-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà" hay nhất | Ngữ văn 9
+ Hoàn cảnh nhân vật ông Sáu: Tham gia kháng chiến từ khi đứa con đầu lòng - bé Thu còn chưa đầy một tuổi. Đi biền biệt suốt 7, 8 năm trời, không thể về thăm đứa con. Đến khi được về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép, thăm con thì đứa bé lại không nhận cha. + Tình thương yêu con sâu sắc và bi kịch bị chối bỏ:Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 9 444 tài liệu
Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu
Phân tích nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà" hay nhất | Ngữ văn 9
+ Hoàn cảnh nhân vật ông Sáu: Tham gia kháng chiến từ khi đứa con đầu lòng - bé Thu còn chưa đầy một tuổi. Đi biền biệt suốt 7, 8 năm trời, không thể về thăm đứa con. Đến khi được về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép, thăm con thì đứa bé lại không nhận cha. + Tình thương yêu con sâu sắc và bi kịch bị chối bỏ:Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!




Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Phân tích nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà" hay nhất
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là tác phẩm kinh điển trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Nhân vật ông Sáu trong tác phẩm đã khơi nguồn cảm xúc cho bao thế hệ sau này. Cùng phân tích nhân
vật này qua bài viết sau của Luật Minh Khuê.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà" 1.1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm "Chiếc lược ngà" và nhân vật ông Sáu. 1.2. Thân bài
+ Hoàn cảnh nhân vật ông Sáu:
Tham gia kháng chiến từ khi đứa con đầu lòng - bé Thu còn chưa đầy một tuổi.
Đi biền biệt suốt 7, 8 năm trời, không thể về thăm đứa con. Đến khi được về thăm nhà nhân dịp nghỉ
phép, thăm con thì đứa bé lại không nhận cha.
+ Tình thương yêu con sâu sắc và bi kịch bị chối bỏ:
Tâm trạng: vội vàng, trông ngóng để gặp con. Quá xúc động và nhớ con, chất giọng run run cùng khuôn
mặt với vết sẹo đỏ bừng giật giật theo từng cơn xúc động.
Phản ứng của bé Thu: “giật mình tròn mắt nhìn”, “ngơ ngác, lạ lùng”, tái mặt, chạy vụt đi vừa chạy vừa
kêu thét lên đầy sợ hãi “Má! Má!”.
→ Điều đó khiến ông đau đớn, chua xót, bất lực, thất vọng đến cùng cực của một người cha bị từ chối phũ phàng, đau đớn.
Luôn tìm mọi cách để gần gũi con bé nhưng Bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu là ba, từ chối
mọi hành động quan tâm của ông Sáu.
Tính tiết thắt nút: Hất tung cái trứng cá trong bát khi được ông Sáu gắp cho, ông Sáu không kiềm chế
được đã đánh con, để con bé chạy sang nhà ngoại đêm cuối cùng. Ông Sáu hối hận, day dứt vì đánh
con trong lúc nóng giận.
Hành động cởi nút thắt câu chuyện: bé Thu gọi cha trong giờ phút ly biệt, sau khi được nghe ngoại giải
thích và biết được căn nguyên của vết sẹo trên mặt ông Sáu là do bị thương trong khi chiến đấu.
+ Bi kịch phải chịu chia cắt thêm một lần nữa và nỗi ân hận suốt đời: Ngày lên đường trở về căn cứ
ông chỉ lặng nhìn con bé “với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” cùng lời từ biệt “Thôi ba đi nghe con!”. –
Tiếng “Ba…a…a…ba!” như xé nát không gian, xé vào tâm can mọi người, bé Thu chạy đến nhào vào
lòng ông Sáu, ôm chặt lấy cổ ông, vừa nói vừa khóc “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”.
Hạnh phúc đã mỉm cười với ông Sáu, lén lau nước mắt rồi hôn lên tóc con bé một cách đầy trân trọng và yêu thương.
Ở chiến trường, ông Sáu đã làm chiếc lược ngà bằng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ dành cho con.
Trước khi hi sinh nhờ người đồng đội thay mình đưa cho bé Thu chiếc lược. 1.3. Kết bài
Nêu cảm nhận về tác phẩm và nhân vật ông Sáu.
2. Bài mẫu phân tích nhân vật ông Sáu trong "Chiếc lược ngà"
Nhắc đến chiến tranh, người ta thường nghĩ đến những mất mát, đau thương, những cuộc chia cắt và
cảnh hoang tàn khốc liệt mà nó gây ra. Trên mảnh đất bị chiến tranh tàn khốc dẫm đạp, những bông
hoa của tình thương, của tình cảm gia đình vẫn đua nhau khoe sắc làm dịu đi cái u ám của màu chiến
tranh. Nguyễn Quang Sáng đã cho ta thấy giữa nỗi đau chiến tranh, những tâm hồn trong những cuộc
chia tay, vẻ đẹp của mỗi cá nhân vẫn tỏa sáng trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Và trên hết, chiếc lược
ngà đã vẽ và khắc họa nên hình tượng một người cha, một người lính yêu nước yêu con - ông Sáu.
Ông Sáu và bé Thu - con gái mình, đã tạo nên một câu chuyện cảm động dưới ngòi bút của Nguyễn
Quang Sáng. Với lối viết văn chuyện kể về cuộc sống và con người Nam Bộ với nhiều thể loại khác
nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch,..., nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công và
sống mãi cùng làng văn chương cách mạng Việt Nam với truyện ngắn "Chiếc lược ngà" thấm đẫm tinh
thần nhân văn của mình. Có thể nói, "Chiếc lược ngà" là một trong những tác phẩm kinh điển giúp tên
tuổi của ông để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.
Cũng như bao người khác, ông Sáu theo tiếng gọi của quê hương lên đường ra trận, bỏ lại người vợ
thân yêu và những đứa con thơ chưa đầy tuổi. Sự xa cách khiến người lính trẻ ngày càng nhớ nhung
đứa con gái, nỗi nhớ này đã trở thành niềm khao khát, ước mơ cháy bỏng trong lòng ông Sáu sau tám
năm xa cách. Vì thế mỗi khi vợ lên thăm, anh đều hỏi: “Sao anh không cho con bé lên cùng?”. Không
gặp được con, ông đành nhìn con qua ảnh. Dù bức ảnh đã cũ nát nhưng ông vẫn giữ rất cẩn thận, coi
như báu vật. Từ nhỏ cho đến năm 8 tuổi, bé Thu cũng chỉ biết cha mình qua những bức ảnh và qua
những câu chuyện kể của ngoại và mẹ. Dù được sống trong tình yêu thương của tất cả nhưng có lẽ
Thu cũng cảm thấy thiếu vắng tình yêu thương, sự che chở của ba. Chắc bé Thu đang chờ ba mình
từng giờ từng phút đúng không? Và tám năm ấy, những năm tháng dài đằng đẵng ấy cũng làm tăng
thêm trong lòng hai cha con bao nỗi nhớ mong da diết, ông Sáu mong gặp con, bé Thu mong gặp ba.
Rồi điều ước đó đã thành hiện thực. Ông Sáu được nghỉ phép. Hôm về thăm con, trên thuyền ông Sáu
vẫn còn nôn nao. Ông nghĩ đến con gái mình, nghĩ tới giây phút cha con gặp nhau. Những điều ấy
choán hết tâm trí đến nỗi ông chẳng còn biết mình đang ngồi trên xuồng với bạn. Thuyền vừa cập bến,
ông Sáu nhón chân nhảy thốt lên bờ. Người bạn đồng hành của ông cũng rất hiểu ông nên không trách
ông, bởi đó là giây phút vô cùng thiêng liêng và quan trọng đối với ông Sáu, giây phút mà người cha
mong con chạy về phía ông, ôm lấy ông trong vòng tay. Ông Sáu vội vàng “xô chiếc xuồng tạt ra, bước
vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to: Thu! Con” và vừa bước vào nhà đã cúi xuống chờ
con. Anh không kìm nén được cảm xúc của mình. Nhưng khác với tình yêu nồng cháy của mình, bé
Thu trở nên lạnh lùng, sợ hãi và bỏ chạy. Bé Thu không nhận ra ông Sáu. Như một nhát dao đâm vào
tim mình, ông Sáu lắp bắp gọi con, vết sẹo trên má đỏ ửng lên, cô bé lại bỏ chạy, ông đau đớn "hai bàn
tay buông xuống như bị gãy”. Ông Sáu trông thật tội nghiệp. Có lẽ ông Sáu cũng phần nào hiểu được
phản ứng của bé Thu đối với mình, nhưng là một người cha làm sao ông không đau xót, ngậm ngùi.
Mấy ngày nay Sáu ở nhà, không dám đi đâu xa, vẫn vỗ về con, muốn nghe tiếng “ba” của con nhưng
không phải mọi chuyện đều trọn vẹn. Ông Sáu càng tỏ ra thân thiết với con bao nhiêu thì con bé càng
lạnh lùng bấy nhiêu. Khi mẹ bảo con bé gọi ba xuống ăn tối, bé Thu chỉ nói trổng : "Vô ăn cơm!". Câu
nói của con bé như đâm thẳng vào tim ông Sáu, nhưng ông vẫn đứng yên giả vờ không nghe, chờ con
bé gọi đủ: “Ba vô ăn cơm.” Vậy mà Thu vẫn ngoan cố không chịu gọi ba, thậm chí còn bực mình nói vài
câu trỏng tiếp "Cơm chín rồi!" và "Con kêu rồi mà người ta không nghe", mà nhất định không chịu gọi
ông Sáu là “ba”, không nhờ ông chắt dùm nước của nồi cơm đang sôi. Bấy nhiêu ngày mong ngóng là
bấy nhiêu đau lòng. Thương con, ông Sáu không thể không “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa
cười." Cười lúc này không phải là vui mà có lẽ vì đau quá không khóc được nên mới phải cười như
vậy. Dường như sự lạnh lùng, cứng đầu của Bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm chân thành
nhất đang trào dâng trong lòng ông. Vì quá thương con, ông Sáu không kìm được xúc động. Trong bữa
ăn, ông gắp cho nó một quả trứng cá, nhưng bất ngờ con bé hất quả trứng ra khỏi bát cơm. Tức giận,
ông Sáu vung tay đánh và hét vào mặt nó. Có lẽ đánh con bé là sự thiếu kiểm soát nhất thời ngoài ý
muốn của ông. Tất cả chỉ vì ông quá yêu bé Thu. Có thể coi việc bé Thu hất hết trứng ra khỏi chén đã
như giọt nước tràn ly làm bùng lên những cảm xúc mà ông đã kìm nén, cất giữ trong lòng bấy lâu nay.
Ngày chia tay, nhìn thấy con đứng một góc nhà, ông muốn ôm con hôn con, nhưng “sợ nó giãy lên lại
bỏ chạy” nên đành ngậm ngùi đứng nhìn con trìu mến với đôi mắt buồn rầu... Cho đến khi con bé cất
tiếng gọi ba, ông Sáu xúc động đến phát khóc và “ không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một
tay ôm con,một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con". Mọi cố gắng của ông Sáu đã
được đền đáp. Nước mắt của ông là nước mắt của niềm vui và hạnh phúc. Và không muốn con thấy
cảnh mình khóc, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, hôn lên tóc con… Thế là bé
Thu đã tiếng ba đầu tiên trong đời. Ai có thể ngờ rằng một người lính đã dày dặn trên chiến trường và
quen với cái chết cận kề lại là một người vô cùng dịu dàng trong tình cha con. Sau bao năm chờ đợi,
đau khổ, ông Sáu đã được đón nhận trong niềm vui vô bờ bến. Giờ đây ông có thể yên tâm ra đi vì ở
nhà có cô con gái thân yêu luôn chờ đợi anh, chờ đợi từng giây phút ông trở về.
Nhưng nào ngờ đâu, bi kịch lại chưa dừng lại. Ông Sáu, bé Thu và những người thân yêu của ông đâu
thể ngờ rằng, khoảnh khắc ông được nghe tiếng gọi "ba" đầu tiên cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng của
hai cha con. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!” là mong ước giản dị của cô bé khi bố nói
lời chia tay. Xa con, ông Sáu vẫn luôn nhớ con da diết, và day dứt ân hận vì đã lỡ đánh con. Vì vậy ông
dồn hết tâm tình vào làm chiếc lược ngà, mong một ngày nào đó ông có thể tận tay tặng con bé món
quà này. Tìm được chiếc ngà voi, anh mừng như đứa trẻ được quà: “ từ con đường mòn chạy lẫn
trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một
đứa trẻ được quà”. Rồi ông "cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người
thợ bạc". Trên mặt lược cong lưng, ông tỉ mẩn khắc từng chữ: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông
gửi trọn niềm yêu thương, nỗi nhớ con vào kỷ vật ấy. Nhớ con, “ anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi
mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Ông Sáu không muốn con mình bị đau khi chải
lược, ông thương từng sợi tóc của con. Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm
dịu đi sự tiếc nuối, nó chất chứa bao tình cảm yêu thương, nhớ nhung, nhớ nhung của một người cha
với đứa con gái xa cách. Chiếc lược ngà là kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng mà ông luôn đem theo
bên mình, chờ ngày gặp lại để trao cho bé Thu.
Nhưng trớ trêu thay, không đợi được ngày trở về, ông Sáu đã hy sinh trong trận đại chiến của quân
Mỹ - Ngụy khi chưa kịp trao chiếc lược cho con gái. “ Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng
trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả những gì ông còn lại là sức
lực để “ đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa nó cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không
lời, nhưng lại thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Đó là niềm tin, ý chí cuối cùng, sức mạnh của tình
phụ tử. Và từ giây phút ấy, chiếc lược của tình cha đã biến người đồng đội của Sáu trở thành người
cha thứ hai của bé Thu.
Thành công của tác phẩm "Chiếc lược ngà" không chỉ dừng lại ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc
đáo, ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc mà "Chiếc lược ngà" còn gây tiếng vang ở cách nhà văn Nguyễn
Quang Sáng lựa chọn những chi tiết rất đắt để đưa vào cốt chuyện như vết sẹo trên mặt ông Sáu, chi
tiết ông gắp cái trứng cá cho con, đặc biệt là hình tượng đa nghĩa chiếc lược ngà. Tất cả những thành
công đó là bàn đạp để Chiếc lược ngà gửi gắm thông điệp về tình phụ tử và tạo nên hình ảnh một
người lính vừa thương gia đình mà lại nặng lòng với đất nước, hy sinh tình cảm nhỏ bé để góp mình
vào tình cảm to lớn, cao cả của toàn dân tộc như ông Sáu.
Sự khắc nghiệt của thời gian luôn song hành với sự xói mòn của những giá trị tinh thần hay vật chất,
nên người ta hay nói về một thời đại mà một sự vật hiện tượng tồn tại. Văn học cũng không nằm
ngoài quy luật này. Tuy nhiên, với khả năng của mình, qua lăng kính của chính ông về cuộc sống,
Nguyễn Quang Sáng đã để Chiếc lược ngà và hình ảnh ông Sáu vượt lên trên sự quy luật này. Cho đến
hôm nay, dù đất nước không còn chiến tranh, không vết sẹo nào chia cắt được tình cảm gia đình,
nhưng mỗi khi nghĩ đến hình ảnh ông Sáu với tấm lòng thương con sâu nặng, những nỗi lòng người
Việt lại dậy lên bao sự đồng cảm khi nghĩ về gia đình. Mọi thứ đều có thể qua đi, chỉ có tình người là
còn mãi cùng năm tháng. Một ngày nào đó chúng ta có thể quên đi vài chi tiết trong tác phẩm, nhưng
chỉ còn lòng còn cảm xúc thì tác phẩm vẫn làm dấy lên niềm trắc trở, đồng điều, thông cảm và yêu
thương của những đấng sinh thành. "Chiếc lược ngà" và hình tượng ông Sáu đã sống cùng với chiến
tranh, sống cùng lịch sử và sống cùng năm tháng một cách đẹp đẽ như thế!
Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích
về hình tượng nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi!