-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích nhân vật anh thanh niên - Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ Văn 9
Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép lại nhưng ở đâu đó trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp những con người sống đẹp như hình ảnh anh thanh thiên trong tác phẩm. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 9 101 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Phân tích nhân vật anh thanh niên - Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ Văn 9
Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép lại nhưng ở đâu đó trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp những con người sống đẹp như hình ảnh anh thanh thiên trong tác phẩm. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 9 101 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích nhân vật anh thanh niên – Lặng lẽ Sa Pa Bài làm
Nhà văn Nga Aimatop đã từng viết rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở
trang cuối cùng” Và Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép lại nhưng
ở đâu đó trong cuộc sống chúng ta vẫn bắt gặp những con người sống đẹp như hình ảnh
anh thanh thiên trong tác phẩm . Tác giả Nguyễn Thành Long đã khéo khắc họa nên bức
chân dung về anh thanh niên trí thức, lặng lẽ cống hiến cho đời để giờ đây khi giở lại từng
trang tác phẩm, ta chẳng thể kìm lòng mà thán phúc tấm lòng trung thực, yêu đời, yêu
công việc của anh thanh niên.
Lặng lẽ Sapa được Nguyễn Thành Long chắp bút sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai
vào mùa hè 1970. Đằng sau cái tên Sa Pa – nơi mà người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi
lại có những người lặng lẽ cống hiến, lo nghĩ cho đất nước. Tình huống truyện đơn giản
xoay quanh cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn ba mươi phút của anh thanh niên và vài vị khách. Ấy
vậy mà tác giả đã bắt trọn những khoảnh khắc và cảm hứng từ những người lao động trên
mảnh đất Sa Pa ấy để sáng tác nên hình tượng nhân vật anh thanh niên – người không trực
tiếp tham gia chiến đấu nhưng đã cống hiến hết mình để xây dựng hậu phương vững chắc,
góp phần hỗ trợ cuộc chiến lúc bấy giờ.
Trước khi xuất hiện, anh thanh niên hiện lên qua lời kể cùa bác lái xe đã gây không
ít sự tò mò. Là chàng thanh niên 27 tuổi với “tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ” toát lên từ
tâm hồn. Anh phụ trách công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh nào có
đơn giản !? Hằng ngày, anh “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động đất, dự vào
việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Sống và làm việc
một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét “bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”,
có lẽ vì thế mà bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Mặc dù mang cho mình
đầy hoài bão của tuổi trẻ, ấy vậy mà anh vẫn chấp nhận sự phân công, mà cống hiến hết
mình cho Tổ Quốc. Thật đáng trân trọng biết bao!
Trước hết, anh thanh niên này đẹp ở lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm. Hoàn
cảnh sống thì xa cách con người mà công việc lại gian khổ vô cùng, đòi hỏi sự tận tâm với
nghề và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ
muốn đưa tay tắt đi”, nghĩ là vậy nhưng anh vẫn nhất mực hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình. “Những lúc im lặng cóng mà lại hừng hực như cháy”. Hiểu được sự dữ dội của gió
tuyết ta mới hiểu nỗi gian khổ của những người làm khí tượng. Hiểu rồi ta mới biết vì sao
anh lại cảm thấy hạnh phúc đến thế khi nhờ mình kịp thời phát hiện một đám mây khô mà
góp phần hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh thanh niên quả là hiện
thân của niềm vui lao động, của sự tự giác. Ta lại càng trân quý hơn nữa tinh thần trách
nhiệm của anh. Đối với người quanh năm hết lòng vì công việc, còn gì sung sướng hơn khi
công sức mình bỏ ra đã góp phần vào cuộc kháng chiến của dân tộc ?
Không chỉ chinh phục người đọc ở tình yêu và tinh thần trách nhiệm mà anh thanh
niên đối với cuộc sống cũng nồng nhiệt và chân thành chẳng kém. Trong sự cô độc nơi
heo quạnh, anh “thèm người” trò chuyện đến mức tự mình đẩy một đoạn cây chắn ngang
đường chỉ để có dịp trò chuyện với bác lái xe. Hành động ấy có chút ngô nghê, đáng yêu
nhưng lại khiến ta cảm động vô cùng! Tưởng chừng ngần ấy năm sống nơi núi cao lạnh
lẽo, trái tim anh cũng đã phần nào chai sạn, vô cảm. Ấy vậy mà nó lại ấm áp và tình cảm
đến lạ thường! Anh cởi mở, thân thiện và luôn gắn bó với mọi người xung quanh: “Mình
sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Khách đến bất ngờ nhưng anh thanh
niên đã từ trên dốc núi chạy xuống chào đón như thể lúc nào anh cũng ngóng trông những
cuộc viếng thăm này. Anh thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ và chân thành quan tâm đến người
xung quanh khi biếu vợ bác lái xe củ tam thất vừa đào được “Hôm nọ bác chẳng bảo bác
gái vừa ốm dậy là gì ?”. Anh còn chu đáo mang tặng cô kĩ sư một bó hoa thật to và cái làn
trứng như một món quà chia tay để bày tỏ sự mến khách cũng như lòng trân trọng đối với
những vị khách quý đến thăm thế giới “cô độc” của mình. Đó chỉ là món quà tinh thần mà
sao lại giá trị đến thế! Anh trân trọng từng giây từng phút để được bộc bạch những gì sâu
kín trong lòng. Anh chẳng để mọi người chờ đợi một giây phút nào, tất cả đều được lấp
kín bằng sự nhiệt tình và mến khách đầy tinh tế. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu quý con
người của người thanh niên ấy!
Công việc gian lao, vất vả là thế nhưng anh thanh niên lại rất khiêm tốn, xem những
gì mình đóng góp thật nhỏ bé, chẳng đáng là bao so với mọi người. “Không, không, đừng
vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” Nào là ông
kĩ sư ở vườn rau hay anh cán bộ khí tượng nghiêm cứu, thiết lập bản đồ sét…tất cả những
người lao động ấy qua lời kể của anh thanh niên hiện ra thật đẹp đẽ. Anh đánh giá đúng
người khác, yêu quý và trân trọng công sức của tất cả mọi người cùng xây dựng đất nước.
Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái tình, cái nghĩa của mảnh đất Sa Pa, thấm thía sự hi sinh
thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước. Bằng sự chân
thành của anh thanh niên, cô gái ấy đã để lại lòng mình cùng với chiếc khăn tay ấy vậy mà
chàng trai lại vô tư quá, nhiệt tình đem trả lại như cái cách mà anh vẫn hay giúp đỡ mọi
người xung quanh. Giữa muôn nẻo đường, anh thanh niên đã cho cô kĩ sư thấy con đường
đúng đắn và đẹp đẽ mà tuổi trẻ thời đại mới đang dấn thân. Anh thắp lên trong cô một
ngọn lửa tràn đầy nhiệt nhiệt và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.Tất cả đều được nhìn
qua lăng kính của một người nghệ sĩ bỗng trở nên thật nên thơ, lãng mạn. Chỉ là một chi
tiết thoáng qua, một cái gì đó sương khói mà sao vẫn để lại dư âm vang mãi trong lòng người.
Anh thanh niên không chỉ yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh mà đối với
chính bản thân mình cũng thế, Ta có thể thấy tinh thàn kỉ luật bản thân ở anh thanh niên
qua “một căn nhà ba gian, sạch sẽ”. Đời sống cá nhân của anh thu gọn lại vừa bằng một
góc “chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. Chi tiết anh thanh niên “mừng
quýnh” lên trước những cuốn sách nhờ bác lái xe mua hộ hay những trang sách còn đang
dở kia đã đưa anh bay xa hơn vượt ra khỏi chốn mây mù lạnh lẽo, mở rộng tầm nhìn của
bạn đọc về anh thanh niên với cuộc sống tinh thần đầy phong phú. Người tri thức của thời
đại mới chính là như thế, luôn nghiêm khắc với bản thân và không ngừng học tập, trau dồi
năng lực. Nhưng con người anh thanh niên ấy nào có khô khan, tẻ nhạt ? Anh mang trong
mình một tâm hồn lãng mạn, biết yêu cái đẹp. Anh tô điểm cho cuộc sống của mình bằng
mảnh vườn đầy hoa đầy sắc màu. Chỉ vỏn vẹn một chuyến ghé thăm ngắn ngủi nhưng đã
để lại trong lòng mỗi người bao sự lưu luyến nơi vẻ đẹp của người thanh niên ấy. Chính
bản thân anh cũng không biết bản thân mình đẹp đến thế. Còn gì đẹp hơn tâm hồn người thanh niên ấy !
Bằng cốt truyện nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực, tinh tế và ngôn ngữ đối thoại
sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng
lẽ. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu
sắc. Câu chuyện giàu chất thơ, từ phong cảnh thiên nhiên vùng cao đến hình ảnh những
con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó với đất nước, với
mọi người. Sở dĩ tác giả không đặt tên cho nhân vật của mình là bởi vì ông ngụ ý rằng:
những con người đang thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải chỉ có một hay một
nhân vật cụ thể. Những con người không tên lặng lẽ nơi Sa Pa ấy đại diện cho bao lớp
người mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn của một tri thức mới, thiết tha yêu cuộc sống, sẵn
sàng hi sinh quên mình vì lý tưởng phục vụ đất nước, góp phần tạo nên xã hội vừng chắc
như ngày hôm nay. Thật cao đẹp và trân quý đến nhường nào!
“Lặng lẽ Sa Pa” ấm áp với những giá trị chân thiện mà anh thanh niên mang lại. Tác
giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những người lao động bình thường nhưng cao đẹp
vô cùng. Dường như ta có thể nhận ra thông điệp mà tác giả đã gửi gắm qua nhân vật anh
thanh niên. Đó chính là niềm vui và ý nghĩa của việc lao động tự giác, của việc góp phần
xây dựng đất nước. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Dù ở bất kì độ tuổi và
tầng lớp nào, hãy sống đẹp, cống hiến hết mình và “lặng lẽ” như anh thanh niên để góp sức
vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Không chỉ cô kĩ sư nhận được hoa mà ngay cả
chúng ta cũng nhận được một bó hoa của sự lí tưởng, sự cống hiến cho đời. Cảm ơn
Nguyễn Thành Long đã để lại cho đời một tác phẩm như thế !