Phân tích “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” | Văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo

Phân tích “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” là bài viết gồm dàn ý và văn mẫu chi tiết, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu để củng cố kiến thức. Mời các bạn tham khảo!

I. Dàn ý Phân tích “Một cây bút và một quyển ch ththay đổi
thế giới”
I. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm “Một cây bút và một quyển sách có thể
thay đổi thế giới”.
II. Thân bài
1. Khái quát
a. Tác giả:
- Ma-la-la Diu-sa-phdai (12/7/1997) một nhà hoạt động hội người
Pakistan.
- Năm 2012, bị các tay súng Taliban bắn trọng thương công khai
phản đối việc cấm phụ nữ đi học phá hủy các trường học cho trẻ em
gái ở Pakistan.
- Cô được đồng Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014.
b. Tác phẩm:
“Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” là diễn văn của
Ma - la - la trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc vào ngày 12 tháng
7 năm 2013.
2. Phân tích:
- Phần 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi.
- Phần 2: Đưa ra các nguyên nhân, thực trạng
- Phần 3: Lời kêu gọi và giải pháp.
III. Kết bài
Khẳng định giá trị của tác phẩm.
II. Phân tích Một cây bút một quyển sách thể thay đổi thế giới
1. Phân tích bài Mt cây bút mt quyn sách th thay đi thế gii
mu 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu một cách giản dị: "Tôi chỉ một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành". Từ lời phát biểu của Người, ta có thể thấy được
tầm quan trọng của việc giáo dục, học tập. Đấu tranh cho sự sống, cho
quyền được học tập của con người là một trong những mục tiêu đấu tranh
cao cả nhất. Ở đất nước Pakistan xa xôi, có một cô gái tên Ma- la- la Diu-
sa- phdai cũng đang từng ngày đấu tranh cho điều ấy. Bài diễn văn “Một
cây bút mt quyển sách ththay đổi thế giới” của chính lời
kêu gọi cộng đng phấn đấu vì tương lai của phụ nữ và trẻ em.
Ma - la - la sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997 một nhà hoạt động giáo dục
nữ người Pakistan. Cô là người trnhất nhận được giải thưởng Nobel cao
quý bởi những cống hiến của mình trong việc đấu tranh đòi quyền bình
đẳng cho phụ nữ, trẻ em. Là con gái của một nhà hoạt động giáo dục, Ma
- la - la được lớn lên trong gia đình có tư tưởng tiến bộ. Những hoạt động
vì cộng đồng của cha cô đã truyền cảm hứng rất nhiều cho Ma - la - la. Ở
nơi cô sống, Taliban cũng từng chiếm đóng và cấm phụ nữ, trẻ em đi học
nên Ma - la - la càng quyết tâm lên tiếng vì quyền lợi của chính mình
những người khác. Năm 2012, Ma-la-la và hai gái khác đã bị các tay
súng bắn trọng thương khi đang trên xe bus. Tuy vậy, vẫn không ngừng
chiến đấu. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2013, cô đọc diễn văn “Một cây bút
một quyển sách thể thay đổi thế giới” trướcĐại hội đồng Giới trẻ
Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cận nền giáo dục cho toàn thể
các trẻ em gái trên thế giới. Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng
năm là ngày Ma- la- la.
Mở đầu bài phát biểu, Ma - la - la gửi lời nhắn nhủ ý nghĩa đến toàn thể
mọi người trên thế giới: “Anh chị em thân mến, xin hãy ghi nhớ một điều.
Ngày Ma-la-la- không phải ngày của tôi. Hôm nay ngày của tất cả
mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ
quyền lợi của mình.” đã khiêm tốn nhấn mạnh rằng đó không phải
ngày của tôi”, rằng bản thân chlà một trong số rất nhiều con người
vẫn đang bền bỉ đấu tranh. Ma - la - la đưa ra thực trạng hàng nghìn
người bị khủng bố sát hi”, “hàng triệu người bị thương” để nhắc nhở về
thực tế đời sống đang diễn ra bên ngoài khán phòng. Ma - la - la ý thức
được rằng bản thân rất may mắn khi được đứng trước Đại hội đồng, trở
thành một biểu tượng cho công cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, bên ngoài nơi
yên bình này vẫn còn rất nhiều người đang bị đe dọa, Ma - la - la nhỏ
đứng đây để lên tiếng thay cho những con người ấy. Tôi cất tiếng - không
phải cho bản thân tôi, cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi.
Tôi cao giọng - không phải để thét lên để người ta nghe thấy tiếng nói
của những người không tiếng nói”. Ma - la - la đã nêu ra những quyền
như Quyền được sống trong hòa bình”, “Quyền được tôn trọng”,
“Quyền được bình đẳng tiếp cận mọi hội”, “Quyền được đi học”,..
Đây đều là những quyền cơ bản của con người nhưng vì chiến tranh, bom
đạn mà có nhiều người không được hưởng những điều tất yếu ấy.
Tiếp đến, Ma - la - la kể lại kỉ niệm khi còn sống ở quận - goát, Nhân
dân ở đó phải nhìn thấy súng đạn mỗi ngày rồi họ nhận ra tầm quan trọng
của bút vở, giáo dục. Ma - la - la dẫn câu nói Cây bút mạnh hơn thanh
kiếm” chỉ ra rằng những kẻ cực đoan lại rất sợ bút sách. Họ sợ cả
“tiếng nói của ph nữ”. Ma - la - la đã đưa ra những ví dụ tiêu biểu:
đó do tại sao họ đã giết ời bốn sinh viên y khoa tội trong một
vụ tấn công mới đây Két-ta (Quetta). đó do tại sao họ đã giết
rất nhiều giáo nhân viên y tế Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber
Pukhtoon Khwa) FATA. Đó do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại
trường học.để chứng minh rằng những kẻ cực đoan sợ sức mạnh của
giáo dục. Một khi con người được học tập, tiến bộ, hiểu biết thì con
người ắt sẽ đấu tranh thoát khỏi sự lệ của những thế lực xấu. Đặc
biệt là những người phụ nữ - những người từ lâu đã bnhững kẻ cực đoan
xem thường hành hạ, một khi họ được học tập, họ sẽ lên tiếng phản
kháng mạnh mẽ. Những kẻ xấu xa không muốn đánh mất thứ quyền lực
bạo tàn nên đã dùng súng đạn đe dọa họ.
Tiếp đến, Ma - la - la nêu ra điều kiện để một nền giáo dục tốt. Đó
chính phải hòa bình”. Cô thẳng thắn nói lên cảm xúc của mình
những người khác: “Chúng tôi đã thực sự mệt mỏi những cuộc chiến
này”. cũng chỉ rằng nhiều nơi trên thế giới phntrẻ em đang
chịu bao khốn khổ, blạm dụng, bị tước đi hội học tập. Đói nghèo,
thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc sự ớc đoạt các quyền
bản, đó những vấn đề chính yếu cả nam giới phụ nữ đều phải
đối mặt.
Sau khi đưa ra thực trạng đau lòng, Ma - la - la cất tiếng kêu gọi một cách
dõng dạc: “Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới
hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình, để tiến đến hoà bình
thịnh vượng. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả
các thoả thuận hoà bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
trẻ em. Không th chấp nhận bất một thoả thuận nào đi ngược lại phẩm
giá quyền lợi của phụ nữ. Chúng tôi kêu gọi tất cảc chính phủ hãy
đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố
bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn tổn hại. Chúng tôi kêu gọi
tất cả cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung hãy khước từ những định
kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái, tôn giáo hoặc giới tính”.
Đối tượng đầu tiên của lời kêu gọi là những nhà lãnh đạo, chính phủ, các
quốc gia phát triển, các tổ chức và cộng đồng. Ma - la - la nhận thức được
rằng đây là những người hoặc tổ chức quyền lực, sức ảnh hưởng. Sau
đó, cô hướng lời kêu gọi tới bản thân mỗi thanh thiếu niên: Các anh chị
em thân mến, để em nào cũng thể một tương lai tươi sáng, thì
chúng ta cần phải trường học giáo dục... nếu chúng ta muốn đạt
được mục tiêu của mình, thì hãy tự trang bị cho mình khí tri thức,
hãy tự bảo vệ mình bằng sự đoàn kết gắn ”. Cuối cùng, kết thúc bài
diễn văn, Ma - la - la đã đúc kết lại giải pháp quan trọng nhất và cũng
cơ bản nhất: “Giáo dục giải pháp duy nhất. Giáo dục trên hết”.
Như vậy, thông qua bài diễn văn, ta thấy được thực trạng bất công vẫn
còn diễn ra nhiều nơi trên thế giới cảm phục trước sự mạnh mẽ, trí
tuệ của những con người như Ma - la - la. Bài diễn n không chý
nghĩa với một đất nước hay một nhân nào đã trở thành lời động
viên, kêu gọi toàn thể con người đấu tranh vì hạnh phúc của mình.
2. Phân tích bài Mt cây bút mt quyn sách th thay đi thế gii
mu 2
Ma- la- la Diu- sa- phdai là một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ
nữ nổi tiếng Pakistan, đã từng đạt giả Nobel Hòa Bình khi chưa đủ
18 tuổi. đã từng nói thế này "Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ,
một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới"
Ma- la- la Diu- sa- phdai sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, thường được
gọi Ma- la- la, được mọi người biết tới với tư cáchmột nhà hoạt
động người Pakistan, đấu tranh đòi công bằng cho giáo dục của nữ giới.
Ngay từ nhỏ, Ma- la- la đã được sinh ra và lớn lên trong một gia đình
tưởng tiến bộ, vậy nên tưởng của gia đình cũng là mt phần tác động
lớn tới suy nghĩ của cô. Trong một bài phỏng vấn, khi được người dẫn
chương trình hỏi vviệc làm thế nào để nuôi dạy được một Ma- la- la
mạnh mcàn đảm như vậy, bchỉ từ tốn chia sẽ rằng: Đừng hỏi
tôi đã làm gì. Hãy hỏi tôi đã không làm gì. Tôi đã không cắt bỏ đôi cánh
của con bé, chỉ vậy thôi". Vậy nên từ khi n Ma- la- la đã
cho mình những quan điểm rất rõ ràng về vấn đxúc tiến giáo dục cho nữ
giới ở quốc gia Pakistan. Vơi tư tưởng tiến bộ ấy, sau này khi lớn lên, cô
đã rất dũng cảm hoạt động đấu tranh đòi quyền giáo dục cho nữ giới. Trên
con đường ấy, đã gặp không ít các khó khăn thách thức, nhưng
vẫn rất mạnh mẽ vượt qua. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới sự việc năm
2012, do công khai đứng lên phản đối việc ngăn cấm phụ nữ đi học và lên
án hành động phủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan mà Ma-
la-la đã bị c tay súng căm ghét bắn trọng thương. Tuy vậy, Ma- la-
la vẫn không bỏ cuộc, sau khi khỏe lại, vẫn can đảm đứng lên đấu tranh.
Và may mắn đã mỉm cười với cô, cô đã được vinh danh và dành được rất
nhiều giải thưởng quốc tế lớn. Đặc biệt là vào ngày 12 tháng 7 năm 2003,
đã được vinh dự mời đến đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới
trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cần nền giáo dục cho toàn
thể các trẻ em gái trên thế giới. Qua đó Ma- la- la nhận được rất sự ủng
hộ từ ng chúng đồng thời Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng
năm là ngày Ma- la- la để kỉ niệm cho sự kiện to lớn này.
Khi đứng trên bục phát biểu, đã rất tự tin nói rằng: “Anh chị em
thân mến, xin hãy ghi nhớ mt điều. Ngày Ma-la-la- không phải ngày
của tôi. Hôm nay ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam
nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.” Không chỉ y,
Ma- la- la còn khẳng định, để đạt được thành công như ngày hôm nay, là
còn nhờ sự ủng hộ giúp đỡ của hàng trăm, hàng nghìn nhà hoạt động
nhân quyền, biết bao nhân viên hội, đã anh dũng chiến đấu, can đảm
lên tiếng đấu tranh. hơn thế nữa, dù đã được ngày Ma- la- la, nhưng
đây mới chỉ điều rất nhỏ bé, còn rất nhiều những nơi trên thế giới này
vẫn tồn tại sự bất công trong giáo dục đối với phụ nữ trẻ em gái. Vậy
nên đđạt được nhiều mục tiêu về giáo dục khác, rất nhiều người đã không
ngần ngại lên tiếng, đòi lại công bằng, và không ít lần họ bị những kẻ
khủng bố ám sát , đã có “hàng nghìn người bị sát hạt”, “hàng triệu người
bị thương”. Còn cô chỉ là một người rất nhỏ bé trong số đó. Vậy nên mục
đích của Ma- la- la khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc không phải để cho
riêng bản thân “cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi”
cùng với đó Ma- la- la cao giọng để “Không phải để thét lên, mà để người
ta nghe thấy tiếng nói của những người không tiếng nói”, “Những
người đã đấu tranh đòi quyền lợi cho mình”, “Quyền được sống trong a
bình”, “Quyền được tôn trọng”,… Cô nhớ lại rằng khi còn sống quận
- goát, phía bắc đất nước Pakistan, từ nhỏ Ma- la- la những người
bạn, người dân đó đã quen với việc nhìn thấy súng đạn mỗi ngày.
chính điều đó đã m cho họ thấy bút vở trân quý đến nhường nào. Đúng
như câu cách ngôn Cây bút mạnh hơn thanh kiếm””. thường thì
những kcực đoan lại rất sợ tri thức, và dường nhọ cũng rất sợ khi phụ
nữ được hưởng giảo dục, thì khi ấy những kẻ đó sẽ không quyền lực
để bắt nạt những người phụ nữ nữa đó do tại sao họ đã giết mười
bốn sinh viên y khoa tội trong một vụ tấn công mới đây Két-ta
(Quetta)?. Và đó là lí do tại sao họ đã giết rất nhiềugiáo và nhân viên
y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA”. Đó là lí
do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại trường học.” Ma- la- la đã lấy ra rất
nhiều những ví dụ điển hình, qua đó chúng ta càng thấy những hành động
sai trái, tàn bạo, của những kẻ lương m. Chúng sử dụng mõi cách,
dùng khí, dùng bạo lực để tự cắt đứt đi con đường đến với giáo dục
của chính vợ và con gái hắn. Chúng tàn bạo, kìmm phụ nữ, không cho
họ được hưởng quyền sống của con người. Không chỉ đất nước
đang sống, mà còn rất nhiều nơi trên thế giới này, trẻ em không được tới
trường vì khủng bố, vì chiến tranh, vì bạo loạn hay những hủ tục lạc hậu.
Nhiều nơi trẻ em phụ nữ vẫn bị chà đạp, bị coi những công cụ lao
động, trường học thì bpdỡ, nhưng chẳng ai đủ can đảm để đứng
lên giúp họ đòi quyền sống, đỏi quyển được hưởng nên giáo dục bình
đẳng. Vậy nên qua bài phát biểu này Ma- la- la muốn kêu gọi tới tất cả
mọi người rằng, hãy mạnh m đứng lên đấu tranh “Đã đến lúc chúng ta
phải lên tiếng”.
Qua đây tác phẩm, chúng ta cần thêm trân quý tự hào về gái này
hơn. Đồng thời qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy dũng
cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ
em.
| 1/9

Preview text:

I. Dàn ý Phân tích “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” I. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm “Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới”. II. Thân bài 1. Khái quát a. Tác giả:
- Ma-la-la Diu-sa-phdai (12/7/1997) là một nhà hoạt động xã hội người Pakistan.
- Năm 2012, cô bị các tay súng Taliban bắn trọng thương vì công khai
phản đối việc cấm phụ nữ đi học và phá hủy các trường học cho trẻ em gái ở Pakistan.
- Cô được đồng Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2014. b. Tác phẩm:
“Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” là diễn văn của
Ma - la - la trước Đại hội đồng Giới trẻ Liên hợp quốc vào ngày 12 tháng 7 năm 2013. 2. Phân tích:
- Phần 1: Nêu lí do và khẳng định quyền lợi.
- Phần 2: Đưa ra các nguyên nhân, thực trạng
- Phần 3: Lời kêu gọi và giải pháp. III. Kết bài
Khẳng định giá trị của tác phẩm.
II. Phân tích Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
1. Phân tích bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới mẫu 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu một cách giản dị: "Tôi chỉ có một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,
ai cũng được học hành". Từ lời phát biểu của Người, ta có thể thấy được
tầm quan trọng của việc giáo dục, học tập. Đấu tranh cho sự sống, cho
quyền được học tập của con người là một trong những mục tiêu đấu tranh
cao cả nhất. Ở đất nước Pakistan xa xôi, có một cô gái tên Ma- la- la Diu-
sa- phdai cũng đang từng ngày đấu tranh cho điều ấy. Bài diễn văn “Một
cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” của cô chính là lời
kêu gọi cộng đồng phấn đấu vì tương lai của phụ nữ và trẻ em.
Ma - la - la sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997 là một nhà hoạt động giáo dục
nữ người Pakistan. Cô là người trẻ nhất nhận được giải thưởng Nobel cao
quý bởi những cống hiến của mình trong việc đấu tranh đòi quyền bình
đẳng cho phụ nữ, trẻ em. Là con gái của một nhà hoạt động giáo dục, Ma
- la - la được lớn lên trong gia đình có tư tưởng tiến bộ. Những hoạt động
vì cộng đồng của cha cô đã truyền cảm hứng rất nhiều cho Ma - la - la. Ở
nơi cô sống, Taliban cũng từng chiếm đóng và cấm phụ nữ, trẻ em đi học
nên Ma - la - la càng quyết tâm lên tiếng vì quyền lợi của chính mình và
những người khác. Năm 2012, Ma-la-la và hai cô gái khác đã bị các tay
súng bắn trọng thương khi đang trên xe bus. Tuy vậy, cô vẫn không ngừng
chiến đấu. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2013, cô đọc diễn văn “Một cây bút
và một quyển sách có thể thay đổi thế giới” trướcĐại hội đồng Giới trẻ
Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cận nền giáo dục cho toàn thể
các trẻ em gái trên thế giới. Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng năm là ngày Ma- la- la.
Mở đầu bài phát biểu, Ma - la - la gửi lời nhắn nhủ ý nghĩa đến toàn thể
mọi người trên thế giới: “Anh chị em thân mến, xin hãy ghi nhớ một điều.
Ngày Ma-la-la- không phải là ngày của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả
mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ
quyền lợi của mình.” Cô đã khiêm tốn nhấn mạnh rằng đó “không phải
ngày của tôi”, rằng bản thân cô chỉ là một trong số rất nhiều con người
vẫn đang bền bỉ đấu tranh. Ma - la - la đưa ra thực trạng “hàng nghìn
người bị khủng bố sát hại”, “hàng triệu người bị thương” để nhắc nhở về
thực tế đời sống đang diễn ra bên ngoài khán phòng. Ma - la - la ý thức
được rằng bản thân cô rất may mắn khi được đứng trước Đại hội đồng, trở
thành một biểu tượng cho công cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, bên ngoài nơi
yên bình này vẫn còn rất nhiều người đang bị đe dọa, Ma - la - la nhỏ bé
đứng đây để lên tiếng thay cho những con người ấy. “Tôi cất tiếng - không
phải cho bản thân tôi, mà cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi.
Tôi cao giọng - không phải để thét lên mà để người ta nghe thấy tiếng nói
của những người không có tiếng nói”. Ma - la - la đã nêu ra những quyền
như “Quyền được sống trong hòa bình”, “Quyền được tôn trọng”,
“Quyền được bình đẳng tiếp cận mọi cơ hội”, “Quyền được đi học”,..
Đây đều là những quyền cơ bản của con người nhưng vì chiến tranh, bom
đạn mà có nhiều người không được hưởng những điều tất yếu ấy.
Tiếp đến, Ma - la - la kể lại kỉ niệm khi còn sống ở quận Xơ- goát, Nhân
dân ở đó phải nhìn thấy súng đạn mỗi ngày rồi họ nhận ra tầm quan trọng
của bút vở, giáo dục. Ma - la - la dẫn câu nói “Cây bút mạnh hơn thanh
kiếm” và chỉ ra rằng những kẻ cực đoan lại rất sợ bút và sách. Họ sợ cả
“tiếng nói của phụ nữ”. Ma - la - la đã đưa ra những ví dụ tiêu biểu: “
đó là lí do tại sao họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một
vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta). Và đó là lí do tại sao họ đã giết
rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber
Pukhtoon Khwa) và FATA. Đó là lí do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại
trường học.” để chứng minh rằng những kẻ cực đoan sợ sức mạnh của
giáo dục. Một khi con người được học tập, tiến bộ, có hiểu biết thì con
người ắt sẽ đấu tranh và thoát khỏi sự nô lệ của những thế lực xấu. Đặc
biệt là những người phụ nữ - những người từ lâu đã bị những kẻ cực đoan
xem thường và hành hạ, một khi họ được học tập, họ sẽ lên tiếng phản
kháng mạnh mẽ. Những kẻ xấu xa không muốn đánh mất thứ quyền lực
bạo tàn nên đã dùng súng đạn đe dọa họ.
Tiếp đến, Ma - la - la nêu ra điều kiện để có một nền giáo dục tốt. Đó
chính là “phải có hòa bình”. Cô thẳng thắn nói lên cảm xúc của mình và
những người khác: “Chúng tôi đã thực sự mệt mỏi vì những cuộc chiến
này”. Cô cũng chỉ rằng ở nhiều nơi trên thế giới phụ nữ và trẻ em đang
chịu bao khốn khổ, bị lạm dụng, bị tước đi cơ hội học tập. “Đói nghèo,
thất học, bất công, tệ phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt các quyền cơ
bản, đó là những vấn đề chính yếu mà cả nam giới và phụ nữ đều phải đối mặt.
Sau khi đưa ra thực trạng đau lòng, Ma - la - la cất tiếng kêu gọi một cách
dõng dạc: “Vậy nên, hôm nay chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới
hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình, để tiến đến hoà bình
và thịnh vượng. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới rằng tất cả
các thoả thuận hoà bình phải hướng đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và
trẻ em. Không thể chấp nhận bất kì một thoả thuận nào đi ngược lại phẩm
giá và quyền lợi của phụ nữ. Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy
đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đấu tranh chống lại khủng bố
và bạo lực, để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại. Chúng tôi kêu gọi
tất cả cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung – hãy khước từ những định
kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái, tôn giáo hoặc giới tính”.
Đối tượng đầu tiên của lời kêu gọi là những nhà lãnh đạo, chính phủ, các
quốc gia phát triển, các tổ chức và cộng đồng. Ma - la - la nhận thức được
rằng đây là những người hoặc tổ chức có quyền lực, sức ảnh hưởng. Sau
đó, cô hướng lời kêu gọi tới bản thân mỗi thanh thiếu niên: “Các anh chị
em thân mến, để em bé nào cũng có thể có một tương lai tươi sáng, thì
chúng ta cần phải có trường học và giáo dục... Và nếu chúng ta muốn đạt
được mục tiêu của mình, thì hãy tự trang bị cho mình vũ khí tri thức, và
hãy tự bảo vệ mình bằng sự đoàn kết và gắn bó”. Cuối cùng, kết thúc bài
diễn văn, Ma - la - la đã đúc kết lại giải pháp quan trọng nhất và cũng là
cơ bản nhất: “Giáo dục là giải pháp duy nhất. Giáo dục là trên hết”.
Như vậy, thông qua bài diễn văn, ta thấy được thực trạng bất công vẫn
còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và cảm phục trước sự mạnh mẽ, trí
tuệ của những con người như Ma - la - la. Bài diễn văn không chỉ có ý
nghĩa với một đất nước hay một cá nhân nào mà đã trở thành lời động
viên, kêu gọi toàn thể con người đấu tranh vì hạnh phúc của mình.
2. Phân tích bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới mẫu 2
Ma- la- la Diu- sa- phdai là một nhà đấu tranh vì quyền giáo dục cho phụ
nữ nổi tiếng ở Pakistan, cô đã từng đạt giả Nobel Hòa Bình khi chưa đủ
18 tuổi. Và cô đã từng nói thế này "Chúng ta hãy nhớ rằng một đứa trẻ,
một giáo viên, một quyển sách và một cái bút có thể thay đổi cả thế giới"
Ma- la- la Diu- sa- phdai sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, thường được
gọi là Ma- la- la, cô được mọi người biết tới với tư cách là một nhà hoạt
động người Pakistan, cô đấu tranh đòi công bằng cho giáo dục của nữ giới.
Ngay từ nhỏ, Ma- la- la đã được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có
tư tưởng tiến bộ, vậy nên tư tưởng của gia đình cũng là một phần tác động
lớn tới suy nghĩ của cô. Trong một bài phỏng vấn, khi được người dẫn
chương trình hỏi về việc làm thế nào để nuôi dạy được một Ma- la- la
mạnh mẽ và càn đảm như vậy, bố cô chỉ từ tốn chia sẽ rằng: “Đừng hỏi
tôi đã làm gì. Hãy hỏi tôi đã không làm gì. Tôi đã không cắt bỏ đôi cánh
của con bé, và chỉ có vậy thôi". Vậy nên từ khi còn bé Ma- la- la đã có
cho mình những quan điểm rất rõ ràng về vấn đề xúc tiến giáo dục cho nữ
giới ở quốc gia Pakistan. Vơi tư tưởng tiến bộ ấy, sau này khi lớn lên, cô
đã rất dũng cảm hoạt động đấu tranh đòi quyền giáo dục cho nữ giới. Trên
con đường ấy, cô đã gặp không ít các khó khăn và thách thức, nhưng cô
vẫn rất mạnh mẽ vượt qua. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới sự việc năm
2012, do công khai đứng lên phản đối việc ngăn cấm phụ nữ đi học và lên
án hành động phá hủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pakistan mà Ma-
la-la đã bị các tay súng căm ghét và bắn trọng thương. Tuy vậy, Ma- la-
la vẫn không bỏ cuộc, sau khi khỏe lại, cô vẫn can đảm đứng lên đấu tranh.
Và may mắn đã mỉm cười với cô, cô đã được vinh danh và dành được rất
nhiều giải thưởng quốc tế lớn. Đặc biệt là vào ngày 12 tháng 7 năm 2003,
cô đã được vinh dự mời đến đọc diễn văn trước toàn thể Đại hội đồng Giới
trẻ Liên Hợp Quốc, để kêu gọi quyền được tiếp cần nền giáo dục cho toàn
thể các trẻ em gái trên thế giới. Qua đó Ma- la- la nhận được rất sự ủng
hộ từ công chúng đồng thời Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 12 tháng 7 hàng
năm là ngày Ma- la- la để kỉ niệm cho sự kiện to lớn này.
Khi đứng trên bục phát biểu, cô đã rất tự tin mà nói rằng: “Anh chị em
thân mến, xin hãy ghi nhớ một điều. Ngày Ma-la-la- không phải là ngày
của tôi. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam
nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.” Không chỉ vây,
Ma- la- la còn khẳng định, để đạt được thành công như ngày hôm nay, là
còn nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ của hàng trăm, hàng nghìn nhà hoạt động
nhân quyền, biết bao nhân viên xã hội, đã anh dũng chiến đấu, can đảm
lên tiếng đấu tranh. Và hơn thế nữa, dù đã có được ngày Ma- la- la, nhưng
đây mới chỉ là điều rất nhỏ bé, còn rất nhiều những nơi trên thế giới này
vẫn tồn tại sự bất công trong giáo dục đối với phụ nữ và trẻ em gái. Vậy
nên để đạt được nhiều mục tiêu về giáo dục khác, rất nhiều người đã không
ngần ngại lên tiếng, đòi lại công bằng, và không ít lần họ bị những kẻ
khủng bố ám sát , đã có “hàng nghìn người bị sát hạt”, “hàng triệu người
bị thương”. Còn cô chỉ là một người rất nhỏ bé trong số đó. Vậy nên mục
đích của Ma- la- la khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc không phải để cho
riêng bản thân cô mà “cho tất cả các thanh thiếu niên nam nữ như tôi”
cùng với đó Ma- la- la cao giọng để “Không phải để thét lên, mà để người
ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói”, “Những
người đã đấu tranh đòi quyền lợi cho mình”, “Quyền được sống trong hòa
bình”, “Quyền được tôn trọng”,… Cô nhớ lại rằng khi còn sống ở quận
Xơ- goát, phía bắc đất nước Pakistan, từ nhỏ Ma- la- la và những người
bạn, người dân ở đó đã quen với việc nhìn thấy súng đạn mỗi ngày. Và
chính điều đó đã làm cho họ thấy bút vở trân quý đến nhường nào. “Đúng
như câu cách ngôn “Cây bút mạnh hơn thanh kiếm””. Và thường thì
những kẻ cực đoan lại rất sợ tri thức, và dường như họ cũng rất sợ khi phụ
nữ được hưởng giảo dục, thì khi ấy những kẻ đó sẽ không có quyền lực gì
để bắt nạt những người phụ nữ nữa “Và đó là lí do tại sao họ đã giết mười
bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta
(Quetta)?. Và đó là lí do tại sao họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên
y tế ở Kai-bo Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA”. Đó là lí
do tại sao ngày nào họ cũng phá hoại trường học.” Ma- la- la đã lấy ra rất
nhiều những ví dụ điển hình, qua đó chúng ta càng thấy những hành động
sai trái, tàn bạo, của những kẻ vô lương tâm. Chúng sử dụng mõi cách,
dùng vũ khí, dùng bạo lực để tự cắt đứt đi con đường đến với giáo dục
của chính vợ và con gái hắn. Chúng tàn bạo, kìm hãm phụ nữ, không cho
họ có được hưởng quyền sống của con người. Không chỉ ở đất nước cô
đang sống, mà còn rất nhiều nơi trên thế giới này, trẻ em không được tới
trường vì khủng bố, vì chiến tranh, vì bạo loạn hay những hủ tục lạc hậu.
Nhiều nơi trẻ em và phụ nữ vẫn bị chà đạp, bị coi là những công cụ lao
động, trường học thì bị phá dỡ, nhưng chẳng ai có đủ can đảm để đứng
lên giúp họ đòi quyền sống, đỏi quyển được hưởng nên giáo dục bình
đẳng. Vậy nên qua bài phát biểu này Ma- la- la muốn kêu gọi tới tất cả
mọi người rằng, hãy mạnh mẽ đứng lên đấu tranh “Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng”.
Qua đây tác phẩm, chúng ta cần thêm trân quý và tự hào về cô gái này
hơn. Đồng thời qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy dũng
cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ em.