-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học | Tài liệu môn Triết học Mác -Lênin
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát biểu được khái niệm về vật chất và ý thức. • Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem
Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học | Tài liệu môn Triết học Mác -Lênin
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát biểu được khái niệm về vật chất và ý thức. • Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học
Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học là như thế nào? cùng tìm hiểu cụ thể qua
nội dung bài viết dưới đây:
1. Khái quát về vật chất và ý thức
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát
biểu được khái niệm về vật chất và ý thức
• Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
• Ý thức : Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ
quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy không thể tách
rời ý thức ra khỏi bộ óc.
Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
• Nguồn gốc tự nhiên: • Óc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả quá trình tiến hóa
lâu dài của vật chất. • Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ
phát triển khác nhau của vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp cao và sự chuyển hóa của
phản ánh tâm lý thành phản ánh ý thức của con người.
• Nguồn gốc xã hội : ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn ngữ và những quan
hệ xã hội của loài người.
Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại; chụp lại; phản ánh và không lệ thuộc vào
cảm giác. Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với với tư cách là một phạm trù triết học, nó chỉ ra tất cả
những gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện tượng. Vật chất là hiện thực khách
quan, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người.
Đặc điểm của vật chất: Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận
động.Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận độngVật chất vận động
trong không gian và thời gian; Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất
cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang
bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ
động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
2.1 Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của
vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong
xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết
định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ
vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu
của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những
thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động
của vật chất lên bộ óc con người.
2.2 Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua
các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác
động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động
của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con
người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và
nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.
Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận
thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con
người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát
triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.
Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động
thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức
chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì
trong hiện thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp
tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực
khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa
chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động. Tri thức mà con người thu nhận
được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào
đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.Để cải tạo
thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để
có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công. Bên cạnh đó cần
phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình
hình đối tượng vất chất.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.Con người muốn ngày càng
tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm
tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng
lực và không bỏ cuộc giữa chừng.
Trong việc xây dựng nền kinh tế mới: Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết
từ phân tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật chất thông qua những
nhận thức cụ thể. Có những thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của con người
mới có ích cho nhiều việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí thay đổi và tác
động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể, đồ vật, sinh vật, thực vật, ….
đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại
bỏ nó khỏi thế giới loài người. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Đảng ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt
là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới,
sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.
4. Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn
Bởi vì, ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần phát huy
tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê
bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức
thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.
Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên
ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai
điều này. Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào
lười suy nghĩ, lười lao động.