lại một nguồn thu nhất định cho các hãng cạnh tranh hoàn hảo. 14 lOMoARcPSD|40534848
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Vi Mô 1, Bộ giáo dục và đào tạo
2. Slide bài giảng môn Kinh tế Vi Mô của cô Nguyễn Thị Thu Hiền
3. “Tìm tài liệu,vn – Thị trường cạnh tranh hoàn hảo”
https://timtailieu.vn/tai-lieu/thi-truong-canh-tranh-hoan-hao-46675/?
fbclid=IwAR3V66Pci8keZb3wuQqHi-6_H6d2rpIRbQVezuwU4vWZBB-i3VH- nk0wTYs
4. “V甃̀ Lê, Báo Công thương – Độc đáo với Afarm”
https://congthuong.vn/doc-dao-voi-afarm-mo-hinh-trong-rau-ho-ung-dung-cong- nghe-thong-tin-161128.html
5. “ VietnamCredit – Thị trường ngành rau quả tại Việt Nam”
https://baocaonganh.com/thi-truong-nganh-rau-qua-tai-viet-nam/?
fbclid=IwAR2znrf4nTC8tdmJ_k02mQduayqqZxdsXihU3QrO9tWcC8u5wQN0sq cGoCA
6. “Luanvan24h, Đặng Thu Trà – Lý thuyết chung về cạnh tranh hoan hảo”
https://luanvan24.com/ly-thuyet-chung-ve-thi-truong-canh-tranh-hoan-hao/? fbclid=IwAR0k0OCEAPg3ACnTjk-
3_3P458M69v1UQV5WXwG_bnulePvdpMHRYT45fqo#2_Vi_du_ve_thi_truong _canh_tranh_hoan_hao
7. “Dân kinh tế - Cung ứng ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo”
https://www.dankinhte.vn/cung-ung-ngan-han-san-pham-cua-doanh-nghiep-canh-
tranh-hoan-hao/?fbclid=IwAR1AlVTvd0bkosr9DeYwNpBvpcvqEfewYQZ- brxRgBUP2m6_0IiOiyLPV9w 15 lOMoARcPSD|40534848 16